skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán của excel tin học 7
I. Tính cấp thiết
Nhân loại đang đứng
trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.
Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải
đầu tư phát triển về mọi mặt, đặc biệt phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động
sáng tạo nắm vững tri thức khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu trong thời kì
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu trên môn tin học
đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản về tin học và máy tính điện tử, một trong những
lĩnh vực của tin học cấp trung học cơ sở đó là chương trình bảng tính điện tử
là một phần mềm rất thông dụng hiện nay của Microsoft Excel là phần mềm phổ
biến rộng rộng rãi nhất.
Qua thời gian giảng dạy môn tin nói chung và tin
học 7 nói riêng bản thân tôi nhận thấy giáo viên ngoài việc trang bị cho học
sinh kiến thức về tin học , phát triển tư duy mặt khác phải chú trọng rèn luyện
kĩ năng thực hành, ứng dụng tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành nắm
bắt và tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập vào đời sống.
Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng
thực hành trên máy tính, một số học sinh còn ngại thực hành vì thao tác trên
máy tính chưa chuẩn, đa số thực hành trên máy tính chỉ tập trung vào học sinh
khá giỏi số còn lại chỉ quan sát nên khi giáo viên hỏi lại không thực hiện được
do vậy các tiết thực hành chưa đạt hiệu quả cao.
Đối với truong trình tin học lớp 7 chủ yếu là sử
dụng các hàm để tính toán nhưng đa số các em không nhớ được cú pháp cũng như
xác định đúng tên hàm chính vì vậy các em không thể tìm ra lời giải của các bài
toán thực tế như là tính điểm trung các môn học, xác định giá trị lớn nhất hay
nhỏ nhất, kết quả đậu rớt các cuộc thi …
Xuất phát từ cơ sở trên tôi đã chọn sáng kiến “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán
của Microsoft Excel”
II. Thực trạng
Thuận lợi
- Được các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm, tạo điều
kiện về cơ sở vật chất, phòng máy, phụ huynh học sinh trang bị cho con em đầy
đủ sách vở, một số gia đình phụ huynh còn có máy tính để bàn ở nhà cho học sinh
thực hành.
- Nội dung sách giáo khoa nhẹ nhàng, sách chú trọng nhiều về phần thực hành nên
học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, không bị gò ép.
- Việc thực hành mang lại kết quả ngay lập tức và có được cái nhìn trực quan,
sinh động. chính vì thế các em thích học tin học, nhất là tiết thực hành.
- Ơ lứa tuổi học sinh THCS đa số các em đều rất thích tìm tòi
hiếu động thích học hỏi phần lớn học sinh đều có hứng thú với máy tính biết
sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập.
- Được Ban
giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp, sửa chữa phòng
máy.
- Nhà trường
đã trang bị cho phòng máy mạng internet để kết nối và tải các phần mềm học tập
khi cần thiết.
Khó khăn
Trên địa bàn xã Động đạt
học sinh là con em của nhiều thành phần dân cư do đó việc tiếp nhận kiến thức
tin học không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Việc học lí thuyết tiếp xúc với
các từ tiếng anh chuyên ngành còn kém, hơn nữa khi thực hành các em chưa làm
chủ được mình trong những trường hợp chương trình báo lỗi hay đặt ra câu hỏi mà
giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc.
Mặt khác, hầu hết học sinh thường thiếu chủ
động và phụ thuộc vào giáo viên. Nếu các em không được giáo viên quan tâm, chú
ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố gắng giải quyết vấn đề, thậm chí
có em bỏ nhiệm vụ thực hành để mở những chương trình trò chơi (game). Do đó,
các em thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kỳ thi thực hành,
cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học.
Muốn một tiết dạy thực hành về bảng tính thành công phải phụ thuộc vào
nhiều vấn đề như: Chuẩn bị kiến thức, dụng cụ dạy học, các mẫu bài tập từ dễ đến khó về bảng tính, tổ chức các nhóm
làm việc hiệu quả.
Vê cơ sở vật chất được các cấp lãnh đạo,
nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, có phòng máy
riêng với 16 máy tính hoạt động tương đối tốt, tuy nhiên diện tích phòng máy
quá hẹp sĩ số học sinh trong một lớp đông các em phải ngồi
nghép 2 nghép 3 thay ca thực hành nên thời gian thực hành trong một
tiết học chưa đảm bảo.
-
Học sinh học tiết thực hành thường hay mất trật tự.
