Skkn một số biện pháp nâng cao thành tích bật xa tại chỗ cho học sinh lớp 5

 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì giáo dục không ngừng được đổi mới, việc đổi mới trong chương trình giáo dục là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu. Trong đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tiếp thu lĩnh hội kiến thức của người học được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Giáo dục thể chất ở nước ta thường được gọi là thể dục thể thao trường học, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thể dục thể thao và cũng là một bộ phận quan trọng để cấu thành nên giáo dục ở trường học, đồng thời nó cũng là nền tảng của thể dục thể thao toàn dân.

Thể dục thể thao trường học trở thành một giao điểm của sự kết hợp giữa giáo dục và thể thao, là một trong những trọng điểm của sự phát triển thể dục thể thao.

Giáo dục thể chất bao gồm các bài tập thể dục thể thao là nhân tố cơ bản khắc phục những hậu quả sấu của trạng thái ít vận động và sự căng thẳng về trí lực. Giáo dục thể chất trong trường học cho học sinh nhằm giải quyết các vấn đề sau:

+ Củng cố và giữ gìn sức khỏe, phát triển thể chất bình thường, duy trì năng lực hoạt động cao.

+ Phát triển toàn diện các tố chất thể lực chuẩn bị cho cuộc sống lao động.

+ Củng cố và hoàn thiện kĩ năng, kĩ sảo vận động quan trọng đối với cuộc sống. Bổ sung những kĩ năng kĩ sảo mới, phù hợp trong cuộc sống cá nhân và trong học tập, lao động.

Do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn và đặc điểm vùng núi sâu xa, các em thường có ngoại hình nhỏ bé, nhiều khi gặp khó khăn trong quá trình di chuyển như leo đồi, lội suối trên con đường đến trường. Năm học 2016-2017 tôi được phân công giảng dạy môn thể dục ở trung tâm, trong đó có 30 học sinh lớp 5A2. Các em rất hiếu động, hay chạy nhảy và thường xuyên chơi các trò chơi phối hợp các động tác bật nhảy như nhảy dây, nhảy bước..và để giúp các em phát triển toàn diện các tố chất thể lực, như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, trang bị cho các em những phẩm chất đạo đức tâm lý, ý chí cũng như các kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng cũng như mong muốn đóng góp kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được trong những năm tháng học tập tại trường vào công tác giảng dạy, huấn luyện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy điền kinh nói riêng cũng như bật xa nói chung, đó là lý do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. Với mong muốn có được các giải pháp giúp các em học tốt hơn môn thể dục đặc biệt là bài tập bật xa tôi đã tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học, thấy được những kết quả đã đạt được và những khó khăn hạn chế của học sinh và giáo viên nơi tôi công tác từ đó có biện pháp khắc phục hạn chế, giúp học sinh lớp 5A2 trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo học tốt hơn bài tập bật xa.

2. Phạm vi triển khai thực hiện: 30 học sinh lớp 5A2

3. Mô tả sáng kiến

a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của ban giám hiệu và tập thể giáo viên nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất về chuyên môn, thời gian, cơ sở vật chất...

- Giáo viên được đào tạo và dạy theo đúng chuyên môn.

- Sân tập tương đối rộng, có bóng mát, đảm bảo cho một số hoạt động học tập của học sinh an toàn và hiệu quả.

- Trang thiết bị dụng cụ, tranh ảnh...tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động của học sinh trong giờ thể dục.

* Khó khăn:

- Sân tập: Tuy có diện tích khá rộng nhưng chưa được quy hoạch cụ thể,  không có sân tập riêng, khi hoạt động gây ảnh hưởng tới các lớp xung quanh do các em hoạt động rất sôi nổi.

- Phương tiện: Tuy đã có sự quan tâm và đầu tư nhưng đồ dùng dạy và học còn khá hạn chế đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu bài học, bên cạnh đó một số dụng cụ đã bị hư hỏng trong qua trình sử dụng nên không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, độ an toàn cho người học.

- Học sinh: Phần lớn các em rất thích học môn thể dục nhưng  còn nhút nhát nên chưa nhiệt tình trong giờ học thể dục. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh xem đây là môn học phụ chỉ đánh giá mà không có điểm nên ít quan tâm.

* Nguyên nhân: Thông qua các giờ học thể dục tôi đã nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức cho các em tập luyện  thể dục không đạt kết quả cao như sau:

+ Nguyên nhân khách quan:

- Sân tập: Chưa có sự quy hoạch rõ ràng để học thể dục, vị trí tập luyện gần các lớp học nên ảnh hưởng tới các lớp học khác. Bên cạnh đó yếu tố thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện của các em. Cây xanh nhỏ và ít nên ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của học sinh khi hoạt động ngoài trời.

