Mô tả bản chất của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái” lần đầu áp dụng với lớp lớn 3 do tôi chủ nhiệm đã mang lại kết quả rất cao. Bằng các biện pháp: Tạo môi trường làm quen chữ cái cho trẻ. Đổi mới hình thức giáo dục giúp trẻ làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàng, linh hoạt. Sử dụng một số trò chơi làm quen chữ cái. Tổ chức lồng ghép với các hoạt động khác. Phối hợp tuyên truyền với các bậc cha mẹ trẻ. Hoạt động làm quen chữ cái ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu trước khi cho trẻ vào lớp một. Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo lớn “làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm- đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp một.
1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
(Phân tích ưu, nhược điểm)
*Ưu điểm:
*Đối với giải pháp 1:
Việc tạo môi trường làm quen chữ cái đã lôi cuốn được trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Làm quen chữ cái.
*Đối với giải
pháp 2:
Đổi mới hình thức giáo dục giúp
trẻ làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, trẻ có cơ hội được trải nghiệm từ đó trẻ nhận
thức sâu hơn nội dung bài học góp phần thực hiện tốt phương pháp giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
* Đối với giải pháp 3:
Trò chơi làm quen chữ cái là phương tiện
đem đến cho trẻ giờ học sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái ngoài ra trò chơi làm
quen chữ cái còn giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nói mạch lạc, tập trung chú
ý. Việc sử dụng trò chơi nhằm củng cố hiểu biết của trẻ, trẻ tham gia trò chơi
sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức đã thu nhận được.
*Đối với giải pháp 4:
Việc lồng ghép hoạt động Làm quen chữ cái với các bộ môn khác như taọ hình,…hoạt động ngoài trời, nhằm giúp cho môn học trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
*Đối với giải pháp 5:
Với biện pháp này phụ huynh sẽ có những hiểu
biết về tầm quan trọng của bộ môn từ đó có sự phối hợp với giáo viên trong việc
giáo dục trẻ tại gia đình.
*Nhược điểm:
Một số trẻ hiếu động ít tập trung
vào hoạt động bên cạnh còn vài trẻ phát âm chưa rõ ràng.
..2 Nội
dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:
*Biện pháp nhằm khắc phục nhược
điểm:
Đối với nững trẻ phát âm
chưa rõ ràng thì tôi phối kết hợp với phụ huynh để rèn luyện cho trẻ . Vì thế
trong giờ đón, trả trẻ tôi nhắc nhỡ phụ huynh về nhà tập cho trẻ phát âm để trẻ
nói rõ ràng hơn và nhận biết phát âm các chữ cái đã học,…
Đối với những trẻ ít tập trung thì tôi thường
để trẻ ngồi bên cạnh để dễ nhắc nhở trẻ khi tham gia vào hoạt động.
3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần
thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp:
Về điều kiện:
Giáo viên và phụ huynh phải có sự phối
hợp chặt chẽ với nhau trong việc dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với chữ cái.
Về phương tiện:
Trong tiết dạy giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học, tận dụng những nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho hoạt động âm nhạc. Chuẩn bị đồ dùng trực quan để thu hút sự chú ý của
trẻ.
4 Nêu các
bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp (nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên)
Biện pháp 1: Tạo môi trường
làm quen chữ cái cho trẻ
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái bên trong và ngoài lớp học rất cần thiết để giúp trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen chữ cái.
Đối với lớp học mà tôi đang giảng dạy, trên mảng tường của lớp ở các góc tôi đêù trang trí môi trường chữ cái cho trẻ làm quen, khi mà trẻ thấy môi trường chữ thì trẻ sẽ tò mò và hỏi cô ơi chữ đó là chữ gì, tôi trả lời chữ a, b,c thì trẻ sẽ ghi nhớ và còn có thể chỉ cho các bạn, cùng các bạn học. Hay là ở góc học tập tôi có trang trí một góc nhỏ ong vàng tìm chữ, thì đến giờ chơi tự do ở các góc trẻ có thể ngồi lại cùng bạn tìm và đọc những chữ cái mình đã học qua đó giúp cho trẻ ghi nhớ sâu hơn về các chữ cái và hình thành tính tự học cho trẻ. Ngoài ra đến giờ chơi hoạt động ở góc học tập, tôi có thể cho trẻ chơi tô màu những chữ cái đã học hoặc cắt những chấm tròn trang trí vào chữ cái rỗng, sau khi trẻ trang trí xong thì tôi đến hỏi trẻ vừa tô màu hay dán được chữ gì ? Như vậy trẻ vừa nhớ lại được mặt chữ vừa luyện được cả cách phát âm. Hoặc trong lớp có những đồ dùng cá nhân trẻ như ca, khăn lau mặt, khăn lau tay, bàn chải đánh răng, vở thực hành của trẻ, bì sản phẩm thì tôi làm ký hiệu cho mỗi trẻ 1 chữ cái, trẻ vừa nhận biết được ký hiệu riêng của mình, vừa khắc sâu chữ cái hơn đồng thời giúp cho trẻ được ôn luyện mọi lúc mọi nơi.
