I. ĐẶT
VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là
một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta.
Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả
năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách
con người, tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ may thắng lợi trên con đường
tri thức cũng như trong cuộc sống.
Để tạo ra những con
người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu xã hội đề ra, một
trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức khoẻ tốt. Nếu
không có một sức khoẻ tốt, một thể lực tốt thì sẽ ảnh hưởng đến
mọi hoạt động trong học tập và làm việc…
Như chúng ta đã biết có
sức khoẻ là có tất cả, mọi hoạt động của trẻ được tham gia có tốt hay không,
đều nhờ đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy
giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng
quan trọng, quyết định đến lĩnh vực giáo dục khác như: lĩnh vực phát triển thể
chất, phát triển nhận thức, phất triển thẩm mĩ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội…Muốn vậy
giáo viên cần xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và đặc biệt chú trọng
đến sức khỏe của trẻ như: an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh
dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ trong độ tuổi mầm
non còn nhỏ nên sức đề kháng rất yếu, rất dễ mắc bệnh đặc biệt với những bệnh
dễ lây qua đường hô hấp và các bệnh khác như bệnh sởi, ho gà, bệnh tay - chân -
miệng... Vì vậy, tiêm
phòng và sử dụng thuốc điều trị là một
trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh tât.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Đặc biệt trong tình
hình hiện nay ở Việt
Nam và các nước trên toàn thế giới đã xuất hiện một căn bệnh lây truyền mới qua
đường hô hấp vô cùng nguy hiểm với cái tên Covid – 19 (hay là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virus Corona). Đây
là một căn bệnh lay lan qua đường hô hấp mà trên thế giớ nói chung và Việt nam
nói riêng chưa có thuốc phòng và điều trị đặc hiệu.
Virus
Trước tình hình dịch bệnh tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về cách phòng chống dịch bệnh COVID – 19. Toàn Đảng, toàn dân đã đang thực hiện và áp dụng chỉ thị một cách có hiệu quả. Ví dụ: sau ba tháng chống dịch hiện nay Việt Nam chúng ta cơ bản đã đẩy lùi và khống chế được dịch bệnh như: Ngày 27 tháng 04 năm 2020, có 270 người nhiễm bệnh, trong đó có 45 người đang điều trị và 225 người đã khỏi bệnh. Mặc dù dịch bệnh đã hạn chế và được đẩy lùi rất tốt xong nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn do người dân còn lơ là chủ quan. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe để chống chọi với các loại bệnh dịch nhưng với trẻ nhỏ thì chưa biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân. Ví dụ: Trẻ nhỏ còn chưa biết che miệng khi ho, hắt hơi, chưa thường xuyên rưa tay bằng xà phòng và còn cho tay lên mắt mũi miệng…Chính vì vậy bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ mầm non 5 tuổi, tôi nhận thấy việc làm của trẻ như vậy là vô cùng nguy hiểm, trẻ cần được hướng dẫn và rèn luyện thường xuyên các kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Chính vì điều đó mà bản thân tôi đã nhận thấy việc giúp trẻ có những kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid – 19 là cấp thiết và quan trọng. Cho nên tôi đã suy nghĩ tìm tòi để tìm ra một số phương pháp giúp trẻ rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non” nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1. Thực trạng của vấn đề.
Trường mầm non là trường nằm ở khu vực phía nam của thành phố .... Trường
luôn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo ...
và UBND phường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và các hoạt động
Phòng chống dịch bệnh covid – 19 nói riêng. Trong thời gian dịch bệnh chưa được
đẩy lùi nhà trường đã phun thuốc khử khuẩn các khu vực trong và ngoài lớp học. Nhà
trường đã mua được hai máy đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe cho giáo viên,
nhân viên, phụ huynh, học sinh… Bên cạnh đó còn trang bị cho các lớp nước rửa
tay, nước súc miệng, dung dịch sát khuẩn…
1. Đặc điểm tình hình của lớp:
Năm
học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi A. Tổng
số học sinh là: 29 cháu trong đó:Nam: 19 cháu; Nữ: 10 cháu.
Lớp 5 tuổi A luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường
về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở lớp như: Phòng
học đảm bảo thoáng mát sạch sẽ. Đồ dùng cá nhân (gối, khăn, cốc…) của trẻ có được
vệ sinh thường xuyên. Đồ chơi của trẻ được các cô có sát khuẩn và sắp xếp gọn gàng.
Không thể thiếu là góc tuyên truyền của lớp đã cung cấp đầy đủ thông tin về
tình hình dịch bệnh covid -19 và hình ảnh tuyên truyền có phong phú để phụ
huynh, học sinh tiếp cận sẽ hiểu hơn về dịch bệnh. Qua đó giúp các bậc phụ
huynh hiểu hơn và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho con em mình.
a, Thuận lợi:
Hai giáo viên phụ trách lớp đều
có tuổi đời trẻ có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn và được tập huấn trang bị
đầy đủ các kiến thức, các triệu trứng và cách phòng chống dịch bệnh covid -19.
Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm
về việc phòng chống dịch bệnh cho học sinh trong toàn trường nói chung và học
sinh lớp 5 tuổi A nói riêng.
Trẻ trong lớp tôi đều đã được
học qua chương trình mẫu giáo nhỡ nên trẻ đã có một số kiến thức về kỹ năng vệ
sinh để phòng tránh dịch bệnh.
Trẻ tiếp thu bài học nhanh
chóng các kỹ năng phòng chống dịch bệnh thông qua các hoạt động như: Hoạt động
ăn, hoạt động vệ sinh, hoạt động giáo dục thể chất...
Lớp được trang bị đầy đủ các
thiết bị (cặp nhiệt độ) đồ dùng các nhân (gối, ca, cốc,...) của trẻ đều riêng
biệt. Ngoài ra nhà trường cung cấp nước sát khuẩn, nước súc miệng...đầy đủ cho
lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng tránh dịch bệnh covid -19 cho trẻ.
