Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
MỤC LỤC
NỘI DUNG |
Trang |
MỤC LỤC |
1 |
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN |
2 |
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG
KIẾN |
3 |
1. Nêu vấn đề của Sáng kiến |
4 |
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến |
4 |
* Giải pháp 1: Tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh. |
4 |
* Giải pháp 2: Chuẩn
bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho trẻ chơi, tạo ra môi trường đẹp thu hút chú ý
trẻ. |
5 |
* Giải pháp 3: Tập
cho trẻ thói quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ. |
6 |
* Giải pháp 4: Tạo
sự gần gũi thân thiện với trẻ |
6 |
* Giải pháp 5: Hết
lòng yêu nghề mến trẻ |
6 |
3. Hiệu quả khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến |
7 |
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
VÀ ĐỀ XUẤT |
8 |
1. Kết luận |
8 |
2. Đề xuất |
8 |
DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO |
9 |
Chương I : TỔNG QUAN
1. Cơ sở lý luận:
Trẻ em là mầm sống, là vận mệnh tươi sáng
của dân tộc. Giáo dục trẻ em luôn là một trọng trách cao cả đối với Đảng và nhà
nước ta. Mang trên mình sứ mạng cao cả của một người giáo viên là mang trọng
trách cao cả của dân tộc. Đặc biệt là đối với những người giáo viên mầm non
chúng ta, những người có nhiệm vụ gieo hạt, uốn nắn những mầm xanh ngay từ
những ngày đầu đến trường. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy người giáo viên
luôn phải tìm tòi học hỏi, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
tận tâm tận lực cho công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ trên hết là người giáo
viên phải có cả tâm lẫn đức.
2. Phương pháp tiếp cận tạo ra Sáng kiến.
Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc
giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang
đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật
yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển ở những bậc học tiếp
theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ
đạt được những thành công nhất định.
Việc
giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng quan
trọng. Mỗi năm đối tượng các trẻ khác nhau và cách làm quen với trẻ cũng phải khác nhau. Phụ huynh thì thường
hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu cũ với cháu mới và lo lắng không
biết cô đối xử với các con có tốt không? Làm sao để trẻ sớm thích nghi với
trường lớp mầm non? Vấn đề giúp trẻ sớm hoà nhập vào môi trường mới luôn làm tôi
trăn trở và tôi luôn tìm mọi cách giúp các bé thích nghi thật sớm với trường lớp
Mầm Non.
3. Mục tiêu cần đạt được:
Chính sự quan trọng trong việc giúp trẻ thích nghi với trường lớp mầm
non giúp trẻ hòa nhập vào môi trường mới. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm Non ở trường mầm non’’ Bản
thân tôi là giáo viên mầm non muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ giúp trẻ thích nghi sớm với môi
trường tại trường mầm non.
Chương II :
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Vấn đề của Sáng kiến:
Trong
năm học 2018 - 2019, tôi được phân công dạy lớp Nhà trẻ, các bé trong lớp tôi
đa phần đều lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên phải xa rời vòng tay gia đình để
đến với một môi trường mới không quen thuộc với biết bao điều xa lạ nên không
tránh khỏi những bỡ ngỡ cho trẻ, khiến đa số trẻ đều nhõng nhẽo khi phụ huynh
đưa đến lớp, do trẻ lần đầu tiên đến trường, bất ngờ bị tách xa mẹ xa người thân,
phải thay đổi môi trường sống đột ngột nên trẻ rất sợ hãi và khóc nhiều điều đó
làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của trẻ.
Khi mới vào lớp trẻ cảm thấy thật bỡ
ngỡ, bao nhiêu người xa lạ trẻ cảm thấy rất cô đơn và sợ hãi. Mặc dù là lớp Nhà
trẻ đã bước vào hai tuổi, nhưng nhiều trẻ mới đến lớp không chịu vào lớp học,
khóc và ôm ba mẹ không rời, ngày hôm sau không dám đến trường vì lạ bạn, sợ cô, vì nhõng nhẽo
với ba mẹ…. Về phần phụ huynh thì không dám tin tưởng bỏ con lại một mình ở
lớp, đắn đo băn khoăn không biết con mình có đi học được hay không , lo sợ con sẽ
khóc nhiều khi xa ba mẹ rồi sẽ bị bệnh, sợ con sẽ không quen với chế độ sinh
hoạt ở nhà trường….