Bên ngoài lớp học tôi cùng các cô giáo lớp 5 tuổi trong trường tận dụng một khoảng không gian trống như hành lang, dãy lan can cầu thang, chúng tôi làm góc thư viện treo những chữ cái trong tuần trẻ học lên để mỗi ngày khi đến lớp trẻ được quan sát và nhớ lâu, trẻ có thể chỉ cho ba mẹ xem đó là chữ a,b,c chữ đó con đã học rồi, hoặc chúng tôi dán các chữ cái có hình con vật, để một số truyện tranh, bảng con, bút lông khi dạo chơi tôi có thể cho trẻ đến góc thư viện tìm chữ cái đã học trong bài thơ, hoặc dùng bảng con nhìn và sao chép lại chữ cái đã học theo yêu cầu của cô. Khi đi dạo chơi hoạt động ngoài trời ngoài việc tổ chức cho trẻ quan sát đồ vật, tôi còn cho trẻ nhận biết các chữ cái đã học trên các bảng tên của các cây xanh và các loại hoa. Như vậy, việc tạo môi trường thân thiện lôi cuốn được trẻ tham gia một cách tích cực vào hoạt động làm quen chữ cái, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Làm quen chữ cái.
Biện pháp 2 : Đổi mới hình thức giáo dục giúp trẻ làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàng, linh hoạt.
Với trẻ, học bằng chơi, chơi mà học sẽ tạo cho trẻ thích thú trong học tập. Hiện nay theo chương trình GDMN mới thì dạy trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm vì vậy việc đổi mới hình thức, phương pháp để tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt sẽ góp phần quan trọng trong sự thành công của tiết dạy. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động trước hết cô giáo cần phải tìm tòi những thủ thuật sư phạm và dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động. Trước khi vào bài cô giáo chọn nhiều hình thức như kể chuyện, đọc thơ, hát, nhảy... cuốn hút trẻ vào tiết học sao cho thật thoải mái, không gò ép, tạo tâm thế tốt trước giờ học, mọi phương pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế.
Để gây sự hứng thú cho trẻ trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo nhận thức bằng tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm, trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh. Chính vì thế khi dạy một tiết “Làm quen chữ cái” tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên nhưng đặc biệt phải đảm bảo an toàn.
Ví dụ : Chủ đề Trường mầm non với nhóm chữ cái o, ô, ơ vào bài tôi sẽ kể cho trẻ nghe câu chuyện Vịt con trong ngày khai trường, sau đó hỏi trẻ ngày đầu tiên vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì ? trẻ nói bảng con, quyển vở, hộp màu...tôi cho trẻ làm quen chữ o trong từ Bảng con, chữ ô trong từ Hộp màu và cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ trong từ Quyển vở
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn giáo viên cần liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có dạng hình gì, gần giống cái gì để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, ví dụ chữ o giống quả trứng, quả cam…..
Kết quả từ việc thay đổi nội dung, phương pháp và sử dụng phần mềm trên giáo án điện tử trẻ hứng thú hơn vào tiết học, giáo viên lên lớp tự tin hơn, gần gũi trẻ hơn và tiết học nhẹ nhàng hơn.
Biện pháp 3 : Sử dụng một số trò chơi làm quen chữ cái
Trò chơi làm quen chữ cái là phương tiện đem đến cho trẻ giờ học sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái ngoài ra trò chơi làm quen chữ cái còn giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, nói mạch lạc, tập trung chú ý. Tôi thường xuyên thay đổi trò chơi và nâng cao trò chơi để rèn luyện cho trẻ kỹ năng nói mạch lạc, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và phát triển trí tuệ cho trẻ.
Ví dụ : Trò chơi Tạo dáng, tìm nét chữ, xếp hột hạt những trò chơi này đòi hỏi trẻ phải tập trung, lắng nghe yêu cầu để tìm chữ cái gì, có cấu tạo bởi những nét gì, xếp nét nào trước, nét nào sau.