Lớp học có đầy đủ hệ thống đèn
chiếu sáng, quạt mát, điều hòa ấm áp về mùa đông, thoáng mái về mùa hè. Bên cạnh
đó để để đảm bảo vệ sinh lớp còn có bồn rửa tay riêng cho trẻ.
Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ các cô trong mọi
hoạt động của lớp, trao đổi tình hình học tập và sức khỏe của trẻ ở trên lớp. Đặc
biệt là phụ huynh đã quan tâm ủng hộ cho lớp nước sát khuẩn và nước súc miệng,
khẩu trang y tế.
b, Khó khăn:
Phòng học còn chật hẹp nên việc bố trí sắp
xếp các góc chơi cũng như việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày còn gặp nhiều
khó khăn.
Lớp vẫn còn có một số trẻ suy dinh dưỡng
nên: trẻ chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, trẻ ăn
chậm, trẻ khó ngủ... chính vì vậy sức đề kháng còn kém thường xuyên bị hắt hơi,
sổ mũi khi thời tiết thay đổi.
Số
lượng đồ chơi trong lớp có rất nhiều nhưng một số đồ chơi còn nhỏ dễ mắc bụi bẩn,
khó vệ sinh.
Một số trẻ chưa có kỹ năng
phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân.
Một số phụ huynh mải làm kinh
tế nên chưa quan tâm tới việc trẻ tới trường.
2. Thực trạng về việc phòng chống dịch bệnh covid -19 tại
lớp tôi trong tời điểm hiện tại.
Trước tình hình dịch
bệnh lớp tôi đã tịch cực tham gia phòng dịch xong vẫn còn một số tồn tại như
sau:
a. Tồn tại
Giáo viên chưa có biện pháp tối
ưu trong giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Chưa
mạnh dạn tự tin, còn ôm đồm trong việc rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Việc phối kết hợp với phụ
huynh trong việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh viên đường hô hấp do chủng
mới của virus Corona cho trẻ còn hạn chế.
Trẻ còn nghỉ học nhiều (do hay
ốm vặt). Trẻ còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể như: thường xuyên cho
tay lên mắt, mũi, miệng, chưa biết tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Trẻ còn hiếu động nên thích đến những nơi đông người.
Trẻ tuy 5 tuổi nhưng khi ho, hắt hơi chưa biết lấy tay che miệng nên dễ bị lây
các bệnh về đường hô hấp nói chung và bệnh covid -19 nói riêng. Do vậy trẻ chưa
có kỹ năng phòng bệnh cho chính bản thân mình.
Đa số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch
bệnh cho trẻ. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa
tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh
cá nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch
bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng
của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
Người dân của địa phương còn lơ là chủ quan, trẻ mầm non dễ mặc phải dịch
bệnh covid - 19.
Nguy cơ mắc
dịch bệnh tại địa phương
b. Nguyên nhân
Do chưa có nhiều kinh nghiệm về
việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh nên còn ôm đồm rèn nhiều kỹ năng vệ
sinh cá nhân cho trẻ cùng lúc nên hiệu quả chưa cao.
Cần trao đổi để kỹ hơn với phụ
huynh về kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid -19 cho trẻ khi trẻ ở nhà.
Trẻ nhỏ tuổi chưa có ý thức
trong việc phòng bệnh, đặc biệt là trẻ chưa hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh
covid-19 đang diễn ra trên toàn thế giới.
Trẻ còn nhỏ kỹ năng phòng
tránh dịch bệnh covid -19 cò nhiều hạn chế.
Đa số phụ huynh bận công việc
nên chưa thật sự quan tâm nhiều đến trẻ trong thời gian dịch bệnh covid -19.
Chưa hiểu được tầm trọng của việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ như: Rửa tay, súc
miệng bằng nước muối, ra ngoài phải deo khẩu trang, không khạc nhổ bừa bãi, ho,
hắt hơi phải che miệng và phải tắm gội thường xuyên.
là một phường giáp
với tỉnh Vĩnh Phúc nơi có bùng phát dịch covid - 19 đầu tiên trong nước. Do vậy
khả năng lây nhiễm bệnh cho người dân trong phường, trẻ em có nguy cơ mắc dịch
bệnh là rất cao.
c. Khảo sát thực trạng
Với trẻ mầm non
tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò,
khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi như: chơi với
cát, nước...Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch
bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Tất cả những yếu
tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ,
làm cách nào để nâng cao ý thức bảo vệ bản
thân cho trẻ mẫu giáo trong trường nói
chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở trường mình.
Ngay từ đầu khi dịch bệnh bùng
phát tôi đã tiến hành khảo sát thực tế về vốn kỹ năng phòng chống dịch bệnh của
trẻ tại lớp giáo 5 tuổi A ở trường Mầm non Bạch Hạc, tôi nhận thấy kết quả khảo
sát trước khi chưa áp dụng sáng kiến như sau:
STT |
Mức độ nội dung khảo
sát |
Đạt |
Chưa đạt |
||
Số lượng |
Tỉ lệ % |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
||
1 |
Kỹ năng ho hắt hơi biết che miệng |
14/29 |
48,3% |
15/29 |
51,7% |
2 |
Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn |
13/29 |
44,9% |
16/29 |
55,1% |
3 |
Kỹ năng đeo khẩu trang |
15/29 |
51,7% |
14/29 |
48,3% |
4 |
Kỹ năng súc miệng bằng nước muối |
16/29 |
55,1% |
13/29 |
44,9% |
5 |
Kỹ năng vệ sinh cá nhân |
15/29 |
51,7% |
14/29 |
48,3% |
6 |
Kỹ năng thích nghi với mọi hoàn cảnh |
14/29 |
48,3% |
15/29 |
51,7% |
Bảng số liệu khảo sát từ thời điểm bùng phát dịch bệnh tháng02 / 2020
Nhìn vào bảng ta thấy cho thấy kỹ năng hắt
hơi biết che miệng của trẻ đạt 48,3% là còn thấp. Vì trẻ đã 5 tuổi rồi đã học
qua các lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ mà hắt hơi chua biết che miệng dễ lây bệnh
cho mọi người.
