I. Hoàn cảnh
nảy sinh sáng kiến
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá" đất
nước, nhanh chóng hoà nhập được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để
chuẩn bị cho xã hội tương lai, "Hơn bao giờ hết bước vào giai đoạn này nhà
trường phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những
kiến thức hiện đại, tự tìm ra giải pháp
cho những vấn đề do cuộc sống hiện đại đặt ra". Đổi mới phương pháp dạy học
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn lực con người trong thời kì "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" đất
nước. Giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đào tạo lớp người lao động có trí tuệ, tay
nghề cao, làm chủ được khoa học kĩ thuật công nghiệp hiện đại, có ý chí tự lực,
tự cường dân tộc, chính là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển rút ngắn của
đất nước tới xã hội văn minh, giàu mạnh.
Khi đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội . Nghị quyết Hội nghị
trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:
“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học,
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển tự học chủ yếu sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khóa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học”.
Mục tiêu của môn toán học là góp phần giáo dục con người phát triển toàn
diện nhằm đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài cho đất nước. Do vậy qua việc
học môn toán , học sinh phải được hình thành kỹ năng học tập và nghiên cứu đó
là kĩ năng làm bài tập, nhận xét, giải thích, rút ra kết luận, từ đó có suy
luận logic, các kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp....
Sử dụng các phương pháp trong
hoạt động dạy học góp phần quan trọng hình thàng những kĩ năng cho học sinh,
tạo cho học sinh thái độ học tập tích cực, có hứng thú học tập bộ môn toán nói
riêng và yêu thích khoa học nói chung.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
2.
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
* Mục
đích:
- Nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong các dạng bài tập có áp
dụng việc phân tích đa thức thành nhân tử.
- Giúp cho học sinh có khả năng khám phá khoa học. Đồng thời trong quá
trình dạy học phần này sẽ giúp các em không những giỏi về suy luận, phán đoán
logic, mà giúp các em có thêm kĩ năng trong cuộc sống.
*
Nhiệm vụ:
- Hiểu được và xác định được các dạng bài tập
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các dạng bài tập
- Tổ chức dạy thực nghiệm qua buổi học để xác định hiệu quả của đề tài.
3.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu sử dụng đề tài ở chương trình toán THCS và từng bước vận dụng vào quá trình
tổ chức các tiết dạy,các chuyên đề...
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu lí luận, thực tiễn.
- Thực nghiệm trên các tiết dạy trong nhà trường
- Thăm dò ý kiến giáo viên, học sinh sau khi dạy thực nghiệm.
II. Cơ sở lí luận
Toán học là
bộ môn đòi hỏi tính sáng tạo, tư duy logic, tính khoa học cẩn thận của mỗi học
sinh. Khi học sinh đã học tốt bộ môn toán thì sẽ học được tất cả các môn khác.
Nhằm đáp
ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, con đường duy nhất là nâng
cao chất lượng học tập của học sinh ngay từ nhà trường phổ thông. Là giáo viên
ai cũng mong muốn học sinh của mình tiến bộ, lĩnh hội kiến thức dễ dàng, phát
huy tư duy sáng tạo, rèn tính tự học, thì môn toán là môn học đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu đó.
Việc học toán không phải chỉ là học như SGK, không chỉ làm những
bài tập do Thầy, Cô ra mà phải nghiên cứu đào sâu suy nghĩ, tìm tòi vấn đề,
tổng quát hoá vấn đề và rút ra được những điều gì bổ ích. Dạng toán phân tích
đa thức thành nhân tử là một dạng toán rất quan trọng của môn đại số 8 đáp ứng
yêu cầu này, là nền tảng, làm cơ sở để học sinh học tiếp các chương sau này,
nhất là khi học về rút gọn phân thức đại số, quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
và việc giải phương trình.
Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để học sinh giải bài toán phân tích đa thức thành nhân tử một
cách chính xác, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt điều này, đòi
hỏi giáo viên cần xây dựng cho học sinh những kĩ năng như quan sát, nhận xét,
đánh giá bài toán, đặc biệt là kĩ năng giải toán, kĩ năng vận dụng bài toán,
tuỳ theo từng đối tượng học sinh, mà ta xây dựng cách giải cho phù hợp trên cơ
sở các phương pháp đã học và các cách giải khác, để giúp học sinh học tập tốt
bộ môn.
III. Thực trạng
Đã nhiều năm tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn toán 8,9 qua thực tế giảng dạy kết hợp với dự giờ các giáo viên khác. Tôi nhận thấy em học sinh chưa có kỹ năng thành thạo khi làm dạng các bài tập có sử dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
...
Link tải miễn phí file word đầy đủ: Tải xuống
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/