Tải miễn phí kho sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm mầm non miễn phí, skkn 5-6 tuổi miễn phí,...
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5 - 6 tuổi, Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5 - 6 tuổi hay nhất, Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5 - 6 tuổi mới nhất, skkn mầm non, skkn mầm non hay nhất, skkn mầm non 5-6 tuổi,
MỤC LỤC
1
1.Mở đầu
1.1.
Lí do chọn đề tài
1.2.
Mục đích nghiên cứu
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học
3.
Kết luận và kiến nghị
3.1.
Kết luận
3.2.
Kiến nghị
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Búp
trên cành là phần lộc non, tươi mới và đẹp đẽ, cần được chăm sóc và bảo vệ để
trở thành cành lá xum xuê trong tương lai. Chăm sóc trẻ thơ, bảo vệ “búp trên
cành” là hạnh phúc của chúng ta hôm nay, là chăm lo cho tương lai chúng ta mai
sau. Chăm sóc trẻ thơ là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vấn
đề đang được quan tâm nóng trên thế giới đó là tự kỷ. Chăm sóc các cháu bị tự kỷ
là một công việc vất vả, khó khăn cần có nhiều phương pháp, biện pháp để giáo dục,
chăm sóc sao cho phù hợp.
Trong
mỗi chúng ta, khi nhắc đến hai từ “tự kỷ” nó không còn là một cái gì đó xa lạ nữa,
mà tự kỷ ngày một xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tự kỷ là vấn
đề nhức nhối đối với gia đình, nhà trường và xã hội, nó không còn nằm trong phạm
vi nhỏ hẹp mà ngày càng nhiều hơn nữa những trẻ nhỏ mắc bệnh tự kỷ.
Ngày
nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm
non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất
quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành rất nhiều tài liệu, đăng bài viết trong
các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách
giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non.
Ngay
từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số
lượng trẻ tự kỷ thể nhẹ. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự
phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập
cụ thể, phù hợp với trẻ tự kỷ. Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu
nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng bản thân tôi thấy đây là một vấn đề mới
mẻ, nóng và hết sức khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục.
Là
một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ
học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để
phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các
biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện
pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác
trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do
đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5 –
6 tuổi Trường Mầm non”.
1.2. Mục đích của đề tài:
+
Đánh giá thực trạng sự nhận thức, giao tiếp xã hội và tưởng tượng của trẻ tự kỷ
khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
+
Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục
bình thường
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một
số trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo Trường Mầm non …..
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp quan sát.
-
Phương pháp trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
-
Phương pháp sử dụng tình huống.
-
Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
-
Phương pháp trao đổi với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Tự
kỷ là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầuđời, thường
trước 3 tuổi. Trẻ mắc chứng tự kỷ ít có sự giao tiếp, tương tác xã hộinên các mối
quan hệ và các mặt tâm lý và xã hội đều hạn chế. Để trẻ tự kỷ trởthành những đứa
bé bình thường thì những người xung quanh nên tránh sự kì thịvới trẻ. Để giúp
trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng tốt hơn thì cần thiết phải có sựliên hệ mật thiết
giữa cha mẹ, người chăm sóc trẻ và nhà trường về phương phápvà hướng tác động
phù hợp với trẻ.
Tự
kỷ là tự kỷ phức tạp về phát triển, ảnh hưởng đến nhiều
khả năng nhưtrí hiểu, sử dụng ngôn ngữ, giao tế, biểu lộ tình cảm, vân vân. Những
biểu hiệncủa tự kỷ thường có thể thấy trong ba năm đầu đời. Ở những cá nhân
khác nhau,những biểu hiện bệnh cũng khác nhau về hình thái và mức độ. Mặc dù
không thểchữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có
thểgiúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của
chúng.
Tự
kỷ là một dạng hội chứng bệnh rối loạn về sự phát triển thường gặp ở trẻ em.
Đây là một bệnh khá mới mẻ trong những năm gần đây, nguyên nhân vẫn còn chưa rõ
ràng và cũng chưa có thuốc đặc trị, những biểu hiện của trẻ bị mắc hội chứng này
thường lập dị, ít giao tiếp, và thường có xu hướng chơi một mình.
Trẻ
tự kỷ thường quá say mê một vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay.
Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu
hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.
Trẻ
tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với
bố mẹ và người thân trong gia đình. Trẻ không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không
quan tâm đến những hoạt động xung quanh mình. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không
giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử
chỉ cơ thể.
Trẻ
bị mắc chứng rối loạn tự kỷ này sẽ gặp bất lợi trong cuộc sống do thiếu nhiều kỹ
năng sống và kỹ năng giao tiếp xã hội, tuy vậy, một số trẻ bị bệnh này lại có những
lợi thế về khả năng và tố chất đối với toán học, kỹ thuật và tin học.
