1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong nhà trường, ngoài
việc giảng dạy truyền đạt tri thức cho học sinh, giáo viên còn có nhiệm vụ tổ
chức các hoạt động tập thể. Giáo dục để hình thành phẩm chất, hình thành năng lực cho học sinh, xây dựng tập thể lớp thành tập
thể có nề nếp tốt, thói quen tốt trong
học tập và các hoạt động khác, uốn nắn từng học sinh để các em trở thành con
ngoan, trò giỏi, người học sinh tốt trong nhà trường, để giúp học sinh phát
triển một cách toàn diện. Điều đó đã góp một
phần rất lớn cho việc nâng cao
chất lượng dạy - học trong nhà trường
nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Lớp 1 là lớp nền tảng cho
việc học lên các lớp trên. Vấn đề chủ yếu ở đây là “Cần tổ chức hướng dẫn cho
các em có một quy trình học tập đúng đắn, đồng thời giáo dục, uốn nắn các em
hoàn thiện dần về nhân cách con người”. Vì vậy việc dạy học cho các em khó ở
chỗ làm sao cho các em từ chưa biết đến biết là vấn đề mấu chốt. Điều đó được
cụ thể trong mục tiêu giáo dục tiểu học là: Hình thành cho học sinh những cơ sở
ban đầu là sự phát triển đúng đắn lâu dài về mặt tình cảm, trí tuệ, thể chất và
các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên trung học và đi vào cuộc sống lao động ”.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ rất lớn, là người
thay mặt nhà trường quản lý trực tiếp quá trình học tập rèn luyện của học sinh.
Có thể nói giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà giáo dục, vừa là người quản lý, người
tổ chức, người nuôi dưỡng các ước mơ, khát vọng của tập thể cũng như của từng
cá nhân học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm đối với kết
quả giáo dục và học tập của học sinh, có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, là
người đại diện, là cầu nối giữa nhà trường, cha mẹ và các giáo viên khác trong
trường với học sinh. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm lớp ở từng bậc học, lớp học
lại có sự khác nhau bởi đối tượng học sinh khác nhau, tâm sinh lý khác nhau,
nên có những khó khăn khác nhau, đặc biệt là học sinh lớp 1. Do mới làm quen
với môi trường giáo dục, với hoạt động học tập nên các em còn bỡ ngỡ, một số em
chưa có ý thức trong học tập . Do các em chưa biết mặt chữ nên phần lớn hoạt
động học tập đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận, sắp xếp sách vở, đồ dùng học
tập cho gọn gàng, ngăn nắp.
Chính vì vậy, muốn nâng
cao chất lượng học tập của học sinh và muốn lớp có phong trào học tập
tốt thì trước hết người giáo viên phải làm tốt được công tác chủ nhiệm của mình
và kế hoạch chủ nhiệm. Nhưng điều đáng nói là đối tượng mà giáo viên phải giáo dục ở đây là các
em học sinh lớp 1, không phải đối tượng là các em lớp lớn như lớp 4, 5, nói đến
đâu là các em hiểu ngay đến đó, một vấn đề rất nhỏ nhưng với các em lớp 1 là cả
một vấn đề lớn. Người giáo viên lớp 1 không chỉ có lòng tâm huyết với nghề đã là thành công trong
công tác chủ nhiệm với lớp 1. Trong thực
tế hơn 10 năm chủ nhiệm và giảng dạy ở lớp 1, tôi nhận thấy có nhiều đồng chí giáo viên giảng dạy rất tốt, bài dạy luôn được đánh giá
rất cao nhưng trong công tác chủ nhiệm lớp lại chưa thực sự có hiệu quả. Vậy
làm thế nào để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề mà tôi luôn trăn
trở, suy nghĩ. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện
pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1”.
2. Cơ sở lý luận:
2.1.Đặc
điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1.
Sáu tuổi
vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường học tập thay đổi một cách
cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Nhu
cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám
phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ
luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập. Tinh nhạy và sức bền vững, tính khéo
léo của các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh. Tất cả
những điều đó đều là thử thách đối với trẻ.
3. Thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp 1 hiện nay.
3.1. Đối với giáo viên..
Chưa tìm được giải pháp
khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của học sinh.
3.2. Đối với học sinh.
Học sinh chưa quen với môi trường mới, môi trường Tiểu học
4. Các biện pháp để làm tốt công
tác chủ nhiệm lớp 1
Sáng
kiến “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1” nói về các
biện pháp của giáo viên trong việc làm công tác chủ nhiệm lớp 1 ở trường Tiểu
học. với nội dung này, sáng kiến giúp cán bộ giáo viên trong trường Tiểu học
nói chung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác chủ nhiệm lớp 1
thông qua các giải pháp:
4.1.Tìm
hiểu tình hình lớp học: Biện
pháp hiệu quả của bước này là lên kế
hoạch thăm tất cả gia đình học sinh trong lớp (không riêng học sinh có hoàn
cảnh khó khăn)
4.2.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm từng
tuần, tháng từng đợt thi đua bám sát nhiệm vụ của nhà trường, thường xuyên điều
chỉnh phù hợp với tình hình của lớp và sự tiến bộ của học sinh.
4.3. Các biện pháp xuyên suốt năm học
- Ổn định tổ chức lớp:
Ổn định đội ngũ cán bộ lớp.
Bố trí sơ đồ lớp học: Thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp.
Ổn định việc xếp hàng của học sinh.
-Hướng dẫn học nội quy của trường, lớp.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
- Tổ chức tốt các hoạt động dạy và học: Đa dạng hóa các hình thức dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học …
- Phối hợp với Đoàn, Đội và các lực lượng giáo dục khác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với tâm sinh lý học sinh, với điều kiện sống, học tập và sức khỏe của học sinh lớp.
- Đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi tuần, mỗi tháng, có thể là mỗi ngày, mỗi giờ học
- Động viên, khen thưởng học sinh kịp thời .
- Hết lòng yêu thương học sinh.
Với các giải pháp trên, sáng kiến đã được áp dụng tại đơn vị lớp tôi và thu được kết quả khả quan, học sinh tiến bộ, học tập tốt hơn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
5. Kết quả đạt được.
Nề nếp và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm được nâng lên.
6. Điều kiện để áp dụng sáng kiến.
Để
sáng kiến được nhân rộng cần có sự ủng hộ của: Các cấp lãnh đạo, quản lý giáo
dục, giáo viên, học sinh , cha mẹ học sinh, các đoàn thể.
Có
đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy- học và rèn luyện của giáo
viên và học sinh.
...
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/