Dạy học chủ đề: “Tích hợp bảo vệ môi trường trong môn vật lí THPT”



Giáo án liên môn tích hợp môn vật lí thpt, Giáo án liên môn tích hợp môn vật lí, Giáo án liên môn tích hợp vật lí file word,

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên dự án

Dạy học chủ đề: “Tích hợp bảo vệ môi trường trong môn vật lí THPT”

2. Mục tiêu dạy học

- Nhằm nâng cao tri thức môn học cho người học qua việc tích hợp nội dung kiến thức liên môn vào bài học.

- Nêu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn học để hỗ trợ cho việc chiếm lĩnh kiến thức trong từng môn học mà học sinh cần.

- Dạy học từ kiến thức thực tế sẽ gây hứng thú cho người học và là động lực tích cực để chiếm lĩnh kiến thức.

- Học sinh vận dụng kiến thức liên môn:

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/

Số thứ tự

Tên môn học

Mục tiêu

Kiến thức, Kĩ năng

Thái độ

1

Môn Lí

+ Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khi được tích hợp vào nội dung bài học vật lí.

+ Những hoạt động sản xuất và phương tiện sử dụng trong đời sống hằng ngày góp phần gây ra ô nhiễm môi trường.

+ Rèn luyện khả năng quan sát các hiện tượng liên quan đến các vấn đề trên.

+ Khả năng phân tích, tổng hợp tác hại hai hiện tượng trên.

Thấy rõ trách nhiệm của bản thân, những việc làm thiết thực góp phần ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh và tươi đẹp.

 

2

Môn Toán

- Thống kê, phân tích số liệu

- Ghép nối logic các sự kiện.

 

3

Môn Tin

- Khai thác, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin .

- Thiết kế trình chiếu powerpoint.

 

Yêu thích môn học

4

Môn Địa

- Nắm được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, phân tích được sự ô nhiễm và hậu quả của ô nhiễm từng loại môi trường.

- Phân tích được bảng số liệu và liên hệ thực tế.

- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

5

Môn Sinh

Thấy được vai trò của rừng trong vấn đề bảo vệ môi trường.

 

6

Môn Hóa

Hiểu được thành phần khí chính gây ô nhiễm môi trường.

 

 

- Những năng lực học sinh cần phải có để giải quyết vấn đề đặt ra:

 + Kĩ năng lập kế hoạch: Từ việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm, nhóm trưởng giao công việc cho các cá nhân một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu của nhóm.

+ Kĩ năng tra cứu: Tìm hiểu thông tin trên sách , báo, Internet vv…

+ Kĩ năng ghi chép thông tin: Ghi lại một cách chi tiết hoặc tóm tắt thông tin thu được từ các nguồn.

+ Kĩ năng phân tích: Dựa trên nhiệm vụ , câu hỏi gợi ý của nhóm để phân tích và rút ra các ý nhằm giải quyết vấn đề.

+ Kĩ năng tổng hợp: Tổng hợp các thông tin thu được để rút ra kết luận của nhóm.

+ Kĩ năng hoạt động nhóm: Tạo mối quan hệ giữa các cá nhân, phối hợp ăn ý  giữa các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu.

+ Kĩ năng soạn thảo, trình chiếu.

3. Đối tượng dạy học của bài học

Chủ đề: “Tích hợp bảo vệ môi trường trong môn vật lí THPT” được tiến hành cho học sinh lớp 12Tin, 12 Sinh trường THPT Sơn Tây.

Tổng số học sinh của hai lớp là 68 và được chia ra làm 3 nhóm. Các nhóm được chia theo nguyên tắc đảm bảo kiến thức liên môn trong  các nhóm là tương đồng nhau.

4. Ý nghĩa của bài học

- Giúp học sinh có những hành động và việc làm thiết thực góp phần ngăn ô nhiễm môi trường.

- Đồng tình với những việc làm đúng, phản đối những việc làm sai trong sản xuất, tuyên truyền thông tin về những vấn ô nhiễm môi trường.

- Gây hứng thú học tập các bộ môn.

- Giúp học sinh học đều, toàn diện các môn học, đồng thời giúp học sinh yêu thích môn học thực tế.

- Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng cần thiết: tổng hợp, phân tích, giao tiếp, hoạt động nhóm…

5. Thiết bị dạy học.

- Thiết kế trình chiếu powerpoint.

- Phát tài liệu liên quan đến ô nhiễmtài nguyên đất; ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm không khí; ô nhiễm tiếng ồn.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

* Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

+ Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khi được tích hợp vào nội dung bài học vật lí.

+ Những hoạt động sản xuất và phương tiện sử dụng trong đời sống hằng ngày góp phần gây ra ô nhiễm môi trường.

+ Rèn luyện khả năng quan sát các hiện tượng liên quan đến các vấn đề trên.

+ Khả năng phân tích, tổng hợp tác hại hai hiện tượng trên.

* Giáoviên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề thông qua các bước lựa chọn chủ đề, thực hiện các công việc được giao và trình bày các kết quả đạt được về:

   + Vấn đề “ ô nhiễm tài nguyên đất; ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm không khí; ô nhiễm tiếng ồn”

   + Tác hại vấn đề ô nhiễm môi trường đối với đời sống và sản xuất.

   + Những hoạt động sản xuất và phương tiện sử dụng trong đời sống hằng ngày góp phần gây hiện tượng ô nhiễm môi trường.