- Phương tiện:  Đồ dùng học tập chưa  đảm bảo cho một số bài học do hỏng  và hao mòn trong qua trình sử dụng.

+ Nguyên nhân chủ quan:

          - Học sinh:

          Do đặc thù bộ môn hoạt động ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác tích cực, chủ động trong quá trình lập luyện ở nhà trường và gia đình.

          Tình trạng sức khoẻ của học sinh còn chưa tốt để phát huy hết tính năng, yêu cầu của bộ môn.

          Điều kiện học về thời gian của các em học sinh ở gia đình còn rất han chế, do tình hình kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên hầu hết học sinh học cua được dầu tư về thời gian học tập ở nhà vì phải tham gia lao dộng giúp đỡ gia đình như chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau lợn....   

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

- Giáo viên:

Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục cho học sinh, chưa nắm được phương pháp và hình thức tổ chức cho học sinh tập luyện nên ngại tổ chức cho học sinh học tập.

Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp với học sinh, sự kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa học.

b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

* Điểm mới

Giáo viên tìm hiểu và lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm giúp học sinh khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát huy tính tích cực trong quá trình học động tác bật xa

Xây dựng được cho học sinh nề nếp, tác phong học tập nhanh nhẹn, phát huy được tính tích cực, tự giác, tự tin, mạnh dạn và yêu thích phân môn thể dục đặc biệt là các bài tập chạy, nhảy…

Giúp học sinh tìm hiểu những chỗ sai để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong các bài tập, thực hành.

Giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức, óc thẩm mĩ, tính sáng tạo của học sinh.

Giúp các em ứng dụng các hoạt động chảy, nhảy và  bật xa trong cuộc sống hàng ngày có hiệu quả.

Qua một số năm giảng dạy phân môn thể dục ở trường tiểu học, để giúp học sinh học tốt bài tập bật xa góp phần hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của phân môn thể dục. Từ những điểm mới trên tôi mạnh dạn đưa ra một số bài tập bổ trợ giúp các em học tốt bài tập bật xa lớp 5A2 như sau:

          * Biện pháp 1: Xây dựng tinh thần tự giác tích cực tập luyện cho học sinh.

- Mục tiêu: Phát huy tính tự giác của mỗi cá nhân, giúp các em có thái độ học tập nghiêm túc.

- Nội dung: Xây dựng cho học sinh hứng thú trong tập luyện để học sinh phát huy tối đa khả năng tự giác tích cực của mình trong từng tiết học từ đó thu được kết quả tập luyện cao nhất.

- Thực hiện:

Xây dựng cho học sinh hứng thú trong tập luyện để học sinh phát huy tối đa khả năng tự giác tích cực của mình trong từng tiết học từ đó thu được kết quả tập luyện cao nhất.

Qua một thời gian áp dụng biện pháp Nêu cao ý thức, thái độ, tinh thần tự giác tích cực tập luyện cho học sinh” tôi thấy học sinh đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Các em tự giác hơn trong xếp hàng và tập luyện các bài tập, giáo viên nhắc nhở ít hơn, có nhiều thời gian quan tâm tới các bạn học sinh yếu hơn.

* Biện pháp 2: Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp.

- Mục tiêu: Đào tạo các em lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cách tự quản lớp, cách chỉ huy, điều khiển hoạt động của lớp và của tổ.

- Nội dung: Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán sự của lớp

- Thực hiện:

+ Chọn các em nhanh nhẹn, thông minh để bồi dưỡng và đào tạo làm cán sự lớp.

+ Rèn cho các em cách tự quản khi không có giáo viên.

+ Thường xuyên thay đổi đội ngũ cán sự để các em có thể nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong tập thể lớp.

- Một số lỗi sai và cách sửa

+ Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin nên công tác quản lý lớp còn nhiều hạn

chế như: Không bao quát được hết các bạn, nói các bạn không nghe, không sử lý được các bạn vi phạm…

+ Tổ chức nhiều trò chơi và cho các em lần lượt làm quản trò để các em mạnh dạn hơn và trong các hoạt động cơ bản cũng để các em thay nhau lên điều khiển để các em làm quen dần.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

* Biện pháp 3: Xây dựng các khái niệm kỹ thuật qua tìm hiểu tranh ảnh, vi deo …

       - Mục tiêu: Giúp các em học sinh nhận thức và tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng thông qua các phương pháp chọn lọc của giáo viên.