Tự
kỷ là một căn bệnh mới và vẫn đang được nghiên cứu để tìm ra các hướng điều trị.
Cũng chưa có phương pháp phòng bệnh rõ ràng. Cách tốt nhất là các bậc cha mẹ có
con bị bệnh cần dành nhiều thời gian chơi với con hơn so với đứa trẻ bình thường
và trẻ cần được đưa đến thật nhiều ở những nơi công cộng, nơi có đông người để
học nói, học giao tiếp, rèn luyện khả năng tập trung chú ý, hoặc cho trẻ sớm đến
trường mầm non.
Skkn được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/
Trong
lớp học trẻ tự kỷ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp không lời
như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay. Trẻ không chơi với ai, chỉ một mình, không quan
tâm, biểu lộ tình cảm với người khác, nhìn người như nhìn đồ vật.
Trẻ
chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu,
hoặc ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp ví dụ như người lớn hỏi gì, trẻ không trả lời
được mà lặp lại chính câu hỏi. Trẻ không biết chơi đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập
rồi ném đi. Một số trẻ tự kỷ khác lại có sự quan tâm dai dẳng đến các chi tiết của
đồ vật một cách say sưa mê mẩn, trẻ có sự ham thích kỳ lạ đối với một số đồ vật
như thường bị cuốn hút bởi những vận động khác thường như thích nhìn quạt trần
xoay, đèn, nhìn chăm chú vào nơi có ánh sáng và đặc biệt một số trẻ rất thích
xem chương trình quảng cáo trên truyền hình.
Một
số em có những cử chỉ tay chân bất thường, dập khuôn như vê tay, xoắn vặn tay,
không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ. Không bắt
chước như mọi trẻ em khác, không thích nghi với sự thay đổi.
Vì
vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục
khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc
sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớphọc, đồng thời
áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết
sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh
hành vi phù hợp.
Giúp
trẻ tự kỷ hòa nhập trong Trường Mầm non là điều cần thiết và là nền tảng vững
chắc cho sự phát triển đối với trẻ tự kỷ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần
thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỷ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể
thay đổi tiến bộ được. Để giáo dục trẻ tự kỷ có thể hòa đồng được với cuộc sống
xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập trong
Trường Mầm non không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động
kiên trì, tâm huyết từ cô giáo, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh
trẻ.
2.2. Thực trạng.
Trường
mầm non Thị trấn Thường Xuân nằm trên địa bàn Thị trấn huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa. Nhà trường luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát xao của Phòng giáo dục
về công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
-
Đội ngũ cán bộ giáo viên tư tưởng, đời sống ổn định, nhiệt tình, tâm huyết trách
nhiệm cao trong công việc. Luôn tích cực học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.
-
Năm 2018 – 2019 bản thân được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp5– 6 tuổi, Trường
Mầm Non Thị trấn Thường Xuân. Với tổng số là 33 cháu, có17 cháu gái và 16 cháu
trai, có 2 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Lê Đình Long Vũ và cháu Lê Duy Khánh
2.2.1. Thuận lợi.
-
Bản thân tuổi đời còn trẻ, có lòng yêu nghề mến trẻ, say mê học tập và nghiên cứu
tài liệu, học tập những kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp
-
Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà trường đầu
tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ
cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
-
Được sự quan tâm chỉ đạo sát xao của Ban giám hiệu nhà trường, giúp đỡ tạo mọi
điều kiện để bản thân nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
-
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có nhận thức tốt, nhiệt tình, quan tâm đến công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự
kỷ tại lớp .
*Đối
với trẻ tự kỷ:
-
Trẻ có sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển bình thường về
mặt thể trạng.
-
Trẻ có khả năng phối hợp các vận động tinh, vận động thô bình thường
2.2.2. Khó khăn.
-
Bản thân tôi không được theo học chuyên ngành giáo dục đặc biệt nên chưa có được
nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục
bình thường.
-
Các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình
thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
-
Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ còn thiếu thốn
chưa đáp ứng được yêu cầu về giáo dục trẻ tự kỷ.
-
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ
tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp nhiều
khó khăn.
*Đối
với trẻ tự kỷ:
+
Trẻ sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan
tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
+
Trẻ chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp. Không có sự giao tiếp
bằng mắt với người khác.
+
Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm. Luôn lặp đi
lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
+
Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào
cấu, thích ở một mình …
+
Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích chơi 1hoặc vài
trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.
+
Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác. Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
+
Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra
hàng ngày. Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
+
Thường xuyên ăn vạ. Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung
tung. Không phản ứng với lời nói của người khác
+
Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
+
Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi
không được đáp ứng nhu cầu.
