I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục thể dục thể
thao là một mặt giáo dục toàn diện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Người
giáo viên giảng dạy thể dục không chỉ rèn luyện cho các em nâng cao sức khỏe,
phát triển các tố chất mà còn giáo dục cho các em phát triển trí tuệ và những
đức tính tốt đẹp như tính kiên trì vượt khó, tính kỷ luật tự giác, tính đồng
đội trong thể thao, lòng quyết tâm dũng cảm. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục
hiện nay là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để có
được những nhân tài cho đất nước ở những môn học khác nhau. Việc bồi dưỡng nhân
tài không chỉ là việc làm của mình thầy có được, mà vấn để trò có quyết tâm
không? Xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: “Lấy học sinh
làm trung tâm”. Việc phát huy tính tích cực tự giác của trò thì việc truyền thụ
kiến thức của thầy mới có tác dụng. Việc thầy đưa ra một vấn đề học sinh tự lý
giải chứng minh rồi đi đến kết luận. Nếu học sinh không tích cực tự giác học
tập, đào sâu suy nghĩ, say mê luyện tập thì vấn đề tiếp thu kiến thức cơ bản
cũng là khó còn nói gì đến việc nâng cao kiến thức, phát huy trí tuệ có khi dẫn
đến chữ thầy lại trả thầy. Đặc biệt trong việc giảng dạy thể dục thể thao nói
chung và môn cờ vua nói riêng, việc nâng cao thành tích cho các em là vấn đề
khó. Nếu như các em không tích cực luyện tập một cách tự giác, thường xuyên,
liên tục thì việc rèn luyện không đem lại hiệu quả mà còn có tác hại đến cơ
thể: Ví dụ như vận dung quá sức, suy nghĩ quá lâu. Việc luyện tập không đúng
khoa học dẫn đến kết quả không tăng, không phát huy được trí tuệ.
Qua tình hình thực tế hiện nay nhiều em còn coi nhẹ bộ môn thể dục, hoặc
luyện tập chưa tích cực, chưa say sưa. Là giáo viên giáo viên giảng dạy thể dục
thể thao của thời kỳ đổi mới. Thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng cần những con người có đủ trí thức
và đức tính cần cù, sáng tạo, tích cực tự giác trong mọi công việc. Đặc biệt
cần những con người tài giỏi và có sức khỏe. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề
tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học
sinh năng khiếu môn cờ Vua cấp tiểu học”.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học
2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh nhóm
lớp 2, 3 và nhóm lớp 4, 5
3. Kế hoạch thực hiện:
STT |
Khối |
Thứ hai |
Thứ ba |
Thứ tư |
Thứ năm |
Thứ sáu |
01 |
4,5 |
16
giờ - 17 giờ |
|
16
giờ - 17 giờ |
|
16
giờ - 17 giờ |
02 |
1,
2, 3 |
|
16
giờ - 17 giờ |
|
16
giờ - 17 giờ |
|
4. Cấu trúc chương trỡnh:
Nội dung giảng dạy |
|
|||
Lý thuyết |
Thực hành |
Bài tập, tự học |
|
|
1. Luật
Cờ Vua |
2 |
- |
- |
|
2. Các
tri thức cơ bản trong Cờ Vua |
2 |
2 |
- |
|
3. Lý
thuyết cờ tàn |
1 |
3 |
2 |
|
4. Lý
thuyết khai cuộc |
1 |
3 |
2 |
|
5. Lý
thuyết trung cuộc |
1 |
3 |
2 |
|
6. Cờ thế |
1 |
3 |
2 |
|
5. Nội dung
bồi dưỡng:
Bài 1: Luật Cờ Vua (lý thuyết: 2 giờ)
Giới thiệu mụn học Cờ
Vua. Vị trớ vai trũ của Cờ Vua trong nền thể thao Việt Nam. Cấu trỳc mụn học.
