PHIẾU
MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ ÁN DỰ
THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ
sơ dạy học:
TÍCH HỢP
KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, TOÁN HỌC, SINH VẬT VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO GIẢNG DẠY
CHỦ ĐỀ “Ô - XI ” MÔN HÓA HỌC 8.
2. Mục tiêu
dạy học:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta
thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến kiến thức hóa học. Một trong
những chất tác động rất lớn đến các đời sống của con người cũng như của
các sinh vật khác đó là “ Ô-xi
”. Để góp phần vào việc giúp các em
học sinh hiểu được tính chất, ứng dụng và điều chế Ô-xi như thế nào … Tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn
học toán, lý, sinh, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề liên quan
đến chủ đề Ô-xi.
a. Kiến thức:
Biết được:
- Tính chất vật
lý: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, tỉ khối so với không khí, nhiệt độ hóa lỏng.
- Tính chất hoá
học: phản ứng với Phi kim như S, P . Với Kim loại . Với hợp chất hữu cơ.
- Ứng dụng: -Oxi
có 2 ứng dụng quan trọng: hô hấp của người và động vật; dùng để đốt nhiên liệu
trong đời sống và sản suất.
- Phương pháp điều chế Ô-xi.
- Vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết
các vấn đề bài học đặt ra:
+ Môn vật lý: - Biết cách xác định thể, nhiệt độ hóa lỏng, tỉ khối....
+ Môn toán học: - Biết
vận dụng những kiến thức toán học để tính toán.
+ Môn sinh học: - Biết được quá trình quang hợp tạo Ô-xi của cây xanh, Ô-xi sử dụng trong quá trình hô hấp.
+ Môn GDCD: - Giải thích vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường không khí.
b. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hoá học.
- Viết các PTHH.
- Tính toán.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn
trong giải quyết vấn đề.
c. Phẩm
chất :
- Học sinh cần có
năng lực vận dụng những kiến thức liên môn .
- Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
d. Các năng lực cần đạt :
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học đó là :Các biểu tượng
hóa học như: khái niệm
cơ bản, các kí hiệu, công thức, phương
trình. Các thuật ngữ hóa học. Các danh pháp.
-Năng lực thực hành hóa học như: Tiến
hành thí nghiệm đúng theo các bước, sử
dụng thí nghiệm an toàn ,quan sát và
giải thích các hiện tượng rồi rút ra kết luận,
sử
lí các thông tin liên quan.
-Năng lực tính toán : vận dụng kiến thức
toán học để tính
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn
hóa học : Phát hiện và phân tích các tình
huống có vấn đề ,đề xuất các phương án
giải quyết rồi thực hiện các phương án đó
để tìm ra kiến thức mới .
-Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào cuộc sống,
giải thích các hiện tượng trong
cuộc sống .
3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Số lượng học sinh: 84 em học sinh khối 8 của trường THCS Yên Phúc.
- Đặc điểm của Học
sinh: Đại trà
* Dự án thực hiện là môn hóa học 8, đối với môn này có 1 số thuận lợi sau:
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức
chương trình bậc THCS nói chung và môn hóa học nói riêng nên các em không còn
bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Ô-xi
” các em đã nhắc tới ở bài trước. Đặc biệt là Ô-xi gắn
với đời sống của chúng ta.
- Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn vật
lý, sinh học,.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn hóa học
trong đó có kiến thức về ô-xi .
Như vậy việc tích hợp được kiến thức của các môn
học này để giải quyết vấn đề trong môn hóa học một cách rất thuận lợi.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với
nhau, với thực tiễn đời sống xã hội , làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và
yêu cuộc sống.
-Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ
đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
-Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức
bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh và hiệu quả.
-Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực, tư
duy sáng tạo.
Cụ thể qua dự án này học sinh không chỉ nắm được công thức hóa học, tính chất
vật lí, tính chất hóa học mà còn thấy được vai trò quan trọng của Ô-xi ,
nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn không khí, nêu được những biện pháp bảo
vệ môi trường khí ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Giaó viên:
+ Máy trình chiếu,
+ Hóa chất : 2 lọ đựng khí oxi. Dây
sắt, mẩu than gỗ
+ Dụng cụ : Đèn cồn , Diêm
+ Một số hình ảnh về ứng dụng và điều chế Ô-xi .