* Cách tổ chức:

+ Cho học sinh lựa chọn nhiệm vụ được giao theo nhóm.

+ Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian nhất định và hình thành sản phẩm.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/


+ Học sinh sẽ trình bày kết quả mình đã làm.

+ Giáo viên nhận xét và  kết luận .

* Tiến trình dạy học

+ Bước 1: ( Giáo viên dạy trên lớp 1 tiết)

  Nôi dung: - Giáo viên đặt vấn đề cho chủ đề lựa chọn.

                   - Cho học sinh lựa chọn các tiểu chủ đề.              

                   - Hướng dẫn học sinh thực hiện các tiểu chủ đề thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập.

+ Bước 2: Học sinh thực hiện giải quyết các công việc của tiểu chủ đề đã chọn ( Ngoài giờ lên lớp ) .

+ Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thực hiện ( Đại diện nhóm trình bày kết quả của tiểu chủ đề được giao) – 2 tiết

7. Kiểm tra đánh giá

  - Kiểm tra: Học sinh trình bày trình chiếu sản phẩm

  - Đánh giá:  * Học sinh đánh giá lẫn nhau.

                     * Giáo viên bổ xung và đnh giá.

                     * Giáo viên cho điểm.

8. Các sản phẩm của học sinh

 - Bản word : Thể hiện tiểu chủ đề mình đảm nhận

 - Phần trình chiếu  Powerpoint của từng nhóm học sinh

 

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

Đồ dùng

Bước 1 - Tiết 1:

Lập các tiểu chủ , giao nhiệm vụ cho nhóm

Hoạt động 1: ( 2 phút)

Đặt vấn đề nghiên cứu

Thông báo phương pháp học theo dự án

Ø Giáo viên đặt vấn đề:

Trình chiếu một số vấn đề ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ môi trường sống của chúng ta đó cũng là nội dung của chủ đề mà chúng ta hôm nay nghiên cứu: “ bảo vệ môi trường”

- Thông báo phương pháp học theo dự án

 

 

 

 

Hoạt động 2 : ( 10 phút)

GV xây dựng các tiểu chủ đề

- Tổ chức cho học sinh phát triển ý tưởng

- Thảo luận với học sinh để lược bớt các ý kiến trùng nhau và hình thành các nhiệm vụ của các tiểu chủ đề:

+ Ô nhiễm tài nguyên đất.

+ Ô nhiễm nguồn nước.

+ Ô nhiễm không khí

Hoạt động 3 : ( 32 phút)

Lập kế hoạch thực hiện

 

Ø Giáo viên gợi ý câu hỏi cho các tiểu chủ đề để học sinh lựa chọn nhiệm vụ

* Ô nhiễm tài nguyên đất:

 + Ô nhiễm tài nguyên đất là gì?

 + Vai trò của tài nguyên đất?

 + Thực trạng tài nguyên đất?

 + Nguyên nhân gây ra ô nhiễm?

 + Biện pháp khác phục ô nhiễm tài nguyên đất?

* Ô nhiễm nguồn ngước

 + Ô nhiễm nguồn nước là gì?

 + Tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước?

 + Vai trò của nguồn nước?

 + Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước?

 + Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước?

 * Ô nhiễm không khí

 +  Ô nhiễm không khí là gì?

 + Vai trò của không khí?

 + Các hiện tượng ô nhiễm không khí cơ bản? ( Hiệu ứng nhà kính; Mưa     axít; Sương mù quang hóa; lỗ thủng tầng ôzôn)

 + Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí?

 

Giáo viên cho học sinh lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích và hình thành 3 nhóm tiểu chủ đề .:

Bước 2

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG SẢN PHẨM

Học sinh sẽ thực hiện theo nhóm để xây dựng sản phẩm của các tiểu chủ đề mình đã lựa chọn

( Thực hiện ngoài giờ - 3 buổi chiều)

 

Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm xử lí thông tin, và cách tạo sản phẩm

 

 

 

 

 

Bước 3:

Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp ( 2 tiết )

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

 

- Cho các nhóm nhận xét; đánh giá lẫn nhau.

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận tuyên dương tập thể cá nhân.

 

 

- Học sinh ghi nhận vấn đề nghiên cứu.

 

- Ghi tên chủ đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trao đổi theo nhóm, có ý kiến phát biểu

 

- Cùng giáo viên chọn lọc những nội dung để thực hiện chủ đề theo dự án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lựa chọn nhiệm vụ mình thực hiện theo sở thích ( Nếu nhóm nào đông quá thì GV điều chỉnh )

 

- Lắng nghe câu hỏi GV gợi ý và tham gia thảo luận cùng nhóm.

- Các nhóm trưởng lần ượt báo cáo kế hoạch của nhóm.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu có.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực hiện theo nhóm

Thu thập thông tin.

Tổng hợp và xử lí thông tin và hoàn thành sản phẩm.

 

 

 

 

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm (Trình chiếu Powerpoint).

- Các nhóm tham gia về phần trình bày của nhóm bạn.

- Tuyên truyền mọi người ứng dụng sản phẩm.

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe ý kiến giáo viên.

 

 

 

 

 

 

Máy chiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy chiếu, chiếu nội dung cần thảo luận.

- Phiếu học tập cho nhóm thực hiện tiểu chủ đề 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mạng , máy tính, sách báo, phiếu học tập.

 

 

Mính tính, máy chiếu.

  Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/

 

 

Previous Post Next Post

QC

QC