MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.4. Kết quả đạt được
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong xu thế
mở cửa hội nhập của đất nước, cùng với sự du nhập ào ạt của các nền khoa học
công nghệ cao thì bên cạnh đó còn có sự du nhập của các nền văn hóa của các
nước trên thế giới. Như vậy làm thế nào để có thể tiếp cận được
với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như việc tiếp thu một cách
có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới đồng thời giữ
gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, không có con đường nào khác là phải đào tạo
cho thế hệ trẻ Việt Nam vốn kiến thức về ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói
riêng là điều hết sức cần thiết. Nhưng ai cũng biết rằng các ngoại ngữ nói
chung và Tiếng Anh nói riêng là một môn học khó. Vì thế một vấn đề đặt ra là
làm thế nào để việc dạy và học Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông một
cách có hiệu quả đồng thời giúp học sinh hứng thú hơn khi học bộ môn này. Đây
chính là lí do vì sao tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
1.2.
Mục đích nghiên cứu :
Xuất phát từ những thực tế nêu
trên, bất kì một người nào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cũng cần phải suy nghĩ là
làm thế nào để tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm tạo được sự
hứng thú học tập cho người học và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Giúp người học
có được những kiến thức cơ bản về bộ môn, hình thành và phát triển các kỹ năng
để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học
có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Với môn Tiếng Anh, để các giờ
dạy đạt chất lượng tốt, tạo cho học trò sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì
người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.
Đề tài còn góp phần tìm ra một số
giải pháp cơ bản để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh.
1.3.
Đối tượng nghiên cứu:
Lồng ghép trò chơi trong các tiết
dạy Tiếng Anh ở khối 6,7,8.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu khảo sát thực tế, đánh
giá nhận xét số liệu khảo sát thực tế.
Tìm hiểu tài liệu sách báo và áp
dụng thực tế giảng dạy.
1.5.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu đối
với học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS.
Với sự thay đổi nội dung chương
trình sách giáo khoa cùng với sự chỉ đạo của ngành giáo dục về việc đổi mới
phương pháp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh. Việc lồng ghép các trò chơi vào bài giảng còn tạo ra
môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm, tạo cho học sinh nhiều cơ hội
chủ động và tự chủ hơn để các em có thể làm chủ được mình trong các hoạt động
giao tiếp. Bên cạnh đó, khi học sinh có cơ hội để tham gia các trò chơi trên
lớp, các em sẽ được khuyến khích lựa chọn bạn chơi cùng với mình. Điều này
không chỉ tạo ra không khí học tập thân thiện mà còn khích lệ học sinh giúp đỡ
lẫn nhau. Những học sinh nào yếu hơn thì được những học sinh giỏi hơn trong
nhóm giúp đỡ để trở nên tự tin hơn và có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
Kết quả là tất cả học sinh trong lớp đều cảm thấy thích thú hơn, và có nhiều
động cơ để tham gia vào trò chơi hơn, mà động cơ học tập là một yếu tố không
thể thiếu được trong quá trình thu nhận kiến thức của học sinh. Nó là nhân tố
chính quyết định sự thành công hay thất bại của học sinh. Sự thành công và động
cơ học tập có mối tương hỗ lẫn nhau: nếu người học thành công học tập, họ sẽ
càng có nhiều động cơ hơn để thực hiện những nhiệm vụ do quá trình học đặt ra.
Để việc lồng ghép trò chơi trong
giảng dạy Tiếng Anh mang lại hiệu quả cao giáo viên nên xem việc lồng ghép các
trò chơi là một phần không thể thiếu trong giờ học, liên tục tổ chức các trò
chơi để học sinh tham gia trên lớp, tạo bầu không khí học Tiếng Anh vui vẻ, thư
giản, nhiệt huyết và mang tính hợp tác.
Những vấn đề được trình bày trên
đây chỉ là một ý kiến nhỏ, chủ quan của riêng tôi trong việc lồng ghép trò chơi
vào các tiết dạy bộ môn Tiếng Anh ở khối 6,7,8, Nếu có gì chưa phù hợp kính
mong sự góp ý của các đồng nghiệp.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/