1. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp luyện tập
nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Thể dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Các giải pháp tôi đã áp dụng trong
đề tài này gồm:
Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly
ngắn: Bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy;
Bài tập phát triển sức nhanh; Phương pháp sử
dụng trò chơi trong các buổi tập; Trong quá trình tập luyện một số vấn đề cần
lưu ý để nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn.
- Các giải pháp trên tôi đã áp dụng trong
thời gian qua tại đơn vị công tác có những ưu khuyết điểm sau:
Ưu điểm: Các bài tập tôi chọn để
luyện tập cho học sinh theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và
được sắp xếp có hệ thống khoa học phù hợp với đối tượng. Qua đó đã phát huy
được tính tích cực tự giác của học sinh trong quá trình luyện tập ở lớp và tự
tập hằng ngày ở nhà, giúp các em từng lúc nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn.
Trong quá tình luyện tập đã tạo được sự gần gũi, gắn bó với học sinh giúp giáo
viên hiểu rõ tâm lý của học sinh hơn góp phần giáo dục nhân cách học sinh một
cách toàn diện.
Hạn chế: Thành tích đạt được của học
sinh ở môn chạy ngắn không đồng đều, do một số học sinh không có điều kiện tập luyện thêm ở nhà. Phạm
vi nghiên cứu của đề tài chưa được rộng khắp, chỉ tập trung ở nội dung chạy
ngắn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Trên cơ sở nghiên cứu những phương
pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh và đội
tuyển điền kinh của trường. Từ đó lựa chọn những phương pháp tập luyện hợp lý,
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn. Ngoài ra giúp các em có được nền
tảng thể lực vững chắc để tham gia học tốt các môn học khác.
3.2.2.
Nội dung giải pháp:
Tính mới, sự khác biệt của giải pháp
so với giải pháp cũ: Đề tài này đã đưa ra một số phương pháp luyện tập tích cực
để nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn cho học sinh, trước đây phần lớn các đề
tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chỉ sử dụng các bài tập bổ trợ hay rèn luyện
kỹ năng chạy, ít chú ý đến hiệu quả vận dụng các phương pháp luyện tập. Những
giải pháp này có thể xem là điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp:
hiện nay, với nhu cầu ngày càng cao của xã hội về công tác TDTT nói chung và công
tác giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng. Vì thế đòi hỏi những người
giáo viên làm công tác giáo dục thể chất phải tích cực nâng cao chất lượng đào
tạo, bên cạnh đó người học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thể lực cần thiết,
đồng thời qua quá trình tập luyện giáo viên sẽ tuyển chọn được đội tuyển của
trường là những học sinh có thành tích xuất sắc bộ môn để tham dự hội thao các
cấp. Đề tài này đã nghiên cứu ứng dụng và đánh giá được hiệu quả một số phương
pháp, bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn, tạo lực lượng đội tuyển
học sinh tham dự Hội khỏe Phù Đổng đạt nhiều thành tích tốt.
3.2.3. Các bước thực hiện của giải pháp mới
* Trong
những điều kiện cụ thể khác nhau, mỗi phương pháp tập luyện giảng dạy giáo viên cần tuân theo các yêu cầu
sau:
- Điều
quan trọng là dạy các em học sinh nắm và hiểu được những điểm cơ bản về lợi
ích, tác dụng tích cực của việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nói
chung và chạy cự li ngắn 60m, 100m, 200m nói riêng. Từ đó giúp người giáo viên
xác định được động cơ, thái độ và ý thức học tập của các em trong giờ thể dục,
trong các hoạt động thể thao ngoại khoá. Đồng thời giúp học sinh thấy được việc
tập luyện TDTT là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh đối với nhà trường và xã
hội.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại:
https://www.dvtuan.com/nang-cao-thanh-tich-chay-cu-ly-ngan-cho-hs-thcs.html
- Cung
cấp cho học sinh kiến thức để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động.
- Phát
triển toàn diện các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo,
linh hoạt.
- Thông
qua tiết học giáo dục và rèn luyện cho các em tính tổ chức kỉ luật, tác phong
nhanh nhẹn, tính thật thà, dũng cảm...