III.
Biện pháp
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy tin học là một
chương trình mang tính ứng dụng cao nên thực hành trên máy tính cần đạt với
những yêu cầu cao nhất thời gian thực hành ít nhất là 50% tổng thời gian môn
học, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu sách giáo viên giáo trình tin học và các
tài liệu tham khảo khác để tìm cho mình một biện pháp để nâng cao chất lượng
giờ thực hành áp dụng cho lớp 7 cụ thể là “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành sử dụng các hàm để tính toán
của Excel”
Biện pháp 1: Thiết kế giáo án phù hợp
Với
tiết thực hành Tin học, cần phải nêu rõ các yêu cầu từ thấp đến cao và yêu cầu
cho từng đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu.
Xác
định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng. Tìm ra được
những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức kỹ năng dành
cho học sinh khá giỏi
Điều chỉnh thời gian phù hợp, đầy đủ các hoạt động cụ
thể.
Biện pháp 2: Kiểm tra phòng máy trước giờ dạy
Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần
đến trước để kiểm tra phòng máy, các thiết bị điện, màn hình, cây máy tính, sự
hoạt động của máy tính, các bàn ghế ngồi học… đảm bảo cho một tiết dạy thực
hành được ổn định, an toàn với tất cả học sinh.
Biện pháp 3: Phát
động phong trào “đôi bạn cùng tiến”
Phương pháp này không chỉ dùng trong
môn Tin học mà ở các môn học khác, cấp học khác vẫn có hiệu quả cao. Trong
phương pháp này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn, trong mỗi nhóm lại chia
thành các cặp mỗi cặp ngồi một máy tính, ngồi cố định với nhau trong suốt học
kì, các em sẽ cùng học, cùng thực hành ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học.
Giáo viên sẽ theo dõi quá trình học, tiến bộ của các nhóm qua các tuần, tháng
và có đánh giá sau mỗi tháng, học kì. Xem hai bạn nào tiến bộ nhất trong nhóm
đó thì cuối học kì cô sẽ có phần thưởng.
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh, phù
hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”.
Với phương pháp này thì giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh khá, giỏi kèm
một học sinh yếu để các học sinh giỏi này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn
thực hành. Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật
kỹ trước khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; Nhắc
nhở học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ.
Biện pháp 4 Tạo
tình huống
Giáo viên cần sử dụng tốt các tình huống như sách giáo khoa gợi mở, để dẫn dắt học sinh vào bài mới:
Làm
sao chúng ta có thể tính TỔNG ĐIỂM, ĐIỂM TB và xác định ĐIỂM TB
từ
đó kích thích sự hứng thú học tập của các em, các em sẽ tập trung vào tìm hiểu
bài học.
Biện pháp 5: Củng
cố lại cú pháp chung cho các
hàm
Để thực hiện tính TỔNG ĐIỂM, ĐIỂM TB và xác định ĐIỂM TB cao nhất, ĐIỂM TB thấp nhất. Giáo viên nên cho học sinh nhắc lại Hàm là gì? Cách nhập hàm vào ô tính. Nội dung này có thể thực hiện như sau:
- Giáo viên đưa ra cú pháp chung cho các
hàm
=
Tên hàm(biến 1, biến 2, biến 3, …, biến n)
- Khi học sinh nắm vững cú pháp chung thì việc vận dụng giải toán chỉ cần nhớ tên hàm
-
Giáo viên cần phát huy triệt để tính tích cực và chủ động của học sinh bằng
cách cho học sinh tự xây dựng lại cú pháp của các hàm
+
Học sinh 1: Viết cú pháp của hàm tính tổng
=SUM(biến 1, biến 2, …, biến n)
+
Học sinh 2: Viết cú pháp của hàm tính
trung bình cộng
=AVERAGE(biến 1, biến 2, …, biến n)
+
Học sinh 3: Viết cú pháp của hàm xác
định giá trị lớn nhất
=MAX(biến 1, biến 2, …, biến n)
+
Học sinh 4: Viết cú pháp của hàm xác
định giá trị nhỏ nhất
=MIN(biến 1, biến 2, …, biến n
Trong cú pháp của hàm, giáo viên cần nhấn mạnh về dấu phân cách giữa các biến, các biến ở đây bao gồm các số, địa chỉ ô, khối ô
- Lấy ví dụ minh họa về hàm có sử dụng các biến trong công thức kết hợp các số, ô, khối Giáo viên cần hướng dẫn thật chi tiết các ví dụ:
+ Hàm tính tổng (giáo viên đưa ra ví
dụ và hướng dẫn cách giải cho học sinh)
Ví dụ 1: Tính tổng 3 số 7, 8, 9 có thể được tính bằng cách nhập nội dung sau vào ô tính:
=SUM(7,8,9)
Ví
dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 7, ô B2 chứa số 8, và ô B3 chứa số 9
=SUM(A2B2,B3)
Ta
cũng có thể dùng kết hợp các biến số và địa chỉ ô
=SUM(C2,D2,E2,5)
Ví dụ 3: Để đơn giản việc liệt kê các giá trị khi tính toán, ta có thể sử dụng địa chỉ khối ô:
=SUM(A1:C5)
+ Hàm tính trung bình cộng (giáo viên đưa ra ví dụ và yêu cầu học sinh đưa
ra cách giải)
Ví
dụ 1: Tính trung bình cộng 3 số 7, 8, 9
=AVERAGE(7,8,9) cho kết quả là
(7+8+9)/3=8
Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Tính trung bình cộng các giá trị trong khối ô đã cho?
= AVERAGE(C5:D6)
Ví dụ 3: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Tính trung bình cộng các giá trị trong khối ô đã cho và cả số 9?
= AVERAGE(C5:D6, 9)
Ví dụ 4: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Hàm sau cho kết quả là bao nhiêu?
= AVERAGE(C5:D6, D5)
+ Hàm xác định giá trị lớn nhất (giáo viên đưa ra ví dụ và
yêu cầu học sinh đưa ra cách giải)
Ví
dụ 1: Dùng hàm đã học. Tìm số lớn nhất trong 3 số 7, 8, 9
=MAX(7,8,9)
Ví
dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7.
Các hàm sau cho
kết
quả gi?
= Max(C5:D6)
= Max(C5:D6, 9)
= Max(C5:D6, D5)
+ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (giáo viên đưa ra ví dụ và
yêu cầu học sinh đưa ra cách giải)
Ví
dụ 1: Dùng hàm đã học. Tìm số nhỏ nhất trong 3 số 7, 8, 9
=MIN(7,8,9)
Ví dụ 2: Giả sử khối ô C5:D6 lần lượt chứa các giá trị 6, 8, 5, 7. Các hàm sau cho kết quả gi?
= Min(C5:D6)
= Min(C5:D6, 9)
= Min(C5:D6, -15)
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận để tính:
+,
Nhóm 1: Tính TỔNG ĐIỂM
+,
Nhóm 2: Tính ĐIỂM TB
+,
Nhóm 3: Xác định ĐIỂM TB cao nhất
+,
Nhóm 4: Xác định ĐIỂM TB thấp nhất
Các
nhóm phải nhập được các hàm như sau:
Biện
pháp 6: Sao chép công thức có chứa địa chỉ ô, khối ô trong
bảng tính Excel
Mục
tiêu của việc sử dụng hàm là tính toán nhanh, chính xác và đơn giản. Do đó việc
sao chép công thức có chứa địa chỉ ô, khối ô là rất cần thiết.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sao chép, chỉ cần nhập công thức ban đầu tại ô I3 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết
quả ngay. Tương tự cho cột điểm TB tại ô J3 các ô còn lại chỉ cần sao chép công thức là được kết quả ngay. Cách này là cách mà học sinh dễ sử dụng công thức để tính toán và ít sai sót. Sau khi thực hiện các bước, thu được bảng sau
- Giáo viên cần chú ý cho học sinh là mỗi hàm có tên hàm và phần
biến số của
hàm,
các biến số được liệt kê trong cặp dấu ( ) và cách nhau bới dấu (,). Tên hàm
không
cần phân biệt chứ hoa hay chữ thường, nhưng phải viết đúng tên hàm.
- Khi học các hàm trong Excel học sinh tiếp xúc với các từ tiếng anh nên việc phát âm các từ tiếng anh chưa chuẩn hoặc chưa chính xác cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em đọc tên hàm cho đúng.
- Khi sử dụng hàm các em thường hay quên gõ tên hàm, sau đó gõ khoảng trắng rồi mới gõ tiếp các biến số như thế không đúng cú pháp hàm nên máy tính sẽ báo lỗi.