Làm sao để phụ huynh yên
tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô? Làm thế nào để trẻ thích học,
thích đến trường? Làm sao để trẻ thích nghi với trường lớp mầm non cách sớm
nhất? Và làm thế nào để với trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui? Tôi đã thực hiện áp dụng vài biện
pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên lòng và để trẻ đến lớp mà không sợ sệt, dễ
dàng thích nghi với trường lớp mầm non, qua vài ngày sau sẽ ham thích đi học, tôi xin chia sẻ những gì tôi đã làm được, đã rút
ra được trong suốt thời gian giảng dạy vừa
qua của mình xin được
chia sẽ cùng các đồng nghiệp “Một số
biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường lớp Mầm Non ở trường mầm non”.
+
Thuận lợi: Lớp học khang trang, phòng học sạch sẽ thoáng mát lớp học có đầy đủ
các loại đồ dùng , đồ chơi đẹp, môi trường thân thiện trẻ được vui chơi cùng cô
và các bạn trong lớp.
+
Khó khăn :Một số phụ huynh chưa quan tâm đến chuyên cần, đưa trẻ đến
lớp không theo quy định và chưa phối hợp tốt
với nhà trường trong việc chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Trẻ mới đến trường lớp chưa quen bạn, các cô
còn khóc nhiều ảnh hưởng khi cô giáo tổ chức hoạt động học.
Quả thật lúc đầu tôi thật chán nản khi trẻ khóc nhiều, tôi thấy
thật sự khó khăn khi hướng trẻ hoà nhập vào môi trường mới, nhưng vì lòng yêu
nghề mến trẻ tôi đã cố gắng tìm mọi cách đưa trẻ của tôi hoà nhập thật nhanh vào
môi trường hoàn toàn mới.
Khi mới
đi học trẻ khóc rất nhiều, hay đòi chạy
ra cổng về nhà, điều này gây khó khăn rất lớn trong việc dạy trẻ và giáo dục
đối với các trẻ khác, những trẻ không khóc cũng sẽ dễ bắt chước khóc theo khi
thấy bạn khóc. Từ tình hình đó tôi đã nghĩ ra nhiều cách để khắc phục tình
trạng này , dưới đây là các biện pháp nhỏ của tôi đã thực hiện trong việc dạy
dỗ các trẻ mới đến lớp lần đầu mà tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua.
2.
Một số giải pháp thực hiện đạt hiệu quả:
* Giải
pháp 1: Tạo được niềm tin với trẻ và phụ
huynh.
Những
ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ. Khi được
ba mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên trẻ thường ôm chặt lấy ba mẹ không muốn rời
xa và nhìn xung quanh một cách dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và tách
rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô, sợ đi học. Chính
vì thế khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và làm quen bằng
những câu hỏi đơn giản thân mật như: “Con tên gì?”, ”Con mấy tuổi?”, “Con có
muốn vào lớp chơi cùng cô và các bạn không?”…. Sau đó trò chuyện với phụ huynh
và từ từ vuốt ve trẻ, kế đến là nắm tay trẻ thật nhẹ nhàng, đó là bước khởi đầu
để trẻ cảm thấy an lòng.
Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều, khi đón trẻ tôi thường an ủi phụ
huynh trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con, sợ con sẽ khóc nhiều làm
ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Những lời động viên sẽ giúp họ an tâm hơn và
khi nhận trẻ từ tay ba mẹ tôi nắm tay trẻ, ở gần bên trẻ và nói chuyện thật nhẹ
nhàng.
Đối với các cháu lần đầu tiên đến trường , thường ôm chặt lấy ba mẹ
không
chịu rời, tôi không vội vàng tách cháu
ra khỏi vòng tay phụ huynh ngay mà chỉ đến chào hỏi phụ huynh, trò chuyện, mỉm
cười với trẻ để làm quen trẻ tránh cho trẻ bị hụt hẫng và có cảm giác bị bỏ rơi.
Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng ba mẹ mà không chịu chơi
cùng bạn .Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán, sở
thích của trẻ để dễ dàng tìm kiếm biện pháp thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ
cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong
lớp.
* Giải
pháp 2: Chuẩn bị nhiều đồ chơi hấp dẫn cho
trẻ chơi, tạo ra môi trường đẹp thu hút sự chú ý trẻ.
* Tôi tổ
chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nhỏ nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và
quan sát biểu hiện của trẻ mới vào lớp.