- Thực
hiện tốt các nội dung phù hợp với trình độ của học sinh và phù hợp với thực tế
giờ học để nâng cao chất lượng cũng như thành tích môn học.
* Trong
quá trình tập luyện học sinh phải
thực hiện các yêu cầu sau:
- Biết
và thực hiện một số kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể
lực.
- Góp
phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập
luyện TDTT, giữ vệ sinh.
- Biết
vận dụng ở mức độ nhất định những gì đã được học vào nếp sống sinh hoạt ở trường
và ngoài nhà trường.
- Thực
hiện chính xác các động tác bổ trợ kĩ thuật và nâng cao thành tích.
* Phương pháp quan
sát sư phạm
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần trang bị
cho học sinh: tư thế thân người khi chạy, cách đặt chân khi chạm đất (nửa trước
bàn chân) khi cần phối hợp chạy đánh tay ăn nhịp với bước chạy của chân... Yêu
cầu giữ vững kỹ thuật trong điều kiện tập luyện, bởi vì
việc phát triển sức nhanh mạnh và kỹ thuật
luôn gắn bó với nhau.
Bên cạnh công tác chuẩn bị về mọi mặt, giáo viên
khi giảng dạy chạy cự ly ngắn cần chú ý:
- Liên hệ chặt chẽ với gia đình các em học sinh,
để nắm bắt tâm lý, tính tình, sở thích, trạng thái và ý
thức của từng đối tượng.
- Nghiên cứu trình độ phát triển, đặc điểm giới
tính, lứa tuổi.
- Cần thay đối cảnh quan, sân tập, lòng ghép các
trò chơi phát triển thể lực chung, chuyên môn, tạo không khí thoải mái vui vẻ qua từng buổi tập.
- Cần đảm bảo coi trọng sức khỏe học sinh trong
từng buổi tập, phân phối thời gian luyện tập và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp
lý.
- Chú ý học sinh nữ những ngày ''bệnh'' thì không
bố trí tập luyện.
* Phương pháp luyện tập nhằm nâng cao
thành tích chạy cự ly ngắn: bao gồm những
bài tập để nắm vững kỹ thuật chạy nhằm nâng cao thành tích.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Mặc dầu động tác chạy rất đơn giản và
tự nhiên song điều quan trọng là các động tác khi chạy phải có hiệu quả và tiết
kiệm sức. Để đạt được điều này cần phối hợp để căng những cơ hoạt động đến mức
cực đại trong lúc đạp sau được luân phiên với thả lỏng hoàn toàn trong lúc bay.
Để nắm vững sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động cơ cũng như để phối hợp tay và
chân tốt, những người bắt đầu tập chạy cần thực hiện các bài tập sau:
Bài tập 1: Chạy các đoạn 30 – 40m trên đường
thẳng, bàn chân đặt trên đất song song với đường chạy (4 – 6 lần)
Bài tập 2: Cũng như bài tập 1 song khi đặt xuống
đất bàn chân tiếp xúc bằng nửa trước bàn chân.
Bài tập 3: Cũng như bài tập 2 cần chú ý nâng đùi
(gối) mạnh về trước – lên trên.
Bài tập 4: Chạy nâng cao đùi. Đầu tiên thực hiện
tại chỗ, sau đó di chuyển (cự ly 20 – 30m). Lặp lại 4 – 6 lần. Cần chú ý vai
không ngửa ra sau và không bị căng thẳng. Muốn vậy tay có thể nâng để ngang
thắt lưng, đùi được nâng cao song song với hông, chân chống lúc này duỗi thẳng
hoàn toàn.
Bài tập 5: Chạy vượt qua các chướng ngạy vật, có
thể thay đổi khoảng cách giữa các vật và độ cao của chúng nhằm làm thay đổi độ
cao của việc nâng đùi, độ dài và tần số bước, vì vậy cả nhịp điệu chạy và tốc
độ chạy cũng thay đổi (thực hiện 3 – 5 lần)
Bài tập 6: Chạy đá gót chạm mông. Thực hiện 2 –
4 lần, khoảng cách từ 15 – 20m. Chú ý để thân trên và vai không đổ về phía
trước.
Bài tập 7: Chạy đạp
sau nhằm tạo lực đạp sau mạnh và nhấc cao gối tăng độ dài bước chạy. Thực hiện
3-5 lần cự ly 20-30m.