       - Nội dung: Truyền đạt kiến thức cho các em một cách hiệu quả nhất thong qua các biện pháp, hình thức phù hợp với các đối tượng học sinh như cho xem tranh ảnh, vi deo… giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng và hăng hái tập luyện.

- Thực hiện: Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp và hình thức dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy. Do đó tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà người giáo viên lựa chọn ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy. Đối với phân môn Thể dục cũng vậy, để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, nắm bắt nhanh kỹ thuật động tác thì ở từng bài dạy, từng động tác đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu, đúng đặc trưng của môn học nhằm gây được hứng thú tập luyện của học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh nắm vững được kiến

* Biện pháp: 4 Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực

- Mục tiêu: Giúp các em có khả năng vận động tốt nhất qua chơi các trò chơi.

- Nội dung: Tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: Lò cò tiếp sức, con cóc là cậu ông trời, nhảy ô tiếp sức, nhảy dây chụm hai chân….

- Thực hiện:

+ Giáo viên cần phải phổ biến một cách rõ ràng về cách chơi, luật chơi, yêu cầu động tác: Trò chơi này có cách chơi như sau, luật chơi như sau (...), cần chú ý thêm một số an toàn khi chơi như (...)

+ Phải có sự đổi mới sáng tạo trong mỗi lần chơi như: Tăng về lượng vận động, tăng về khoảng cách, cự li...

 VD: Hình ảnh lò cò tiếp sức


                                  ( Hình ảnh lò cò tiếp sức)

VD :

- Lần 1: Lò cò tiếp sức 10 m

- Lần 2: Lò cò tiếp sức 15 m

+ Phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích, tác dụng của trò chơi đồng thời có sự phân định thắng thua để các em lỗ lực hơn trong lần chơi sau. Cần phải chú ý tính công bằng trong các lần chơi sau.

VD:  Giáo viên nêu rõ: Trò chơi này nhằm phát triển sức mạnh (...) hoặc sức bật (...) do vậy mỗi em đều cần có sự cố gắng nỗ lực đồng thời nhóm (tổ) nào thua sẽ phải (...)

+ Phải có tính đồng đều: Học sinh nào cũng được tham gia và được giao các nhiệm vụ như nhau:

+ Phải có sự đổi mới và khác nhau trong mỗi lần chơi, tránh lặp đi lặp lại quá nhiều một trò chơi sẽ làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán.

VD:    Tiết trước: lò cò tiếp sức

          Tiết sau: tiếp sức chuyển vật...

+ Có thể kết hợp nhiều trò chơi và sáng tạo thêm trò chơi mới trong mỗi lần chơi.

VD: Hình ảnh (Bật cóc tiếp sức)


                                         (Hình ảnh bật cóc tiếp sức)

VD:

- Bật cóc tiếp sức.

- Nhảy ô tiếp sức.

+ Mang tính chất thi đấu tập thể và cá nhân.

VD: - Thi đứng lên ngồi xuống

- Thi bật cóc xa ba bước

- Thi thỏ nhảy ba bước...

 

* Đối với nhóm bài tập về nhà:

+ Cần giao các bài tập phát triển các cơ bắp chân và cơ đùi như:

. Chạy lên dốc, xuống dốc

. Nhảy dây bằng một chân, hai chân.

VD: Hình ảnh nhảy dây


                                         (Hình ảnh nhảy dây)      

                                                                                                           

. Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân

. Bật cao tại chỗ

. Bật cao lên bậc...

+ Cần hướng dẫn các em về cách thức tập luyện, thời gian tập luyện và lượng vận động một cách hợp lý, cụ thể hóa bằng số lần (Chú ý phải có sự tăng tiến)

VD: Với bài tập “Bật nhảy đổi chân”

Tôi hướng dẫn các em như sau:

- Nơi tập: Bậc thềm nhà hoặc địa hình có độ cao tương ứng

- Cách thức thực hiện: Đứng một chân cao, một chân thấp, 1/2 bàn chân trên đặt ở bậc thềm, dùng 1/2 bàn chân trên làm điểm tì bật thẳng người lên theo phương thẳng đứng rồi tiếp đất bằng chân đó đồng thời đặt chân kia vào vị trí của bậc thềm giống như trước nhưng bằng chân còn lại và cứ tiếp tục như vậy.

- Thời gian tập luyện: Buổi sáng hoặc buổi chiều (không tập sau bữa ăn)

- Lượng vận động:  Mỗi ngày tập 1-3 lần, mỗi lần thực hiện 30 lần bật nhảy. Sau đến 2 - 3 tuần tôi lại kiểm tra và tăng hoặc giảm lượng vận động cho các em hoặc giao cho các bài tập khác.