- Học sinh: + Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
+
Tìm hiểu những ứng dụng của Ô-xi trên các phương tiện Internet.
* Bảng mô tả
các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
Nội dung |
Loại câu hỏi/bài tập |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
|
Câu hỏi /bài tập định tính |
Nêu
tính chất vật lí, tính chất hóa học của Ô-xi,ứng dụng. |
Lấy được ví dụ chứng minh Ô-xi là
phi kim rất hoạt động. Viết đươc quá trình quang hợp tạo Ô-xi . |
-Viết và cân bằng các PƯ HH . -Chỉ rõ Ô-xi tạo ra từ đâu . |
-Giải
thích tại sao lại sử dụng Ô-xi để đốt nhiên liệu. |
Bàitập định lượng |
|
|
Tính số mol của chất . |
Tính
thể tích ở đktc |
|
Bài tập thực hành/ Thí nghiệm /gắn hiện tượng thực tiễn |
|
|
|
-Giải thish tại sao càng lên cao lại càng khó thở . -Giải thish tại sao phải sục khí vào
bể cá... |
*Câu hỏi minh
họa các mức yêu cầu cần đạt của chủ đề:
Mức độ nhận biết :
Câu 1 - Ô-xi có những tính
chất vật lí nào ? Ô-xi nặng hay nhẹ hơn không khí ?
Câu 2 - Nêu Tính Chất hóa học
của Ô-xi ? Lấy ví dụ minh họa ?
Câu 3 - Nêu ứng dụng của Ô-xi trong đời sống
?
Mức độ thông hiểu :
Câu 1- Em hãy viết hai phương
trình phản ứng điều chế Ô-xi ?
Câu 2-Viết và cân
bằng các phương trình phản ứng:
S + O2 à SO2 (1)
P + O2 à P2O5 (2)
Fe + O2 à Fe3O4 (3)
CH4 + O2 à CO2 + H2O
(4)
Câu 3- Các hoạt động nào của con người và
của thiên nhiên làm giảm lượng Ô-xi trong khí quyển ?
Mức độ vận dụng thấp :
Câu 1 -Ngoài S, P oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim khác
như: C, H2, .Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên ?
Câu 2 - Vì sao phản ứng cháy của các chất
chứa trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn khi cháy trong không khí?
Câu 3 - Ô-xi được tạo ra từ
quá trình quang hợp như thế nào ? Nêu các chất tham gia và sản phẩm của phản
ứng?
Câu 4- Tính số mol Kali Clorat cần thiết để điều chế được 48g Ô-xi ở đktc ?
Mức độ vận dụng cao :
Câu 1- Giải thích
vì sao càng lên cao ta cảm thấy càng khó thở ?
Câu 2- Tính thể
tích khí Ô-xi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn khí Mê-tan CH4 có
trong 1 m3 khí chứa
2% tạp
chất không cháy .Các thể tích đo ở đktc .
Câu 3- Tại sao ở
các đầm nuôi tôm hoặc ở bể cá cảnh người ta phải dùng máy sục khí vào nước ?
Câu 4- Hãy giải thích tại sao lại sử dụng Ô-xi để đót nhiên liệu ?
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
:
Bước
1: Ổn định tình hình lớp:
- Kiểm tra sĩ số
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
Bước 2: Kiểm tra bài
cũ:
Bước 3: Giảng bài mới:
Hoạt động 1 : Ô-xi
tạo ra từ quá trình nào ?
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
phương tiện, đồ dùng |
- GV treo tranh vẽ hình 21.2 A,
B, C SGK-Sinh 6, trang 69 - GV yêu cầu HS thảo luận
nhóm câu hỏi : Ô-xi
tạo ra từ quá trình nào ? - GV tổ chức thảo luận cả lớp.
