Bậc
tiểu học là bậc học quan trọng - là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con
người. Chính
vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là hết sức cần thiết nhằm
tạo điều kiện cho các em được học tập một cách toàn diện, học sinh được học đủ
các môn học. Song song với các môn học khác, Hoạt động giáo dục (HĐGD) Mĩ thuật
cũng là môn học hết sức quan trọng, học tốt môn Mĩ thuật cũng đồng nghĩa các em
học tốt môn học khác như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học . . . Mĩ thuật luôn mang
đến cho các em một tâm hồn tươi sáng, yêu đời và yêu cuộc sống xung quanh hơn.
Thông qua học tập môn Mĩ thuật ở
trường phổ thông, bước đầu học sinh sẽ được làm quen với ngôn ngữ tạo hình, những yếu tố cơ bản của Mĩ
thuật, những kiến thức thẩm mĩ qua các bài tập thực hành; qua các tác phẩm nghệ thuật của cuộc sống và
thiên nhiên. Để từ đó hình thành xúc cảm thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn. Cũng
chính vì lẽ đó Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường còn mang ý nghĩa giáo dục
nhân văn, giáo dục nhân cách của con người trong xã hội.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Qua những năm thực hiện
theo chương trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy
phương pháp dạy học Mĩ thuật mới hình thành tư duy sáng tạo hình ảnh của học
sinh, hơn thế nữa rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác…; khơi gợi và phát huy vốn thẩm mỹ, mang lại niềm hứng khởi cho các em
trước cái đẹp từ đó các em biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng
ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khả năng tư duy hình tượng và
sáng tạo sản phẩm, được kể bằng ngôn ngữ mỹ thuật thì không phải học sinh nào cũng
có được; thậm chí khi có sự hỗ trợ của giáo viên thì đối với những em không có
năng khiếu, kĩ năng trình bày yếu cũng là khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, khi
áp dụng phương pháp mới này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị nhiều đồ dùng hỗ trợ
quá trình thực hành, nhiều học sinh quên đồ dùng, không chuẩn bị đồ dùng có thể
do điều kiện khách quan nên lại càng khó khăn để học sinh thực hiện hoạt động
thực hành có hiệu quả. Đồng thời trong quá trình tổ chức dạy học việc tiếp cận
dạy học theo phương pháp mới nhiều giáo viên còn băn khoăn về cách sử dụng đồ dùng phục vụ môn học giải
quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực
hiện các quy trình dạy học. Để giải quyết vấn đề này, không chỉ ngày một
ngày hai mà cần cả một quá trình để các em tiếp cận, làm quen và vận dụng
phương pháp mới.
Trước
thực trạng đó, bản thân tôi là một giáo viên dạy HĐGD Mĩ thuật lớp 1 đến lớp 5
tôi rất trăn trở, suy nghĩ nên làm thế nào để tìm ra biện pháp hay, có tính khả
thi cao trong việc dạy học sinh học HĐGD Mĩ thuật theo phương pháp mới đạt
hiệu quả. Qua tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo ở sách báo, tài liệu; qua học hỏi
ở đồng chí, đồng nghiệp tôi thiết nghĩ có nhiều biện pháp giúp học sinh học tốt
HĐGD Mĩ thuật phù hợp với đặc
điểm tư duy của học sinh bậc tiểu học. Đó chính là lý do vì sao tôi chọn cho
mình nội dung: “
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
HĐGD Mĩ thuật theo phương pháp mới ở trường Tiểu
học”. để nghiên cứu và áp dụng vào công tác giảng dạy của mình. Mong
được chia sẽ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và
đồng nghiệp.
Điểm mới của sáng kiến:
Kinh nghiệm dạy học HĐGD Mĩ thuật cho học sinh luôn là vấn đề được nhiều giáo
viên dạy Mĩ thuật
quan tâm, chính vì thế nội dung này cũng đã có nhiều sáng kiến kinh
nghiệm chia sẻ. Tuy nhiên, làm tốt công tác này còn tùy thuộc nhiều
vào đặc điểm tình hình của trường, lớp mình, đối tượng học sinh trong
mỗi lớp để có những biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Trong
phạm vi sáng kiến này tôi đưa ra một số điểm mới tập trung ở các biện
pháp nâng
cao hiệu quả dạy học HĐGD Mĩ thuật theo phương pháp mới ở trường Tiểu học tôi
đang giảng dạy. Qua dạy học HĐGD Mĩ
thuật theo phương pháp mới giúp giáo
viên vận dụng các quy trình dạy học chủ động hơn khi dựa vào thực tế học sinh, nhà trường và địa phương. Học sinh cảm
thấy say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt
thời gian hoặc sợ mình không làm được. Rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy
được trí tưởng tượng của các em. Các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do
học sinh chủ động: chủ động hợp tác, chủ động tư duy sáng tạo, chủ động phân
tích đánh giá.
- Đối tượng: Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 tại trường tôi đang
dạy.
-Thời gian: Thực hiện trong năm học 2017 - 2018 và tháng
8,9,10 năm học 2018-2019 .
- Nội dung: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học HĐGD Mĩ thuật theo
phương pháp mới ở trường Tiểu học.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/