I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tôi thấy giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công
tác chủ nhiệm, trước hết người GVCN cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nội
dung của công tác chủ nhiệm.
Trong thời gian qua, Việt
Ta thường nói rằng: Tâm hồn học sinh là một tờ giấy
trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói
cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài
vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng
dễ dàng.
Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức,
chịu học, …nhưng số học sinh chưa tốt cũng không ít. Bất cứ lớp học nào cũng có
học sinh chưa tốt, học sinh hư, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề.
Lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Bên cạnh đó, trong quá trình hơn 13 năm làm công tác
chủ nhiệm, ở những năm trước tôi chưa đi sâu vào vấn đề chủ nhiệm mà chỉ ở mức
hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu tôi tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì
vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt
đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản
của các em; Có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban
cán sự lớp hoạt động hiệu quả, … vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở
lớp chủ nhiệm. Mặt khác với đặc thù của bộ môn GDCD việc tiếp xúc với lớp chủ
nhiệm rất hạn chế chỉ 2 tiết/tuần. Trong đó 1 tiết phục vụ cho chuyên môn.
Nhiều khi có hoạt động của các cấp việc triển khai kế hoạch gặp nhiều khó khăn,
thiếu thông tin và không chủ động trong giải quyết các sự việc.
Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi
nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần
khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công
tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm. Và đến nay
tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm.
Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ
được tôi trình bày trong “GVCN VỚI VAI TRÒ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BAN CÁN SỰ
LỚP TỰ QUẢN ĐOÀN KẾT, HIỆU QUẢ ”.
Những biện pháp này được tôi áp dụng từ học kì I, năm học 2013 – 2014 và hoàn thiện ở năm học 2016 – 2017.
1, Nhiệm vụ,
chức năng và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm.
a, Chức
năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải quản lí toàn
diện lớp học và cần nắm vững: Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của
gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh
của lớp. Nắm vững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của
học sinh, … để kết hợp giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt nhiệm vụ
của một thầy cô giáo nói chung, mẫu mục về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp
hành pháp luật và những quy định của nhà nước; nắm vững đường lối, quan điểm
giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học. Người giáo viên pải tham
gia các hoạt động chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong
công cuộc đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình
hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và BGH kịp thời các
vấn đề của lớp chủ nhiệm để giải quyết. Kịp thời kiểm tra đánh giá công bằng,
khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh.
Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh
thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ
lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng trường học. Thông qua
tổ chức hoạt động tự quản của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử,
năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phối hợp với
các tổ chức, đoàn thể khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các
hoạt động của nhà trường, xã hội, …
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa BGH, các tổ chức
trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách
khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho
các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh .
Với tư cách là người đại diện cho lớp chủ nhiệm, GVCN có trách nhiệm bảo vệ,
bênh vực những quyền lợi chính đáng cho học sinh của lớp.
GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể
học sinh.
Học sinh lớp 10, 11 là những em ở lứa tuổi cuối thiếu
niên, đầu thanh niên – lứa tuổi giàu ước mơ, đang muốn khẳng định mình, năng
động, giám nghĩ giám làm … nhưng còn thiếu kinh nghiệm, khi có thành công thì
dễ tự tin quá mức, gặp thất bại lại dễ mất niềm tin, … Vì vậy, việc định hướng,
giúp đỡ học sinh kịp thời là rất cần thiết. Chức năng cố vấn có ý nghĩa quan
trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng này, về bản chất là sự điều
chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh
và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục.
Cố vấn còn là quá trình giáo dục, định hướng của giáo
viên chủ nhiệm lớp đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ
nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của
lớp, không làm thay cho các em mọi hoạt động.
Chức năng cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được
toàn bộ nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ học tập, rèn luyện
đạo đức, thể dục thể thao, … diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. GVCN cần
tư vấn cho học sinh trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong
bạn bè, định hướng nghề nghiệp , … cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10.
Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp… Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm.
Ví dụ: Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng tới sự
hình thành nhân cách, vai trò của giáo
dục, hoạt động; mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; các phương pháp tác
động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm, … đó là những lí luận mà
người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững.
Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm
gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng
đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên
nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh.
Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để
đảm bảo tính hệ thống phát triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần
thể hiện một số nội dung sau:
- Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm.
- Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá – giỏi, phụ đạo
học sinh yếu – kém.
- Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân
công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
- Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
2, Phạm vi nghiên cứu.
Trong quá
trình nghiên cứu và tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề mà tập
trung nhiều vào các vấn đề sau:
- Ý thức chấp hành nội quy của học sinh.
- Ý thức học tập.
- Khả năng tự quản.
- Xây dựng đội ngũ BCS lớp.
- Vận dụng tâm lý và dựa vào tính cách, thái độ của học sinh để xử lý tình huống…
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “mưa dầm thấm lâu” .
1, Đặc điểm tình hình lớp 11A4, 10A12.
* Lớp 11A4 năm học 2013 – 2014, lớp 11A4 chính là lớp 10A4 và
một số học sinh của cá lớp 11A2 – 11A8 của năm học 2013 – 2014 chuyển lên. Lớp
có 44 học sinh, trong đó có:
21 học sinh nữ.
36 học sinh dân tộc Kinh.
05 học sinh dân tộc Hoa.
01 học sinh dân tộc Tày.
01 học sinh dân tộc Khmer.
01 học sinh dân tộc Nùng.
04 học sinh nữ dân tộc Hoa.
Đầu năm học lớp có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
* Lớp 10A12 năm học 2016 – 2017, lớp 10A12 tất cả học sinh của
các lớp khối cấp II của năm học 2015 – 2016 chuyển lên. Lớp có 33 học sinh,
trong đó có 3 học sinh chuyển đi trường khác và 3 học sinh chuyển vào vì lí do
gia đình:
19 học sinh nữ.
28 học sinh dân tộc Kinh.
05 học sinh dân tộc Hoa.
04 học sinh nữ dân tộc Hoa.
Đầu năm học lớp có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1, Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của BGH, Đoàn và các
tổ chức trong nhà trường.
- Có một số học sinh có ý thức học tập tốt,
nhiệt tình, năng động, …
- Ban cán sự (BCS) lớp có năng lực, tinh
thần trách nhiệm cao.
- Lớp có tinh thần đoàn kết, không chia
bè phái, phe – nhóm.
- Trong lớp có nhiều học sinh nhà gần trường …
1.2, Khó
khăn.
- Một số học sinh nhà ở xa trường. Đặc
biệt có 2 học sinh nhà ở vùng sâu vùng xa ấp 7 thanh sơn (em Trần Khánh ly và
em Lâm Văn Hòa), rất khó khăn trong việc đi lại.
- Lớp có 2 học sinh mồ côi cha (mẹ), 1
học sinh có mẹ bỏ đi, 2 học sinh có cha mẹ bất hòa đã lâu năm.
- Nhiều học sinh ý thức học tập chưa
cao, còn ham chơi, thậm chí tham gia tệ nạn xã hội (rượu, chè).
- Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm
đến việc học của con em.
- Môi trường xã hội xung quanh trường học tương đối phức tạp như game, quán café chòi vvv. Làm ảnh hưởng không tốt đến học sinh.
1.3, Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục lớp 11a4 ở năm học 2013 – 2014:
Hạnh kiểm |
Học lực |
||
Tốt |
38 |
Giỏi |
1 |
Khá |
5 |
Khá |
25 |
TB |
1 |
TB |
18 |
Yếu |
0 |
Yếu |
0 |
III . TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1, Nhận lớp chủ nhiệm.