Những yờu cầu của mụn học. Luật Cờ Vua gồm:
Phần luật: Giới thiệu
các điều: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 16
Phần thể lệ thi đấu:
Giới thiệu các điều: 1, 2, 5, 7, 9, 14, 16
Bài 2: Các tri thức cơ bản trong Cờ Vua (lý thuyết: 2 giờ)
Lịch sử và xu hướng
phát triển môn Cờ Vua. Các ký hiệu ghi chộp và nghiờn cứu tài liệu; Bảng thụng
tin quy ước trong Cờ Vua. Các thuật ngữ chuyên môn. Các khái niệm cơ bản. Các
nhân tố trên bàn cờ. Giá trị tương đối của các quân. Phương pháp nghiên cứu tài
liệu chuyên môn và tài liệu tham khảo.
Thực hành (2 giờ) Sử dụng bảng
quy ước thông tin trong việc phân tích, đánh giá - nghiên cứu các ván đấu, các
trích đoạn ván đấu.
Bài 3: Giai đoạn tàn cuộc Lý thuyết: 1 giờ)
Khái niệm, tính chất;
phân loại cờ tàn; Các kỹ thuật chiếu hết đơn giản.
Cờ tàn chiến thuật: Cờ
tàn Xe, cờ tàn Hậu, cờ tàn phối hợp.
Cờ tàn chiến lược: Cờ
tàn Tốt.
Thực hành: giai đoạn tàn cuộc (3
giờ)
Bài tập + tự học ( 2 giờ )
Bài 4: Giai đoạn khai cuộc (lý thuyết: 1 giờ)
Khái niệm, phân loại;
Các nguyên tắc trong giai đoạn khai cuộc; Các ý đồ chiến thuật - chiến lược và
đặc điểm chung của các dạng thức khai cuộc.
Một số kiểu khai cuộc
điển hỡnh: Khai cuộc Italia, khai cuộc 4 Mó, khai cuộc phũng thủ Phỏp, khai
cuộc Gambớt Hậu.
Các bẫy trong khai
cuộc.
Thực hành: giai đoạn khai cuộc (3
giờ)
Bài tập + tự học (2 giờ)
Bài 5: Giai đoạn trung cuộc (lý thuyết: 1 giờ )
Khái niệm, sơ lược phân
tích đánh giá thế trận. Đũn phối hợp. Vũ khớ cơ bản của giai đoạn trung cuộc
(Khái niệm, phân loại, chủ đề, phương tiện của đũn phối hợp )
Giới thiệu một số đũn
phối hợp cơ bản.
Thực hành: giai đoạn trung cuộc
ván đấu (3 giờ) (các đũn phối hợp tại cả 3 nhúm)
Bài tập + tự học (2 giờ)
Bài 6: Cờ thế (lý thuyết 1 giờ)
Khái niệm, đặc điểm,
tính chất, phân loại, vị trí và vai trũ của cờ thế trong việc nõng cao khả năng
tư duy của người chơi.
Giải quyết nhiệm vụ.
Các bài tập cờ thế
trong nhóm cờ thế.
Thực hành: giải bài tập cờ thế (3
giờ)
III. CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp khảo sát, điều tra:
2. Phương pháp kể chuyện, nêu gương
các điển hình thể thao:
3. Phương pháp tuyển chọn, luyện tập
thực hành:
4. Phương pháp thi đấu và trò chơi nhằm phát huy tính tích cực:
B.
PHẦN NỘI DUNG
I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Qua
quá trình tham khảo và nghiên cứu tài liệu việc dạy học không chỉ phụ thuộc nội
dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là môn cờ vua
các em ở cấp tiểu học còn lạ lẫm hơn đối với các môn học khác. Bởi vậy người
giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em phát triển trí tuệ một cách tự nhiên các
bài tập thực hành khác nhau trong bộ môn cờ vua. nhằm giúp các em có năng lực
tư duy, sáng tạo trong học tập, tính hiếu thắng trong các môn học cũng như tự
kể chuyện. Nhờ những năng lực này, các em biết sử dụng bộ môn này làm công cụ,
giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó
hình thành nhân cách cho học sinh.