Với kỹ năng đeo khẩu trang trẻ đạt 51,7% trẻ còn nhỏ việc đeo khẩu trang làm
trẻ khó chịu nên trẻ không thường xuyên đeo, khi đeo khẩu trang còn nhiều lúng
túng.
Trẻ dã biết cách rửa tay bằng 6 bước với nước
(xà phòng ) rửa tay nhưng trẻ ít khi dùng dung dịch rửa tay khô nên khi sử dụng
trẻ còn chưa biết lấy như: lấy nhiều dung quá, lấy ít quá… lấy nhiều làm thừa
dung dịch tay sẽ lâu khô có khi hại da
tay, lấy ít quá thì không đủ sát khuẩn nên chỉ đạt 44,9%.
Đa số trẻ đã biết súc miệng bằng nước muối nhưng
vẫn còn một số trẻ lười chưa thường xuyên súc miệng khi ăn xong và khi ngủ dậy
nên đạt được 55,1% số trẻ.
Trẻ đã có thói quen vệ sinh cá nhân (lau miệng,
không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định...) nhưng bên cạnh những bạn
thực hiện tốt còn có một số chưa thực hiện được việc khạc nhổ của mình ảnh hưởng
đến các bạn trong lớp nên trẻ đạt 51,7%.
Kỹ năng thích nghi với mọi hoàn cảnh chỉ đạt 48,3%
do trẻ ăn kém, lười vận động nên sức đề kháng còn kém thì khó thích nghi khi có
thời tiết thay đổi hay dịch bệnh bùng phát.
Từ những nguyên nhân trên cho
thấy kỹ năng của trẻ
về việc phòng chống dịch bệnh còn hạn chế thêm vào đó trẻ chưa có kỹ năng trong
việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên
cứu về: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non - ... - Phú Thọ”
Sau khi đã chọn đề tài tôi tổng
hợp lại từng tiêu chí, trẻ nào chưa đạt thì lập một danh sách riêng và có kế hoạch
rèn trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động ăn, ngủ,
vệ sinh, giờ đón trả trẻ...
Phần II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Như chúng ta
đã biết từ xưa đến nay sức khỏe vốn được xem là rất quan trọng đối với mỗi con
người. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid – 19 đang bùng phát trên thế giới
cũng như ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy
đây cũng chính là yếu tố giúp thôi thúc tôi tìm ra các biện pháp rèn kỹ năng
phòng chống dịch rệnh covid -19 tại trường mầm non Bạch Hạc.
Biện pháp 1: Chú trọng phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
2.1 Nắm bắt kịp thời
những đặc điểm phát triển thể chất của trẻ.
Để thuận lợi cho việc
hướng dẫn trẻ rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh trước tiên tôi phải hiểu được
đặc điểm phát triển thể chất của trẻ mà tôi cần rèn kỹ năng. Qua những đặc điểm
đó của trẻ tôi lựa chọn những hình thức phù hợp đề rèn trẻ đạt hiệu quả.
Phát triển thể chất
là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, là
tổng hợp các đặc tính về hình thái của cơ thể, đặc trưng cho quá trình trưởng
thành của cơ thể ở mỗi giai đoạn phát triển.
Nói đến sự phát triển
thể của trẻ mầm non là đề cập đến sự lớn lên của mặt hình thể bên ngoài những
thay đổi và hoàn thiện chức năng các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi.
Đánh giá sự phát
triển của trẻ dựa vào chỉ số hình thái và chức năng sinh học của cơ thể. Chỉ số
hình thái bao gồm: chiều cao, cân nặng, vòng đầu, mọc răng...
Các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển thể chất là: chế độ dinh dưỡng, béo phì, các bệnh tật và sự chăm
sóc sức khỏe, yếu tố tình cảm, phát hiện sớm trẻ có khuyết tật và đề phòng các
tại nạn, môi trường, các hoạt động vận động.
2.2 Đề ra một số
phương pháp, hình thức và nội dung phát triển thể chất cho trẻ.
Trẻ tham gia học tập
ở trường mầm non được học, được chơi, được tham gia các hoạt động trải nghiêm...Đặc
biệt khi có dịch bệnh covid - 19 tất cả học
sinh toàn trường được khai báo y tế trên cổng thông tin điện tử của Bộ y tế.
Thông qua những đặc
điểm phát triển thể chất của trẻ tôi thấy cần nâng cao sức khỏe và tăng cường sức
đề kháng cho trẻ trong mùa dịch là hết sức quan trọng. Để làm được điều này tôi
cần tăng cường các hoạt động vận động cho trẻ
qua các giờ giáo dục thể chất, qua các hoạt động thể dục sáng, thông qua
các trò chơi vận động, các tố chất vận đông như là ném, nhảy, bật...thực hiện
theo nguyên tắc từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Vận động qua các trò chơi giữ thăng bằng tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi như: nhảy lò cò, đứng thăng bằng bằng một chân, trẻ đi trên ghế thể dục…
Ngoài các hoạt động
vận động cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng đủ năng
lượng, cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết để trẻ
phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Chú
ý đến những cháu ăn chậm, những cháu có sức đề kháng kém hay ốm vặt động viên
cho các cháu ăn hết xuất ăn đủ chất. Để có cơ thể khỏe mạnh phòng chống dịch bệnh.
Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thưc phẩm, lên thực đơn phù hợp với
trẻ - đảm bảo ATVSTP, cân đối, đủ chất, đủ lượng. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh thay đổi
thực đơn cho trẻ ở nhà không trùng với thực đơn ở trường. Nhằm mục đích tạo hứng
thú giúp trẻ ăn ngon miệng.
Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ
trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong
thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm,
theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên, vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh
với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh.
Kết quả:Với biện pháp trên qua thời gian dịch bệnh tôi thấy trẻ không chỉ khỏe
mạnh hơn, lớn hơn thay đổi rõ ràng về ngoại hình chiều cao, cân nặng, vui vẻ
khi đến lớp cũng như ở nhà. Trẻ thích đi học tích cực tham gia vào mọi hoạt động
vận động cùng cô và các bạn. Đặc biệt sức đề kháng của trẻ được cải thiện đáng
kể, không còn ốm vặt, nghỉ học như trước.
Biện pháp 2: Giáo
dục nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch bệnh covid -19.
Truyền
tải thông tin về tình hình dịch bệnh
covid -19 cho trẻ.
Covid
- 19 là viết tắt của Coronavirus disease 2019 - một đại dịch truyền nhiễm gây
ra bởi virus SARS-CoV-2 - một chủng mới của virus Corona, gây viêm đường hô hấp
cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người.
Dịch
viêm đường hô hấp cấp Covid – 19 bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại
thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, Giữa tháng 1 năm 2020, dịch
bắt đầu bùng phát, lan rộng từ Trung Quốc sang hơn 120 quốc gia trên toàn thế
giới. Đại dịch do virus corona gây
ra được xác nhận lần
đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020.
Các
triệu chứng của COVID - 19
Các
triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng có thể bao gồm: sốt, ho và
khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc
với nguồn bệnh.
Tới
thời điểm khởi phát, Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn thương đường hô hấp.
Trường hợp nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh
nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.
Các
biện pháp phòng chống COVID – 19
Đối với với người dân bình thường
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh
đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế
đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở
không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ
quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch
trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng
các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước
muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm
bệnh.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt
nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch
tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Tránh
mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống,
nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở
các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu có dấu hiệu sốt, ho,
khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để
được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Hiện
tại, người dân có thể liên hệ 2 số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế để
cung cấp thông tin về bệnh Covid – 19 là: 1900 3228 và 1900
9095; Khuyến cáo mọi người dân phải khai báo y tế đầy đủ.
Với những thông tin dịch bệnh trên ở lớp học
tôi đã thông qua cac hoạt động tạo hình, âm nhạc, thơ…. Để giúp trẻ biết được
đây là bệnh dịch nguy hiểm, có tốc độ lây lân nhanh, phổ biến, nâng cao ý thức
tự bảo vệ bản thân của trẻ, nâng cao sức khỏe và luôn thực hiện các biện pháp
phòng chống dịch bệnh.
Ví dụ 1: Qua hoạt động tạo hình cho trẻ vẽ tranh về vi rút
Trẻ đến lớp cũng phải thực hiện đeo
khẩu trang trong giờ đón trẻ và trả trẻ. Ngồi giãn cách mỗi cháu cách nhau một
mét, khi ăn cơm cô kể bàn cho hai cháu một bàn đảm bảo cách nhau một mét, khi
ngủ cũng thực hiện giãn cách để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Liên tục nhắc
trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Uống nhiều nước ấm, súc miệng
bằng nước muối pha loãng để khoang miệng hầu họng luôn sạch sẽ. Nhắc trẻ không
khạc nhổ bừa bãi đi vệ sinh đúng nơi quy định…
Kết
quả: Phương pháp trên đã
giúp cho trẻ hiểu thêm về cách phòng tránh dịch bệnh
Biện pháp 3: Rèn cho trẻ một số
kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19
trong nhà trường.
3.1. Kỹ năng rửa tay bằng dung
dịch rửa tay khô
Trong thời gian dịch bệnh việc rửa tay là vô
cùng cần thiết không chỉ rửa tay bằng nước mà còn có cách rửa tay không cần
dùng nước. Đó là rửa tay bằng rửa tay khô. Chúng ta có thể rửa tay mọi lúc, mọi
nơi khi không có nước.
Nước rửa tay khô hay còn gọi là
dung dịch rửa tay khô, Khi sử dụng loại sản phẩm này thì bạn không cần rửa tay lại bằng nước.
Để sử dụng dung
dịch rửa tay khô, hãy bôi một chút dung dịch vào lòng bàn tay của bạn. Lấy dung dịch khoảng đủ cỡ bằng đồng xu là
được.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Chà xát bàn tay vào
với nhau, bao phủ tất cả các bề mặt của cả hai bàn tay rồi đan
xen giữa các ngón tay đến đầu ngón tay và móng tay của bạn. Bạn liên tục chà
hai bàn tay trong 30 giây để giúp cho tay bạn hấp thụ hoàn toàn sản phẩm
và chất khử trùng khô.
Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch rửa tay khô:
Khi thoa dung dịch rửa tay khô, hãy chắc chắn
đã loại bỏ hoàn toàn tất cả các chất hữu cơ
như bụi bẩn và dầu mỡ ra khỏi tay bằng cách sử dụng khăn giấy ướt
hoặc mềm tự nhiên.
Không nên chạm vào thức ăn hoặc bất cứ thứ
gì cho đến khi tay của bạn khô hoàn toàn.
Chú ý đến
nồng độ cồn có
trong loại dung dịch rửa tay khô mà mình sử dụng phải đạt tối thiểu 60% mới có tác
dụng diệt khuẩn.
Khi sử dụng nước rửa tay khô bạn nên tránh không cho chúng tiếp xúc với
các vết thương hở trên da, sẽ gây dị ứng da không mong muốn.