Trước ngày khai giảng, GVCN nhận sự phân công của BGH
nhà trường nhận lớp chủ nhiệm. Sau khi có danh sách học sinh, GVCN cố gắng nhớ
hết tên học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng
muốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người khác tôn
trọng. Việc giáo viên gọi tên các em học sinh ngay khi mới gặp nhau là biểu
hiện của điều đó. Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này. Chính việc này sẽ
giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các
em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng của GVCN đối với mỗi
học sinh.
Ví dụ: Khi BGH trao cho tôi danh sách lớp
11A4,10A12 tôi đã cho các em viết bản sơ
yếu lí lịch thật chi tiết và đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ tên của học sinh
lớp mình và tôi cố gắng biết mặt của 1/3 số
học sinh trong lớp trước ngày tôi gặp lớp. Khi vào lớp tôi gọi tên những
học sinh mà tôi biết mặt để hỏi thăm tình hình trong dịp nghỉ hè. Trước việc
làm đó học sinh đã rất bất ngờ vì không biết tại sao thầy chủ nhiệm lại biết
tên trong lúc chưa tiếp xúc lần nào. Thực sự các em rất thích thú về điều đó.
Tiếp theo GVCN sẽ gặp những giáo viên chủ nhiệm cũ kết
hợp với buổi học nội quy, buổi lao động đầu năm của các em để nắm bắt tình hình
chung, tình hình của một số học sinh trong lớp (như học sinh giỏi, học sinh cá
biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, …). Cũng qua đó GVCN sẽ định hình được
đội ngũ BCS lớp sau này cũng như đưa ra được biện pháp giáo dục học sinh phù
hợp.
Ví dụ: Sau khi nhận
lớp, tôi đã gặp các GVCN cũ là cô Nguyễn Thị Kim Thu. Qua đó tôi nắm được một
số thông tin quan trọng về một số học sinh do tôi chủ nhiệm như sau:
Học sinh trong lớp cư trú ở nhiều địa bàn khác
nhau, có những học sinh nhà rất xa trường; trong lớp có 2 học sinh mồ côi
cha(mẹ), 1 học sinh nhà rất nghèo, 1 học sinh có cha mẹ đang trong tình trạng
bất ổn về hôn nhân, …
Trên cơ sở những thông tin này, trước các hành vi ứng
xư của học sinh, GVCN sẽ đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp, có thái độ, lời
nói đúng mực. Tránh được việc đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của các em
cũng như có thể động viên các em kịp thời.
Khi mới nhận lớp GVCN không nên áp đặt ngay những quy
định của lớp, buộc các em vào khuôn khổ ngay lập tức. Vì điều này tạo cho các
em sự gò bó, mất tự do mà tự do là điều mà đa số các em đang muốn có.
Ví dụ: Ở lớp 10A12 và
11A4 trước đây áp dụng nhiều quy định riêng của lớp như xếp hạnh kiểm theo
thang điểm, vi phạm nội quy sẽ phải làm vệ sinh phòng học, không thuộc bài ở
nhà thì cuối buổi phải ở lại học thuộc rồi mới về, …Tất cả các biện pháp này
đều áp dụng từ từ, điều quan trọng là tôi đã áp dụng nó đúng lúc. Chính vì vậy
đã được các em ủng hộ.
2, Bầu ban
cán sự (BCS) lớp – chia tổ.
a, Cơ sở
chọn BCS lớp – chia tổ.
Để bầu BCS lớp đạt hiệu quả - hoạt động tốt, GVCN tham
khảo ý kiến của GVCN cũ bởi họ là người nắm rõ khả năng của các em học sinh.
Một cán bộ lớp tốt phải là người năng động, nhiệt
tình, biết sống vì tập thể, không ích kỉ, … cho nên khi chọn BCS lớp giáo viên
cần chú ý đến tính cách của người học sinh mà mình chọn.
Ở đầu năm học lớp có một buổi lao động, giáo viên cũng
có thể quan sát những học sinh mà mình có ý định đưa vào BCS lớp. Trong khi các
em lao động, giáo viên quan sát để đánh giá về ý thức, tác phong, khả năng phối
hợp với các bạn khác. Đặc biệt trong giờ lao động, người giáo viên có thể sẽ
chọn được một lớp phó lao động tốt. Khi quan sát, không nhất thiết là luôn có
mặt ở bên lớp mà giáo viên nên quan sát học sinh từ xa vì khi đó thái độ, ý
thức, khả năng và uy tín của các em mới thật sự bộc lộ.
Ngoài ý thức trách nhiệm các thành viên trong BCS còn
phải có năng lực tốt. Muốn biết điều này cần phải dựa vào học bạ.
Khi chọn BCS
lớp, cố gắng bảo đảm ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên của BCS lớp. Làm
được như vậy thì trong quá trình hoạt động giáo viên có thể để nắm tình hình
các thành viên trong lớp thông qua các em.
Ví dụ 1: Ở lớp 11A4 có lớp trưởng ở ngay thị trấn Định Quán gần Trường, lớp phó
học tập ở xã Thanh Sơn nhưng ở trọ gần Trường, tổ trưởng tổ 1,2,4 ở Gia Canh.
Vai trò của GVCN trong việc chọn BCS lớp rất quan
trọng nhưng các thành viên trong lớp cũng có vai trò không kém. Vì vậy khi lựa
chọn giáo viên cần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể, điều này thể hiện qua
việc bình bầu dân chủ đầu năm.
Khi tiến hành chia tổ, GVCN cần tạo sự đồng đều trong
tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp
hành nội quy khác nhau.Nói cách khác, mỗi tổ phải bảo đảm nhiều đối tượng: Có
học sinh yếu, học sinh khá giỏi, học
sinh ở địa bàn xa – gần, có học sinh ngoan, học sinh cá biệt, … Làm được như
vậy thì trong quá trình học tập các em có thể
hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau trong học tập, trong lao động.
Ví dụ 2: Lớp 11A4 đầu
năm có 44 học sinh, tôi chia làm bốn tổ:
Tổ 1 ; Gồm 12 thành viên, có một số học sinh có học
lực nổi bật như: Bùi Minh Đăng, Hong Xuân Vy, Trần Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Thu
Thảo,… Một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt như Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn
Tuấn Anh, …
Tổ 2: Gồm 10 học
sinh, có 2 học sinh nổi bật về học lực là em Trương Thị Lý, Cung Thiên Phước và
Đào Thị Kim Tuyến;.. một số học sinh ý
thức học tập chưa tốt như: Đỗ Công Danh , Nguyễn Minh Nhật, …
Tổ 3: Gồm 10
thành viên trong đó có những học sinh nổi bật về học lực như Hoàng Thị Hoa,
Trần Thị Mỹ Hạnh, …những học sinh có ý thức chưa tốt như: Trương Thị Hồng Cẩm,Mai
Thùy Dung …
Tổ 4: Gồm 12
thành viên trong đó có những học sinh nổi bật về học lực như Chương Lý Huỳnh,
Võ Thị Hoài My, Trần Thị Mỹ Hạnh, … học sinh khuyết tật khó khăn như: Trần Quốc
Huy.
Trong quá
trình chia tổ, tôi đưa học sinh mà mình dự định cho làm tổ trưởng vào tổ đó.
b, Tiến
hành bầu BCS lớp.
