Mô tả bản chất của sáng kiến:
Sáng
kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động
giáo dục âm nhạc” lần đầu áp dụng với lớp nhỡ 1 trường MN Đại Hòa do tôi chủ
nhiệm đã mang lại kết quả rất cao. Bằng các biện pháp: Tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ. Xây
dựng các hình thức vận động đa dạng thể loại và chuẩn bị chu đáo đồ dùng, đạo
cụ cho tiết dạy để thu hút trẻ. Lồng ghép ôn luyện vào các môn học khác, ngày
lễ ngày hội. Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ học tốt môn Âm nhạc. Hoạt
động giáo dục âm nhạc còn là
phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển
trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ
tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi
trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát
triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể
lực.
1. Phân
tích tình trạng của giải pháp đã biết (Phân tích ưu, nhược điểm)
*Ưu điểm:
*Đối với giải pháp 1:
Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động và rèn luyện
nhằm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm từ đó trẻ nhận thức sâu hơn nội dung
bài học. Chính vì vậy tôi tạo môi trường học tập trong lớp hoạt động một cách
tích cực góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non
*Đối với giải
pháp 2:
Việc
sử dụng đa dạng thể loại vận động
và chuẩn bị chu đáo đồ dùng, đạo cụ cho tiết dạy đã tạo cơ hội cho trẻ phát huy
tính tích cực, sáng tạo thu hút trẻ vào hoạt động âm nhạc.
* Đối với giải pháp 3:
Việc lồng ghép hoạt động âm nhạc thông qua các hoạt
động khác đã làm cho các tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn; thông qua
các ngày hội ngày lễ làm cho các cháu thêm phần hưng phấn, vui tươi, mạnh dạn,
tự tin khi biểu diễn. Đây cũng là tiền đề giúp trẻ ham thích và muốn tham gia
hoạt động âm nhạc.
*Đối với giải pháp
4:
Biện pháp phối hợp với phụ huynh để có đồ dùng và nguyên
vật liệu làm đồ dùng âm nhạc cũng đã mang lại sự gắn bó mật thiết giữa gia đình
và nhà trường trong công tác CSNDGD trẻ, đã làm cho phụ huynh thấy được tầm
quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
*Nhược điểm:
Một số phụ huynh
chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng về môn học.
Một số trẻ thiếu sự tập trung, chú ý
khi tham gia hoạt động.
2
Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để
khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
*Biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm:
Thường xuyên viết bài tuyên truyền với phụ
huynh về vai trò của môn âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ.
Đối
với những trẻ ít tập trung thì tôi thường để trẻ ngồi bên cạnh để dễ nhắc nhở
trẻ khi tham gia vào hoạt động. Ngoài ra trong giờ đón, trả trẻ tôi nhắc nhỡ
phụ huynh về nhà nên cho trẻ xem những clip âm nhạc thiếu nhi để trẻ nghe và
xem các hình thức vận động khác nhau để
từ đó giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn.
Qua việc thực hiện giải pháp phối kết hợp
với phụ huynh trong việc GDÂN cho trẻ và chú ý quan tâm đối với những trẻ thiếu
tập trung tôi thấy đạt kết quả rất khả quan.
3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Về điều kiện:
Giáo viên và phụ huynh phải có sự phối
hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ
Về phương tiện:
Trong tiết dạy giáo âm nhạc giáo viên
phải thiết kế bài giảng điện tử để thu hút sự chú ý của trẻ, ngoài ra phải tận
dụng những nguyên vật liệu, phế liệu để làm
nhiều đạo cụ âm nhạc gây hứng thứ đối với trẻ.
4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức
thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết
các vấn đề đã nêu trên)
Giải pháp 1: Tạo môi trường học
tập và rèn luyện cho trẻ
Để
tạo cho trẻ có một tâm thế tốt trước khi vào học thì tôi luôn tận dụng diện
tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý cách bố trí, sắp xếp các học cụ, đạo cụ,
đội hình học để tạo môi trường thoải mái cho trẻ khi tiếp thu kiến thức.