Chỉ
nên chọn mua và sử dụng các dòng sản phẩm nước rửa tay khô của các thương hiệu
nổi tiếng đã được kiểm định về chất lượng và độ an
toàn cho da.
Trẻ tham gia hoạt
động tạo hình dùng bút sáp màu, đất nặn xong phải đi rửa tay bằng xà phòng. Trẻ
tham gia hoạt động góc, hoạt động ngoài trời xong phải vệ sinh đôi bàn tay thật
sạch sẽ. Trước giờ ăn cơm trẻ phải rửa tay, sau khi đi vệ sinh và rửa tay khi
tay bẩn. Ở lớp các con vừa rửa tay bằng nước vừa rửa tay bằng dung dịch rửa tay
khô. Vì vậy các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi cho con đến trường
Kết quả: Qua việc rèn kỹ năng rửa tay bằng
dung dịch rửa tay khô tôi thấy trẻ đã biết lấy một lượng dung dịch vừa đủ để sát
khuẩn tay, biết đợi tay khô hoàn toàn dung dịch mới cần đồ ăn… trẻ đã nhận thức
và có kỹ năng rửa tay thường xuyên đúng cách. Từ đó sức khỏe của trẻ cũng được
nâng lên rõ rệt. Trẻ ít mắc các bệnh về đường hô hấp hơn.
3.2. Kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách
Đeo khẩu trang là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi
con người nói chung và đói với trẻ nói riêng. Đeo khẩu trang không chỉ giúp
chúng ta tránh khói bụi mà còn giúp chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh truyền
nhiễm. Đặc biệt là căn bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới Corona gây ra
thì việc đeo khẩu trang là vô cùng cần thiết vì khẩu trang giúp ngăn ngừa giọt
bắn hô hấp khi tiếp xúc gần, đeo khẩu trang có
thể ngăn ngừa dịch bệnh đối với cộng đồng…Vậy đeo khẩu trang như thế nào
là đúng cách.
Đầu tiên cô cần hướng dẫn trẻ đeo
khẩu trang vào những thời điểm nào (khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi
tiếp xúc với những người có biểu hiện bệnh,…)
Tiếp theo cô hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu
trang:
Bước
1: Rửa tay đúng
cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn
trước khi đeo khẩu trang.
Bước
2: Xác định phần
trên, dưới của khẩu trang.
Bước
3: Xác định mặt
trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
Bước
4: Đeo và điều
chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu
trang.
Lưu ý: Không chạm tay
vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa
tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60%
cồn.
Sau khi sử dụng khẩu
trang cô hướng dẫn trẻ cách tháo khẩu trang:
Bước
1: Khi tháo khẩu
trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
Bước
2: Bỏ khẩu trang
vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang
dùng 1 lần.
Bước
3: Rửa tay đúng
cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý: Thay hoặc thải
bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại
đối với khẩu trang dùng 1 lần.
Tái sử dụng khẩu trang 870 (Khẩu
trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn): Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự
nhiên, sấy hoặc là khô.
Kết quả: Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có các kỹ năng nhẹ nhàng dùng ngón cái và ngón
trỏ của hai bàn tay để đeo khẩu trang và dùng một ngón tay đưa lên tai để tháo
khẩu trang ra. Khi đeo trẻ dã khéo léo để sử lại khẩu trang sao cho kín mũi,
miệng dảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang. Từ đó trẻ ý thức được
cách đeo khẩu trang đúng cách. Biết thay khẩu trang thường xuyên, biết giữ gìn
vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
3.3. Kỹ năng súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm sạch
khoang miệng, amidan, họng. từ xưa ông cha ta đã truyền miệng nhau rằng súc miệng
bằng nước muối giúp răng chắc khỏe
Súc miệng nước muối
trong 30 giây. Đầu tiên, hít một
hơi thật sâu rồi hớp 60-90 ml nước muối (không nuốt). Ngửa đầu ra sau (khoảng
30°), khép chặt cuống họng và súc miệng 30 giây rồi nhổ ra.
Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ súc miệng
bằng nước ấm thường trước. Độ tuổi giới hạn khi áp dụng phương pháp này là trẻ
từ 3-4 tuổi, tức trẻ có khả năng súc miệng mà không nuốt phải nước muối. Để trẻ
có thể súc miệng trong suốt 30 giây, bạn có thể cho hát một bài hát mà trẻ yêu
thích trong thời gian đó.
Để
làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng
30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm
thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.
Khi súc họng nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối
chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn.
Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần với nước muối mới, cho đến
khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Kết quả: Trong quá trình rèn cho trẻ kỹ năng súc miệng tôi nhận thấy Trẻ
lớp tôi đã biết lấy một lượng nước vừa đủ
khoảng 60 – 90 ml để súc miệng trong vòng 30 giây. Trẻ biết nước súc miệng là
phải nhổ ra không được uống. Trẻ biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối
và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, khi ngủ dậy,
sau khi ăn quà chiều…ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó trẻ có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao
ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa cô giáo dục trẻ súc miệng và kết hợp
với việc đánh răng hàng ngày khi trẻ ở nhà.
Biện pháp 4: Làm tốt công tác vệ sinh đảm bảo vệ sinh môi trường phòng,
nhóm, lớp luôn sạch sẽ .
Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ cũng như đối phó với dịch bệnh
chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút corona gây ra giáo viên chúng tôi
cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường phòng nhóm lớp như sau:
Vệ sinh lớp học:
Đảm bảo không khí thông thoáng: Nhắc
các cô giáo bật quạt vừa phải mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Buổi sáng đến lớp cô dùng nước nóng
để vệ sinh cốc uống nước và khăn mặt cho trẻ.
Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm
tra hệ thống đèn điện, mở hết của sổ khi trẻ hoạt động và học tập.