Trước khi tiến hành bầu, giáo viên chủ nhiện nêu ý
kiến: “BCS lớp do thầy chọn hay các em chọn?” Khi học sinh quyết định do các em
chọn thì giáo viên chủ nhiệm thỏa thuận: “Thầy đồng ý cho các em chọn nhưng khi
chọn xong các em phải tôn trọng, hoạt động theo sự điều hành của các bạn trong
BCS lớp”.
Việc bầu chọn BCS lớp được tiến hành trong tiết SHCN
của tuần thứ nhất hoặc tuần thứ hai đầu năm học.
Trước khi bầu, GVCN thông qua tiêu chuẩn của các chức
danh được bầu.
Ví dụ: Tiêu chuẩn của
lớp trưởng: Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, năng động, nhiệt tình, có
khả năng tổ chức, có uy tín với bạn trong lớp…
Tiêu chuẩn
của lớp phó học tập: Học lực giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn, tính tình hòa đồng,
…
Ở các chức
danh khác giáo viên cũng đưa ra tiêu chuẩn tương tự.
Sau khi thông qua tiêu chuẩn các chức danh, GVCN đề cử
luôn chức danh lớp trưởng và các lớp phó.
Ví dụ: Chức danh lớp trưởng: Trần
Thị Trương Lý, Bùi Minh Đăng.
Lớp
phó học tập: Chương
Lý Huỳnh, Phạm Thị Thu Thảo.
Lớp
phó lao động: Cung
Thiên Phước, Đào Thị Kim Tuyến …
Qua việc nêu tiêu chuẩn và đề cử thì các em học sinh
đã định hình được những người mà mình sẽ chọn. Bây giờ cho các em tiến hành ứng
cử, đề cử và tiến hành biểu quyết chọn BCS lớp.
Chọn xong lớp trưởng và các lớp phó, GVCN cho các tổ
tự bầu tổ trưởng trên cơ sở tiêu chuẩn đã đưa ra. Khi bầu tổ trưởng giáo viên
cũng nên định hướng cho các em.
* Kết quả
bầu chọn BCS lớp ở lớp 11A4 như sau:
Lớp trưởng: Trần
Thị Trương Lý
Lớp phó học tập: Phạm
Thị Thu Thảo
Lớp phó lao động: Cung
Thiên Phước
Lớp phó văn – thể: Võ Thị Hoài My
Thủ quỹ, thư kí lớp: Đào
Thị Kim Tuyến
Tổ trưởng tổ 1: Trần
Thị Mỹ Hạnh
Tổ trưởng tổ 2: Vũ
Thị Hường
Tổ trưởng tổ 3: Trần
Hoài Ly
Tổ trưởng tổ 4: Dư
Minh Quang
* Kết quả
bầu chọn BCS lớp ở lớp 10A12 như sau:
Lớp trưởng: Nguyễn
Phạm Tuấn Anh
Lớp phó học tập: Phạm
Trần Yến Nhi
Lớp phó văn – thể: Lưu Gia Hân
Thủ quỹ, thư kí lớp: Trần Thảo Linh
Tổ trưởng tổ 1: Phạm
Minh Quang
Tổ trưởng tổ 2: Trương
Quang Trí
Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn
Thị Thanh Ngân
Tổ trưởng tổ 4: Phạm
Minh Thư
Qua quá trình hoạt động của lớp, tôi thấy rằng BCS làm
việc hiệu quả, được các thành viên trong lớp tôn trọng. Chính điều này là nhân
tố tích cực giúp lớp tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ và luôn nằm trong tốp 5 lớp
dẫn đầu về thi đua giữa các lớp.
c, Phân
công nhiệm vụ cho BCS lớp.
BCS lớp là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước
GVCN về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học. BCS
lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kì của BCS lớp
là một năm.
-- Cơ cấu của
BCS lớp gồm: 1 lớp trưởng
3 lớp phó
1 thủ quỹ
4 tổ trưởng
Ngoài ra còn có 6 trực tuần (4 cổng trước, 2 cổng
sau), có BCH chi đoàn gồm: 1 bí thư, 1 phó bí thư và 2 ủy viên.
-- Nhiệm vụ
của lớp trưởng:
Là người chịu sự điều hành, quản lí trực tiếp của
GVCN. Lớp trưởng là người điều hành, quản lí toàn bộ các hoạt động của lớp và
từng thành viên trong lớp. Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm
chỉnh nội quy của trường, quy định của lớp. Thực hiện nề nếp tự quản trong lớp.
Lớp trưởng là người thay mặt GVCN quản lí lớp, kịp
thời nắm bắt thông tin của lớp, báo cáo
cho giáo viên chủ nhiệm.
Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng
tổng kết, đưa ra đánh giá, nhận xét về quá trình hoạt động của lớp. Trên cơ sở
báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng xếp loại hạnh kiểm cho các thành viên trong
lớp…
Ví dụ: Nếu học sinh
nào trong lớp 11A4 nghỉ 1 buổi thì lớp
trưởng sẽ báo với GVCN. Báo cáo tình hình 15 phút đầu buổi…
-- Nhiệm vụ
của các lớp phó:
+ Lớp
phó lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong lớp ở
các buổi lao động. Theo dõi công tác trực nhật hàng tuần của các tổ, ý thức giữ
vệ sinh của cá nhân các thành viên trong lớp. Cuối tuần báo cáo hoạt lao động
(nếu có), vệ sinh của lớp…
+ Lớp
phó học tập: Đôn đốc, nhắc nhở
các thành viên trong lớp học tập. Giúp đỡ những học sinh yếu trong khả năng của
mình. Kiểm tra bài cũ đối với các thành viên trong lớp ở 15 phút đầu buổi học…
+ Lớp
phó văn – thể: Chịu trách nhiệm về các hoạt động văn nghệ, thể dục –
thể thao.
Ví dụ: Em Võ Thị Hoài
My là lớp phó văn - thể. Khi nghe
thầy bí thư đoàn thông báo là có Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt
Nam 20 – 11 thì em đã chủ động nắm bắt thể lệ, chủ đề, hình thức thi từ Ban tổ
chức để thông báo cho lớp. Sau khi có ý kiến của GVCN thì em tập hợp các bạn có
năng khiếu để tổ chức tập luyện …
-- Nhiệm vụ
của thủ quỹ: Thu và quản lí các khoản
quỹ của lớp, cuối tháng – cuối học kì – cuối năm báo cáo công khai hoạt động
thu chi quỹ lớp. Thu tiền giấy kiểm tra nếu được giáo viên bộ môn yêu cầu, …
-- Nhiệm vụ
của các tổ trưởng: Phân công, theo
dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ làm trực nhật, vệ sinh. Theo dõi, báo cáo
hoạt động hàng tuần của các tổ viên. Kiểm tra bài cũ các thành viên trong tổ ở
15 phút đầu buổi,…
3, Lập sơ đồ
lớp học.
Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh tuy dễ nhưng sắp xếp như
thế nào cho hiểu quả lại không dễ chút nào.Để lập sơ đồ lớp tốt, GVCN dựa vào
các căn cứ sau:
- Học lực của học sinh: xen kẽ học sinh yếu kém với
học sinh khá giỏi.
- Thể chất của học sinh: học sinh thấp ngồi trước, cao
ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng.
- Nhiệm vụ của BCS lớp: tổ trưởng(lớp trưởng) thường
ngồi giữa hoặc ngồi sau của tổ (lớp).