Sau đó gọi đại diện trả lời . - GV nhận xét, bổ sung, chốt
lại |
- HS : Quan sát và Thảo luận . - HS trả lời: |
- Bảng trình chiếu:Thí nghiệm |
Tiểu kết:
- Sơ đồ sự quang hợp:
ánh sáng
Nước + Khí cacbônic Tinh bột +
Khí ô-xi
(rễ hút từ đất) (lá lấy từ
không khí) chất diệp lục (trong lá) (lá nhả ra môi trường)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ
lược về nguyên tố oxi
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
||||||
-Gv giới thiệu: oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất
chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất. -Theo em
trong tự nhiên, oxi có ở đâu ? à Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng: + Đơn
chất + Hợp chất : đường, nước, quặng , đất, đá, cơ thể
động thực vật . -Hãy cho
biết kí hiệu, CTHH, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi ? |
-Trong tự
nhiên, oxi có nhiều trong không khí ( đơn chất ) và trong nước ( hợp chất ). -Kí hiệu
hóa học : O. -CTHH: O2
. -Nguyên
tử khối: 16 đ.v.C. -Phân tử
khối: 32 đ.v.C. |
-KHHH: O -CTHH: O2
-NTK: 16 -PTK: 32 |
||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu
tính chất vật lí của oxi. |
||||||||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
||||||
Yêu cầu HS quan sát lọ đựng oxi à
Nêu nhận xét về trạng thái , màu sắc và mùi vị của oxi ? -Hãy tính tỉ khối của oxi so với không khí ? à
Từ đó cho biết : oxi năng hay nhẹ hơn không khí ? -Ở 200C + 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí O2. + 1 lít nước hòa tan được 700 ml khí amoniac. Vậy theo em oxi tan nhiều hay tan ít trong nước -giới thiệu: oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu
xanh nhạt. ? hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi |
-Quan sát lọ đựng oxi và nhận xét: Oxi là chất khí không màu, không mùi. - à Vậy oxi nặng hơn không khí. - Oxi tan ít
trong nước. Kết luận-Oxi là
chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí và tan ít trong nước. -Oxi hóa lỏng ở
-1830C và có màu xanh nhạt. |
I. Tính
chất vật lí: -Oxi là chất
khí không màu , không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước. -Oxi hóa lỏng ở
-1830C và có màu xanh nhạt. |
||||||
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/ Hoạt động 4:Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi |
||||||||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung |
||||||
Để biết oxi có
những tính chất hóa học gì chúng ta lần lượt nghiên cứu một số thí nghiệm
sau: -Làm thí nghiệm
à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. +Đưa bột lưu
huỳnh đang cháy vào lọ đựng khí O2 .àCác em hãy quan sát và nêu hiện tượng. Viết
phương trình hóa học xảy ra ? -GV biểu diễn thí nghiệm: *Thí nghiệm 1: Giới thiệu đoạn dây sắt à
đưa đoạn dây sắt vào lọ đựng khí oxi. Các em hãy quan sát và nhận xét ? *Thí nghiệm 2: Cho mẩu than gỗ nhỏ vào đầu mẩu dây sắt à
đốt nóng và đưa vào bình đựng khí oxi. Yêu cầu HS quan sát các hiện tượng xảy
ra và nhận xét ?-Hãy quan sát trên thành bình vừa đốt cháy dây sắt à
Các em thấy có hiện tượng gì ? -Theo em tại sao ở đáy bình lại có 1 lớp nước ? à viết phương trình hóa học
của phản ứng trên ? -Yêu cầu HS đọc SGK/ 83 phần 3. ? Khí oxi tác dụng
được với hợp chất nào ? ? Sản phẩm tạo thành là những chất gì ? -Hãy viết phương trình hóa học. -Qua các thí nghiệm em đã được tìm hiểu à
Em có kết luận gì về tính chất hóa học của oxi ? - Trong các sản phẩm của các phản ứng trên oxi có hoá trị
mấy ? |
-Quan sát thí
nghiệm biểu biễn của GV và nhận xét: +S cháy trong
không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. +S cháy trong
khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra khí không màu. Phương
trình hóa học: S
+ O2 à SO2 -Quan sát
thí nghiệm biểu biễn của GV và nhận xét: + P đỏ
cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ. + P đỏ
cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa sáng chói, tạo thành khói
trắng dày đặc. Phương
trình hóa học: 4P
+ 5O2 à 2P2O5 -Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và nhận xét : * Thí nghiệm 1: không có dấu hiệu nào chứng
tỏ có phản ứng xảy ra. *Thí nghiệm 2: mẩu than cháy trước, dây sắt
nóng đỏ lên. Khi đưa vào bình chứa khí oxi à
sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa và không có khói. - Có các hạt nhỏ màu nâu bám trên thành bình. -Lớp nước ở đáy bình nhằm mục đích bảo vệ bình Phương trình hóa học:
(Oxit sắt từ) - Đọc SGK/ 83 để tìm hiểu tác dụng của oxi với hợp chất. - Khí oxi tác dụng
được với hợp chất CH4 - Sản phẩm tạo thành là: H2O và CO2. -Phương
trình hóa học:
*Kết
luận: khí oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ
dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong
các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. |
II. Tính chất hóa học: 1. Tác dụng
với phi kim. a. Với S tạo thành khí sunfurơ Phương trình hóa học : S + O2 à SO2 b. Với P tạo thành điphotpho-pentaoxit. Phương
trình hóa học: 4P +5O2 à 2P2O5 2.