Để
cung cấp và giúp đỡ các em có những kiến thức của bộ môn, người giáo viên phải
có phương pháp dạy cụ thể, lô gic qua các tiết dạy của phân môn thể dục II. THỰC
TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:
Năm học 2013 -2014 là năm học tiếp tục thực hiện chương
trình đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp quản lý và đặc biệt
thực hiện các phong trào thi đua do Bộ GD&ĐT phát động như “ Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy cô giáo
là tấm gương tự học sáng tạo” “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” lồng ghép với nội dung thực hiện “phong trào thi đua trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Môn cờ vua cũng là môn học nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh và phát triển tính tư duy cho học sinh, tính sáng tạo, tính tự
lập, tính hiếu thắng trong các cuộc giao đấu giữa các môn thể thao, bản thân
tôi qua quá trình nhiều năm dạy cấp tiểu học bộ môn này chưa thực sự phát
triển.
Qua
khảo sát thực tế đầu năm học 2013 - 2014, học sinh biết đến bộ môn cờ Vua thu
được kết quả như sau:
STT |
Lớp |
Tổng
số HS |
Biết |
Không biết |
1 |
Lớp 1 |
86 |
1 |
85 |
2 |
Lớp 2 |
70 |
3 |
67 |
3 |
Lớp 3 |
68 |
5 |
63 |
4 |
Lớp 4 |
75 |
7 |
68 |
5 |
Lớp 5 |
74 |
6 |
68 |
Nhìn vào bảng trên ta
thấy giữa các HS biết chiếm tỷ lệ quá thấp so với chưa biết. điều đó chứng tỏ
việc phát triển bộ môn cờ vua ở cấp tiểu học còn rất chậm. Vậy việc phát triển
môn cờ vua là điều mà mỗi giáo viên thể dục cần suy nghĩ, làm thế nào bộ môn
này phát triển ngày một nhiều hơn, rộng rãi hơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN MÔN CỜ VUA:
1/ Phát hiện
học sinh năng khiếu môn cờ Vua:
Là giáo viên chuyên
trách Thể dục dạy toàn khối lớp nên có điều kiện trò chuyện, quan sát, điều tra
thu thập thông tin về sở trường năng khiếu của các em ở lớp và từ đó dễ dàng
phân loại học sinh theo sở trường năng khiếu.
Ngay từ buổi tập đầu
tiên của bộ môn nhất thiết phải gây hứng thú cho học sinh với bộ môn bằng nhiều
phương pháp khác nhau, nói chuyện ngoại khoá, kể chuyện về các môn thể dục, thể
chất,…
Cho các em thấy được
tác dụng của nó: Môn cờ vua cũng là môn học nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh và phát triển tính tư duy cho học sinh, tính sáng tạo, tính tự lập, tính
hiếu thắng trong các cuộc giao đấu giữa các môn thể thao.
2/
Tiến hành thi tuyển chọn:
- Tổ chức thi Hội khoẻ
Phù Đổng cấp trường.
- Chọn những em có
thành tích cao nhất của từng lớp (1, 2, 3) và lớp (4, 5)
- Có thể trạng sức khoẻ
tốt, tố chất thể lực tốt.
- Có sức khoẻ tốt không
bệnh tim mạch hoặc một số bệnh bẩm sinh khác,…
3/ Công việc huấn luyện:
a. Ban
giám hiệu nhà trường
Ban giám hiệu nhà
trường cần thường xuyên nhắc nhở để học sinh nhằm phát triển bộ môn này một
cách thiết thực. Để nâng cao và phát triển môn cờ vua thì học sinh thường xuyên
tập luyện. Nhà trường nên tổ chức giải đấu cờ vua trong nhà trường hoặc giữa
các khối lớp với nhau. Đó là động lực lớn để mỗi học sinh tự khẳng định mình
trong những lần tổ chức giải giữa các cá nhân với nhau trong nhà trường.
b.
Giáo viên
Giáo viên là người cung
cấp kiến thức cho học sinh, luôn sát cánh bên học sinh trong việc phát triển bộ
môn.