Bảng khảo sát đầu năm học 2017 – 2018
Nội
dung đánh giá |
Đạt |
Không
đạt |
-
Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời |
10% |
90% |
-
Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi |
20% |
80% |
-
Thiếu chia sẻ quan tâm |
10% |
90% |
-
Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm |
10% |
90% |
Từ những thuận lợi và
khó khăn trên, bản thân tôi đã đúc rút cho mình những biện pháp cụ thể đối với
từng đối tượng trẻ tự kỷ. Các biện pháp này đã được vận dụng trong nhiều năm
qua và đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm.
2.3.1. Tạo môi trường lớp học gần gũi thân thiện.
Môi
trường học tập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Yếu
tố môi trường trong giáo dục trẻ tự kỷ không chỉ góp phần giúp trẻ hình thành
nhân cách con người mà quan trọng hơn là giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường
xã hội một cách dễ dàng hơn.
Ngay
từ đầu năm học khi nhận lớp, bản thân tôi cùng giáo viên đứng lớp đã giành rất
nhiều thời gian để trang trí lớp học cho thật là sinh động và hấp dẫn, tạo môi trường
lớp học gần gũi, thân thiện, ấm cúng từ đó trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu, sự
quan tâm đối với trẻ là môi trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có sự phân
biệt đối xử, giúp trẻ sống hòa đồng; là môi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều
kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ
phát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện
và hợp tác: Giáo viên với giáo viên,
giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, cha mẹ, người
chăm sóc trẻ với nhà trường và cộng đồng. Môi trường học thân thiện làmôi trường
thân ái, thu hút trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia bày tỏ ý kiến, ý kiến của
trẻ được lắng nghe và tôn trọng. Từ đó giúp trẻ giải quyết những khó khăn vướng
mắc cũng như đưa ra những định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn. Môi trường
học thân thiện là môi trường xanh, sạch, đẹp, nơi trẻ được bảo vệ, chăm sóc, an
toàn.
Ảnh: Môi trường học tập thân thiện của bé
2.3.2.
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích của trẻ tự kỷ, quan tâm chăm sóc đặc biệt
đối với trẻ.
Bản
thân tôi sau khi nhận lớp, khảo sát tình hình của lớp đầu năm, tôi đã nắm được
số trẻ có biểu hiện tự kỷ trong lớp tôi là hai cháu. Từ đó tôi tìm ra các biểu
hiệu đặc biệt của từng trẻ, hướng trẻ vào hoạt động theo mục tiêu đã xây dựng
nhưng phải dựa trên sở thích của trẻ.
Khi
giao việc cho trẻ tôi đã chia công việc theo từng bước nhỏ để trẻ dễ thực hiện.
Khi trẻ tự kỷ có biểu hiện phá phách và ngang bướng, không biết nghe lời. Để
giúp trẻ kiềm chế cảm xúc tôi đã đưa trẻ đi dạo, cho trẻ ngồi vào một góc yên
tĩnh và nhẹ nhàng bảo trẻ ngồi xuống để trẻ có thời gian thư giãn và ổn định lại
tâm lý, sau vài phút tôi sẽ trao đổi với trẻ xem trẻ có còn quậy phá khi quay lại
chơi với các bạn nữa không và có hình thức răn đe nhẹ nhàng.
Skkn được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/
Ở
hoạt động chiều tôi thường tổ chức cho cháu chơi cùng với các một số trò chơi
nhẹ nhàng và hướng dẫn cụ thể cho trẻ hiểu. Trong quá trình chơi tôi đặc biệt
quan tâm và theo dõi chặt chẽ biểu hiện hành động của trẻ tránh để trẻ rơi vào
tình trạng cô lập hoặc gây những hàng động ảnh hưởng đến trẻ khác
2.3.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ theo các chủ đề.
Do
nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của từng trẻ tự kỷ trong lớp về trình độ nhận
thức, kỹ năng tham gia các hoạt động của trẻ tự kỷ không giống như trẻ bình thường.
Nên vào mỗi chủ đề bản thân tôi đã lập kế hoạch giáo dục riêng đối với trẻ tự kỷ
đảm bảo phù hợp với trẻ. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, sẽ
giúp tôi chủ động hơn trong công việc của mình, định hướng công việc thực hiện
đối với trẻ tự kỷ theo từng chủ đề.
Kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ 5 – 6 tuổi học hòa nhập theo chủ
đề
Chủ
đề |
Mục
tiêu giáo dục |
Nội
dung giáo dục |
Trường Mầm non -
Tết Trung thu |
-
Trẻ biết tên trường, tên lớp học
của trẻ. Biết địa chỉ trường |
-
Tên các cô giáo của lớp, các bạn trong lớp, các khu vực sinh hoạt của lớp, vị
trí ăn cơm, uống nước, lau mặt, ngủ và một số góc chơi trong lớp …. -
Dạy trẻ tuân theo
một số quy định khi tham gia
các hoạt động trong ngày: Thể
dục sáng, hoạt động
học, hoạt động
ngoài trời, hoạt động góc, giờ
ăn, giờ ngủ, giờ chơi |
Bản
thân – Ngày 20/10 |
-
Trẻ có một số hiểu biết về bản
thân : Tên, tuổi, giới
tính của bạn thân. -
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho cơ thể mình |
-
Dạy trẻ giới thiệu về bản thân; nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ nét mắt phù
hợp với yêu
cầu, hoàn cảnh giao tiếp. -
Dạy trẻ cách thực hiện các bước lau mặt, rửa tay, xúc cơm ăn; hợp tác với
người lớn, mặc
quần áo phù hợp với thời tiết. |
Gia
đình |
-
Trẻ biết tên thể hiện tình cảm về
một số người thân trong
giađình. |
-
Trò chuyện cùng trẻ về gia đình thân yêu, những người thân trong gia đình -
Tìm hiểu về nhu cầu gia đình, một số đồ dùng gia đình |
Nghề
nghiệp |
-
Trẻ biết nghề nghiệp của bố, mẹ. |
-
Dạy trẻ biết gọi tên nghề nghiệp của bố mẹ . -
Cung cấp các loại từ liên quan đến các nghề gần gũi với trẻ: Bác sỹ, Cô giáo,
Bán hàng, Công an. -
Dạy trẻ biết thể hiện xúc cảm, tình cảm của
trẻ đối với
nghề nghiệp của bố mẹ, thông qua các hoạt động: vẽ, hát, tô màu, đọc
thơ. |
Thế
giới động vật |
-
Có một số hiểu biết về các con
vật gần gũi nhất với trẻ. |
-
Dạy trẻ Biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, ích lợi, tác hại, của một số
con vật gần gũi với trẻ: Chó, mèo, gà, vịt…. -
Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, chăm sóc các con vật. |
Thế
giới thực vật - Tết và
mùa xuân |
-
Biết tên gọi một số đặc điểm của cây,
hoa, quả, rau quen thuộc. - Trẻ
biết về những nét
đặc trưng của mùa xuân,
ngày Tết cổ truyền. |
-
Trò chuyện về thế giới thực vật: Dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, lợi
ích của các loại rau, củ, quả quen thuộc với trẻ: Bắp cải, Su hào,
cà chua, cá
rốt, rau muống, rau cải… -
Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệmôi trường: Không bẻ cành, gắt lá, hái hoa… -
Tìm hiểu, khám phá về Tết và mùa xuân qua các hoạt động trải nghiệm thực tế,
quan sát qua tranh ảnh, ti vi, máy tính… |
Phương tiện
và quy định giao thông |
- Biết
tên gọi, đặc điểm
đặc trưng của một số
phương tiện giao thông gần gũi với trẻ:
Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay. -
Biết một số quy định cơ bản khi tham gia giao thông đường bộ |
-
Tổ chức hoạt động khám phá về phương
tiện giao thông
gần gũi với trẻ. - Tổ
chức cho trẻ
quan sát qua tranh, hình ảnh. -
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi thực hiện quy định về an toàn giao thông đường
bộ (Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không được đùa nghịch khi ngồi
trên xe; trẻ em ra đường phải đi cùng người lớn) |
Nước
và các hiện tượng tự nhiên |
-
Biết lợi ích của một số hiện tượng
tự nhiên gần gũi với trẻ. -
Biết bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết: Mặc quần áo phù hợp với thời
tiết, đội mũ khi trời nắng, mặc áo mưa khi trời mưa… |
-
Tổ chức các hoạt động khám phá về nước, đất đá, cát sỏi.... -
Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên: Nắng, mưa, sấm, chớp…qua các quan sát và
trải nghiệm. |
Quê
hương –Bác Hồ kính yêu |
- Biết
địa chỉ nơi mình đang sống. -
Biết về Bác Hồ kính yêu. |
- Trò
chuyện với trẻ
về nơi trẻ sống. -
Trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ. Phối hợp cùng nhà trường
cho trẻ thăm quanLăng Bác. |
Trường
Tiểu học |
- Trẻ
biết địa điểm của trường Tiểu học và một
số đồ dùng của học sinh Tiểu học |
-
Trò chuyện về trường Tiểu học -
Tìm hiểu về một số đồ dùng của học sinh Tiểu học |
2.3.4 Tổ
chức các hoạt động tập thể Tổ chức các hoạt động tập thể trong
Trường
mầm non là tổ chức cho trẻ trong các ngày hội các ngày lễ các hoạt động giao
lưu, thăm quan, các buổi văn nghệ, các trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ tự kỷ
có một sân chơi bổ ích, giao lưu với các bạn và tăng cường sự tham gia của trẻ,
giáo dực trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề.