Ngoài những trò chơi mà hằng ngày trẻ chơi tôi sưu tầm và sáng tạo một số trò chơi khác để trẻ hứng thú, linh hoạt trong khi chơi ,để trẻ được ôn luyện qua các trò chơi động và tĩnh.
Ví dụ : Chủ đề gia đình tôi cho trẻ chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu tôi chuẩn bị 1 chiếc nón có gắn kim đồng hồ, xung quanh là những chữ cái mà trẻ học. Sau đó tôi mời một bạn lên quay, khi kim đó chỉ vào chữ cái nào thì các bạn ở dưới phải tìm thẻ chữ cái đó giơ lên và phát âm chính xác. Tôi đổi hình thức chơi là cho trẻ tìm nét chữ cái ghép 2 bạn ngồi gần nhau và cho trẻ chơi nhiều lần để giúp trẻ củng cố lại chữ cái đã học. Ngoài trò chơi đó để củng cố khắc sâu kiến thức trẻ thì tôi cho trẻ chơi xếp tạo thành hình những chữ cái đã học, trò chơi này tôi chia trẻ thành các đội, đòi hỏi thành viên trong đội chơi phải thảo luận, bàn bạc để sắp xếp các chỗ đứng sao cho tạo thành chữ cái theo yêu cầu của cô.
Với những trò chơi này giúp trẻ ôn luyện những chữ cái mà trẻ biết, rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn bạc theo nhóm cho trẻ.
Biện pháp 4 : Tổ chức lồng ghép với các hoạt động khác.
Như chúng ta đã biết một ngày của trẻ ở trường Mầm non được tham gia rất nhiều hoạt động. Thông qua các hoạt động này giáo viên có thể tổ chức tích hợp với môn làm quen chữ cái vào từng đề tài.
Ví dụ : Làm quen chữ cái v,r Cô giáo lồng ghép hoạt động làm quen văn học với câu chuyện Sự tích Hồ Gươm cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh Rùa vàng ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. cô giới thiệu chữ cái mới sẽ dạy cho các con chữ cái v và r.
Ví dụ : Trong giờ làm quen với chữ b, d, đ sau khi đã được làm quen với các chữ cái này tôi cho trẻ hát bài “Búp bê bằng bông” Trẻ rất vui sướng, thích thú vì được hát nhún nhảy theo nhạc. Qua đó giúp trẻ rèn luyện cách phát âm chính xác chữ “b” hơn.
Giáo viên lồng ghép hoạt động thể chất bật, chụm tách chân vào trò chơi chữ cái i, t, c, m, n, l. Khi trẻ bật vào ô có chữ cái nào thì phát âm chữ cái đó. l n m t c i nó góp phần trong việc phát triển cơ tay cơ chân cho trẻ vừa dạy trẻ ôn lại, nhớ lại những chữ cái đã học để khắc sâu những kiến thức mà giáo viên đã dạy trẻ.
Làm quen chữ cái là môn học dễ dàng lồng ghép tích hợp với tất cả các bộ môn khác như taọ hình, hoạt động ngoài trời, nhằm giúp cho môn học trở nên sinh động, lôi cuốn trẻ vào hoạt động một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Biện pháp 5 : Phối hợp tuyên truyền với các bậc cha mẹ trẻ
Phối hợp với cha mẹ trẻ và cô giáo là một mắt xích rất quan trọng, nếu chỉ có cô dạy thì chưa đủ, mà phải kết hợp cả hai thì trẻ khắc sâu những gì đã học được ở trường, lớp. Bởi vậy vào những buổi họp cha mẹ trẻ đầu năm, hằng ngày đón trẻ tôi trao đổi về tình hình học tập của trẻ ở lớp. Để phụ huynh biết con em mình đã học được những gì thì ở góc chủ đề tôi tạo môi trường học theo chủ đề, tôi dán kế hoạch hoạt động tuần ở góc tuyên truyền để phụ huynh nắm bắt được ở trường con mình học những gì và có sự phối hợp tốt với cô giáo.
Ngoài ra, tôi vận động các bậc cha mẹ trẻ hỗ trợ về nguyên vật liệu, phế liệu để làm nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động làm quen chữ cái. Khi trẻ được hoạt động với những đồ vật này tôi quay clip gởi về cho phụ huynh xem, với việc làm này tôi thấy phụ huynh rất phấn khởi và đồng lòng với hình thức mà tôi đang thực hiện qua đó tạo được niềm tin của phụ huynh đối với cô giáo khi gởi con em mình đến trường.
Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
Đánh giá lợi ích thu
được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua việc thực hiện các
biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái
- 100% trẻ được học đầy đủ các nội dung về hoạt động làm quen chữ cái.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/