Ví
dụ: Khi thực hiện hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì tôi
cho trẻ học tại phòng nghệ thuật. Vì ở phòng nghệ thuật khi vận động thì trẻ có
thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác. Trẻ thấy mình trong gương trẻ
rất thích thú qua đó kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Ở
lớp tôi bố trí một góc âm nhạc và tôi luôn thay đổi cách trang trí góc âm nhạc
sao cho thật sinh động theo từng chủ đề để gây sự mới lạ và thu hút trẻ. Góc âm
nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc, trẻ có thể làm quen
nhạc cụ, đạo cụ và trẻ sử dụng những nhạc cụ, đạo cụ đó để ôn luyện, củng cố những
bài hát đã học, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay
một nhóm một cách thích thú và sáng tạo.
Trẻ
4-5 tuổi phát âm chưa được rõ vì thế khi trẻ hát tôi chú ý lắng nghe lời bài
hát của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện kịp thời. Để có một tiết
học đạt kết quả, ngay từ đầu trước khi tổ chức hoạt động bản thân tôi đã tự tập
luyện các bài hát vì tôi nghĩ nếu giáo viên hát chuẩn xác thì trẻ cảm thụ nội dung bài hát tốt hơn.
Mặt
khác khi tổ chức tiết dạy tôi có sự nghiên cứu, suy nghĩ tìm cách vào bài sinh
động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: chủ đề nghề nghiệp khi dạy bài hát “Bác
đưa thư vui tính”, tôi hóa trang và đóng vai bác đưa thư để gây sự hứng thú cho
trẻ. Ngoài những phương thức hình ảnh trực quan tôi còn ứng dụng công nghệ
thông tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho
bài hát tôi dạy, những hình ảnh được làm trên chính trẻ của tôi với biện pháp
này trẻ rất hứng thú vì thấy mình xuất hiện trên tivi
Giải pháp 2: Xây dựng các hình
thức vận động đa dạng thể loại và chuẩn bị chu đáo đồ dùng, đạo cụ cho tiết dạy
để thu hút trẻ
Vận
động và múa sáng tạo, gõ đệm theo nhạc là cách làm trẻ vui thích để phát triển
kỹ năng thể chất. Múa tạo cơ hội để trẻ giải tỏa năng lượng, kích thích trí
tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo. Múa sáng tạo bao gồm những cử động thân
thể nhằm truyền đạt một nội dung hình ảnh nào đó. VD thể hiện sự yêu thương thì
làm động tác âu yếm; sự hùng hồn thì thể hiện
bước đi mạnh, nhịp nhàng, dứt khoát.
Trong
tiết học tôi tạo điều kiện cho trẻ tự nêu ý tưởng và tự chọn các hình thức vận
động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Tôi khuyến khích, động viên trẻ thực
hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn hoặc
các bài hát trước.
Ví dụ: Đối với bài hát “ Cháu thương chú bộ đội” tôi cho trẻ chọn múa
minh họa theo lời bài hát nhưng với bài hát sẽ học tiếp theo nếu có giai điệu nhịp
hàng, phấn khởi thì tôi gợi ý khéo léo để trẻ hát kết hợp vổ tay, gõ đệm theo
các tiết tấu cho phù hợp.
Khi trẻ minh họa bài múa tôi chuẩn bi đạo cụ là hoa múa, dải lụa, quạt...
Đối với hình thức vổ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu thì tôi chuẩn bị phách
trẻ, xắc xô, gáo dừa, song loan...
Để phát huy sự sáng tạo của trẻ ngoài việc trong tiết dạy lấy ý tưởng của
trẻ về các động tác minh họa. Ở hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều tôi cho
trẻ tự thể hiện sự sáng tạo theo ý thích của trẻ.
VD: ngoài động tác múa cô đã hướng dẫn con có thể minh họa lời bài hát
bằng hình thức khác nữa.
Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng chu đáo cho phần dạy hát, nghe hát, vận động,
bản thân tôi còn chú trọng đến phần trò chơi âm nhạc. Ở phần này tôi đã tổ chức và thường xuyên thay đổi
hình thức các trò chơi âm nhạc. VD ở chủ đề “Trường mầm non” tôi cho trẻ chơi
trò chơi “ cánh cửa kỳ diệu” trẻ bấm vào ô cửa sẽ xuất hiện 1 nốt nhạc và nốt
nhạc đó sẽ vang lên 1 đoạn bài hát về chủ đề trẻ đang học, trẻ đoán và hát đúng
tên bài hát đó. VD chủ đề “Bản thân” với trò chơi “ Hãy vui hát cùng tôi” trên
màn hình xuất hiện 1 bạn trai hoặc 1 bạn gái, cháu thích chọn bạn nào thì bấm
vào bạn ấy. Khi bấm vào bạn đó sẽ hát âm la về bài hát có chủ đề đang học. Cho
trẻ đoán đó là bài hát gì và thể hiện nội dung bài hát đó. Bên cạnh đó tôi còn
sử dụng mạng Internet để lấy các hình ảnh, âm thanh về các loại nhạc cụ cho trẻ
quan sát và nghe âm thanh giai điệu của mỗi loại nhạc cụ; nghe độ to nhỏ của
giai điệu bài hát, xướng âm cao độ của các nốt nhạc... Đối với giải pháp này
trẻ rất hứng thú và phát triển ý tưởng sáng tạo trong vận động minh họa, tai
nghe âm nhạc tốt.
*Giải pháp 3: Lồng ghép ôn luyện vào các môn học khác,
ngày lễ ngày hội.
Thực
hiện phương pháp dạy tích hợp, lồng ghép với các hoạt động khác tôi đã vận dụng
để ôn luyện kỹ năng ca hát và vận động cho trẻ. Đối với hoạt động âm nhạc có
thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác và còn giúp cho các bộ môn
khác trở nên sinh động hơn. Ví dụ: hoạt động LQVH: với câu chuyên: “ Chú thỏ
tinh khôn” tôi cho trẻ vận động theo bài hát: “ Trời nắng, trời mưa” ; đối với hoạt
động tạo hình: đề tài: “vẽ và tô màu ông mặt trời” tôi cho trẻ hát và vỗ tay
theo nhịp bài “Cháu vẽ ông mặt trời” ;hoạt
động KPKH đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Gà trống, mèo con, và cún con”, hoạt động
LQVT đề tài: “Cao hơn – thấp hơn” tôi lồng ghép “Năm ngón tay ngoan” . Với giải
pháp này trẻ được ôn luyện kỹ năng ca hát và vận động được thường xuyên nhằm
khắc sâu kiến thức cho trẻ. Hơn thế nữa khi vận động lồng ghép vào các hoạt
động khác trẻ đã thuộc lời bài hát và minh họa thành thục nên rất tự tin khi
tthể hiện. Đối với hình thức này còn giúp trẻ rèn luyện tính mạnh dạn, tự
tin
Thông
qua các ngày hội ngày lễ “Bé vui đến trường, Tết trung thu, Chúng tôi là chiến
sĩ nhí, Mừng xuân tươi thắm” tôi cho nhiều trẻ được tham gia biểu diễn văn nghệ
mừng ngày hội. Trong ngày hội các cháu được lên biểu diễn, mặc các loại trang
phục đẹp, cùng phối hợp với bạn biểu diễn. Các cháu được lên sân khấu biểu diễn
trước cô giáo, phụ huynh, khán giả đã làm cho các cháu thêm phần hưng phấn, vui
tươi, mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn. Đây cũng là tiền đề giúp trẻ ham thích và
muốn tham gia hoạt động âm nhạc.
*Giải pháp 4: Phối kết hợp với
phụ huynh để giúp trẻ học tốt hoạt động Âm nhạc
Trong quá trình NDCSGD trẻ việc phối kết hợp với phụ huynh để cùng nâng
cao chất lượng NDCSGD trẻ là không thể thiếu. Vì vậy để có nguyên vật liệu làm
nên những dụng cụ âm nhạc tôi đã vận động phụ huynh nộp phách tre, gáo dừa, nắp
ken. Ngoài ra tôi còn vận động các phụ huynh làm thợ mộc làm dụng cụ song loan
cho trẻ gõ. Tôi còn vận động phụ huynh nộp vải rẻo để làm những chiếc hoa, dải
lụa xinh xắn cho trẻ múa. Với sự hợp tác đắc lực của phụ huynh cũng là nguồn
động lực giúp tô tự nhũ không những thực hiện tốt hoạt động âm nhạc mà còn phải
làm tốt các công tác NDCSGD trẻ trong ngày để đáp lại tình cảm mà phụ huynh đã
dành cho tôi, cho lớp.
Những thông tin cần
được bảo mật (nếu có): Không
Đánh giá lợi ích thu
được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua việc thực hiện các
biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc
- 100% trẻ được học đầy đủ các nội dung về hoạt động giáo dục âm nhạc.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/