- Ý thức của học sinh: học sinh nói chuyện nhiều,
không chú ý học thì cho ngồi trước.
Trên cơ sở các căn cứ đó, GVCN lập sơ đồ lớp sao cho
phù hợp.
Ví dụ: Dưới đây là sơ đồ tổ chức lớp học lớp 11A4,
10A12:
Sơ đồ tổ
chức lớp học lớp 11A4:
|
Phước
Thịnh |
|
Tuấn Anh |
|
lý Huỳnh |
|
Thế Hiển |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*Hoài Ly |
Mai Thy |
Hoàng Thủy |
Kim Tuyến |
|
Minh Nhật |
Mai Trang |
*Minh
Quang |
Thành Tài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảo Ngọc |
Quốc Huy |
Quỳnh như |
(()Hoài My |
|
Dương Tú Nhi |
Bích
Phượng |
Thùy Dung |
Trương # lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+Thiên Phước |
Minh Thu |
Yến Chi |
Minh Đăng |
|
Phương Anh |
Minh Tài |
Thanh Hiền |
Công Danh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*Thị Hường
|
Thị Hoa |
Thanh Nga |
Hồng Cẩm |
|
Bảo Ngọc |
$ Ngọc
Thủy |
Ánh Tuyết |
*Mỹ Hạnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Minh Đăng |
Quỳnh Tiên |
@Thu Thảo |
Ngọc Ngà |
|
Dương
Quang |
Mỹ Lan |
Yến Chi |
Xuân Vy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bàn giáo viên |
Sơ đồ tổ
chức lớp học lớp 10A12:
|
T
Minh Thư |
|
Văn Phúc |
|
|
# Tuấn Anh |
Phạm Thư |
N Dũng |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
Kì Long |
|
Tỷ Tiên |
|
|
Anh Tú |
Hồng Thùy |
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
Tâm Như |
Quốc Cường |
Tiên Đạt |
|
|
Quỳnh Như |
Trương nhi |
* Minh Quang |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
Hồng Thắm |
A Kín |
Mỹ Oanh |
|
|
Nguyên
Thanh |
Trung
Thành |
(() Gia Hân |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
* Thanh
Ngân |
Ngọc My |
T Phúc |
|
|
* Ngọc Trí |
Trà My |
Trung Hòa |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
Minh Khang |
Anh Thư |
Mỹ Hương |
|
|
$ Thảo Linh |
Quốc Thông |
@ Yến nhi |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
Ghi chú:
Dấu
#: lớp trưởng Dấu
@: lớp phó học tập
Dấu * : tổ trưởng Dấu
+: lớp phó lao động
Dấu (: lớp phó văn - thể Dấu
$: Thư kí, thủ quỹ
* Lập sơ đồ
tổ chức lớp học theo căn cứ trên có tác dụng:
- Giúp phát
huy được vai trò của BCS lớp trong việc quản lý lớp học
- Các em
học tốt có thể hỗ trợ được cho những học sinh học còn yếu.
- Những học
sinh ở xa nếu có đi học trễ vào ngày mình trực nhật thì các bạn trong có thể hỗ
trợ làm trực nhật kịp thời, …
4, Xây dựng
tiêu chí đánh giá, xếp loại học lực học sinh.
Một tập thể muốn hoạt động tốt, có nề nếp, …không chỉ
dựa vào người chỉ huy mà còn cần có những nguyên tắc hoạt động của nó. Với một
lớp học, ngoài những quy định chung đó cảu nhà trường cần có những quy định
riêng của lớp được xây dựng trên cơ sở quy định chung của trường.
Ở lớp 11A4, ngay từ những tuần đầu của năm học GVCN
cùng BCS lớp đã xây dựng “Tiêu
chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm” cho từng thành viên trong lớp.
Sau khi xây dựng xong “Tiêu chí đánh giá, xếp loại
hạnh kiểm”, trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tiến hành lấy ý kiến của
các thành viên trong lớp để điều chỉnh cho hợp lý. Sau đó GVCN đưa ra quyết
định cuối cùng.
Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các
em sẽ thấy mình được tôn trọng. Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn
trong học tập.
Ví dụ: Khi tiến hành lấy ý kiến của học sinh, các
em có đề nghị về điểm số như sau: Nói tục, chửi thề từ: - 3
tăng lên – 5
Vô
lễ với giáo viên từ - 5 tăng lên – 10
Vắng
không phép từ - 2
tăng lên – 5
Điểm
tốt từ +1 tăng lên + 2
Mẫu Bảng “Tiêu chí đánh giá, xếp loại
hạnh kiểm HS”:
- 1 |
Không
mang phù hiệu |
NỘI QUY |
- 1 |
Không
bỏ áo vào quần |
|
- 2 |
Đi
trễ |
|
- 5 |
Vắng
K |
|
- 5 |
Nói
tục, chửi thề |
|
- 10 |
Vô
lễ với giáo viên, người lớn |
|
HK Yếu/năm |
Đánh
nhau, vi phạm luật ATGT khi có văn bản gởi về trường. |
|
- 3 |
Làm
việc riêng trong giờ học |
|
- 1 |
Lớp
ồn |
|
+ 2 |
Tiết
A |
|
- 5 |
Không
thuộc bài |
HỌC TẬP |
- 3 |
Không
ghi bài |
|
- 4 |
Không
làm bài tập về nhà |
|
+ 2 |
Điểm
tốt |
|
- 2 |
Không
để rác vào giỏ |
|
- 5 |
Bỏ
trực vệ sinh |
|
- 2 |
Viết,
vẽ bậy lên bàn, lên bảng |
Sau khi thống nhất thang điểm, GVCN cho tổ chức thực
hiện. Mỗi tổ trưởng có một cuốn sổ theo dõi các thành viên trong lớp dựa trên
thang điểm đã thống nhất. Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tổ trưởng
lên báo cáo trên bảng tình hình các thành viên trong tổ. Sau khi báo cáo xong,
tổ trưởng sẽ giải trình ý kiến của tổ viên (nếu có). Nếu ý kến vượt quá nhiệm
vụ của tổ trưởng thì lớp trưởng hoặc GVCN giải trình.
Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng quy ra điểm
rồi xếp loại hạnh kiểm trong tuần cho các thành viên trong lớp.
Vào thứ sáu của tuần cuối cùng trong tháng, GVCN họp
cùng BCS lớp để xếp loại hạnh kiểm tháng cho học sinh trong lớp.
Với việc xếp loại hạnh kiểm theo thang điểm như vậy
thì việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh là tương đối chính xác. Tuy nhiên có
những vi phạm của học sinh là ngoài ý muốn của các em. Vì vậy trong quá trình
thực hiện GVCN cần có cách xử lý phù hợp, nếu là trường hợp ngoài ý muốn thì
không nên trừ điểm của các em nhưng cần chú ý để không bị học sinh nói gạt.
Những học sinh vi phạm, giáo viên cũng nên cho các em “lập công chuộc tội”. Nếu
như đẩy các em vào đường cùng, không có điều kiện sửa sai thì dễ làm cho các em
chán nản, thất vọng, mất động cơ để phấn đấu.
Ví dụ 1: trong thang điểm
tôi có đưa ra trường hợp:
-
Trong tuần nếu bị hạnh kiểm loại TB hoặc khá nhưng đạt 3 điểm tốt và có ý thức
sửa sai thì sẽ được nâng một bậc hạnh kiểm.