Đối
với các ngày lễ hội tôi quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các bạn
trong trường, trong lớp tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi, hào hứng cho trẻ tham
gia.
Đối
với các hoạt động giao lưu, thăm quan, tôi thực hiện đúng theo sự hướng dẫn, chỉ
đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường
Xuân. Tôi sẽ lựa chọn một trong ba hoạt
động để tổchức cho trẻ: Giao lưu hoặc lao động tự phục vụ hoặc đi thăm quan, dã
ngoại 1 lần 1 tuần thay cho thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động
góc.Vì vậy tôi tích cực liên hệ với giáo viên các khối, lớp khác trong trường
cho trẻ được giao lưu với nhau thông qua các trò chơi vận động.
Ảnh: Giao lưu văn nghệ cùng các bạn
2.3.5. Quan tâm trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Bản
thân là một giáo viên đồng thời cũng như mẹ của trẻ tôi luôn dành thời gian cho
những trẻ tự kỷ vào các giờ nghỉ cá nhân, chăm sóc, hỏi han dạy dỗ, tạo điều kiện
cho các con hòa nhập với các bạn, bổ sung thêm những kiến thức mà các con chưa
nắm được do tiếp thu chậm. Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với trẻ, nếu trẻ
sai thì khuyến khích các bạn khác giúp đỡ bạn, không phân biệt tạo cho trẻ cảm
giác cô độc và bị phân biệt, kỳ thị. Tôi còn quan tâm trẻ bằng cách cho ngồi bàn
đầu, ngay trước mặt để giúp trẻ tập trung hơn và sẵn sàng giúp đỡ trẻ khi trẻ cần.
Mỗi
trẻ tự kỷ là một cá nhân có năng lực, nhu cầu và cách thể hiện hành vi riêng của
mình. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn đồng hành với trẻ. Không dừng lại ở vai
trò là một người giáo viên mà đôi khi còn là một người mẹ, một người bạn thân
thiết luôn quan tâm, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để tạo điều kiện cho trẻ
nhanh chóng được hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường, hòa nhập xã hội.
Chính vì vậy, tôi đã quan tâm trẻ tự kỷ trong hoạt động sinh hoạt một ngày như
sau:
*
Giờ tập thể dục sáng: Trẻ gặp khó khăn về vận động, cũng như việc phối hợp các
vận động. Việc cho cháu tham gia vào các hoạt động, các bài tập thể dục sáng
không những giúp cho sự vận động của cơ thể dễ dàng hơn, hiệu quả hơn mà còn hỗ
trợ giác quan định hướng về không gian và ý thức về cơ thể. Bởi vậy, trong giờ
thể dục sáng tùy theo điều kiện thời tiết mà tôi tổ cho trẻ tập thể dục sáng
trong lớp hoặc ngoài sân. Nhưng phải đảm bảo an toàn, tạo cảm giác sảng khoái
cho trẻ. Đối với trẻ tự kỷ thì những nơi có môi trường thiên nhiên sinh động, có
cỏ cây, hoa lá, âm thanh êm dịu là điều kiện tốt giúp trẻ hòa nhập với môi trường
mầm non.
Ngoài
ra bản thân luôn quan tâm đến các thiết bị thể dục sáng, đặc biệt là việc huy động
các nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên như: Vòng, gậy, dây, hoa, các đồ dùng dụng
cụ âm nhạc làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên để giúp trẻ tự kỷ cảm nhận âm
thanh và thích thú vận động hơn.
*
Giờ hoạt động ngoài trời:
Hoạt
động ngoài trời là một trong những hoạt động cực kỳ bổ ích đối với trẻ tự kỷ,
giúp trẻ tự kỷ được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Trẻ mạnh hơn hơn, tự tin
hơn, giúp trẻ giảm bớt cảm giác e dè, sợ sệt. Khi ra ngoài trời trẻ được tiếp
xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh, học được cách thích nghi với mọi điều kiện
hoàn cảnh khác nhau, khám phá những điều mới lạ sẽ giúp trẻ có một số hiểu biết
sơ đẳng. Từ đó giúp trẻ tự kỷ gần gũi và dễ hòa nhập hơn trong cuộc sống.
Bản
thân đã thiết kế một số hoạt động giúp trẻ dần tiến đến chức năng cảm nhận bình
thường để tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ
-
Tưới cây, nhổ cỏ. Chăm sóc cây xanh
-
Nhặt lá vàng rơi
-
Bắt chước tiếng kêu của các con vật
-
Chơi với cát,với nước
-
Quan sát thời tiết trong ngày
Ảnh: Cùng cô chăm sóc cây
*
Giờ hoạt động góc:
Có
thể nói chơi là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu chính đáng của đứa trẻ. Vui
chơi còn có vai trò quan trọng đối với việc học tập và phát triển của trẻ
Đối
với trẻ tự kỷ hoạt động chơi giúp trẻ được giao tiếp, chia sẻ với các bạn, được
bắt chước những điều mà trẻ không làm được trong cuộc sống. Từ đó tạo cơ hội tốt
để trẻ hòa nhập với các bạn, với cô giáo và mọi người xung quanh trẻ.