+ Cần chú ý về tính an toàn trong tập luyện ở nhà như nhắc nhở các em phải khởi động kĩ trước khi tập luyện, không tập luyện quá sức hoặc vượt quá khả năng của mình.

+ Có sự kiểm tra theo dõi về sự tập luyện của các em, động viên kịp thời và biểu dương những em có ý thức tập luyện tốt. Từ đó sẽ giúp các em tự giác tích cực hơn trong tập luyện.

Các bài tập tôi lựa chọn trên nhằm mục đích phát triển sức mạnh tốc độ và hình thành những tư thế đúng trong quá trình giảng dạy.Tôi đã áp dụng một số bài tập thể lực, qua đó từng bước phát triển được sức mạnh tốc độ. Vì vậy thành tích bật xa của các em đã có tiến bộ nhưng chưa vượt trội để đánh giá hiệu quả của các bài tập được chọn.

 

4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:

Sau khi áp dụng các biện pháp trong nghiên cứu tôi thu được kết quả sau:

a. Hiệu quả kinh tế:

Đảm bảo mục tiêu giáo dục, giúp giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, dảm bảo cho sự phát triển của học sinh về nhận thức và chất lượng học tập phù hợp với tư duy, tâm lý lứa tuổi.

b. Hiệu quả kỹ thuật:

Thời gian

Lớp

Số lượng

Giới tính

Nam > 170cm

Nữ > 160 cm

Nam > 150cm

Nữ > 140 cm

Nam > 130cm

Nữ > 120 cm

SL

%

SL

%

SL

%

01/09/2016

5A2

13

Nam

5

38.5

7

53.8

1

7.7

17

Nữ

5

27.8

7

41.1

7

41.1

01/12/2017

5A2

13

Nam

7

53.8

6

46.2

0

0

17

Nữ

8

41.2

5

29.4

5

29.4

01/03/2017

5A2

13

Nam

9

69.2

4

30.8

0

0

17

Nữ

11

61.1

4

23.5

3

15.4

 

Qua bảng thống kê cho thấy với việc áp dụng một số biện pháp giúp các em học tốt môn bật xa thì  thành tích bật xa của các em đã được tăng lên qua các đợt kiểm tra. Như vậy với việc áp dụng một số bài tập giúp các em nâng cao thành tích bật xa thì tỉ lệ các em đạt thành tích cao tại lớp  đã được nâng cao.

c. Hiệu quả về mặt xã hội:

Học sinh phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, khả năng học tập của mình, nền nếp lớp học ngày một tốt hơn.

Các em phát huy tốt được vai trò của nhóm trưởng, thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và hướng dẫn các bạn khác học.

          Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh từ đó có phương pháp giáo dục học sinh một cách có hiệu quả nhất.

Học sinh yêu thích môn học hơn, tham gia tích cực hơn, đặc biệt các em đã ý thức hơn trong việc tập trung hàng ngũ, ổn định tổ chức và tự giác học tập nghiêm túc hơn.

          5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Qua gần 7 tháng nghiên cứu và thực hiện sáng kiến trong năm học 2016 – 2017 đã thu được những kết quả khả tương đối tốt. Với kết quả nghiên cứu và thực hiện sáng kiến như trên tôi tin rằng nếu SKKN được ứng dụng và triển khai trong suốt năm học thì chất lượng học sinh sẽ được nâng cao, ngoài ra các em có thể tham gia các hoạt động tập thể khác ngoài giờ học tốt hơn.

Ngoài khả năng triển khai SKKN ở khối 5 thì SKKN này có thể ứng dụng triển khai ở cả khối 4.

6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.

7. Kiến nghị, đề xuất:

a) Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến

b) Kiến nghị khác:

* Đối với học sinh:

- Nghiêm túc học tập, tiếp thu bài giảng, yêu thích môn học.

- Chuẩn bị trang phục, đồ dùng học tập đầy đủ

* Đối với giáo viên:

- Tăng cường học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy.

- Thực hiện dạy học theo phương pháp đổi mới tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, biết phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức dạy học để thu hút được mọi đối tượng học sinh vào hoạt động dạy học đồng thời phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của học sinh.

* Đối với cấp trên:

- Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức giao lưu chuyên đề giữa các đơn vị tạo điều kiện trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học như sân bãi tập, dụng cụ học tập, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa….

8. Tài liệu kèm: Không có.

Trên đây là nội dung, hiệu quả do chính chúng tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bàn quyền./.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC