Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
1. Tên sáng kiến: Tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu chạy
nhanh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên Thể dục cấp trung học cơ sở.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải
pháp đã biết
- Thông thường chọn học
sinh năng khiếu chạy nhanh thông qua các đợt hội thao, Hội Khỏe Phù Đổng ở
trường, tập luyện các em trong một thời gian ngắn, một, hai tuần hoặc một tháng
để dự thi cấp huyện, cấp tỉnh;
- Ưu điểm: Tuyển chọn học sinh nhanh, thành tích của học sinh thay đổi
ít;
- Hạn chế: Chưa phát huy
được hết thành tích của học sinh.
3.2. Nội dung giải
pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp.
+ Bồi dưỡng học sinh
năng khiếu chạy nhanh là công tác mũi nhọn của nhà trường, giáo viên Thể
dục cần phải nghiên cứu, tìm ra những phương pháp tập luyện cho học
sinh đạt được kết quả cao nhất;
+ Giữ vững và nâng
cao được thành tích của học sinh năng khiếu chạy nhanh dự thi hội
thao, HKPĐ cấp huyện, tỉnh.
- Tính mới của giải pháp.
+ Là cách tổ chức cho học sinh tự giác luyện tập
các bài tập phát triển sức nhanh một cách thường xuyên (3- 4 buổi/
tuần hoặc mỗi ngày) và lâu dài để giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực và
nâng cao thành tích. Tôi thực hiện theo các bước sau:
. Phát hiện học sinh năng khiếu chạy nhanh:
Kết hợp giáo viên giảng dạy thể dục ở các khối nhất là lớp 6 theo dõi
về tâm sinh lí, nắm bắt hoạt động thể dục thể thao hằng ngày của
các em;
. Tuyển chọn học sinh năng khiếu chạy nhanh:
Thông qua giờ học chính khóa, các đợt hội thao, Hội Khỏe Phù Đổng
tuyển chọn những em có năng khiếu bẩm sinh (thành tích cao), thể hình
và các nhân tố biểu hiện sức nhanh, thông báo cụ thể đến học sinh và
gia đình, kết hợp giáo viên giảng dạy thể dục ở các khối, lớp theo
dõi về tâm sinh lí, nắm bắt hoạt động thể dục thể thao hằng ngày
của các em;
. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu chạy nhanh: Duy
trì tập luyện thường xuyên 3- 4 buổi/tuần trở lên (2 buổi chính khóa,
2 - 4 buổi thực hiện bài tập về
nhà), gần đến thi đấu luyện tập tại trường 3- 4 buổi/tuần trở lên.
- Bản chất của
giải pháp.
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Phát hiện học sinh năng khiếu chạy nhanh.
- Giáo viên giảng dạy thể dục cần phải phát hiện
và bồi dưỡng để phát huy tố chất sức nhanh của các em ngay từ khi lớp 6;
- Giáo viên cần phải theo dõi tâm sinh lý của học
sinh, nắm bắt được tình cảm để đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu phù hợp trong buổi học;
- Giáo viên phải tìm hiểu hoạt động thể dục thể
thao hàng ngày của các em để bố trí bài tập ở nhà cho phù hợp. Đồng thời khuyến
khích động viên các em tự giác trong tập luyện.
* Phương pháp tuyển chọn học sinh năng khiếu
chạy nhanh.
- Đây là vấn đề rất quan trọng liên quan đến thành
tích sau này của học sinh, nên việc tuyển chọn cần phải được tiến hành cẩn
thận và chính xác ngay từ đầu cấp, đánh giá qua nhiều giai đoạn;
- Giáo viên thể dục tuyển chọn qua các giờ học thể
dục chính khóa ở trường và các hội thao, HKPĐ do trường tổ chức, đồng thời kết
hợp giáo viên thể dục các khối, giáo viên chủ nhiệm, BGH nhà trường, tổng phụ
trách tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh đó, thông báo cụ thể đến học
sinh và gia đình;
- Khi lựa chọn chúng ta phải dựa vào năng khiếu bẩm
sinh (thành tích), thể hình, các nhân tố biểu hiện sức nhanh và tính chịu khó
của các em để tuyển chọn một cách chính xác.
+ Sức nhanh biểu hiện ở ba hình thức cơ bản:
. Phản ứng nhanh;
. Tần số động tác đơn nhanh;
. Thực hiện động tác đơn nhanh.
+ Ngoài ra sức nhanh trong chạy ngắn của học
sinh phổ thông còn liên quan đến:
. Sức mạnh tốc độ;
. Sức bền tốc độ.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
- Ngoài ra việc tuyển chọn những em có năng khiếu
còn cần phải chú ý đến yếu tố chiều cao và cân nặng, tính kiên trì, chịu khó đây
cũng là vấn đề quan trọng quyết định phát triển thành tích cao. Do đó phải biết
dự đoán trước khả năng phát triển chiều cao và cân nặng của các em, thường dựa
vào thể hình, yếu tố di truyền từ cha hoặc mẹ, điều kiện kinh tế, sinh hoạt gia
đình.
* Công tác tập luyện học sinh năng khiếu chạy nhanh.
- Công tác tập luyện chạy nhanh là quá trình sư
phạm được tiến hành trên
cơ sở khoa học dẫn dắt học sinh năng khiếu đến thành tích tốt nhất cần
thực hiện các yêu cầu: giáo dục phẩm chất đạo đức, tâm lý cho học sinh, kỹ
thuật, chiến thuật trong thi đấu chạy nhanh.
+ Giáo dục phẩm chất đạo đức, tâm lý cho học sinh.
. Thông qua tập luyện cần
giáo dục cho học sinh có tính trung thực, tự giác, kiên nhẩn, khiêm tốn, đó là
những phẩm chất cần thiết của một vận động viên, tạo cho các em một tâm lý thi
đấu ổn định thắng không kiêu, bại không nản;
. Việc giáo dục phẩm chất đạo đức, tâm lý thi đấu
cho học sinh là một hoạt động thường xuyên có tính sư phạm mang tính chất quyết
định sự phát triển nhân cách của các em sau này.
+ Giảng dạy kỹ thuật đối
với các học sinh năng khiếu chạy nhanh: Việc trang bị kỹ thuật chiến thuật cho
các em là điều cần thiết trong thi đấu, để đạt được thành tích tốt trong tập
luyện hay thi đấu cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:
. Giai đoạn xuất phát tư thế
“sẳn sàng” trọng tâm cơ thể thấp sẽ có lợi cho công tác đạp chân, tư thế và tâm lý phải thoải mái
không quá căng thẳng, chủ yếu là phải
biết tập trung chú ý lắng nghe phát lệnh “chạy” để xuất phát nhanh nhất;
. Muốn chạy lao được tốt thì trọng tâm cơ thể ở
giai đoạn chống chân rơi vào phía trước điểm chống tựa. Như vậy, sẽ tạo nên góc
độ đạp sau thích hợp nhất . Tần số, độ dài bước chạy phải tăng lên từng bước
đồng thời kết hợp động tác đánh tay mạnh về trước và sau sẽ giúp vận động viên
phát huy được tốc độ nhanh nhất, nâng dần thân người đến cuối giai đoạn
chạy lao thân ngả ra trước khoảng 800;
. Giai đoạn chạy giữa quãng phải duy trì tần số và
độ dài bước chạy đã đạt được, đạp sau cần hết sức tích cực, đánh tay phải nhịp
nhàng với bước chạy, chủ yếu là đánh khuỷu tay ra sau, thân hơi ngã về trước,
chân chạm đất bằng nữa trước bàn chân, thả lỏng cơ thể kết hợp thở trong quá
trình chạy cũng hết sức quan trọng;
. Giai đoạn về đích cần duy trì và phát huy tốc độ
cao nhất dùng ngực đánh đích;
. Ngoài ra trong chạy 200m,
400m khi thực hiện chạy đường vòng cần đặt nữa chân hơi chếch vào trong, thân
trên phải nghiêng vào trong, góc độ tay phải đánh mạnh hơn tay trái, bám sát
mép trong đường chạy để có đường chạy ngắn nhất;
. Trong chạy tiếp sức cần tập kỹ thuật trao tín
gậy sao cho người nhận được tín gậy trong khu vực chuyền tín gậy và bắt kịp tốc
độ nhanh nhất. Đồng thời cần có chiến thuật sắp xếp vị trí những người có
thành tích tốt nhất ở vị trí số 1 và số 4 để phát huy khả năng tốt nhất.
+ Một số bài tập thể lực đối với học sinh
năng khiếu chạy nhanh: Việc tập luyện bồi dưỡng thể lực cho học sinh năng
khiếu chạy nhanh là cơ sở phát triển
năng lực chung, qua các giai đoạn tập luyện các tố chất thể lực được tăng
cường một cách có hệ thống, giáo viên phải lập kế hoạch đưa ra hệ thống
bài tập, hướng dẫn học sinh tập ở trường và tự tập ở nhà, sau một
thời gian có kiểm tra lại thành tích để đánh giá sự tiến bộ của
học sinh thông qua các nhóm bài tập.
. Rèn luyện phản ứng nhanh như: xuất phát ở
nhiều tư thế khác nhau, chạy ngược chiều theo hiệu lệnh còi;
. Rèn luyện tần số động tác như: chạy nhanh 30m,
nhảy dây nhanh trong 10 giây, 20 giây;
. Nhóm bài tập rèn luyện sức mạnh tốc độ như: chạy
đạp sau, bật xa;
. Nhóm bài tập rèn luyện sức bền tốc độ như: chạy
60m, nhảy dây nhanh trong 30, 60 giây.
+ Để duy trì và nâng
cao được thành tích của học sinh sau khi tuyển chọn là vấn đề rất
quan trọng, vì muốn có thành tích tốt thì phải có thời gian tập
luyện thường xuyên và lâu dài.
. Thời gian tập ở
trường 2 tiết / tuần;
. Thời gian tập ngoài
giờ học chính thức từ 2- 4 buổi / tuần;
. Thời gian hè yêu
cầu học sinh tập từ 3 đến 4 buổi / tuần;
. Gần đến thời gian
thi đấu thì tập trung tập luyện tại trường 3- 4 buổi/tuần trở lên.
3.3. Khả năng áp dụng
của giải pháp.
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng
khiếu chạy nhanh” có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên môn thể dục cấp
trung học cơ sở trong toàn tỉnh để bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu chạy
nhanh.
3.4. Hiệu quả, lợi
ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Chúng tôi đã áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm trên ở năm học 2017 – 2018 và đạt kết quả ở Hội Khỏe Phù Đổng huyện năm 2018:
- Hạng II cự ly 100 m
nam;
- Hạng II cự ly 200m nữ;
- Hạng III cự ly 200 m nam;
- Hạng III cự ly 100m nữ.
3.5. Tài liệu kèm
theo gồm
- Sách giáo viên Thể
dục 8.
- Sách Điền Kinh ( Nhà
xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội 2000)
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/