Trẻ
tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác, không biết thể
hiện nhu cầu, mong muốn, thái độ của mình cho người khác hiểu. Bản thân trẻ
luôn muốn tách mình ra khỏi tập thể lớp, luôn né tránh giao tiếp, không biết sự
luôn phiên, không biết luật chơi và đặc biệt còn gặp khó khăn với các trò chơi
đóng vai. Mà trò chơi đóng vai là trò chơi chủ đạo trong hoạt động góc nên khi
tổ chức hoạt động góc, tôi luôn tạo điều kiện để trẻ được hòa đồngvới các bạn
trong lớp, nắm được luật chơi, cách chơi, biết chơi đoàn kết với bạn.
Hiểu
rõ được vai trò của hoạt động góc với trẻ tự kỷ tôi đã chú trọng vào các yếu tố
sau đây:
+
Tạo môi trường gần gũi, thân thiện cho trẻ hoạt động tích cực: Chuẩn bị đa dạng
các loại đồ chơi
+
Các góc, khu vực chơi được bày biện, trang trí với màu sắc hài hòa, hấp dẫn trẻ.
+
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi thuận tiện cho trẻ dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng
+
Tôn trọng trẻ, đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú của trẻ. Không áp đặt trẻ.
+
Khuyến khích trẻ chủ động, tự lực, tự tin
+
Khuyến khích trẻ tự kỷ tương tác cá nhân, giao tiếp cùng các bạn
*
Giờ ăn:
Đối
với trẻ tự kỷ việc hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ là vô cùng quan trọng.
Trong giờ ăn tôi luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, nói năng dịu
dàng, động viên trẻ ăn hết suất của mình và ăn đa dạng các loại thức ăn khác
nhau. Giúp trẻ biết rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Đồng thời tôi cũng giáo
dục trẻ một số hành vi văn minh trong ăn uống:
+
Ngồi ngay ngắn khi ăn
+
Ăn gọn gàng, không rơi vãi
+
Nhai kỹ, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn
+
Không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn
+
Không bốc thức ăn
Đối
với trẻ không chịu xúc ăn, ăn chậm. Tôi động viên trẻ nhẹ nhàng, thỉnh thoảng
xúc cho trẻ.
Sau
khi trẻ ăn xong tôi hướng dẫn trẻ lau mặt, rửa tay. Uống nước, xúc miệng sau
khi ăn. Nhắc nhở trẻ không đùa nghịch, không chạy nhảy sau khi ăn.
Ảnh: Giờ ăn của bé
*Giờ
ngủ:
Phòng
ngủ của trẻ tôi luôn chú trọng 3 vấn đề cơ bản đó là: Yên tĩnh,thoáng mát về
mùa hè và ấm về mùa đông. Đảm bảo đầy đủ các loại đồ dùng, trang thiết bị phục
vụ cho giờ ngủ như: Chiếu, sạp ngủ, thảm, chăn, gối, tủ đựng đồ. Thường xuyên
giặt, phơi chăn, gối, chiếu, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.
Đối
với trẻ tự kỷ, tôi luôn nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ, cho trẻ nằm đúng
chỗ của mình, giúp nằm ngay ngắn, vỗ về trẻ nhẹ nhàng.
Để
trẻ đi vào giấc ngủ nhanh tôi luôn tôn trọng thói quen và tư thế nằm ngủ của trẻ.
Mở những bản nhạc, những bài hát ru êm ái, dịu dàng có tác dụng nhẹ nhàng đưa
trẻ vào giấc ngủ.
Ảnh: Giờ ngủ của bé
*Giờ
hoạt động chiều
Sau
khi ngủ dậy, tôi tổ chức cho trẻ và các bạn trong lớp sử dụng các bài tập nhẹ
nhàng như: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ; Ồ sao bé không lắc.
Khi
tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức rèn các kỹ năng sống, các kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ thông qua các hoạt động: Dạy trẻ đi tất, dạy trẻ đánh răng, tự mặc quần
áo…
2.3.6. Rèn kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.
Ngoài
việc học những kiến thức về thế giới xung quanh, tôi chú trọng việc rèn luyện về
kỹ năng sống. Đây là một trong những môn học đặc thù trong trường chuyên biệt.
Trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ như tắm rửa, đi vệ sinh...., chưa hiểu những qui
định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội. Một vấn đề quan trọng nữa là trẻ
chưa nhận biết được sự nguy hiểm nên có thể có những hành động như sử dụng kéo,
cho tay vào ổ điện... ảnh hưởng đến an toàn của bản thân trẻ. Do đó, việc rèn
luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản này đối với trẻ là điều bắt buộc phải có.
Rèn
kỹ năng bảo vệ an toàn: Tôi luôn nhắc trẻ không được cho tay vào ổ điện, sờ tay
vào nước nóng, không chơi với dao, kéo…
Rèn
kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tự phục vụ bản thân
như: Tự lau mặt, rửa tay, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự mặc quần,
tự đi tất thông qua hình ảnh như các bước rửa tay đúng cách, cách ngồi vào bồn
đi vệ sinh…
Rèn
luyện kỹ năng lễ giáo: Tôi luôn giáo dục các cháu biết chào cô, bố mẹ khi đi đến
lớp, chào cô và các bạn khi ra về. Thời gian đầu năm trẻ chưa biết nói, tôi hướng
dẫn cháu sử dụng tay để chào, cả năm tôi dạy trẻ nói từng từ để tạo thành câu
“Con chào cô, tôi chào các bạn”. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết cảm ơn khi có
người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm bạn đau hay làm sai một việc gì đó.
Kích
thích giác quan: Trẻ tự kỷ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của giác quan. Sự
mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả năm giác quan hoặc mất khả năng ở một
hoặc nhiều hệ thống trên.
Do
vậy tùy vào khả năng của trẻ mà tôi tạo điều kiện để giúp các con dần dần tiến đến
chức năng cảm nhận bình thường như:
+
Để phát triển xúc giác tôi cho trẻ vẽ, nặn, chơi với cát…
+
Để phát triển thính giác tôi cho trẻ lắng nghe các bản nhạc, chơi các tròchơi
âm nhạc, hay nâng cao khả năng nghe nhạc nhằm giúp trẻ hát, vận động phù hợp
theo giai điệu, lời bài hát….
+
Để kích thích khứu giác, vị giác: Tôi luôn hỏi trẻ trong giờ ăn các con thấy thức
ăn có ngon không? Mùi vị của nó như thế nào? Hay khi cho trẻ uống sữa tôi hỏi
trẻ: Con thấy sữa có vị gì? Sữa có thơm không? Tôi luôn động viên trẻ trả lời.
Nếu trẻ không trả lời được tôi gợi ý câu trả lời. Nếu trẻ trả lời đúng, tôi động
viên khen ngợi trẻ.
2.3.7. Công tác phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ
để chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà.
Không
ai có thể hiểu và biết về con mình bằng chính cha mẹ, do đó cha mẹ phải luôn là
người đồng hành với trẻ, với cô giáo trong quá trình can thiệp điều trị bệnh tự
kỷ cho trẻ tại nhà. Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ là
không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng
hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được mối
quan hệ mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ.
Bản
thân tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ thông
qua các hoạt động đón, trả trẻ, giữa tôi và cha mẹ, người chăm sóc trẻ luôn nhất
quán trong cách dạy trẻ: Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường phải mất 1 thời gian dài để
có thể thích nghi được với những gì chúng vừa được học khi bị chuyển từ một bối
cảnh này sang một bối cảnh khác, kể cả ở nhà. Vì vậy tạo ra một môi trường giống
nhau cho trẻ sẽ là cách tốt nhất để củng cố những gì chúng học được.
Cố
định một thời gian biểu: Trẻ tự kỷ thường đạt kết quả tốt nhất khi làm theo một
thời gian biểu cố định. Vì vậy, cha mẹ nên tạo ra một thời gian biểu cho trẻ với
các khung giờ không thay đổi cho các bữa ăn, giờ trị liệu, giờ học ở trường và
giờ đi ngủ.
Tôi
giới thiệu với gia đình trẻ những bài tập phát triển các lĩnh vực ngôn ngữ giao
tiếp, tình cảm kĩ năng xã hội, tâm vận động, phát triển giác quan, nâng cao sự
tập trung chú ý. Phối kết hợp với các giáo viên tại lớp, tôi trao đổi với cha mẹ,
người chăm sóc trẻ trẻ tập các bài tập này ở nhà. Để có các phương pháp giáo dục,
phương pháp can thiệp hành vi tốt nhất giúp trẻ rút ngắn khoảng cách với các
cháu bình thường tại lớp đưa trẻ hòa nhập với các bạn, với môi trường học tập
bình thường, với cộng đồng.
Skkn được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/
Tạo
ra môi trường xã hội cho trẻ: Hướng dẫn cho con về các giao ước xã hội bằng các
trò chơi đóng giả vai này vai kia và khuyến khích cổ vũ các con diễn đạt tình cảm
với cha mẹ, gia đình, anh em bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt. Tập cho con những
cách ứng xử đúng đắn như chào hỏi, lễ phép, ... qua các tình huống khác nhau.
