Skkn Các yếu tố, biện pháp làm nên một giáo viên chủ nhiệm thcs tốt

 


Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

1.Tên sáng kiến: “Các yếu tố, biện pháp làm nên một giáo viên chủ nhiệm tốt”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Chủ nhiệm lớp

3. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

- Các giải pháp chúng tôi đã áp dụng trong đề tài này gồm: Xác định được các yếu tố, biện pháp của người giáo viên có vai trò chủ nhiệm lớp, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, chất lượng lớp chủ nhiệm ở trường phổ thông.

- Các yếu tố, biện pháp chúng tôi đã áp dụng trong thời gian qua tại đơn vị công tác có những ưu khuyết điểm sau:

+ Ưu điểm: Khi chúng tôi đã áp dụng: Về phía giáo viên nhận thấy tầm quan trọng của vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và thành tích của lớp. Về phía học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện nhân cách, các em thực hiện đầy đủ nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Về lớp chủ nhiệm đạt chất lượng chỉ tiêu đề ra.

+ Hạn chế: Giáo viên chủ nhiệm còn phải giảng dạy bộ môn không đủ thời gian theo dõi sát tình hình học sinh của lớp để giải quyết các vấn đề của học sinh của lớp. Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ không hòa thuận, gia đình không quan tâm, tâm lí không ổn định.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

- Mục đích: Xác định được vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở trường phổ thông;

- Những điểm khác biệt, tính mới: Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực này nêu được vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhận thấy các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh hoàn thiện nhân cách học sinh là điều cần thiết với nhiệm vụ ngành giáo dục hiện nay. Đề tài này có thể xem là điểm mới trong việc nghiên cứu công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh.

*Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp

  Trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm... Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn;

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

           Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “thời kì quá độ”,“tuổi khó bảo”, “tuổi bất trị” hay “tuổi khủng hoảng”, sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức, sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội… Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS là tính tích cực mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập… Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trường thành;

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp, là người vạch kế hoạch tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập và một số hoạt động khác trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và trường, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp phụ trách;

          Chính vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố, biện pháp làm nên một giáo viên chủ nhiệm tốt”. Để tiến hành chúng tôi nghiên cứu các bước sau:

3.2.1. Những yếu tố của giáo viên chủ nhiệm lớp

3.2.1.1. Tố chất để làm nên một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt

 Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người hành động, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Là đối tượng lớp học, là con người phải linh hoạt do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ, thực hiện theo quy trình như: Xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh tế, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ tập thể học sinh. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò.

          3.2.1.2. Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử quan hệ ứng xử của GV đối với HS là yếu tố ảnh hưởng trục tiếp tới phương pháp học tập rèn luyện của HS của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về giáo viên. Bản thân chúng tôi vừa là giáo viên đồng thời là giáo viên chủ nhiệm vì vậy khi đến trường hoặc lên lớp, phải có những tác phong làm gương cho học sinh;

Khi lên lớp giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thì dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em, hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường... giúp các em giải quyết vượt qua những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em cảm thấy gần gủi và tin trưởng vào người thầy hơn;

Khi xác định được vai trò của chủ nhiệm lớp thì tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

3.2.1.3. Lựa chọn phân công cán bộ lớp

Cơ sở lựa chọn: Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm xem xét khả năng thực hiện của cá nhân học sinh vì đây là thành phần giúp cho vai trò giáo viên chủ nhiệm được tốt hơn;

Giao nhiệm vụ cán bộ lớp: Khi giao nhiệm vụ phải nêu rõ nhiệm vụ và  yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ cho từng cá nhân. Ví dụ: Lớp trưởng quản lí chung theo dõi chung tình hình của lớp, lớp phó trật tự theo dõi tình hình trật tự … Lớp phó đời sống theo dõi hoàn cảnh đời sống các bạn khi có vấn đề gì thì báo cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục khắc phục kịp thời.

3.2.1.4. Giáo dục kĩ  năng sống cho học sinh    

Giáo viên chủ nhiệm cần nghiên cứu nhiều tài liệu, tình huống thực tiển để giáo dục cho các em nắm và thực hành, hướng dẫn các kĩ năng sống như: Giao tiếp (biết chào hỏi lịch sự lễ phép), ứng xử (biết nói lời xin lỗi, lời cảm ơn), thông cảm (biết bỏ qua sai lầm của người khác), thông qua các hoạt động ngoại khóa của trường của lớp, trong những tình huống xảy ra.