Đồ dùng đồ chơi được sát khuẩn thường
xuyên và sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, khoa học, đẹp mắt.
Phòng ăn, ngủ, học, chơi đảm bảo
thông thoáng, đủ ánh sáng, đảm bảo yên tĩnh và lau dọn thường xuyên.
Nền nhà được lau thường xuyên bằng
dung dịch sát khuẩn hàng ngày.
Phòng nhóm lớp được phun thuốc khử
khuẩn.
Tổng vệ sinh chung: Cầu thang, hành
lang, được lau bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
Môi trường xung quanh:
Trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo
nhiều kiểu dáng để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh, sạch cho cảnh quan môi trường sư
phạm.
Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực
trong và ngoài trường.
Kết quả: Qua những công việc
các cô đã làm ở trên khi các con đến lớp sau những ngày nghỉ dịch thì lớp học của
các con vẫn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ cách dạy
trẻ kỹ năng phòng chống dịch bênh
Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng
con người và cả cộng đồng, đặc biệt là
trẻ em sức đề kháng còn rất yếu
nên dễ mắc. Trong trường học số người
tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý
thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là
với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua
lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh
Dán những thông tin liên quan về dịch:
triệu chứng bệnh, các biện pháp phòng chống và phòng ngừa tại phòng y tế
In ấn tài liệu tuyên truyền về công
tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh dán vào bằng tuyên truyền của lóp
Tuyên truyền qua trang mạng điện tử của
trường của lớp về các công tác phồng chống dịch bệnh.
Ví
dụ: Công tác vệ sinh của nhà trường trong thời gian dịch bệnh như: Thường xuyên
quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường. lớp tiến hành vệ sinh khu vực
đã được nhà trường phân công. Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, xử lý rác
hàng ngày….Trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo nhiều dáng kiểu để tạo bóng
mát, vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm.
Các
cô vẫn ra sức phòng chống dịch
Vì vậy vào các giờ đón và trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với
cha mẹ trẻ về kiến thức phòng tránh dịch bệnh, các biện pháp mà cô và trẻ
đang thực hiện trên lớp. Giúp trẻ có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh, cha
mẹ cần dạy cho trẻ mọi lúc, mọi nơi ( ví dụ: Không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ lung
tung, đi vệ sinh đúng nơi quy định…). Qua đó giúp trẻ biết cách giữ gìn vệ
sinh bảo vệ sức khỏe cho bẩn than và cho mọi người. Cha mẹ là tấm gương cho
trẻ noi theo, động viên nhắc nhở trẻ
kịp thời, giúp đẩy lùi bệnh dịch lây lan trong cộng đồng.
Tôi cũng đã trao đổi với cha mẹ cần có niềm tin và giao cho trẻ những
công việc lao động tự phục vụ phù hợp với khả năng của trẻ như: Mặc
quần áo, đánh răng, rửa mặt, cất gọn đồ dùng, ý thức giữ gìn vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…
Kết quả: Tuyên truyền với phụ
huynh là một biện pháp vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên và với mỗi nhà
trường. Trong lớp tôi nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà trường và lớp tôi đã
rất thành công trong việc phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng chống dịch bệnh
covid-19 nói riêng.
Biện pháp 6: Tương tác giữa cô và trẻ.
Trong thời gian nghỉ dịch kéo dài tôi đã tương tác với các bậc phụ huynh
và trẻ qua các hình thức như: Tôi lập một nhóm zalo, facebook của riêng lớp
mình, mọi thông tin tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tôi đều thông báo trển
nhóm để phụ huynh, học sinh được biết. Tôi tư vấn giúp đỡ cha mẹ trẻ việc khai
báo y tế là việc cấp thiết phải làm ngay. Ngoài ra dưới sự hỗ trợ của giáo viên
cùng lớp chúng tôi đã làm được những video như: Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà
phòng, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang, hướng
dẫn trẻ những bài tập thể dục đơn giản mà lại nâng cao được sức khỏe, các trò
chơi vận động như nhảy lò cò, đứng thăng bằng bằng một chân…thường xuyên đăng
lên nhóm trường, nhóm lớp để phụ huynh theo dõi cho trẻ xem và làm theo cô.
Các bậc phụ huynh đã tương tác với cô bằng cách như: Hỏi cô các bước để
hướng dẫn trẻ làm theo, rèn cho trẻ thói quen thường xuyên tập thể dục buổi
sáng. Một số phụ huynh đã quay lại video
trẻ đã rèn ở nhà như thế nào và giủ lại cho cô để cô đăng lên nhóm cho các bạn
cùng xem. Cha mẹ trẻ gọi video cho cô giáo qua zalo, facebook để trẻ gặp cô và
được trò chuyện nghe cô hướng dẫn cách đeo khẩu trang, cách rửa tay bằng dung dịch
rưa tay khô…
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Kết quả: Qua phương pháp này
tôi thấy khoảng cách giữa cô giáo và phụ huynh ngắn lại, thêm gắn bó mật thiết,
phụ huynh hiểu được công việc của các cô. Các cô thì được tiếp cận với việc làm
mới như: quay video các hoạt động học tập, Hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình làm
một số con vật bằng lá cây, video trò chơi lăn bi, video chuẩn bị tâm thế cho
trẻ màm non 5 tuổi vào tiểu học…
Phần III. Hiệu quả của sáng kiến
kinh nghiệm:
Trước khi áp dụng sáng kiến thì tôi nhận thấy trẻ lớp tôi còn chậm, chưa
thành tạo một số kỹ năng vệ cá nhân cũng như các kỹ năng phòng chống dịch bệnh.