-
Trong tuần đạt 3 điểm tốt, không vi phạm nội quy thì được tuyên dương trước lớp
và
Ví dụ 2: Học sinh nghỉ
học không phép, giáo viên tìm hiểu lí do, nếu nghỉ vì lý do chính đáng nhưng
không kịp viết đơn thì chấp nhận cho các em nộp đơn vào ngày đi học sau đó.
Một điều cần
chú ý trong khi xử lí các hành vi phạm của học sinh nữa là phải tìm hiểu lý do
dẫn đến những vi phạm của học sinh. Nếu cách xử lí không phù hợp với lý do, trừ
điểm mà các em không “tâm phục khẩu phục” sẽ dễ dẫn đến thái độ bất mãn nơi các
em.
Ví dụ 3: lớp 11A4 có 2
học sinh thường xuyên đi học trễ là Nguyễn Minh Tài và Mạch Ngọc Thủy. Qua tìm
hiểu tôi biết được rằng nhà của em ở xa trường, ở tận xã La Ngà, cây số 109, có
lúc phải đi xe buýt.
Ở hai trường
hợp này nếu không biết lí do mà cứ trừ điểm liên tục thì có thể đây là một
trong những nguyên nhân để các em bỏ học. Trong trường hợp này tôi thường hỏi
lí do và ít trừ điểm nên càng về sau các em càng cố gắng.
Ví dụ 4: Cũng là đi
trễ nhưng em Hoài Ly lại khác, nhà ở quá xa tận trong tà lài, không có xe nên
phải đi xe nhờ lại còn phải phụ Cha, mẹ già yếu làm rẫy. Cũng lại với cách xử
lí như trên cùng với việc thường xuyên động viên, đến nay việc đi trễ hầu như
không còn.
5, Phát huy
vai trò của BCS lớp.
Trong những năm trước, khi làm công tác chủ nhiệm, tôi
không chú ý đến vai trò của BCS lớp. Lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng chỉ
là chức danh, không hoạt động đúng vai trò và chức năng của mình. Hay nói đúng
hơn là chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy, GVCN phải làm nhiều việc của lớp,
thêm vào đó mọi thành viên trong lớp không tiến bộ, đặc biệt là trong việc thực
hiện nội quy. Giáo viên khó nắm tình hình lớp kịp thời.
Một lớp học muốn tiến bộ, tự quản tốt thì vai trò của
BCS lớp rất quan trọng. Các em cùng học chung một lớp, chung độ tuổi,chung tâm
lý, … nên dễ nắm tình hình lớp, dễ hiểu nhau, … đó là điều kiện để lớp hoạt động
tốt, giáo viên có thể nắm được tình hình lớp mà không phải ngày nào cũng trực ở
lớp.
Vậy làm sao phát huy được vai trò của BCS lớp?
Trước hết giáo viên phải tạo được thiện cảm và niềm
tin, quan trọng hơn là giám tin và giám giao nhiệm vụ cho các em. Bên cạnh đó
là sự định hướng và hướng dẫn của GVCN.
Ví dụ 1: Để chào mừng
Ngày nhà giáo Việt
Cùng chung một
lớp, chung độ tuổi, chung địa bàn cư trú nên học sinh thường hiểu nhau, nắm được
thông tin của bạn mình. Các em có thể tâm sự với nhau những điều mà chúng khó
tâm sự với GVCN. Vì vậy GVCN nên tận dụng ưu điểm này ở BCS lớp để nắm tình
hình của các thành viên trong lớp. Không những thế, GVCN còn có thể “nhờ” các
em giải quyết những vấn đề mà bản thân mình khó giải quyết.
Ví dụ 2: Thông qua BCS
lớp tôi có thông tin về học sinh như:
Học
sinh Trương Thị Hồng Cẩm ở nhà chỉ có cha, còn mẹ bỏ đi Sài Gòn. Em sống rất
thu người mệt mỏi, buồn chán(có thể kiểm chứng qua việc đầu năm ghi sơ yếu lí
lịch em nói rằng: “Em không có mẹ”).
Tuy nhiên để làm được như vậy, GVCN phải có định hướng,
hướng dẫn cho các em làm việc.
Ví dụ 3: Em Trương Thị
Hồng Cẩm là học sinh có năng lực, bản tính hiền nhưng ở nhà cha mẹ bất hoà, Cẩm
qua ở với Bà nội, em có tư tưởng chán nản, bất cần, thích thì đi học không
thích thì nghỉ. Em sống khép kín, ít nói chuyện, tôi cũng khó gần.
Trong trường
hợp này tôi không trực tiếp giúp em hoà đồng mà trao lại việc này cho lớp phó văn
- thể và lớp phó học tập và định hướng cho các em: Luôn coi bạn là quan trọng,
là người có thể tâm sự chia sẻ những việc mà mình đang gặp khó; nếu biết bạn
làm được việc gì đó (như giải được bài tập) khi có điều kiện thì trao đổi với
bạn; rủ bạn tham gia các hoạt động của lớp, cho dù đó chỉ là việc đi mua cây
chổi, … và trong phòng học tôi không quên gián hai khẩu hiệu:
“Đừng đợi đến lúc cô đơn mới nhớ ra bạn bè”
“Tha thứ là cách trả thù vinh quang nhất”
Sau 2 tháng,
em Cẩm đã có nhiều chuyển biến về tinh thần: vui vẻ, nói nhiều, điểm cao hơn và
đặc biệt từ giữa tháng 11 có mong muốn được ngồi gần lớp phó học tập để được
chỉ nhiều hơn. Bà nội của em nói rằng: “Không biết sao bây giờ Cẩm thay đổi như
vậy”.
Ví dụ 4: Trải qua một
thời gian dài cùng với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình. Đặc biệt là tấm lòng
cao cả, vô cùng tận tụy của người mẹ hiền. Bên cạnh sự nhiệt tình, tích cực của
tập thể lớp. Nổi bật là Ban Cán Sự và một số cá nhân học sinh nhiệt huyết của
lớp 11A4. GVCN đã từng bước tiếp cận học sinh cá biệt MTTD. Ban đầu quả thật là
khó khăn em tìm đủ mọi cách để nghỉ học với mọi lí do mệt, bệnh vv. Gia đình
bất lực vì đứa con ương bướng không nghe lời. Đỉnh điểm là khi thi giữa HKI
xong do không học bài điểm thi quá thấp, bên cạnh việc vi phạm quy chế thi “sử
dụng điện thoại trong phòng thi”. Gia đình biết được có la mắng vậy là em đòi
nghỉ học luôn nằm ì ở nhà. GVCN điện thoại cho phụ huynh học sinh liền nhận
được câu trả lời là “con của tôi đòi nghỉ học luôn rồi thầy ơi”. Khi nhận được
thông tin từ gia đình tôi liền họp ban cán sự lớp và lên kế hoạch vận động học
sinh tiếp tục trở lại trường. Cụ thể là em lớp trưởng và một bạn học sinh khá
thân với em MTTD. Các em xung phong tới nhà của bạn trước để thực hiện kế hoạch
theo sự chỉ dẫn của thầy. Rất may kế hoạch thành công. Nhưng qua báo cáo của
các em thì kết quả ấy cần phải có sự quyết tâm cao của cả hai em. Ban đầu bạn
không chịu đi các em đã kéo bạn lên xe và chở ra nhà bạn lớp trưởng. Gia đình
chuẩn bị đồ đạc mang ra sau. Kết hợp với gia đình và các em học sinh tôi đã
thuyết phục em quay trở lại lớp. Nhưng việc sử dụng Facebook
thì càng tăng, ngặt lỗi trong giờ lên lớp, chủ nhiệm của tôi học sinh không dám
sử dụng. Bên cạnh đó việc học rất lơ là không tập trung. Biện pháp của tôi là
kết hợp với giáo viên bộ môn theo dõi, nhắc nhở và để mắt tới học sinh. Sau một
thời gian ngắn. Giáo viên bộ môn Lịch sử đã thu được điện thoại khi học sinh
đang sử dụng trong giờ kiểm tra 15’ và bàn giap cho GVCN. Tôi liền mời PHHS kết
hợp Với Ban cán sự lớp và học sinh vi phạm tổ chức một buổi họp. Qua đó phân
tích cho học sinh hiểu và làm một biên bản tạm giữ điện thoại một thời gian đến
cuối HKI. Với điều kiện em phải tập trung vào việc học và sơ kết học kì I không
bị học lực yếu sẽ trả lại. Biên bản lập xong có chữ kí của GVCM, Cam kết của
học sinh, gia đình và đại diện Ban cán sự lớp.
