Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở trường Trung
học cơ sở
1. Lĩnh vực áp dụng: Môn Toán
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Qua
vài tiết học đầu năm, tôi nhận thấy học sinh học bộ môn Toán ở mỗi lớp có
khoảng số học sinh học yếu
môn Toán. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn
tại trường trung học cơ sở, tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững kiến
thức cơ bản của môn Toán. Qua đó cho thấy phản ứng từ phía học sinh là: học
sinh khó tiếp thu, lượng kiến thức trong giờ học nhiều mà lại khô khan, không
hấp dẫn.... Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở: Làm thế nào để nâng cao
chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê trong khi học môn
Toán? Có biện pháp nào để tạo niềm say mê cho các em?.....Với mong muốn tìm ra
những đáp án đó đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn
Toán ở trường Trung học cơ sở”.
* Ưu điểm
-
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm nhiều đến bộ môn Toán.
-
Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, đảm bảo được trong công tác giảng dạy.
-
Đồng nghiệp nhiệt tình trong công tác, luôn ủng hộ và sẵn sàng trao đổi kinh
nghiệm với nhau trong giảng dạy.
-
Nâng cao được trình độ của giáo viên. Giáo viên phải dành nhiều thời gian
nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa để dạy phù hợp với
trình độ của học sinh. Từ đó giúp các em học sinh hiểu cặn kẽ từng bài, từng
nội dung kiến thức, thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Cụ thể là học sinh yếu – kém
* Khuyết điểm
Một
số học sinh chưa xác định động cơ học tập, nên thái độ học tập chưa tốt, chưa
tích cực, thiếu sự quan tâm của gia đình dẫn đến học sinh lười học, mê chơi nên
học phụ đạo không thường xuyên làm công tác giảng dạy phụ đạo của giáo viên
không liên tục và theo kịp chương trình giảng dạy tại lớp
2.2. Nội dung giải pháp
đề nghị công nhận là sáng kiến
2.2.1. Mục đích của giải pháp
Đề tài này tôi biết là đã có nhiều người nghiên cứu và có nhiều hướng
giải quyết, song bám sát thực tế nhà trường và tâm lí, hoàn cảnh đối tượng học
sinh của mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu theo quan điểm của bản thân tìm ra những giải pháp có hiệu quả
phù hợp với thực tế nhà trường và học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy, đồng
thời tìm ra cách để làm thay đổi theo hướng tích cực hơn nữa ý thức, tư tưởng,
cách học của từng dạng học sinh, đặc biệt là dạng học sinh yếu – kém trong năm
học 2017 - 2018
Trong năm học 2017 - 2018
đề tài sẽ được áp dụng với đối tượng là
học sinh yếu- kém, mục tiêu là hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu kém, góp
phần nâng chất lượng bộ môn toán ở trường trung học cơ sở.
2.2.3. Nội dung của giải pháp
Công tác tư tưởng, tổ
chức quản lý lớp và cách thức giảng dạy của giáo viên, cả ba mặt này không thể
tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được phối hợp hài hòa một
cách có chủ định vì công tác tư tưởng là biện pháp hàng đầu, còn biện pháp tổ
chức quản lý và cách thức giảng dạy là nhân tố quyết định.
1. Công tác tư tưởng:
Đây
là biện pháp hàng đầu để hổ trợ cho việc tổ chức và quản lý học sinh. Theo tôi
cần thực hiện các bước như sau:
1.1.
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình:
Giáo viên bộ môn cần phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm nắm rõ hoàn cảnh gia đình các em để có cách giáo
dục hợp lí
1.2. Giáo dục tính chuyên cần, tính
kỷ luật và tính tự giác cho học sinh:
Đi học đầy đủ là điều
kiện tất yếu để học sinh học tốt. Cần quan tâm đến việc vắng mặt của học sinh
trong lớp, vì phần lớn những học sinh cúp tiết là những em học yếu, chán học,
sẽ có nguy cơ bỏ học. Những trường này, giáo viên bộ môn cần thông báo kịp thời
cho giáo viên chủ nhiệm để báo cho phụ huynh học sinh ngay nhằm giúp các em
chấn chỉnh lại, đưa các em trở lại lớp học.