Trẻ chưa có nhận thức sâu sắc về việc bảo
vệ bản thân khi có dịch bệnh như: Việc rửa
tay, súc miêng, ho hắt hơi biết che miệng, đeo khẩu trang… còn nhiều thụ động,
chưa thường xuyên. Phụ huynh thì chưa nhắc trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,
không tụ tập ở những nơi đông người, trẻ còn khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng…Giáo
viên còn khá lơ là việc vệ sinh chăm sóc bảo vệ môi trường phòng, nhóm lớp.
Sau khi áp dụng và thực hiện sáng kiến
đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với trẻ trong toàn trường nói chung và trẻ lớp
tôi nói riêng. Giáo viên đã chủ động và
tích cực hơn trong mọi hoạt động đặc biệt là việc rèn kỹ năng phòng chống dịch
bệnh cho trẻ và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh lớp mình cũng như học
sinh toàn trường. Trẻ đã biết cách nâng
cao ý thức phòng chống bệnh covid -19 qua những việc như: Tập thể dục hàng
ngày, thực hiện các kỹ năng rửa tay, súc miệng thường xuyên, biết đeo khẩu
trang đúng cách…Trẻ có sức khỏe tốt, đã biết cách phòng chống bệnh covid -19 mọi
lúc mọi nơi. Trẻ đi học đầy đủ hơn. Phụ huynh đã quan tâm hơn đề sức khỏe của
con em mình, nhiệt tình ủng hộ và tham gia xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Sau khi tiến hành các biện pháp đã trình bày ở trên, kết quả đạt được cụ
thể như sau:
* Với giáo viên:
Bản thân tôi đã tích lũy thêm được kinh nghiệm, kiến thức và có sự tự
tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng phòng tránh dịch bệnh nói chung và dịch
bệnh viêm đường hô hập do chủng mới của virus
Biết phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, phụ huynh tổ chức các hoạt động
giáo dục kỹ nắng vệ sinh cá nhân cho trẻ để nâng cao súc khỏe và tránh được mọi
dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Tạo được uy tín đối với phụ huynh và với
trẻ, được phụ huynh tín nhiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Với phụ huynh:
Phụ huynh đã biết coi trọng trẻ và bản thân phụ huynh cũng đã tích cực
tham gia vào các hoạt động giáo dục của trẻ ở nhà trường.
Phụ
huynh đã có nhận thức đúng đắn trong việc tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, thường
xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá
nhân cho trẻ, trao đổi tình hình súc khỏe
trẻ với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh,
bảng đánh giá trẻ ở lớp, và đặc biệt hơn cả là trao đổi qua trang điện tử của trường,
lớp phụ huynh rất quan tâm.
Mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thêm gắn bó, gần gũi. Cha mẹ
biết lắng nghe và trao đổi thường xuyên với trẻ về các kĩ năng vệ sinh cá nhân,
biết hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự tắm, tự
đánh răng rửa măt, tự lau miệng khi ăn xong, tự tắm, tự chải tóc...hoặc những
công việc tự phục vụ bản thân tại gia đình
Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự
quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, để
phục vụ cho trẻ ở lớp...
* Với trẻ:
Bước đầu biết các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh nói chung và dịch bệnh covid- 19 nói riêng được thông qua bảng số liệu
như sau:
STT |
Mức độ nội dung khảo
sát |
Đạt |
Chưa đạt |
||
Số lượng |
Tỉ lệ % |
Số lượng |
Tỉ lệ % |
||
1 |
Kỹ năng ho hắt hơi biết che miệng |
29/29 |
100% |
0 |
0% |
2 |
Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn |
29/29 |
100% |
0 |
0% |
3 |
Kỹ năng đeo khẩu trang |
29/29 |
100% |
0 |
0% |
4 |
Kỹ năng súc miệng bằng nước muối |
29/29 |
100% |
0 |
0% |
5 |
Kỹ năng vệ sinh cá nhân |
29/29 |
100% |
0 |
0% |
6 |
Kỹ năng thích nghi với mọi hoàn cảnh |
28/29 |
96,5% |
01 |
3,5% |
Bảng đánh giá số liệu từ tháng 2 năm
2020- đến nay
29/29 trẻ đạt 100 % được rèn luyện kỹ năng ho hắt
hơi biết che miệng biết chủ động lấy tay che miệng khi sắp hắt hơi, khi hắt hơi
xong biết đi rửa tay sạch sẽ để phòng chống sự lây lan của dịch covid - 19.
29/29 trẻ đạt 100 % được rèn luyện kỹ năng rửa tay bằng
dung dịch sát khuẩn biết nhẹ nhàng lấy một lượng dung dịch để rửa tay, không lấy
nhiều quá, không lấy ít quá. Chủ động rửa tay khi tham gia xong các hoạt động,
luôn có ý thức bảo vệ giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.
29/29 trẻ đạt 100 % Trẻ đã khéo léo dùng ngón tay
trỏ đưa lên tai để tháo khẩu trang ra, và biết cách đeo khẩu trang sao cho che
kín mũi, miệng không có khe hở giữa khẩu trang và mặt. Trẻ có thói quen đeo khẩu trang mỗi khi
đi ra ngoài, đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người, khi tiếp xúc với người có
nguy cơ mặc bệnh và khi tiếp xúc với các loại vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động
vật sống hay chết...
29/29 trẻ đạt 100 % có kỹ năng súc miệng bằng nước
muối, biết việc súc miệng thường xuyên là bảo vệ khoang miệng, hầu, họng...tránh
được các bệnh về viêm đường hô hấp.
29/29 trẻ đạt 100 % có kĩ năng vệ sinh cá nhân (lau
miệng, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định...). Được cô giáo
và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích, động viên cho trẻ tự giác giữ vệ sinh
nơi công cộng và giữ vệ sinh cho cơ thể ấm áp thơm tho.
28/29 trẻ đạt 96,5%, trẻ
đi học đều, được sự quan tâm của cha mẹ, tham gia đầy đủ các hoạt động nên kỹ
năng thích ứng với các hoạt động cũng như các hoàn cảnh, môi trường xung quanh
nhanh hơn.