Nhưng
kết quả HKI Không đúng theo yêu cầu chỉ đạt Tbm 4.9 là học sinh yếu về học lực.
Để tạo động lực “Tôi gia hạn cho em tới trước khi nghỉ tết nếu em không vi phạm
nội quy, tập trung vào học tập thầy sẽ trả điện thoại cho em”. Qua theo dõi tôi
thấy em chuyển biến tích cực học tập có tiến bộ, tham các phong trào của lớp và
đặc biệt là không còn cô lập bản thân. Đúng hẹn buổi học cuối trước khi nghỉ
tết âm lịch. Tôi mời PHHS kết hợp Với Ban cán sự lớp
và học sinh vi phạm tổ chức một buổi họp để đánh giá kết quả quá trình phấn
đấu, rèn luyện của em. Sau đó bàn giao điện thoại cho gia đình của em đúng theo
quy trình, thủ tục. Bên cạnh đó GVCN Và Gia đình tiếp tục tìm ra nhiều giải
pháp, biện pháp tích cực hơn nhằm động
viên em. Từng bước giảm dần việc sử dụng Facebook. Qua học kì II với sự quyết
tâm của bản thân học sinh, sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè. Đặc biệt là tấm
lòng cao cả của người mẹ, sự nhiệt tâm của GVCN. Em MTTD đã tiến bộ rõ rệt Cuối
HKII từ một học sinh Yếu về Học lực vươn lên là học sinh TBK với tổng kết Tbm
là 6.4 cả năm. Không dừng lại ở đấy qua lớp 12 em tập trung vào việc học hơn và
kết quả là đậu Đại học.
Ví dụ 5: Lớp 11A4 có
nhiều học sinh có học lực TB và yếu nhưng lại không bao giờ hỏi thầy bộ môn,
hỏi bạn dù không biết. trong trường hợp này tôi cho lớp phó tập trung những học
sinh khá giỏi các môn của lớp lại và định hướng cho các em cách giúp đỡ như: Cố
gắng gần gũi bạn và nhờ bạn làm một việc gì đó mà bạn thích; không ngại hỏi ý
kiến bạn ở những bài tập mà bạn biết làm, từ từ chuyển qua trao đổi bài tập với
nhau và khi bạn đã nhận sự giúp sức của mình thì luôn tạo cho bạn cảm giác là
bạn tìm ra đáp số, …
Đến giữa học
kì I thì đa số những học sinh yếu đã mạnh dạn hỏi bạn, lớp học sôi động, đa số
các thầy cô rất thích khi vào dạy ở lớp 11A4.
Trong một lớp học thường học sinh học yếu, TB ít vì lí
do từ năng lực mà phần nhiều do lười biếng, không học bài, làm bài ở nhà. Khi
về nhà chủ yếu đi chơi, làm việc, cha mẹ không quan tâm – không quản lí con.
Đối với những học sinh này nếu giáo viên chỉ động
viên, bắt ép học bài hay xử phạt nhiều thì vấn đề không giải quyết được là bao.
Trong trường hợp này, kết hợp với việc BCS lớp và
những học sinh khá giỏi hỗ trợ cho các em thì GVCN giao cho BCS lớp việc giám
sát học tập: Kiểm tra bài cũ, bài tập làm ở nhà, … trong 15 phút đầu giờ. Việc
này được làm hàng ngày, mọi thành viên trong lớp đều được tổ trưởng, lớp phó
học tập kiểm tra.
Nếu học sinh nào chưa thuộc bài, không làm bài thì
cuối buổi sẽ phải ở lại học thuộc, làm bài dưới sự hướng dẫn, quản lý của BCS
lớp xong rồi mới về. Nhưng để làm việc này thì trong kì họp phụ huynh đầu năm
phải có được sự đồng ý của cha mẹ học sinh.
Cho BCS lớp giám sát việc học của các thành viên trong
lớp, các em phải ở lại cuối buổi để hướng dẫn các bạn của mình còn có tác dụng
làm cho BCS lớp ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc mình làm.
Ví dụ 6: Ở lớp 11A4 tôi đã
áp dụng biện pháp này. Kết quả có nhiều khả quan, như em Nhật, em Cẩm, em Tuấn
Anh, em Dung, …ở lớp chú ý học bài, về nhà cũng chịu làm bài và đặc biệt trong
lớp khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì ít khi học sinh không thuộc bài.
Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm biết phát huy vai trò
của BCS lớp thì lớp sẽ hoạt động có nề nếp, GVCN dễ dàng nắm tình hình lớp hàng
ngày.
Khi để BCS lớp quản lí lớp, GVCN cần nhắc nhở các em
cách ứng xử với các thành viên trong lớp để tránh tình trạng các em có những
lời nói hoặc hành động xúc phạm bạn của mình. Nếu việc này xảy ra thì việc mất đoàn
kết trong lớp là khó tránh khỏi.
Khi quy trình này được tiến hành thì lớp học sẽ trở
thành lớp tự quản (vì đa số các thành viên đã ý thức được vài trò của mình
trong lớp) trong đó vai trò của BCS lớp rất lớn. Lớp tự quản không chỉ thể hiện
ở những việc làm trên mà còn thể hiện ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Có thể kiểm
chứng qua các hoạt động của tiết SHCN được trình bày sau đây:
Hoạt
động 1:
- Các tổ trưởng báo cáo lên bảng tình
hình học tập của các thành viên trong tổ. Giải trình ý kiến của tổ viên (nếu
có), nếu tổ trưởng không giải trình được thì lớp trưởng hoặc GVCN giải trình.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét và đề
xuất ý kiến (nếu có). Trên cơ sở báo cáo của tổ trưởng, lớp trưởng quy ra điểm
rồi xếp loại hạnh kiểm tuần cho các thành viên trong lớp.
- Nếu là cuối tháng thì lớp trưởng đọc
luôn hạnh kiểm tháng cho cả lớp (đã được GVCN và BCS lớp họp xét vào tiết cuối
của ngày thứ sáu cuối tháng).
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Hoạt
động 2:
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét
tình hình học tập trong tuần.
- Đưa ra hình thức tuyên dương, phê
bình, hình thức xử phạt đối với các hành vi tương ứng.