Trưng bày ở các góc chơi nhiều đồ chơi hấp
dẫn kích thích trẻ chú ý và thích chơi.
Tôi nhập vai
cùng chơi với trẻ để tạo sự thân thiện gần gũi.
* Yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham
thích đi học của trẻ. Trường Mầm Non Thái Mỹ có không gian rộng rãi, thoáng
mát, khu vực chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi phong phú thu hút được trẻ.Tôi sẽ
dắt trẻ ra sân chơi, tổ chức nhiều trò chơi dân gian như mèo đuổi chuột, dung
dăng dung dẻ…, hoặc chơi các trò chơi vận động đơn giản như đi cà kheo bằng
lon, nhảy lò cò…, hay chỉ cần trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh
sân trường, cho trẻ chơi đu quay, chơi bập bênh, kể chuyện cho bé nghe, việc
này sẽ gây hứng thú và chiếm được nhiều cảm tình của trẻ.
Khi dắt trẻ trở vào lớp, tôi cùng trẻ
dạo quanh lớp, gợi hỏi trẻ những đồ vật, đồ chơi này tên là gì để trẻ trả lời, nếu
trẻ trả lời không được hoặc không thích trả lời, tôi sẽ gợi ý và giúp trẻ trả
lời.
Trong lớp tôi luôn tìm tòi sáng tạo
thêm nhiều góc chơi: góc thiên nhiên, góc thư viện, góc tạo hình, góc chơi thao
tác vai, góc âm nhạc …có nhiều đồ dùng đẹp mắt để lôi cuốn trẻ.
* Giải pháp 3: Tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói
quen cũ của trẻ.
Có thể vài ngày đầu, tôi vẫn sẽ chiều theo nhiều thói
quen không tốt của trẻ như : ôm cặp bên mình, không chịu bỏ cặp lên kệ, ôm gối
ôm, không ăn thịt, rau, đậu hủ, hay ăn rất ít cơm,….Tôi sẽ từ từ tập dần thói
quen nề nếp của trường lớp cho trẻ đến
khi trẻ quen dần và hiểu chuyện tôi sẽ đưa trẻ vào nề nếp ăn ngủ, vệ sinh.
Đến giờ ăn tôi thường
để các bé khóc nhiều ngồi gần khuyến khích trẻ ăn hết suất ăn chứ không ép buộc
hay doạ trẻ, tạo một bầu không khí không có áp lực khi ăn, hay khen trẻ con ăn
giỏi quá, nếu trẻ vẫn không ăn thì tôi không ép trẻ ăn, tôi sẽ cho trẻ uống sữa,
ăn bánh và dặn phụ huynh cho trẻ ăn nhiều hơn khi về nhà.
Nếu trẻ không muốn ăn nữa
hoặc muốn ói tôi sẽ ngưng cho trẻ ăn vì
nếu trẻ ói thức ăn, trẻ sẽ rất sợ thức ăn ở trường. Khi đó tôi sẽ cho trẻ uống sữa
nhằm bù lại phần ăn cho trẻ. Vài ngày sau cho trẻ ăn tăng dần lên vài muỗng cơm,
trẻ sẽ dễ thích nghi với thức ăn ở trường, sau đó sẽ ăn nhanh gọn và hết suất ăn
của mình.
Không cho trẻ ăn quà vặt
trước giờ ăn để tạo sự thèm ăn cho trẻ.
* Giải pháp 4: Tạo sự gần
gũi thân thiện với trẻ.
Tôi luôn cố gắng trở thành người bạn
tin cậy của trẻ khi đến lớp, luôn thu hút trẻ vào những trò chơi nhỏ, hay vào
những bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao nhằm tạo sự quen thuộc như trẻ đang
ở nhà với mẹ . Giờ ngủ nếu trẻ chưa chịu ngủ, tôi cũng không ép trẻ vào nằm
chung với các bạn, tôi sẽ để trẻ tự do ngồi đâu trẻ thích, khi đó tôi sẽ đến nói
với trẻ lại đây nằm chơi với cô, con chỉ cần nằm chơi tí xíu khi nào các bạn ngủ
dậy cô sẽ cho con về. Hoặc tôi sẽ ngồi thuyết phục trẻ đến khi trẻ thấy buồn ngủ
thì lúc đó tôi sẽ để trẻ vào gối nằm.