-
Thường xuyên tự học hỏi, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức
- Thường xuyên rèn luyện bộ môn cho
chính bản thân, đó chính là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
c. Học
sinh
Muốn phát triển tốt trước hết phải cho học sinh biết bàn
cờ, các quân cờ . Đây là vấn đề khá logic, học sinh phải thường xuyên luyện
tập, thường xuyên luyện chơi ở nhà cũng như ở trường, để các em phát triển bộ
môn này một cách toàn diện hơn. muốn làm tốt được điều này nó kết hợp nhiều yếu
tố khác nhau, tầm quan sát trong ván cờ, quan sát đối phương, tư duy trong thi
đấu.
Đối với môn cờ vua học
sinh phải có vở ghi chép khi giáo viên dạy lý thuyết, giáo viên giao bài tập về
nhà học sinh phảt tự giác bằng cách ghi lại các nước đi của mình qua các thế
cờ. Các em phải tự giác ở nhà ôn luyện và tìm gặp các đối thủ cao hơn dể luyện
các nước đi. Việc luyện tập môn cờ vua là khó so với các môn học khác mà phải
có đối thủ mới tập luyện được cách chơi cờ. Nếu các em không tích cực luyện tập
tìm các đối thủ cao hơn để luyện thì trình độ các em chơi cờ không thể cao được.
4. Thay đổi hình thức luyện tập
bằng cách thi đấu và trò chơi nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh:
Trong quá trình học tập
cờ vua giáo viên thực hiện một nước đi, em nào có nước đi hay giáo viên kịp
thời khen ngợi trong quá trình luyện tập không chỉ các em thi đấu cùng khối lớp
với nhau mà có thể cho em thi đấu với các khối khác.
Giáo viên có thể cho
chơi theo tổ hoặc bàn, trong quá trình luyện chơi cờ vua các em thấy hào hứng,
hứng thú hơn. Giờ luyện tập trở lên sôi nổi khi tất cả các em đều phải tư duy
vào cùng một nước đi của đối phương. Từ đó giáo viên phát hiện ra em thông minh
trên cơ sở các nước đi hay giỏi, giáo viên khắc sâu hơn cho các em hiểu tại sao
nên hay không nên đi như vậy các em hiểu sâu và tránh được các nước đi sai
lầm. Sau tiết như vậy giáo viên lại tổ
chức cho tất cả các em yếu được gặp và thi đấu với các đấu thủ mạnh để cọ sát
và cố gắng, tôi đã rèn được em khá trở thành giỏi, em yếu thành trung bình.
Trong quá trình luyện tập tôi luôn luôn thay đổi tránh lặp đi lặp lại một khuôn
mẫu để các em không nhàm chán mà hào hứng say mê hơn, tích cực tự giác khi giáo
viên giao bài tập và luyện tập các em đều hoàn thành tốt. Sau mỗi buổi tập
luyện các em hăng say hơn- vui mà học- học mà vui, không chỉ nâng cao trí tuệ mà có tính giáo
dục cao. Nhiều khi do thay đổi kế hoạch nên có những tiết bồi dưỡng cờ vua phải
nghỉ các em đều tiếc vì mất một giờ học bổ ích và lý thú.
IV.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Về Giáo dục: * Kết quả sau
khi thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng
khiếu môn cờ Vua cấp tiểu học ”
- Áp dụng phương pháp
tính tích cực tự giác của học sinh trong giờ học thể dục nói chung và luyện tập
cờ vua nói riêng. Tôi nhận thấy thành tích của các em nâng lên rõ rệt. Đặc biệt
ý thức tự giác trong luyện tập rất cao. Gần như 100%. Các em đi học đều mang cờ
vua đi học, để giờ tiết ra chơi giữa giờ được chơi cờ vua.