* Bài tập phát triển sức
nhanh
Bài tập 1: Chạy 40 – 50m. Thực hiện 3 – 5 lần
trên đường thẳng tốc độ tăng dần đến vạch giới hạn song vẫn giữ được sự thoải
mái và nhẹ nhành của động tác.
Bài tập 2: Chạy 30 – 40m xuất phát cao, chú ý
bước chạy dài nhưng vẫn giữ tầng số bước nhanh. Thực hiện 4 – 6 lần.
Bài tập 3: Chạy 60 -
80m xuất phát với nhiều tính hiệu (cờ, còi, tiếng vỗ tay...). Thực hiện 4-6
lần.
Bài tập 4: Chạy xuất phát cao (cự li 40 – 50m.
Thực hiện 3 – 5 lần. Chú ý đến độ ngả của thân trên khi lao ra và chạy nhanh để
nâng và hạ đùi tích cực cũng như đạp sau mạnh.
Bài tập 5: Chạy xuất phát thấp cự li 30 – 40m.
Thực hiện 4 – 6 lần. Chú ý đạp sau nhanh, mạnh đồng thời giữ độ nghiêng của
thân lúc xuất phát.
Bài tập 6: Chạy 20 – 30m làm động tác chạm vào
dây đích bằng các cách khác nhau: bằng ngực, bằng cách xoay vai phải hoặc vai
trái để chạm đích. Thực hiện 3 – 5 lần.
Bài tập 7:
Xuất phát thấp-chạy lao cự ly 20-30m. Thực hiện 3-5 lần, chú ý thực hiện nhanh
đúng lệnh xuất phát và giữ tư thế chạy lao khoảng 18-20m.
* Phương pháp sử dụng trò
chơi trong các buổi tập
Hình thức trò chơi vận động là một
trong những hình thức đầu tiên có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với
tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh cần được sử dụng nhiều
(giáo viên nên thay đổi trò chơi dưới nhiều hình thức, tránh trường hợp lặp lại
trò chơi, dễ gây nhàm chán trong học
sinh). Khi hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần lựa chọn các trò chơi có mức độ
thu hút sự chú ý cao của học sinh, bảo đảm tính nhịp điệu, vừa sức phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí và sức khỏe của các em. Qua đó hướng dẫn, giáo dục các em
biết sử dụng các kĩ năng vận động trong khi chơi và thi đấu tích cực trung thực
đạt hiệu quả giáo dục đồng thời nâng cao thành tích.
Các trò chơi thường được sử dụng nhằm
phát triển tố chất nhanh, mạnh:
- Lò cò tiếp sức
- Chạy tiếp sức chuyển vật
- Chạy tiếp sức
- Chạy đuổi tiếp sức
- Ai nhanh hơn
- Chạy tiếp sức nhảy dây ngắn
* Để nâng cao thành tích chạy cự ly
ngắn người tập cần lưu ý
- Việc khởi
động rất quan trọng trước khi chạy, cần làm đủ các động tác khởi động toàn
thân, khi chạy thì chú trọng động tác chân, nhưng cũng không có nghĩa là các bộ
phận khác không được dùng đến, thêm nữa là nếu không khởi động đầy đủ sẽ bị co
rút ở bộ phận nào đó thì không nhất thiết là chân đau, người chạy cũng vẫn phải
đứng lại. Cần khởi động thật kỹ các khớp để cảm thấy cơ thể thích nghi với việc
vận động, không nên khởi động qua sức, sẽ làm giảm thành tích khi chạy.
- Giày chạy ta nên chọn loại giày vải, nhẹ, ôm sát
vào chân nhưng không quá chật tới mức làm đau chân. Chạy với giày rộng sẽ khiến
kết quả bị giảm đáng kể.
-
Ngoài các kĩ thuật chạy, người chạy cần bồi dưỡng cho cơ thể, không để bị đói
hay no trước và trong khi chạy. Cần thiết thư giãn đầu óc và cơ thể trước khi
đến đường chạy, vì tinh thần không tốt, cơ bắp chưa sẵn sàng... thì chạy thành
tích cũng không tốt.