Khi đón trẻ tôi cũng thường dặn phụ
huynh rước trẻ sớm để trẻ tập quen dần với môi trường mới và sẽ không có cảm
giác bị ba mẹ bỏ lại trường.
* Giải pháp 5: Hết lòng mến trẻ yêu nghề.
Ngoài những biện
pháp giúp trẻ thích nghi sớm với trường lớp Mầm non từ những kinh nghiệm thực
tiễn và kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp tôi đã áp dụng trong những năm học
qua, tôi còn đến với trẻ của bằng chính tình thương của mình, bằng lòng yêu nghề,
yêu trẻ như chính con đẻ của mình, luôn hoà mình vào thế giới của trẻ, luôn đáp
ứng kịp thời những nhu cầu của trẻ nhưng không vượt qua giới hạn, chăm sóc, yêu
thương trò chuyện để mỗi ngày trẻ đến lớp càng có thêm nhiều niềm vui, trẻ yêu thích đến lớp và ngày càng ngoan ngoãn
lễ phép hơn.
Sau khi các trẻ mới đã
quen trường, quen lớp, quen bạn , tôi bắt đầu dạy trẻ cách chào hỏi cô khi đến
lớp, chào mẹ con đi học và thưa ba mẹ khi đi học về, biết nói cảm ơn khi cô và
mẹ cho quà, sữa, bánh ….
3. Hiệu
quả và khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
Qua việc thực hiện " Một số biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi
với trường lớp Mầm Non ở trường
mầm non’’ Tính đến thời điểm hiện tại 85%
trẻ ở lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ những trẻ cá biệt có thể xem là rất khó hòa
nhập với môi trường mới tôi cũng đã dần dần tạo được sự thân thiện, gần gũi,
hướng trẻ hòa nhập vào trường lớp một cách tốt nhất. Tôi đã tạo được môi trường học thân thiện, cô giáo như người mẹ
người bạn đôi khi là người chị của trẻ và đã gặt hái được những thành công nhất
định.
Nội dung |
Khảo sát
đầu năm |
Sau khi
áp dụng giải pháp |
So sánh |
||
Số trẻ đạt |
Tỷ lệ |
Số trẻ đạt |
Tỷ lệ |
||
Trẻ đi học không khóc |
8/18 |
40% |
16 |
88% |
Tăng 48% |
Trẻ thích trò chuyện với bạn và cô giáo |
7/18 |
38% |
16 |
88% |
Tăng 50% |
Trẻ thích đi học |
5/18 |
27% |
9/18 |
50% |
Tăng 23% |
Trẻ thích nghi với trường lớp mầm non |
7/18 |
38% |
16 |
88% |
Tăng 50% |
Thật không có gì vui sướng hơn khi nhìn những nụ cười
tươi hồn nhiên của các bé và tôi cảm thấy mình đã đúng khi đến với trẻ bằng cả
tấm lòng và nhận lại ở trẻ những niềm hạnh phúc lớn nhất với nghề giáo viên Mầm
Non mà tôi đã chọn. Mặc
dù còn có những thiếu sót nhưng tôi cảm thấy mình đã gặt hái được những thành
công như mong đợi, tôi tự hứa với lòng
sẽ luôn yêu thương, đến với trẻ bằng con tim chứa chan tình cảm, tâm huyết với
nghề.
CHƯƠNG III:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi
đã sử dụng trong thời gian qua. Xin được chia sẻ cùng quý đồng nghiệp.
Tôi cảm thấy mình đã hoàn thành tốt
vai trò của một cô giáo mầm non. Tôi đã tạo được niềm tin vui, an tâm, tin
tưởng cho các bậc phụ huynh khi trao con trẻ cho tôi. Các cháu ở lớp tôi thường
nhanh vào nề nếp, ngoan ngoãn tự tin khi giao tiếp, khả năng tự phục vụ ngày
càng tốt hơn.
2. Đề xuất:
Bài
viết này còn rất nhiều thiếu sót và chưa có nhiều kinh nghiệm với một giáo viên
tuổi nghề còn non trẻ như tôi, kính mong nhận được sự bổ sung góp ý chân thành
của hội đồng khoa học, của các bạn bè, đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường để
bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giúp trẻ sớm thích nghi với
trường lớp mầm non.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuốn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non .
3. Nguồn tư liệu trên mạng internet.
4. Tạp chí GDMN.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/