Thế thì vai trò của giáo
viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Phải làm tốt công tác tư tưởng cho các em.
Công tác này được hiểu là nằm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Giáo dục
đạo đức cho học sinh là công tác song hành với công tác giáo dục trí dục cho
các em.
Theo tôi đây là hai nội
dung quan trọng trong giáo dục toàn diện học sinh gồm: Trí dục, đức dục, thể
dục, mỹ dục để cuối cùng hướng các em tới “Chân, thiện, mỹ”. Thực ra khi lên
lớp giáo viên bộ môn bao giờ cũng tích hợp giáo dục tư tưởng cho học sinh vào
từng bài dạy.
Tuy nhiên công tác này
được làm thường xuyên nhưng không sâu sát bằng giáo viên chủ nhiệm bởi vì mỗi
tiết dạy chỉ có 45 phút, nếu phát hiện một vài học sinh chưa ngoan mà cứ ôn tồn
giáo dục thì làm sao kịp thời gian thực hiện tiết dạy?
Công tác giáo dục tư
tưởng còn được lồng ghép trong tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt
dưới cờ, sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp
Như chúng ta đã biết có 3
môi trường giáo dục học sinh: Gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên ban giám
hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần kết hợp tốt 3 môi
trường giáo dục trên thì công tác giáo dục đạo đức học sinh mới đạt hiệu quả
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Thực tế có những trường
hợp phụ huynh không quan tâm, phán trắng trách nhiệm cho nhà trường thì tôi
nghĩ rằng trong phương pháp phối hợp chúng ta cần nhờ sự hỗ trợ của địa phương.
Phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học để kịp thời động viên giúp đỡ các em.
Trường hợp vận động được học sinh bỏ học trở lại lớp thì giáo viên phải có biện
pháp phân công các bạn giúp đỡ để các em thấy được sự cần thiết và yêu thích
học tập.
1.3. Xây dựng tốt mối
quan hệ Thầy - Trò:
Học sinh yếu kém thường
mang nhiều mặt cảm. Các em có hai mặt tâm lý đối nghịch nhau: Một số em quậy
phá, nghịch ngợm, trốn học, bỏ tiết và một số rút vào cái vỏ của mình qua những
biểu hiện như: Nhút nhát, không phát biểu, xa lánh bạn bè, thầy cô
Biện pháp cần đặt ra ở
đây là giáo viên phải thường xuyên quan tâm, gần gũi, trò chuyện với các em.
Học sinh yếu thường phạm nhiều khuyết điểm kéo dài cả về học tập lẫn đạo đức,
chúng ta không thành kiến với các em, không vội vàng cho điểm xấu mà phải tạo
cơ hội cho các em gở điểm, tìm cách giúp đỡ để các em vượt qua khó khăn, ham
thích học tập hơn.
Không cáo gắt, không chê
bai các em mà trái lại có phê bình nhưng phải cố gắng tìm cho được những ưu
điểm, những cơ hội để khen ngợi nhằm động viên khích lệ giúp các em thấy rằng
mình vẫn còn có những ưu điểm chứ không đến nỗi tệ. Tuyệt đối không được cho
học sinh ra khỏi lớp khi các em có biểu hiện không tốt hoặc không thuộc bài.
Bởi vì làm như vậy là sai
phương pháp giáo dục, mất hình tượng người thầy, người cô, làm cho học sinh
thiếu tôn trọng và khi đó người thầy, người cô đã thất bại trong phương pháp
giáo dục của mình vì đã hết cách mới cho trò ra khỏi lớp. Thật vậy, xây dựng
môi trường thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò là một việc làm rất
cần thiết
1.4. Nêu tấm gương sáng:
Nêu những tấm gương sáng
trong lớp, đồng thời khen thưởng những em yếu kém có tiến bộ nhằm khích lệ,
động viên tinh thần của các em.
1.5. Nêu cao tinh thần
trách nhiệm của người thầy, cô:
Thầy cô giáo là người cha, người mẹ thứ hai
của học sinh cho nên phải gương mẫu, là tấm gương cho học sinh noi theo. Phải
có tác phong chững chạc, nói năng mực thướt, giải quyết vấn đề phải thật khách
quan công tâm. Người thầy phải có tinh thần trách nhiệm cao, không thành kiến
bỏ rơi một học sinh nào dù rằng em ấy nghèo khó hay học kém.