- Xuất phát đúng lệnh (đây là điều
quan trọng vì nếu xuất phát trước lệnh người chạy sẽ bị phạm quy, xuất phát sau
lệnh thành tích bị giảm).
- Phải sử dụng kỹ thuật xuất phát
thấp để xuất phát vì tư thế xuất phát thấp
tạo bước đà tốt hơn.
- Khi chạy cự ly ngắn (100m) chỉ cần
nín một hơi không cần thở (hoặc thở nhẹ) và duy trì tốc độ cao khi chạy về tới
đích.
- Chú ý đừng để giành sức cho
đoạn giữa hay đoạn cuối mà nên chạy hết khả năng của mình từ khi xuất phát.
Ngoài ra tư thế chạy cũng quyết định nhiều đến thành tích, vì vậy nên để thân
người hơi đổ về đằng trước, tay đánh tạo góc phía trước khoảng 450,
tạo góc phía sau khoảng 600 (cần thiết đánh tay phải ăn nhịp với
bước chạy của chân).
-
Muốn có được phản xạ tốt khi xuất phát, trước ngày thi đấu khoảng 2 đến 3 tuần,
giáo viên nên tập xuất phát rồi chạy thật nhanh khoảng 30m để tạo thói quen, sẽ
không bị bất ngờ với lệnh xuất phát khi thi đấu thật.
- Không
ít học sinh có quan niệm sai lầm: Khi cách vạch đích khoảng 2m-3m có xu hướng
giảm tốc độ rồi nhảy bước thật dài để chạm tới đích. Những tưởng cách đó sẽ
giúp cho chặng về đích nhanh hơn, nhưng thực ra cách đó sẽ lấy mất đi 0,1s-0,2s
so với việc giữ nguyên tốc độ ban đầu lao nhanh qua vạch đích. Vì thế cần chạy
theo một đường thẳng và duy trì hết sức lực của mình cho tới khi vượt qua đích,
sau đó giảm tốc độ khoảng 5m-10m rồi mới dừng lại.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày hệ
thống các phương pháp, bài tập dùng để giảng dạy và hướng dẫn học sinh luyện
tập có hiệu quả nội dung chạy ngắn. Bản thân tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm
này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người viết, cũng như giúp các bạn đồng
nghiệp đang giảng dạy tại các trường THCS trong huyện nói riêng và trong tỉnh
Bến Tre có thêm những phương pháp tập luyện hợp lý, nhằm nâng cao thành tích
chạy cự ly ngắn cho học sinh cấp THCS, góp phần bồi dưỡng đào tạo vận động viên
trẻ nội dung chạy cự ngắn đạt thành tích cao trong các kỳ hội thao, Hội khỏe
Phù Đổng...
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng các giải pháp trên
- Trong khi triển khai thực hiện đề
tài này, bản thân nhận thấy học sinh tham gia học tập bộ môn Thể dục rất hào
hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng ngày
ở nhà.
- Các em học sinh của nhà trường qua
luyện tập kỹ thuật và thành tích đã được nâng cao rõ rệt.
- Chất
lượng giảng dạy môn chạy ngắn trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở
trường với kết quả như sau:
Năm học |
Xếp loại Đạt |
Xếp loại chưa đạt |
Phụ chú |
2015-2016 |
89.34% |
10.66% |
Trước khi áp
dụng SKKN |
2016-2017 |
92.03% |
7.97% |
Trước khi áp dụngSKKN |
2017-2018 |
99.78% |
0.22% |
Sau khi áp
dụng SKKN |
2018-2019 |
100% |
0% |
Sau khi áp
dụng SKKN |
* Thành tích môn chạy ngắn (100m, 200m) trước
khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm là học sinh tham dự Hội thao thành tích chỉ
đạt hạng 3 hoặc có năm không có hạng, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở
trường kết quả học sinh đạt được khi tham dự Hội thao học sinh hè cấp huyện năm
2017-2018 là:
- Nội
dung chạy 100m (Nam): 01 hạng nhất, 01 hạng nhì.
- Nội
dung chạy 100m (Nữ): 01 hạng nhì
- Nội
dung chạy 200m (Nữ): 01 hạng nhì
3.5. Tài liệu kèm theo: không
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/