Skkn Một số biện pháp giúp học sinh hăng hái học tập môn Toán 7

 


- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh hăng hái học tập môn Toán 7”.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tên sáng kiến

“Một số biện pháp giúp học sinh hăng hái học tập môn Toán 7”.

2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu).

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã xác định “phương pháp dạy học toán phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tao của tư duy”. Bắt nguồn từ định hướng đó giáo viên  cần phải học hỏi nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài làm cho hiệu quả giờ học đạt cao nhất.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán tại trường THCS Vồ Dơi. Tôi thấy còn nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản, chất lượng bộ môn vẫn còn thấp, các bài kiểm tra, bài thi còn chưa đạt yêu cầu.

Phần lớn học sinh còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, chưa có ý thức tự giác trong học tập.

Các em chưa chú ý đến việc rèn luyện cho mình kỹ năng phân tích tìm lời giải của một bài toán, rút ra nhận xét sau khi giải một bài toán, trình bày lời giải một bài toán, v. v…chưa tạo được cho mình có thói quen tốt khi giải toán.

Điều đó nảy sinh trong tôi những trăn trở: Là làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hăng hái, say mê trong khi học? Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụng những gì đã học vào thực tiễn? Với mong muốn tìm ra  những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh hăng hái học tập môn Toán 7”.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

1. Thực trạng

Tôi đã tiến hành quan sát, theo dõi; kết hợp với điều tra lấy ý kiến của 43 học sinh khối lớp 7 về mức độ hứng thú và đánh giá sự tích cực trong học tập bộ môn Toán 7 của các em. Kết quả cụ thể là:

Thời điểm

Tổng số HS

Hăng hái phát biểu các ý kiến xây dựng bài.

Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

Tự giác học bài cũ, làm bài tập ở nhà, đọc bài mới trước ở nhà.

Yêu thích môn học.

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9/2016

43

15

34,9

20

46,5

18

41,9

4

9,3

Với đối tượng học sinh thì đa số các em tỏ ra chán nản, mệt mỏi biểu hiện như là không chú ý nghe giảng, không ghi chép bài đầy đủ, không làm bài tập về nhà….

Do đó, các em chưa có hứng thú để nỗ lực cố gắng; tích cực trong học tập bộ môn Toán, nhất là đối với những học sinh yếu; nhận thức chậm; kết quả học tập bộ môn rất kém.

2. Các biện pháp

2.1. Hướng dẫn học sinh tự học:

Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập như: sách giáo khoa; vở ghi chép bài; vở nháp; com pa; thước kẻ; thước đo góc; ê ke; bút chì; máy tính bỏ túi…

Trong lớp tập chung chú ý nghe giảng; ghi chép bài đầy đủ. Tích cực tham gia xây dựng bài.

Sau khi học ở trường về cần học lại ngay những nội dung được học; làm những bài tập được giao (xào bài).

Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo (truy bài) cần xem lại một lần nữa những nội dung đã thực hiện khi “xào bài”.

Khi chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo cần dành thời gian tự đọc sách giáo khoa nội dung bài sắp học trước khi đến lớp.

Cần xem kỹ các ví dụ, các bài giải mẫu trên lớp; trong sách giáo khoa; học kỹ lý thuyết sau đó mới đi làm bài tập về nhà.

Khi học hoặc giải xong một bài tập nào đó cần chú ý đến cách giải bài tập dạng đó như thế nào? để áp dụng vào giải các bài tập khác có nội dung tương tự v.v…

2.2. Tạo sự hăng hái học tập cho học sinh:

Trong cách dạy giáo viên dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém, cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học toán. Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều... làm cho học sinh khó tiếp thu, kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, cần cô động lại kiến thức trọng tâm từng bài, để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng. Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.

Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập, sử dụng trò chơi. Tăng yếu tố âm thanh, hình ảnh vào bài giảng, sử dụng bản đồ tư duy, hướng dẫn học sinh ghi nhớ, ghi chú bằng hình ảnh… Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm: chia một bài tập nào đó ra thành nhiều phần; nhiều ý; nhiều bước nhỏ đơn giản; sau đó cho học sinh giải bằng cách chia nhóm hỗn hợp gồm cả học sinh khá giỏi; trung bình và yếu kém, sau đó cho các nhóm thi đua với nhau.

Giáo viên khi lên lớp cần chú trọng nhiều đến việc chuẩn bị nội dung, đối với các tiết bài tập giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra, để từ đó tìm ra thuật toán đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú học tập.

Biết được năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.