Như vậy: Qua
bảng đánh giá số liệu trên tôi nhận thấy rằng trẻ lớp tôi đã rất thành thạo
trong việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh
Covid-19 nói riêng. Trẻ lớp tôi đều chủ động và thành thạo trong các kỹ năng vệ
sinh cơ thể như: Biết rửa tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối... và
thực hiện một số kỹ năng khác mà không cần đến sự nhắc nhở hay sự giúp đỡ của
cô. Bên cạnh đó, trẻ còn biết cùng với cô tuyên truyền đến ông bà, cha mẹ, những
người thân trong gia đình và những người xung quanh trẻ phòng dịch bệnh
Covid-19.
Phụ huynh đã nhìn thấy sự trưởng thành cả thể chất lẫn tinh thần của các con. Phụ huynh ngày càng tin yêu các cô giáo, có những hình ảnh, ấn tượng đẹp về cô giáo, tạo sự lan tỏa trong khắp nhân dân của địa phương cũng như trong khu vực.
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
a, Ý nghĩa của sáng kiến
kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp rèn kỹ
năng phòng tránh dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm
non - ... - Phú Thọ” tại lớp 5 tuổi A, tôi nhận
thấy sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại nhiều hiệu quả và ý nghĩa đó là:
Việc dạy trẻ một số kỹ
năng phòng chống dịch bệnh ở Trường mầm non Bạch Hạc, đã hình thành cho trẻ kiến
thức và kỹ năng ban đầu về các hành vi văn minh trong cuộc sống, cách bảo vệ sức
khỏe cho bản thân và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, biết giữ gìn vệ sinh cá
nhân khi ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt
hơn cả là biết giữ vệ sinh nơi công cộng bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.
Các bậc cha mẹ học sinh
quan tâm, đã biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục,
dạy trẻ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19 phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Bản thân tôi và giáo
viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc dạy trẻ một
số kỹ năng phòng tránh dịch bênh covid -19 trong trường mầm non. Từ đó tôi luôn
cố gắng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có
nhiều phương pháp và kinh nghiệm dạy kỹ năng phòng tránh dịch bệnh cho trẻ một
cách tích cực và hiệu quả nhất.
b, Khả năng áp dụng và
phát triển sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng
kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non - ... ” được áp dụng ở lớp 5
tuổi A trong thời gian bùng phát dịch bệnh từ tháng 1 năm 2020 đến nay và đã mang lại kết quả
khả quan đối với trẻ. Nếu các biện pháp này được áp dụng rộng rãi thì
tùy theo điều kiện và nhận thức của trẻ của từng lớp, từng trường,
giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cho phù hợp thì
chắc chắn sẽ mang lại kết quả cao hơn
nữa.
c, Bài học kinh nghiệm:
Qua bản sáng kiến
kinh nghiệm này tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc rèn cho trẻ một số kỹ
năng phòng chống dịch bệnh covid -19 như sau:
Một là: Nâng cao
năng lực cho giáo viên về kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ cũng như kỹ năng
phòng chống dịch bệnh.
Hai là: Nâng cao
sức đề kháng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid
-19 cho trẻ cũng như bản thân.
Ba là: Làm tốt
công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid -19 cho trẻ nói riêng, nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung.
Bốn là: Bản thân giáo
viên cần mạnh dạn làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về việc
cách phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh covid-19 nói riêng.
Năm là: Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh nhằm nâng cao hơn
nữa ý thức của mọi người trong công tác phòng chống dịch bệnh covid -19.
2. Những kiến nghị, đề xuất:
* Đối với Phòng giáo dục
và đào tạo:
Tổ chức các buổi tập huấn,
chuyên đề về phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non để giáo viên được nâng cao
kiến thức và kĩ năng phòng chống dịch bện cho trẻ
* Đối với các cấp lãnh
đạo địa phương:
Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và đề cao cảnh giác, hạn chế sự đi lại của người dân
đến những vùng có dịch. Đề nghị mọi người nâng cao ý thức khai báo y tế với những
thông tin chính xác.
* Đối với nhà trường:
Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, tham quan cho trẻ để trẻ được học tập các kiến thức, kỹ năng thực tế
* Đối với phụ huynh:
Tích cực ủng hộ cho trường,
lớp, kinh phí, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn...để nhà trường làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh và phục vụ cho
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên
dạy cho trẻ những kỹ năng phòng chống dịch bệnh khi các bé ở nhà.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các bậc phụ huynh, sự góp ý của các đồng nghiệp trong tổ 4-5 tuổi và đặc biệt là sự đồng hành phối hợp trong mọi hoạt động của giáo viên cùng lớp. Xong trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn nữa và đạt được kết quả tốt hơn trong những năm học sau.
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1. Tham khảo các công
văn của Bộ y tế, Sở y tế, Phường Bạch Hạc, trung tâm y tế thành phố, phòng GD
& ĐT, của trường mầm non Bach Hạc vể việc phòng chống dịch bệnh viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
2. “ Đặc điểm phát triển
thể chất cho trẻ mầm non” Modunle 1 - Tác giả: Đặng Hồng Phương.
3. Hướng dẫn tỏ chức thực
hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề ( 5- 6 tuổi). Nhà
xuất bản giáo dục.
4. “Tư vấn chăm sóc,
giáo dục trẻ mầm non” Modunle MN 10- Tác
giả Hà Thị mỹ Ánh
5. “ Tư vấn cho các bậc
cha mẹ về chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 – 6 tuổi” Modunle MN 12- Tác giả Lương Thị
Bình, Nguyễn Thị Quyên
6. Thực trạng giáo dục mầm
non- Vụ GDMN; Tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết.
7. www.mamnon.edu.com.vn
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/