- Kết
quả học sinh thi đấu cờ Vua năm học 2013 – 2014 như sau:
Năm học |
Cấp trường |
Cấp huyện |
Cấp tỉnh |
|||
Dự thi |
Đạt |
Dự thi |
Đạt |
Dự thi |
Đạt |
|
2013 – 2014 |
10 |
4 |
4 |
3 (2 giải II) (1giải III) |
1 |
1 (giải III) |
2. Về xó hội:
Thông qua hoạt động dạy
môn Thể dục nói chung và việc bồi dưỡng học năng khiếu môn cờ vua nói riêng,
học sinh biết thêm nhiều kiến thức rất gần gũi với thưc tế góp phần rèn luyện
các thao tác tư duy. Giúp các em vận
dụng trong cuộc sống hàng ngày, rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản
thân, gia đỡnh, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực
trước các tỡnh huống của cuộc sống, xõy dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đỡnh,
bạn bố và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh;
bồi dưỡng tỡnh yờu quờ hương đất nước.
C.
PHẦN KẾT LUẬN
I.
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để đạt được mục tiêu
nhằm phát triển giáo dục môn cờ vua đề ra, việc rèn luyện cho học sinh từ cấp
tiểu học là vấn đề quan trọng nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, tính kiên trì
và tính nhẫn nại, sự cố gắng trong học tập trong các môn học, tính tự lập…
Từ nhu cầu thực tế về phát triển bộ môn cờ vua
ở cấp tiểu học, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một
số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn cờ vua ở cấp tiểu học.
II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG:
- Được nhà trường, đơn
vị phổ biến rộng rãi, công khai trong
toàn trường, đơn vị.
III.
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Để
nâng cao và phát triển bộ môn cho học sinh tiểu học nói riêng, các cấp học nói
chung tôi xin có ý kiến đề xuất sau:
1,
Đối với nhà trường
-
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ môn, đồ dùng dạy học đúng về tiêu
chuẩn, đủ số lượng.
-
Luôn tổ chức các giải đấu trong nhà trường để học sinh cọ sát lẫn nhau, đây
động lực khích lệ phong trào của bộ môn trong toàn trường.
2, Đối với học sinh
- Muốn phát triển mạnh thì từng cá nhân học sinh phải tự giác cao
trong học tập và rèn luyện. Cùng với bạn bè, thầy cô hưởng ứng tích cực tham
gia các giải đấu trong nhà trường hoặc các giải đấu do huyện và ngành tổ chức.
Trên đây là một số ý
kiến của tôi nhằm phát triển bộ môn cờ vua trong trường Tiểu học Long Thạnh.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô đồng nghiệp để việc bồi dưỡng học
sinh năng khiếu môn cờ vua huyện nhà ngày càng tốt hơn, đạt thành tích cao hơn
ở các giải cấp tỉnh.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1. Avơbách - Kỹ thuật
cờ tàn - Hội cờ Việt Nam - 1986.
2. B.Extrin - Lý thuyết
và thực hành Cờ Vua - Người dịch: Phùng duy quang - NXBTDTT - 1996.
3. Cờ Vua nghệ thuật
trung cuộc - Ban chuyên môn kỹ thuật - Liên đoàn cờ TP Hồ Chí Minh - 1996.
4. Dlôtnhic - Cờ Vua -
Khoa học kinh nghiệm trỡnh độ - Người dịch Đàm Quốc Chính.
5. Hội cờ TP Hồ Chớ
Minh - Vỏn cờ í yờn tĩnh và sụi động - NXB TDTT 1990.
6. Kỳ quân - Tự học
chơi Cờ Vua - NXB Đồng Tháp 1994.
7. Koplentz Cờ Vua:
Chiến thuật - chiến lược mấy bài học cơ bản - Liên đoàn Cờ TP.Hồ Chí Minh 1993.
8. Kotop - Làm thế nào
để trở thành đại kiện tướng - NXB Matxcơva 1988.
9. Luật thi đấu cờ vua quốc tế
10. Nguyễn Văn Giảng -
Lương Trọng Minh - Học chơi cờ - NXBTDTT.
11. Nguyễn Đăng Khương
- Cờ Vua cho trẻ em tập 1+2 - NXB trẻ - 1995.
12. Tiscôp - Trepirnư -
Cờ thế - NXB Maxcơva - 1992.
13. Vontroc - Cờ Vua - Chiến thật - Chiến lược - NXB TP Hồ Chí Minh - 1994.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/