Luôn tìm tòi học hỏi
không ngừng để cải tiến phương pháp, dùng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Đặc biệt lời giảng của
thầy trên lớp, kiến thức của thầy truyền đạt cho học sinh không thể nào nhầm
lẫn mà phải tuyệt đối chính xác. Muốn được như vậy thì người thầy phải không
ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, phải phấn đấu dạy
giỏi.
2.
Công tác tổ chức và theo dõi học sinh yếu kém:
Đây là biện pháp hàng đầu để
hổ trợ cho việc tổ chức và quản lý học sinh. Theo tôi cần thực hiện các bước
như sau:
2.1. Đánh giá chất lượng
học tập của học sinh:
Nhằm đánh giá đúng mức độ
học tập của học sinh, vào đầu năm học nhà trường thường tổ chức khảo sát chất
lượng đầu năm. Từ đó giáo viên bộ môn phân định từng đối tượng học sinh ở mỗi
lớp: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu kém
Giáo viên bộ môn lập danh
sách theo dõi học sinh yếu kém, quan sát ở từng tiết học, ghi nhận kết quả qua
từng kỳ kiểm tra để nắm được các mặt hạn chế của học sinh nhằm kịp thời phụ đạo
2.2. Phụ đạo học sinh yếu
kém:
Đây là một công tác cần
phải có đối với những học sinh yếu kém. Ngay từ bài khảo sát chất lượng đầu năm
và căn cứ vào tình hình học tập ở lớp, giáo viên bộ môn lập danh sách những em
học yếu để dạy phụ đạo.
Dựa vào danh sách học sinh
yếu kém của từng lớp. Giáo viên bộ môn lập danh sách đưa cho giáo viên chủ
nhiệm để giáo viên chủ nhiệm kịp thời thông báo cho những phụ huynh của những
học sinh yếu kém đó để nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình. Từ sự
phối hợp trên, việc dạy phụ đạo cho học sinh cũng góp phần hạn chế được hạn học
sinh yếu
Để công tác dạy phụ đạo
có hiệu quả thì đòi hỏi các em phải dự đầy đủ. Giáo viên dạy phải lập sổ theo
dõi học sinh và kịp thời báo với giáo viên chủ nhiệm những học sinh vắng học để
giáo viên chủ nhiệm kịp thời phối hợp với gia đình
Cần lưu ý rằng số tiết
phụ đạo không nên quá nhiều vì rằng các em vốn dĩ đã học yếu, tham gia quá
nhiều loại hình học tập ở lớp mà còn đi học phụ đạo nhiều buổi thì các em không
đáp ứng nổi đành phải trốn học. Theo tôi thời lượng phụ đạo 2 tiết trong tuần
là cân đối. Có thể xen vào những tiết trống để hạn chế đến mức tối đa việc học
trái buổi của học sinh.
3. Phương pháp dạy học Toán cho học sinh trung bình- yếu –
kém:
Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn Toán ở trường phổ
thông là hoạt động giải toán. Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số
học sinh, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng là một điều rất quan
trọng. Đối với những HS có học lực trung bình , yếu kém cần được tiến hành theo
4 giai đoạn như sau:
3.1 Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp
học sinh hiểu khái niệm.
Đồng
thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ . Chú ý
phân tích các sai lầm thường gặp.
Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn
làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là giai đoạn quan trọng nhất,
giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Khi hoàn thành tốt giai đoạn
này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.
3.2 Giai đoạn 2: Làm theo hướng
dẫn
Giáo viên cho ví dụ tương tự, sau đó gọi những học sinh khá - giỏi nêu trình tự
các bước giải một bài toán, từ đó các em trung bình - yếu bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo
viên.
Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này
thường vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc.
Tuy nhiên giai đoạn 2 vẫn có tác dụng tạo động cơ cho giai đoạn 3.
3.3 Giai
đoạn 3: Tự làm theo mẫu
Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa
ra ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác.
Học sinh nào hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa
hiểu bài sẽ còn lúng túng. Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như
mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra
biện pháp thích hợp cho từng đối tượng.
3.4 Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập
Giáo viên nên ra cho học sinh:
Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ
năng.