Tác dụng với kim loại: Phương
trình hóa học: 3Fe (r)
+ 4O2 (k) à Fe3O4 (r)
(Oxit sắt từ) 3. Tác dụng
với hợp chất: CH4 + 2O2 à CO2
+2H2O *Kết luận: Ở nhiệt độ cao oxi dể dàng tác dụng với nhiều hợp chất. |
||||||
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách điều
chế oxit trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động 6:Tìm hiểu ứng
dụng của oxi. GV : cho HS quan sát một số hoạt động sử
dụng đến Ô-xi Thợ lăn dùng
Ô-xi để thở.
Cung cấp Ô-xi cho bệnh nhân. Phi công dùng
Ô-xi để thở.
Ô-xi lỏng để đốt nhiện liệu tàu vũ trụ. Đèn xì Ôxi -
Axetilen.
Phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa Ô-xi lỏng.
Dùng khí giàu Ô-xi trong lò luyện gang. |
||||||||
Hoạt
động của giáo viên |
Hoạt
động của học sinh |
Nội dung |
||||||
-Dựa trên những hiểu biết và những kiến thức đã học được ,
em hãy nêu những ứng dụng của oxi mà em biết ? -Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK/ 88 à
Em hãy kề những ứng dụng của oxi mà em thấy trong đời sống ? |
- Oxi cần cho hô hấp của người và động vật. - Oxi dùng để hàn cắt kim loại . - Oxi dùng để đốt nhiên liệu. -Oxi dùng để sản xuất gang thép. |
III. Ứng dụng: Khí oxi cần cho: - Sự hô hấp của người và động vật. - Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. |
Hoạt động 7: Những hoạt động nào làm mất đi khí Ô-xi .
Hoạt
động của giáo viên |
Hoạt
động của học sinh |
Nội dung |
-Dựa trên những hiểu biết và những kiến thức đã học ở môn
Cong dân 6 và công dân 7 , em hãy nêu những hành động của con người làm mất
đi lượng Ô-xi trên trái đất , gây ô nhiễm môi trường? GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức . |
.HS: Thảo luận . Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả. Hoạt động của các động cơ. Hoạt động của các nhà máy. Hoạt động của cácvụ thử tên lửa, vũ trụ . Các vụ cháy rừng và hoạt động đun nấu trong gia đình. Hoạt động của núi lửa . |
|
Bước
4. Củng cố :
- GV: Nhấn
mạnh những kiến thức đã học.
-
Cho học sinh làm một số bài tập :
Câu 1 - Nêu Tính
Chất hóa học của Ô-xi ? Lấy ví dụ minh họa ?
Câu 2- Các hoạt động nào của con người và của thiên nhiên làm giảm lượng Ô-xi trong khí quyển ?
Bước
5. Hướng dẫn học :
-Ra
bài tập về nhà :
Làm các bài tập từ phần Câu hỏi minh họa .
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Câu 1-Viết và cân
bằng các phương trình phản ứng:
S + O2 = SO2 (1)
P
+ O2 = P2O5 (2)
Fe + O2 = Fe3O4 (3)
CH4 + O2 = CO2 + H2O
(4)
Câu 2 -Ngoài S, P oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim khác
như: C, H2, .Hãy viết phương trình
hóa học của các phản ứng trên ?
Câu 3- Tính số mol Kali Clorat cần thiết để điều chế được 48g Ô-xi ở đktc ?
8. Các sản phẩm của học sinh:
Kết quả bài làm của học sinh:
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
17/84 |
35/84 |
27/84 |
5/84 |
Từ kết quả học tập của các em chúng
tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một
việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Giúp các em
học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết
hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển
toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy
bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ
môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn .
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/