Hoạt
động 3: Thủ quỹ báo cáo tình hình
thu chi quỹ lớp trong tháng (hoạt động này chỉ diễn ra ở tuần cuối tháng).
Hoạt
động 4:
- Lớp trưởng tổ chức cho lớp nêu ý kiến
về việc dạy và học ở các môn học.
- GVCN giải trình.
Hoạt
động 5: GVCN thông báo kế hoạch
tuần tiếp theo.
Qua các bước hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm
có thể thấy học sinh là trung tâm của tiết SHCN còn giáo viên chỉ đóng vai trò
là người tông kết vấn đề.
Trên đây chỉ là một số trong những biện pháp cụ thể để
phát huy vai trò của BCS lớp trong toàn bộ quá trình hoạt động của lớp.
Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể,
giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững
đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh:
+ Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ
chung của từng thành viên của lớp.
+ Tổ chức những hoạt động chung
để thực hiện mục tiêu.
+ Lớp có đội ngũ tự quản có uy
tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
+ Có kỉ luật chặt chẽ, có qui
định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành.
+ Có dư luận tập thể lành mạnh,
dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là bản lĩnh của mỗi thành viên.
6, Kết thúc vấn đề
Trên đây là một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ
nhiệm ở lớp 11A4, trường THPT Tân Phú mà tôi đã thực hiện. Sau đây tôi xin nêu
một vài kết quả đạt được để minh họa.
a. Kết quả
* Duy trì sĩ
số:
Đầu năm lớp có 44 học sinh. Giữa tháng 9 có thêm 1 học
sinh xin vào. Như vậy lớp có 45 học sinh. Đến tháng 11 có 1 em chuyển Trường.
Cuối học kì lớp có 44 học sinh, không giảm sĩ số.
Chất lượng
hai mặt giáo dục ở cuối năm học lớp 11A4
STT |
Họ và tên
HS |
HL |
HK |
DHTĐ |
Ghi chú |
01 |
Nguyễn Tuấn Anh |
T.bình |
T |
|
|
02 |
Lê Phương Anh |
Khá |
K |
HSTT |
|
03 |
Trương Phi Bảo |
T.bình |
T |
|
|
04 |
Trương Thị Hồng Cẩm |
T.bình |
T |
|
|
05 |
Đỗ Băng Châu |
T.bình |
T |
|
|
06 |
Nguyễn Hoàng Yến Chi |
Khá |
T |
HSTT |
|
07 |
Đỗ Công Danh |
T.bình |
T |
|
|
08 |
Mai Thùy Dung |
T.bình |
T |
|
|
09 |
Nguyễn Tiến Đạt |
Khá |
T |
HSTT |
|
10 |
Bùi Minh Đăng |
Khá |
K |
HSTT |
|
11 |
Trần Thị Mỹ Hạnh |
Khá |
T |
HSTT |
|
12 |
Nguyễn Thanh Hiền |
T.bình |
T |
|
|
13 |
Vũ Ngọc Thế Hiển |
Khá |
T |
HSTT |
|
14 |
Hoàng Thị Hoa |
Giỏi |
T |
HSG |
|
15 |
Vũ Thị Hường |
T.bình |
T |
|
|
16 |
Trần Quốc Huy |
Khá |
T |
HSTT |
|
17 |
Chương Lý Huỳnh |
Khá |
T |
HSTT |
|
18 |
Tằng Chí Mỹ Lan |
T.bình |
T |
|
|
19 |
Phạm Hoài Ly |
Giỏi |
T |
HSG |
|
20 |
Trần Thị Trương Lý |
Khá |
T |
HSTT |
|
21 |
Võ Thị Hoài My |
Khá |
T |
HSTT |
|
22 |
Phạm Thanh Nga |
T.bình |
T |
|
|
23 |
Phạm Thị Ngọc Ngà |
Khá |
T |
HSTT |
|
24 |
Dương Bảo Ngọc |
Khá |
T |
HSTT |
|
25 |
Phan Nguyễn Minh Nhật |
T.bình |
T |
|
|
26 |
Dương Tú Nhi |
Khá |
T |
HSTT |
|
27 |
Đặng Thị Quỳnh Như |
Khá |
T |
HSTT |
|
28 |
Cung Thiên Phước |
Khá |
T |
HSTT |
|
29 |
Đoàn Thị Bích Phượng |
T.bình |
|
|
|
30 |
Thái Bình Dương Quang |
Khá |
T |
HSTT |
|
31 |
Dư Minh Quang |
T.bình |
T |
|
|
32 |
Nguyễn Thành Tài |
Khá |
T |
HSTT |
|
33 |
Trần Nhật Minh Tài |
T.bình |
T |
|
|
34 |
Phạm Thị Thu Thảo |
Khá |
T |
HSTT |
|
35 |
Nguyễn Đỗ Hoàng Thi |
Khá |
T |
HSTT |
|
36 |
Nguyễn Phước Thịnh |
T.bình |
T |
|
|
37 |
Nguyễn Trần Minh Thu |
T.bình |
T |
|
|
38 |
Hà Thị Ngọc Thủy |
Khá |
T |
HSTT |
|
39 |
Đoàn Bảo Quỳnh Tiên |
Khá |
T |
HSTT |
|
40 |
Nguyễn Thị Mai Trang |
Khá |
T |
HSTT |
|
41 |
Đào Thị Kim Tuyến |
Khá |
T |
HSTT |
|
42 |
Vũ Ánh Tuyết |
T.bình |
T |
|
|
43 |
Hong Xuân Vy |
Khá |
T |
HSTT |
|
44 |
Bùi Thị Kim Yến |
T.bình |
T |
|
|
Tổng hợp chất lượng hai mặt ở cả năm Lớp
11A4
Hạnh kiểm |
Học lực |
||
Tốt |
44 |
Giỏi |
02 |
Khá |
00 |
Khá |
24 |
1.2,b, Chất
lượng hai mặt giáo dục ở HKI Lớp 10A12
STT |
Họ và tên
HS |
HL |
HK |
DHTĐ |
Ghi chú |
01 |
Phạm Nguyễn
Tuấn Anh |
Khá |
T |
HSTT |
|
02 |
Nguyễn Duy
Cường |
Khá |
T |
HSTT |
|
03 |
Lưu Gia Hân |
Khá |
T |
HSTT |
|
04 |
Ngô Trung Hòa |
T.bình |
T |
|
|
05 |
Lâm Thị Mỹ
Hương |
T.bình |
T |
|
|
06 |
Nguyễn Ngọc
Khang |
T.bình |
T |
|
|
07 |
Ừng A Kín |
T.bình |
T |
|
|
08 |
Trần Thảo Linh |
Khá |
T |
HSTT |
|
09 |
Trần Tăng Kỳ
Long |
Khá |
T |
HSTT |
|
10 |
Phạm Thị Ngọc
My |
Khá |
T |
HSTT |
|
11 |
Trần Thị Trà My |
Khá |
T |
HSTT |
|
12 |
Nguyễn Thị
Thanh Ngân |
Khá |
T |
HSTT |
|
13 |
Phạm Trần Yến
Nhi |
Khá |
T |
HSTT |
|
14 |
Trương Thị Yến
Nhi |
Khá |
T |
HSTT |
|
15 |
Lâm Thị Tâm Như |
T.bình |
T |
|
|
16 |
Bùi Thị Quỳnh
Như |
T.bình |
T |
|
|
17 |
Vày Mỹ Oanh |
Yếu |
T |
|
|
18 |
Phan Văn Phúc |
Khá |
T |
HSTT |
|
19 |
Phạm Tiến Phúc |
T.bình |
T |
|
|
20 |
Phạm Minh Quang |
T.bình |
T |
|
|
21 |
Trịnh Thị Thắm |
Khá |
T |
HSTT |
|
22 |
Nguyễn Thanh |
Khá |
T |
HSTT |
|
23 |
Trần Trung
Thành |
Khá |
T |
HSTT |
|
24 |
Đặng Quốc Thông |
Khá |
T |
HSTT |
|
25 |
Ninh Thị Hồng
Thùy |
Khá |
T |
HSTT |
|
26 |
Phạm Minh Thư |
T.bình |
T |
|
|
27 |
Đoàn Thị Anh
Thư |
T.bình |
T |
|
|
28 |
Trần Thị Minh
Thư |
T.bình |
T |
|
|
29 |
Nguyễn Tỷ Tiên |
T.bình |
T |
|
|
30 |
Trương Quang
Trí |
T.bình |
T |
|
|
31 |
Phạm Văn Tú |
T.bình |
T |
|
|
32 |
Nguyễn Tiến Đạt |
T.bình |
T |
|
|
33 |
Lê Ngọc Dũng |
Khá |
T |
HSTT |
|
* Tổng hợp
chất lượng hai mặt lớp 10A12 ở HK I
Hạnh kiểm |
Học lực |
||||||||
Tốt |
31 |
Giỏi |
01 |
||||||
Khá |
01 |
Khá |
15 |
||||||
TB |
/ |
TB |
16 |
||||||
Yếu |
/ |
Yếu |
01 |
||||||
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
||||||
STT |
Họ và tên
HS |
HL |
HK |
DHTĐ |
Ghi chú |
|
|||
01 |
Phạm Nguyễn
Tuấn Anh |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
02 |
Nguyễn Duy
Cường |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
03 |
Lưu Gia Hân |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
04 |
Ngô Trung Hòa |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
05 |
Lâm Thị Mỹ
Hương |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
06 |
Nguyễn Ngọc
Khang |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
07 |
Ừng A Kín |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
08 |