Khi các con có những hành động không thích hợp cần phải có hình thức phạt rõ
ràng.
Tại
góc tuyên truyền, bảng tin hàng ngày tôi luôn ưu tiên lựa chọn nội dung về
tuyên truyền chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ và có những hướng dẫn cụ thể giúp cha
mẹ, người chăm sóc trẻ có biện pháp chăm sóc con mình tại nhà. Để làm tốt công
tác chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ, bản thân luôn tuyên truyền tới các bậc cha mẹ,
người chăm sóc trẻ về một số vấn đề sau:
+
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ hãy dành thời gian vui chơi với con nhiều hơn.
+
Tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ
+
Tuyên dương những hành vi tốt
+
Luôn nhất quán trong cách dạy trẻ
+
Cố định một thời gian biểu
+
Chú ý đến sự nhạy cảm về các giác quan của trẻ
+
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Chọn chế độ
dinh dưỡng khoa học, hợp lý của nhiều dưỡng chất khác nhau.
+
Nói không với sữa và những thức ăn chứa thành phần là sữa động vật. Hạn chế ăn
những đồ hải sản. Ăn nhiều những thực phẩm chứa nhiều đạm, chấtxơ, vitamin.
Trong
kế hoạch giáo dục cá nhân, tôi bổ sung kiến thức, củng cố các kỹ năng giúp trẻ
tại lớp hòa nhập. Các nội dung này được trao đổi với cha mẹ trẻ và được phối hợp
để rèn luyện trẻ trong gia đình. Phối hợp chặt chẽ cùng với gia đình, thường
xuyên trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên đầy đủ để vào sổ nhật ký “Theo
dõi trẻ tự kỷ” của lớp.
2.4. Hiệu quả sáng kiến.
Bảng khảo sát cuối năm học 2017 – 2018
Nội
dung đánh giá |
Đạt
|
Không
đạt |
-
Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời |
80% |
20% |
-
Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi |
80% |
20% |
-
Thiếu chia sẻ quan tâm |
70% |
30% |
-
Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm |
80% |
20% |
- Bản thân và các cô giáo
ở lớp đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập.
-
Có nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các góc chơi và các
hoat động khác.
-
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ rất hào hứng để sẵn sàng phối hợp cùng cô giáo trong
việc nâng cao chất lượng cho hoat động như: Cung cấp nguyên vật liệu, phế liệu
để làm đồ chơi; có ý thức tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các lớp học chuyên
biệt dành cho trẻ tự kỷ.
-
Trẻ đã thích tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp có ý thức, không còn chơi một
mình, biết chơi cùng bạn, biết ngồi ngoan nghe cô giảng bài.
-
Tuy vẫn còn chậm nói nhưng trẻ đã phát ra được 1 số âm, không còn la hét, đã điều
chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình.
-
Trẻ biết tập thể dục, biết vẽ, tô màu, dán, khi có sự giúp đỡ của cô
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
Nếu
trẻ bị tự kỷ không được can thiệp sớm, không được giáo dục hòa nhập trong môi
trường bình thường thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ mất đi cơ hội hòa nhập
với xã hội, với cộng đồng. Vì thế, việc nghiên cứu các biện pháp GDHN trẻ tự kỷ
có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non:
+
Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập tự kỷ, khơi dậy tình
cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn.
+
Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn bè giữa những
trẻ bình thường và trẻ bị tự kỷ nhằm phát triển nhân cách cho trẻ.
+
Giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tạo tâm thế vui vẻ, thích đến trường.
+
Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ,
giúp trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát triển toàn
diện để sau này trở thành những người
con có ích cho gia đình và cho xã hội.
Qua
sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được BGH thống nhất tổ chức lên chuyên đề cho tất
cả giáo viên cùng tham dự, rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến xây dựng để cùng thực
hiện tốt chuyên đề này. Tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Để
Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội. Đặc biệt là cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải thường xuyên theo
dõi. Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Giáo
viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động. Phải thường xuyên học hỏi, tìm
tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..
Giáo
viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ
hòa nhập vui chơi với bạn bè.
Thường
xuyên giáo dục các con trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ
bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Thường
xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ tự kỷ, nhận xét đánh giá sự phát
triển của trẻ. Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la
của người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm , sự linh hoạt nhạy bén
trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi,
trong mọi hoạt động.
Trên
đây là một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong trường Mầm Non.
Trong quá trình thực hiện tuy còn nhiều khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu
của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và cha mẹ trẻ. Tôi đã cố gắng
khắc phục khó khăn, thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, phát triển ngôn
ngữ,…
Skkn được chia sẻ miễn phí tại https://www.dvtuan.com/