Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Moon.vn ĐỀ THI SỐ 11 |
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM
2022 Bài thi: KHOA HỌC TỰ
NHIÊN Môn thi thành phần: SINH
HỌC |
Câu 1. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu
qua bộ phận nào sau đây?
A. Toàn bộ bề mặt cơ thể. B. Lông
hút của rễ.
C. Chóp rễ. D. Khí khổng.
Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Côn trùng. B. Tôm, cua. C.
Ruột khoang. D. Trai sông.
Câu 3. Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtít 3’… TXG
XXT GGA TXG …5’. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp
từ gen này là:
A. 5'…AGX GGA XXU AGX …3'. B. 5'…AXG XXU GGU UXG
…3'.
C. 5'…UGX GGU XXU AGX …3'. D. 3'…AGX GGA XXU AGX
…5'.
Câu 4. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở
tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp
phân tử ARN.
C. Nhân đôi ADN. D.
Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 5. Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa lai với nhau
được F1. Cho rằng trong lần nguyên phân đầu tiên của các hợp tử F1
đã xảy ra đột biến tứ bội hoá. Kiểu gen của các cơ thể tứ bội này là:
A. AAAA và aaaa. B. AAAa và AAaa. C.
AAAa và aaaa. D. AAaa và aaaa.
Câu 6. Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính
bình thường.
B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
loài mới.
D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
Câu 7. Có 1 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm
phân bình thường sẽ sinh ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 2. C.
4. D.
8.
Câu 8. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân có thể chỉ cho 2
loại giao tử?
A.
Câu 9. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và
gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có
màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm
trên 2 cặp NST khác nhau. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết,
tỉ lệ kiểu hình của phép lai AaBb × Aabb là
A. 9 : 3: 3: 1. B. 9 : 6 : 1. C.
3 : 4 : 1. D. 9 : 7.
Câu 10. Ở một loài thú, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ
kiểu hình ở giới đực khác với giới cái?
A. XAXA × XAY. B. XAXA
× XaY. C. XaXa × XaY. D.
XaXa × XAY.
Câu 11. Ở một quần thể ngẫu phối, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu
gen ở giới đực: 0,32BB : 0,56Bb : 0,12bb; tỉ lệ kiểu gen ở giới cái: 0,18BB :
0,32Bb : 0,5bb. Ở thế hệ F4, tần số alen B và b lần lượt là
A. 0,47 và 0,53. B. 0,34 và 0,66. C.
0,63 và 0,37. D. 0,6 và 0,4.
Câu 12. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được
bao nhiêu dòng thuần?
A. 1. B. 4. C.
2. D.
3.
Câu 13. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến
hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi
điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc
dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành
loài mới.
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý,
các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây
là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 14. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào
sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị,
phát sinh bò sát?
A. Kỉ Cacbon. B. Kỉ Pecmi. C.
Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Triat.
Câu 15. Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh
giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. hội sinh. B. hợp tác.
C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 16. Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí
sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động
vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hợp tác. C.
hội sinh. D. sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 17. Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quang hợp là một quá trình phân giải chất chất hữu cơ thành chất
vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng.
B. Quá trình quang hợp xảy ra ở tất cả các tế bào của cây xanh.
C. Quá trình quang hợp ở cây xanh luôn có pha sáng và pha tối.
D. Pha tối của quang hợp không phụ thuộc nhiệt độ môi trường.
Câu 18. Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ
tuần hoàn kín.
II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực
lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.
III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.
IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp
tim của chuột.
A. 1. B. 2. C.
3. D.
4.
Câu 19. Một phần tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ
A. 30%. B. 10%. C.
40%. D.
20%.
Câu 20. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện
tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại axit amin.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được
tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5‘-3‘ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện
tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch
của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
V. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt
trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5‘ đến 3‘ của mARN.
A. 1. B. 3. C.
4. D.
2.
Câu 21. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu nào sau
đây đúng?
I. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2
crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cơ sở để dẫn tới
hoán vị gen.
II. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân
của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên phân.
III. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng
cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen
tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
A. 1. B. 2. C.
3. D.
4.
Câu 22. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự
nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống
sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể,
đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những
cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen
thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống
lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc
chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những
cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của
quần thể.
Câu 23. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh
vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về
dinh dưỡng càng gay gắt.
B. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng
loài càng giảm.
C. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động
vật.
D. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa
thưa.
Câu 24. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần
xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự
nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức
độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
II. Sự phân bố cá thể trong không gian của
quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
III. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều
ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
IV. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới,
kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.
A. 1. B. 2. C.
3. D.
4.
Câu 25. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN không theo
nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.
II. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng
được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi
trong môi trường có các tác nhân vật lí, hóa học.
IV. Nếu cơ chế di truyền ở cấp phân tử
không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đều làm phát sinh đột biến gen.
A. 1. B. 3. C.
2. D.
4.
Câu 26. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả to trội hoàn
toàn so với alen a quy định quả nhỏ. Cho các cây quả to (P) giao phấn với nhau,
thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa các hợp tử F1
thu được các cây tứ bội. Lấy một cây tứ bội có quả to ở F1 cho tự thụ
phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây quả to : 1
cây quả nhỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F2 là
đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau.
II. Loại kiểu gen Aaaa chiếm tỉ lệ 1/9.
III. Loại kiểu gen mang 2 alen trội và 2
alen lặn chiếm tỉ lệ cao nhất.
IV. Loại kiểu gen không mang alen lặn chiếm
tỉ lệ 1/36.
A. 1. B. 2. C.
3. D.
4.
Câu 27. Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1.
Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2
cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm
sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép
lai trên?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%.
D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%.
Câu 28. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp
gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây
hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng
(P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F1
tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ,
quả bầu dục chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả
hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. F2 có 9 loại kiểu gen.
II. F1 xảy ra hoán vị gen với tần
số 20%.
III. Ở F2, số cá thể có kiểu
gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 34%.
IV. Nếu cho F1 lai phân tích
thì sẽ thu được đời con có số cây hoa đỏ, quả tròn chiếm 40%.
A. 1. B. 4. C.
3. D.
2.
Câu 29. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn
lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của
quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn
nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước
của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác
biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn
thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược
lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời
tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn
toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
V. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và
luôn dẫn tới làm suy thoái quần thể.
A. 3. B. 1. C.
2. D.
4.
Câu 30. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng
nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác nhau với
nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,...
của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh
vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
A. 1. B. 3. C.
4. D.
2.
Link tải 25 trang file word đẹp miễn phí: TẢI XUỐNG hoặc TẢI XUỐNG
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/