Hoặc là bài kiểm tra thử.
3.5
Giai đoạn 5: Hứng thú học môn toán với trò chơi sáng
tạo
Mỗi người
giáo viên đều có phương pháp riêng phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và
đối tượng học sinh mà mỗi giáo viên sẽ có những trò chơi khơi dậy hừng thú học
tập khác nhau. Riêng tôi khi dạy thường chọn cho mình phương pháp khơi dậy hứng
thú học môn toán với trò chơi sáng tạo như sau:
Để lựa chọn trò chơi phù
hợp giáo viên cần xác định được mục tiêu của trò chơi đưa ra là gì, hình thành,
luyện tập, củng cố kiến thức nào, giáo dục kĩ năng gì, phẩm chất gì?... Điều
này được xác định dựa trên mục tiêu bài học.
Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong
phú, hấp dẫn; luật chơi đơn giản dễ hiểu, dễ chơi, phải phù hợp với chủ đề bài
học với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều
kiện thực tế của lớp học, có tác dụng khích lệ tinh thần học tập cho tất cả các
đối tượng học sinh trong lớp, tránh bỏ rơi học sinh yếu kém ngoài cuộc. Đặc biệt,
trò chơi phải không gây nguy hiểm cho học sinh và môi trường xung quanh.
Không nên chọn những trò chơi chỉ
được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất
cũng như kĩ năng học tập. Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp
lí để không gây nhàm chán cho học sinh.
Để phương pháp trò chơi phát huy hiệu
quả trong dạy học Toán đặc biệt môn Hình học, người giáo viên cần lưu ý những
nguyên tắc sau:
Có sự chuẩn bị tốt, mọi
học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng, học sinh phải nắm được quy tắc
chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi.
Giáo viên cần quy định rõ
thời gian chơi, không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học. Phải
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học
sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu, từ chuẩn bị, tiến hành trò
chơi và đánh giá sau khi chơi.
Tác phong giáo viên chững
chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với học sinh; lời nói phải
rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong
mỗi trò chơi.
Sau mỗi trò chơi phải có
thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên, nên tránh xử phạt đối với đội thua, người
thua, mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội
thắng.
Sau khi chơi, giáo viên
cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Về cách chơi, trước hết,
giáo viên phải chia được các đội chơi phù hợp, cân đối lực lượng, hợp với yêu
cầu trò chơi.
Sau đó, giới thiệu trò
chơi, luật chơi, quán triệt ý thức kỷ luật khi chơi. Đây là khâu rất quan
trọng, giáo viên nên giới thiệu trò chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu,
thu hút và hấp dẫn người chơi (nếu luật chơi khó thì giáo viên có thể chơi mẫu
trước). Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình, chơi đẹp, đảm bảo nề nếp,
nội quy nhà trường.
Sau đây là một số trò
chơi mà bản thân tôi đã áp dụng rất hiệu quả:
Trò chơi “Chạy tiếp sức”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài Toán hoặc câu hỏi có
nội dung liên quan đến tiết dạy. Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, phấn, bút dạ.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Cách chơi: Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ (hoặc màn hình chiếu); cho các đội
thảo luận làm bài theo dãy hoặc khu vực (tương đương với số nhóm đề bài giáo
viên đưa ra); học sinh trao đổi một số phút (tùy mức độ yêu cầu).
Giáo viên bốc thăm chọn
ra 2 (hoặc 3) đội chơi. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành
viên của 2 (hoặc 3) đội dùng phấn (bút) lên viết đáp án tương ứng vào phần bảng
của đội mình.
Mỗi lần lên bảng chỉ được
ghi một câu trả lời (hoặc một bước trong toàn bộ công việc của đội). Học sinh
này ghi xong, chạy về trao phấn cho bạn để bạn đó được lên bảng. Người lên sau
có thể sửa kết quả của người lên trước, nhưng khi sửa thì không được làm thêm
việc khác, hết lượt có thể vòng lại lượt 2, 3...).
Thời gian chơi được quy
định trước (nên từ khoảng 1 - 3 phút), đội nào xong trước là đội giành chiến
thắng về mặt thời gian.
Khi hết giờ chơi, giáo
viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm,
đội chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.
Trò
chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm
tra (bằng chữ hoặc hình vẽ) để đưa lên màn hình máy chiếu (hoặc bảng phụ). Học
sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu cầu
học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài
học vào bảng nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số…
(ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Trò
chơi “Thử tài ghi nhớ”: Giáo viên chuẩn bị một số nội dung kiến thức cần thiết liên
quan đến bài học (đưa vào máy tính hoặc ghi sẵn lên bảng phụ). Học sinh chuẩn
bị bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên đưa nội dung cần thử trí nhớ lên màn hình (hoặc treo bảng
phụ) cho các nhóm quan sát trong vòng vài giây đến vài chục giây, sau đó, cất
bảng phụ (chuyển slide).
Giáo viên yêu cầu học
sinh ghi lại những nội dung mà mình đã nhìn thấy. Học sinh các nhóm thi nhau
ghi lên bảng nhóm của nhóm mình. Nhóm có nội dung ghi lại đúng và được nhiều
hơn là nhóm giành chiến thắng.
Trò
chơi “Nhà sáng tạo trẻ”: Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Để củng cố kiến thức bài dạy, giáo viên cho học sinh giải một số bài
tập đơn giản liên quan. Sau đó yêu cầu các đội đặt một bài toán có nội dung
tương tự bài tập đã giải, trong đó đã có sáng tạo cho khác đi.
Giáo viên cùng nhóm học
sinh khác xem xét, kiểm định, đánh giá đề Toán của các đội, rồi đưa ra kết luận
đội nào đạt danh hiệu “Nhà sáng tạo trẻ”
Ngoài
ra còn có rất nhiều trò chơi khác như: Hái hoa dâng chủ, ngôi sao mai mắn (bông
hoa mai mắn), đoán hình nền, ……..
2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn
Toán ở trường Trung học cơ sở” đang trình bày nói chung
không nặng tính lí luận mà chủ yếu đi vào thực tế giảng dạy. Do đó mọi giáo viên làm
công tác giảng dạy hầu như đều có thể áp dụng ngay trong công tác giảng dạy của
bản thân tại bất kì đơn vị nào.
Cách dạy học Toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly nhiều so
với cách dạy học truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực
đối với sách giáo khoa đã được
biên soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (45 phút), phù hợp
với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh diện đại trà trong học tập môn
toán.
Với mục đích giảm tỉ lệ học sinh yếu
kém, ngoài việc theo dõi thường xuyên giáo viên cần tạo cho các em sự hứng thú
trong học tập thông qua các bài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng
thấp.
Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn
như trên đòi hỏi giáo viên phải:
Hiểu sâu sắc kiến thức và vận
dụng phương pháp.
Trong soạn bài, giáo viên cần
chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó còn phải biết phân
loại bài tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
Và phải biết điều hành các đối
tượng học sinh trong một lớp cùng hoạt động bằng cách giao cho mỗi loại đối
tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế giờ học mới
sinh động và lôi cuốn.
Trong mỗi tiết dạy, bên cạnh
những bài tập nâng cao dành cho những học sinh khá - giỏi, giáo viên còn sử
dụng những học sinh này làm nguồn định ra hướng giải cho các em học sinh yếu để
các em vận dụng tính tương tự khi làm bài tập.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có
thể thu được do áp dụng giải pháp
Sau khi thực hiện các biện pháp
trên, bản thân nhận thấy bộ môn mình giảng dạy có nhiều chuyển biến theo hướng
tích cực, chất lượng học tập của học sinh được nâng cao. Đồng
thời, người
giáo viên cũng cần đầu tư thật nhiều vào công tác giảng
dạy, phải thâm nhập vào tư tưởng ở mỗi học sinh, nắm
bắt kịp thời ở từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu, kém để tìm ra cách dạy phù hợp, hiệu quả, nhằm giảm
tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém trong từng năm học.
Học sinh đã có thái độ học tập tích
cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về
bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Bên cạnh đó bài tập giao
về nhà đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm được kiến
thức cơ bản sau mỗi bài học.
Tóm lại, bản thân vận dụng các biện
pháp trên khi dạy học sinh thì rõ ràng các bài kiểm tra đã được nâng lên.
2.5. Tài
liệu kèm theo: Không
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/