Trần Thảo Linh |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
09 |
Trần Tăng Kỳ
Long |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
10 |
Phạm Thị Ngọc
My |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
11 |
Trần Thị Trà My |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
12 |
Nguyễn Thị
Thanh Ngân |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
13 |
Phạm Trần Yến
Nhi |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
14 |
Trương Thị Yến
Nhi |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
15 |
Lâm Thị Tâm Như |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
16 |
Bùi Thị Quỳnh
Như |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
17 |
Vày Mỹ Oanh |
Yếu |
K |
|
|
|
|||
18 |
Phan Văn Phúc |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
19 |
Phạm Tiến Phúc |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
20 |
Phạm Minh Quang |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
21 |
Trịnh Thị Thắm |
Giỏi |
T |
HS Giỏi |
|
|
|||
22 |
Nguyễn Thanh |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
23 |
Trần Trung
Thành |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
24 |
Đặng Quốc Thông |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
25 |
Ninh Thị Hồng
Thùy |
Khá |
T |
HSTT |
|
|
|||
26 |
Phạm Minh Thư |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
27 |
Đoàn Thị Anh
Thư |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
28 |
Trần Thị Minh
Thư |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
29 |
Nguyễn Tỷ Tiên |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
30 |
Trương Quang
Trí |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
31 |
Phạm Văn Tú |
T.bình |
T |
|
|
|
|||
32 |
Nguyễn Tiến Đạt |
T.bình |
|
|
|
|
|||
33 |
Lê Ngọc Dũng |
T.bình |
|
|
|
|
|||
b, Tham
gia phong trào lớp 11A4, 10A12:
* lớp
11A4
- Lớp 11A4 tham gia tất cả các phong trào
do nhà trường cũng như các tổ chức phát động. đạt được một số kết quả như sau:
1. Giải III đợt trang trí phòng học đầu năm.
2. Giải III hội thi làm lồng đèn trung thu
3. Giải III Bóng đá nữ Hội thao chào mừng Ngày NGVN 20
– 11
4. Giải I Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày NGVN 20 –
11
5. Giải II môn Đạp bóng nam nữ chào mừng Ngày NGVN 20
– 11
6. Giải III
xe đạp chậm
* 10A12:
- Lớp 10A12 tham gia tất cả các phong trào
do nhà trường cũng như các tổ chức phát động. đạt được một số kết quả như sau:
1 . Hạng I/36 Chi đoàn trong thi đua ở HKI.
2 . Giải I Bóng chuyền
3 . Giải III Hội diễn văn nghệ chào mừng Ngày NGVN 20
– 11.
4 . Giải I Hội
diễn văn nghệ chào mừng Ngày thành lập ĐTNCSHCM 26 -3.
5 . Giải I Hội thi tìm hiểu về Biển Đảo.
6. Giải I Hội rung chuông vàng chào mừng Ngày thành
lập ĐTNCSHCM 26 -3.
7. Hạng I/36 Chi đoàn trong thi đua ở cả năm học 2016
-2017.
V. ĐỀ XUẤT
KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
1, Đề xuất.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được
một số kinh nhiệm như sau:
Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo
viên phải tạo cho các em ham muốn làm việc đó, cho các em thấy được lợi ích của
nó.
Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người.
Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là
trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học.
Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự
giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của
mình.
Người GVCN tuy cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn
đồng hành cùng các em, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những
vấn đề vượt khỏi phạm vi của các em. Việc đồng hành cùng các em cũng làm cho
học sinh cảm thấy an tâm vì thầy cô luôn ở bên – các em sẽ tự tin hơn trong mọi
hoạt động…
Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ
một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn
điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng
HS,…
Sau một thời gian thực hiện và áp dụng SKKN này tôi
nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm
lớp trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cuối cấp THPT”.
Sự thành công trong
công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận
trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN
lớp phải là người có uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm
đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai
trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất
bại ở mỗi HS, mỗi lớp học, mỗi trường học…
3. Kiến
nghị (Đối với nhà trường):
Thành lập tổ chủ nhiệm trong trường, thông qua đó các
GVCN có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau để giúp nhau làm tốt hơn nữa
cong tác chủ nhiệm.
Tạo điều kiện để mọi giáo viên đều được làm công tác
chủ nhiệm. Chỉ khi không hoàn thành nhiệm vụ mới cần bãi nhiệm và giao lớp đó
cho giáo viên khác.
4. Lời
kết:
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc rút và thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của BGH nhà trường, của tổ trưởng tổ bộ môn, các đồng chí đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để giúp hoàn thành tốt công việc được giao và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Xin trân thành cảm ởn.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wedsite :
http://www.moet.gov.vn
http://www.edu.net.vn
http://www.violet.com.vn
http://www.google.com.vn
http://www.tailieu.com.vn
http://www.baogiaoduc.com.vn
2. Phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng.
3. Tâm lí học đại cương - Hà
Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên).
4. Giáo dục học đại cương II
- Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
5. Thực hành về giáo dục học
- Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
6. Điều lệ trường trung học -
Bộ GD & ĐT.
7. Thông tư 23/29 v/v hướng
dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD & ĐT.
8. Luật GD 2005 - Bộ GD &
ĐT.
9. Công tác giáo viên chủ
nhiệm
10. Báo giáo dục và thời đại
11. Báo tuổi trẻ
12. Báo giáo dục đồng nai
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/