Chỉ bảo một cách tỉ mỉ như: cách ghi chép bài và nghe giảng; cách học bài và làm bài tập về nhà; việc chuẩn bị bài, đọc bài mới trước khi đến lớp; qua đó giúp học sinh biết cách tự học hiệu quả;

Gần gũi; chia sẻ; giúp đỡ học sinh; khuyến khích học sinh bộc bạch những lo lắng; khó khăn; những kiến thức chưa hiểu rõ; để phát hiện ra những kỹ năng học sinh còn yếu kém; những “lỗ hổng” kiến thức của học sinh; từ đó có kế hoạch tổ chức phụ đạo thêm cho học sinh vào buổi chiều: giúp đỡ các em ôn tập lại các kiến thức có liên quan; bù đắp những lỗ hổng kiến thức ở các lớp dưới.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh về ý thức và thái độ học tập bằng các phương pháp như: kiểm tra bài cũ; kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh; kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh; kiểm tra vở ghi chép bài của học sinh xem có đầy đủ hay không? Kết hợp với việc theo dõi việc nghe giảng và học bài trên lớp của học sinh…

Tạo môi trường học tập thân thiện, chia sẻ, học sinh được đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng học sinh, dân chủ trong lớp học nhằm giúp học sinh tự tin trong việc học tập bộ môn; trong kiểm tra, thi cử.

Tổ chức các buổi ngoại khóa thông qua các tiết học tự chọn toán; chơi các trò chơi toán học đơn giản; vui học toán, tạo không khí thi đua học tập sôi nổi; học tập bạn bè xung quanh; nhằm giúp học sinh thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học vào cuộc sống.

Động viên cổ vũ kịp thời những chuyển biến, những thành tích đạt được của học sinh; dù là rất nhỏ; các em sẽ thấy vui sướng, hiểu và cảm nhận được ích lợi đối với việc thực hiện đúng các yêu cầu của giáo viên.

Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn thảo luận bàn về những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn toán. Cần tích cực, mạnh dạn đổi mới các phương pháp dạy học. Mỗi lần thay đổi phương pháp dạy học là một lần giáo viên đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Tính mới:

 Sáng kiến lần đầu được áp dụng và đem lại hiệu quả tại trường THCS Vồ Dơi.

Sáng kiến không trùng với nội dung của các sáng kiến đã được công nhận trước đó.

Giúp học sinh hăng hái học tập môn Toán mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương học trước đây.

Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cần tạo ra môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chính người thầy giáo phải khơi gợi, khuyến khích học sinh tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy. Từ đây tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.

2. Tính hiệu quả và khả thi:

Qua thực hiện và vận dụng những biện pháp nêu trên bản thân tôi nhận thấy có kết quả khả quan:

Không khí lớp học sôi nổi, ở học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về kết quả học tập theo từng thời điểm. Các em mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến.

Các tiết dạy mà bản thân thực hiện luôn diễn ra trong không khí vui tươi, nhẹ nhàng và thân thiện, các em đã có hăng hái và tích cực hơn trong việc học tập bộ môn.

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của người giáo viên và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trường THCS Vồ Dơi.

Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho giáo viên khi áp dụng vào giảng dạy.

Kết quả cụ thể là:

Thời điểm

Tổng số HS

Hăng hái phát biểu các ý kiến xây dựng bài.

Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

Tự giác học bài cũ, làm bài tập ở nhà, đọc bài mới trước ở nhà.

Yêu thích môn học

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9/2016

43

15

34,9

20

46,5

18

41,9

4

9,3

5/2017

43

30

69,8

36

83,7

35

81,4

22

51,2

10/2017

47

33

70,2

40

85,1

39

83,0

25

53,2

Chất lượng giảng dạy bộ môn Toán khối 7:

Thời điểm

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9/2016

43

2

4,7

6

14,0

15

34,8

12

27,9

8

18,6

5/2017

43

3

7,0

11

25,6

21

48,8

6

14,0

2

4,6

10/2017

47

4

8,5

13

27,7

23

48,9

6

12,8

1

2,1

3. Phạm vi áp dụng:

Đề tài được thực hiện trong phạm vi học sinh khối lớp 7 của trường THSC Vồ Dơi năm học 2016 – 2017.

 Đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung điều chỉnh phù hợp để áp dụng tiếp với đối tượng học sinh khối 7; 8; 9 trong năm học tới.

IV. KẾT LUẬN

Với phương châm “ Giúp học sinh hăng hái học tập môn Toán 7” thông qua những tiết dạy học toán THCS, bản thân đã tích cực cùng nhà trường đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp. Hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân sẽ là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp tham khảo. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, những biện pháp mà tôi đưa ra dù ít hay nhiều vẫn mang tính cá nhân. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, trao đổi và sự góp ý của các bạn đồng nghiệp; đặc biệt là các thầy cô trong nhóm Toán để đề tài được hoàn thiện hơn.

Previous Post Next Post

QC

QC