- Khi các em gõ sai tên ham thì chương trình Excel thông báo lỗi và buộc các em phải sửa lại cú pháp hàm hoặc tên hàm cho đúng
Để
tránh tình trạng báo lỗi trên giáo viên hướng dẫn các em học cách ghi tên hàm cho chính xác
Biện pháp 8: Giao bài tập nâng cao cho học sinh giỏi
Một số bài thực
hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu
cầu với mức độ từ dễ đến khó. Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành
trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Học sinh khá
giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong
khoảng thời gian nhanh nhất. Sau khi hoàn thành xong các yêu cầu chung học sinh
giỏi sẽ được làm thêm các bài thực hành nâng cao.
VD: Giải phương trình bậc nhất ax+b=0
a |
b |
x |
0 |
0 |
|
0 |
5 |
|
1 |
0 |
|
2 |
4 |
|
Yêu cầu: nhập các tham số a,b. Tính nghiệm x
GV: hướng dẫn biện luận như sau:
- Neáu a=0, b=0 thì
in caâu: “pt voâ ñònh”
- Neáu a= 0, b <
> 0 thì “pt voâ nghieäm”
- Neáu a < > 0, b= 0, thì nghieäm x=0.
- Neáu a < >
0, b < > 0 thì nghieäm: x= -b/a
GV: hướng dẫn học sinh sử dụng hàm mở rộng hàm điều
kiện. Hàm điều kiện cho kết quả là một trong hai giá trị tùy theo điều kiện là
đúng hay sai
Cú pháp hàm điều kiện:
If(điều kiện, giá trị đúng, giá trị sai)
GV: hướng dẫn học sinh lập công thức giải:
=IF(AND(C3=0;D3=0);"PT vô
định";IF(AND(C3=0;D3<>0);"PT
nghiệm";IF(AND(C3<>0;D3=0);0;-D3/C3)))
Kết quả như sau:
a |
b |
x |
0 |
0 |
PT voâ ñònh |
0 |
5 |
PT voâ nghieäm |
1 |
0 |
0 |
2 |
4 |
-2 |
IV. Kết quả
Sau khi các em được thực hành làm quen với các hàm trên và áp dụng
vào việc lập các công thức trong Excel để giải một số bài toán đơn giản thì các
em cảm thấy thích thú và ham học hơn, được làm quen với các hàm này cũng là tiền
đề để các em làm quen với các ngôn ngữ lập trình khác: Ví dụ như Ngôn ngữ lập
trình Pascal lên lớp 8 các em sẽ được học, hàm cũng thường được sử dụng trong
việc lập trình giải cácbài toán. Sau khi đã áp dụng giải pháp “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
giờ thực hành sử dụng các hàm để tính toán của Excel”
Tôi nhận thấy học sinh hỗ
trợ lẫn nhau, được tạo cơ hội để thảo luận về việc học và hợp tác với nhau cũng
như trao đổi về kinh nghiệm học tập, phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp
giáo dục hiện nay đó là “Dạy ít, học nhiều”
Việc tiếp thu kiến thức
của bộ môn Tin học, cũng như những kỹ năng thực hành từng bước được cải thiện,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, làm say mê lòng ham học, ham nghiên cứu
của học sinh.
Phần lớn các em có ý thức
học tập bộ môn hơn, có phương pháp học tập tốt,
hình thành và phát triển một số kỹ năng như: kĩ năng tư duy, tính toán,
làm việc nhóm, thành thạo các thao tác trên máy tính, xử lý tốt các bài toán
thực tế, có ý thức trong việc tìm tòi kiến thức.
* Qua quá trình thực
nghiệm giảng dạy bộ môn Tin học ở đơn vị: Trường THCS Dương Tự Minh đã gặt hái
được kết quả khả quan, số lượng học sinh đạt giỏi, khá cao. Dưới đây là bảng
tổng hợp kết quả thực nghiệm của năm học 2019 – 2020:
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
||||
SL |
TL (%) |
SL |
TL (%) |
SL |
TL (%) |
SL |
TL (%) |
||
7A |
35 |
8 |
23 |
18 |
51 |
9 |
26 |
0 |
0 |
7B |
34 |
7 |
21 |
16 |
47 |
11 |
32 |
0 |
0 |
V. Kiến nghị, đề xuất
- Mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về
cơ sở vật chất mua cho phòng tin trường THCS Dương Tự Minh 1 ti vi để thuận lợi
cho việc dạy và học.
-
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT
2. Sách
giáo viên, giáo trình tin học
3. Các tài
liệu từ trang violet
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/