3.2.1.5. Giáo dục học sinh cá biệt

Hầu như trường nào, lớp học nào cũng có học sinh cá biệt, mà những học sinh này đa số gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, đôi khi họ rất mệt mỏi vì nói hoài mà các em không nghe, càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em sẽ co lại và phá phách hoặc chống đối ngầm. Điều này không những khó khăn cho giáo viên mà còn có thể ảnh hưởng đến cả lớp nữa. giáo viên chủ nhiệm thường là người đứng ra giải quyết mọi chuyện do học sinh gây ra;

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Trước hết giáo viên tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp. Chúng ta hãy thương yêu học sinh, cố gắng để giúp học sinh vượt qua những biến cố, những vấn đề đã xảy trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương tâm lý khó phai mờ trong tâm hồn học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần có thuyết phục bằng lời lẽ có lý, có tình, bằng tình cảm và phép tắc tác động lên nhận thức và tình cảm của học sinh như: Trò chuyện, trao đổi để học sinh tự nhận thức, tự khép mình trong những nội quy, tuân theo tập thể và cống hiến cho tập thể  luôn gắn mình vì lợi ích tập thể.

          3.2.5 Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Theo qui định, tiết chủ nhiệm chỉ dành khoảng 15 phút để giáo viên tổng kết tình hình học tập, vệ sinh, chuyên cần... của lớp, 30 phút còn lại tổ chức sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần thông qua sổ đầu bài, sổ cờ đỏ trường, các giáo viên bộ môn tôi nhận xét đánh giá học sinh. Tôi luôn luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn, kể cho các em nghe một vài mẩu chuyện dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người…  

3.3.  Khả năng áp dụng của giải pháp

        Sau khi chọn  đề tài chúng tôi tiến hành ứng dụng vào công tác chủ nhiệm trong đơn vị kết quả cho thấy giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh  học sinh có sự chuyển biến đạt hạnh kiểm tốt cuối năm  thông qua lấy ý kiến xác nhận của các giáo viên dạy bộ môn. Chất lượng của lớp chủ nhiệm đạt chỉ tiêu đề ra. Có thể áp dụng đề tài này cho giáo viên đang công tác chủ nhiệm lớp trong đơn vị, trường khác trong và ngoài huyện.  

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng các giải pháp trên

Sau khi chọn đề tài chúng tôi tiến hành ứng dụng vào công tác chủ nhiệm trong đơn vị kết quả cho thấy về phía học sinh có ý thức hơn các em mắc sai lầm có sự chuyển biến tốt tâm lí nhân cách từ đó các em nhận thức được môi trường học tập và đạt được hạnh kiểm tốt cuối năm  thông qua lấy ý kiến xác nhận của các giáo viên dạy bộ môn. Về phía giáo viên chủ nhiệm đạt vượt chỉ tiêu chất lượng cuối năm cụ thể là:

- Số liệu chất lượng của lớp 8/1 năm học 2017-2018:

+ Thi đua giữa các lớp đạt thứ hạng cao (từ hạng 1-3)

+ Các phong trào của trường tham gia đầy đủ: 100%

+ Chất lượng hai mặt giáo dục:

Loại

Giỏi (tốt)

Khá

TB

Yếu

Kém

Bỏ học

Học lực

15/41-36,59%

18/41-43,90%

8/41-19,51%

00

00

00

Hạnh Kiểm

41/41-100%

 

 

 

 

 

          Nghiên cứu thuộc lĩnh vực này nêu được vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhận thấy các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh hoàn thiện nhân cách học sinh là điều cần thiết với nhiệm vụ ngành giáo dục hiện nay, làm nền tảng cho công tác chủ nhiệm lớp, có thể vận dụng ở đơn vị trong huyện và ngoài huyện.

3.5. Tài liệu kèm theo

Thuật ngữ viết tắt: THCS (trung học cơ sở)

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC