Skkn Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4



 RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH  LỚP 4 

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

          Trong chương trình toán ở lớp 4, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan

trọng. Đa số các khái niệm, các quy tắc toán học đều được giảng dạy thông qua giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán cho học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập.

          Việc hướng dẫn học sinh tìm ra phép tính đúng và lời giải phù hợp là đã khó, còn tìm ra nhiều cách giải và lời giải hay là rất khó. Đại đa số giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải các bài toán theo hướng dẫn trong sách giáo khoa, ít khi đề cập đến tìm ra các cách giải toán khác trong các tài liệu tham khảo. Từ đó việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn còn có phần hạn chế. Để dạy tốt toán có lời văn, giáo viên phải đầu tư nghiên cứu bài, đề ra những biện pháp cụ thể, những cách giải hay cho từng bài toán trong từng tiết dạy. Cho nên bản thân tôi là giáo viên dạy môn toán lớp 4 nhiều năm, tôi luôn cố gắng nghiên cứu tìm tòi nhiều giải pháp nhằm đáp ứng được phần nào trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung, giải toán có lời văn nói riêng. Vì lẽ đó, năm học 2018-2019  này tôi đã chọn nội dung “Rèn kỹ năng giải toán có lời văn  cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu và áp dụng vào công tác giảng dạy của mình.

PHẦN B: NỘI DUNG

  I. THỰC TRẠNG

        Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công chủ  nhiệm  lớp 4.2 (lớp có đối tượng học sinh: Giỏi - Khá - Trung bình).

     1. Thuận lợi

         - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường.

         - Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học tập của con mình.

     2. Khó khăn

- Chương trình toán có lời văn lớp 3 và lớp 4 chênh lệch rất nhiều về kiến thức và các bước giải.

        - Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh tiếp thu kiến thức còn rất chậm, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán.

- Bên cạnh đó, còn một số gia đình học sinh cha mẹ chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con cái và trình độ học vấn của phụ huynh chưa cao nên gặp khó khăn trong việc dạy thêm cho vì vậy đã khoán trắng cho giáo viên.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

          Từ thực trạng nêu trên nên tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp như sau:

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/  

   1.  Kiểm tra phân loại học sinh

Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành kiểm tra kiến thức cũng như kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh; từ đó phân chia ra:

- Bao nhiêu em đã có kĩ năng giải toán có lời văn tốt.

- Bao nhiêu em thực hiện giải toán còn chậm, nguyên nhân?

- Bao nhiêu em chưa giải toán được. Vì sao?

  2. Chuẩn bị cho giờ dạy – học giải toán theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả

     a/ Sự chuẩn bị của giáo viên:

           Sau khi đã tiến hành kiểm tra và phân chia được trình độ của học sinh, tôi luôn quan tâm chuẩn bị tốt cho mỗi bài dạy cũng như mỗi dạng toán có lời văn. Trước khi dạy bất cứ một dạng toán nào, tôi cũng dành thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện tập, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn; giáo viên nói ít mà học sinh dễ tiếp thu và chọn được những bài làm thêm để nâng cao kiến thức đối với đối tượng học sinh khá hơn trong giờ dạy. Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải loại toán đó để kịp thời khắc phục cho các em.

- Chẳng hạn, khi dạy dạng: "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" thì học sinh thường bị vướng mắc ở dạng tỉ số là phân số, nên giáo viên dạy cần lưu ý nhấn mạnh để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ ở 2 tiết bài mới trước đó. Từ mối quan hệ tỉ số là hai số trong bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra sự biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. Đây là loại toán giải khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh nắm được:

+ Xác định được tổng, tỉ số đã cho.

+ Xác định được hai số phải tìm là số nào?

Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là (phương pháp giải bài toán):

     . Tìm tổng số phần bằng nhau

     . Tìm giá trị của một phần (bằng cách lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau), rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số mà tìm ra giá trị của mỗi số phải tìm.

- Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của dạng toán. Để củng cố được kĩ năng và kiến thức của dạng toàn nào, giáo viên nên cho các em tự đặt đề toán theo dạng toán đó, đồng thời chọn các bài toán nâng cao cho học sinh khá, giỏi (áp dụng vào tiết luyện tập hay giờ tăng tiết, tăng buổi...)

Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán.

    b/ Sự chuẩn bị của học sinh:

Để việc dạy – học giải toán có lời văn đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu sự chuẩn bị tốt của học sinh. Cho nên học sinh cần phải được chuẩn bị những yếu tố sau: 

- Phải được giáo dục và bồi dưỡng ý thức thích học toán, có thú vị, hào hứng

trong hoạt động học toán, có phương pháp học bộ môn toán, có thao tác về giải toán phải có đầy đủ các dụng cụ học toán và chuẩn bị đầy đủ cho phù hợp với từng tiết học.

- Trong giờ học tăng tiết, tăng buổi cần có thêm vở bài tập, sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nâng cao...

- Song, không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic từ lớp dưới, từ bài học trước, phải chắc chắn làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hành, trong việc tiếp thu kiến thức. Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến thức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công thức toán. Để học sinh có thói quen học bài, làm bài đầy đủ giáo viên cần bố trí mỗi tổ có một tổ trưởng là học sinh khá (giỏi) toán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn vào giờ ôn bài, soát bài và chỉ ra chỗ đúng sai trong bài tập của bạn giúp bạn cùng tiến bộ.

   3. Dạy quy trình thực hiện khi giải toán có lời văn

- Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm, quan hệ toán học, ....Chính vì đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung (quy trình) trong quá trình giải toán như sau:

+ Bước 1: Đọc kỹ đề bài.

Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc đề từ 2 đến 3 lần.

+ Bước 2:  Phân tích, tóm tắt đề toán.

Phân tích để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)

Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng.

+ Bước 3: Tìm cách giải bài toán.

Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp.

+ Bước 4: Trình bày bài giải

 Trình bày lời giải (nói - viết), phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra bài giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không?

        - Ví dụ: Khi dạy dạng bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”  ở lớp 4:

 Đối với dạng toán này thì có các dạng bài toán nổi bật sau:

+ Dạng bài tỉ số của hai số là một số tự nhiên (có nghĩa là so sánh giá trị của số lớn với giá trị của số bé).

Ví dụ 1: Lớp 4A có 35 học sinh. Số học sinh nam  gấp 4 lần số học sinh nữ. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam, học sinh nữ?

Bước 1: Đọc đề bài.

2, 3 học sinh lần lược đọc to đề toán (cả lớp đọc thầm theo bạn và gạch chân = bút chì dưới từ gấp 4 lần)

Bước 2:  Phân tích - tóm tắt bài toán.

Cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi:

Câu 1. Bài toán cho biết gì? (lớp 4A có 35 học sinh. Số học sinh nam gấp 4 lần số học sinh nữ) – tức là số học sinh nam gồm 4 phần, số học sinh nữ 1 phần.

Câu 2. Bài toán hỏi gì? (lớp 4A có bao nhiêu học sinh nam, học sinh nữ).

Câu 3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó).

Từ cách trả lời trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho trong bài bằng ngôn ngữ toán học ghi kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt đề toán. Đối với dạng toán này, thì học sinh chủ yếu phải minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa

các đại lượng của bài toán.

                                         Tóm tắt       


Bước 3: Tìm cách giải bài toán

Bước 4: Trình bày bài giải

                    Tổng số phần bằng nhau là:

                              1 + 4 = 5 (phần)

                      Số học sinh nữ của lớp 4A là:

                             35 : 5 = 7 (học sinh)

                      Số học sinh nam của lớp 4A  là:

                            7 x 4 = 28 (học sinh)

                  ( Hỏi còn cách giải nào khác?

                  Tổng  số học sinh – học sinh nữ = số học sinh nam

                     35 - 7 = 28 (học sinh) )

                                       Đáp số: Nữ: 7 học sinh

                                                    Nam: 28 học sinh

Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận.

7 + 28 = 35 (học sinh), "tổng số học sinh".

Hay có thể lấy 28 : 7 = 4 (lần), " tỉ số".

 Các thao tác giải đã hình thành dần dần cho học sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với tất cả các dạng bài.

Từ phương pháp dạy như trên giáo viên có thể áp dụng với tất cả những loại bài.

+ Tương tự đối với dạng "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó". Với tỉ số là một phân số (tức là so sánh giá trị của số bé với giá trị của số lớn).

Ví dụ 2: Lan mua cam và quýt được 20 kg trong đó số cam bằng  số quýt. Tính số kg mỗi loại?

 cho ta biết : Nếu số quýt được chia làm 3 phần bằng nhau thì số cam sẽ chiếm 2 phần và học sinh tóm tắt như sau:


   + Đối với dạng bài toán: Đặt đề toán theo sơ đồ rồi giải bài toán đó.

Ví dụ 3:

                                                   Tóm tắt       


        Với sơ đồ trên thì học sinh cần phải thực hiện:

        Dựa vào sơ đồ để xác định được dạng toán.

        Đặt đề toán

         Giải bài toán

  + Dạng toán này còn có những bài toán nâng cao lên thành "Tìm ba số khi biết tổng và tỉ số của ba số đó".

Ví dụ 4: Một cửa hàng bán được 180 m vải. Số vải trắng gấp 2 lần số vải hoa,

số vải hoa bằng  số vải xanh. Tính số vải đã bán được của mỗi loại.

Đối với bài tập này thì giáo viên sẽ hướng dẫn gợi ý học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các tỉ số của 3 số đó trong bài để biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán.

                                     Tóm tắt

            Bài tập này học sinh sẽ tiến hành làm tương tực như "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số"

Nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ tìm ra cách giải và giải bài toán

+ Ở dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" còn ở dưới dạng ẩn:

Ví dụ 5: Một hình chữ nhật có chu vi  650 m. Số đo chiều rộng bằng  số đo chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

(Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải và giải bài toán)

Đối với ví dụ này là sự kết hợp với các yếu tố hình học, từ đó củng cố kiến thức nhiều mặt cho học sinh.

- Như vậy, dù bài toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" hay bất kì ở dạng toán nào thì đều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng.

- Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán

theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi giải bất kì loại toán nào

các em cũng được vận dụng.

III. HIỆU QUẢ     

       Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, học sinh đã ham thích học môn

Toán nói chung và say sưa với giải các bài toán có lời văn nói riêng. Đa số các em có

kĩ năng giải toán rất tốt, góp phần nâng cao chất lượng môn toán.

Kết quả cuối năm chất lượng môn toán của học sinh trong lớp đạt rất cao, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

27

77.1

08

22.9

 

 

 

 

 

PHẦN C: KẾT LUẬN

Trong hoạt động dạy học, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tác động sư phạm lên hoạt động nhận thức của học sinh. Để thực hiện tốt việc dạy – học giải toán có lời văn người giáo viên cần sử dụng tốt các phương pháp dạy học nhằm truyền thụ trí thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đối với hoạt động của học sinh, chúng ta thấy học sinh không chỉ là đối tượng tác động sư phạm của người giáo viên mà còn là chủ thể của hoạt động nhận thức. Học sinh phải có sự chuẩn bị, chủ động tiếp thu tri thức, rèn kỹ năng kỹ xảo mà giáo viên truyền thụ cho. Chính vì vậy, trong học tập không ai có thể thay thế người khác chỉ khi học sinh chủ động nhận thức thì hoạt động của giáo viên mới có hiệu quả và hoạt động học tập mới có ý nghĩa.

       Bài học kinh nghiệm:

          -  Đối với giáo viên

          Điều cần thiết và không thể coi nhẹ là giáo viên phải dạy tốt lý thuyết, từ đó mới phát triển được các tư duy suy luận cho học sinh. Để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh thì trong quá trình giảng dạy giáo viên phải kết hợp và lựa chọn các phương pháp dạy tốt. Khi dạy học sinh lớp 4 giải toán có lời văn, với mỗi loại toán giáo viên không chỉ giúp học sinh giải đúng bài tập trong sách giáo khoa mà cần rèn khả năng giải loại toán đó, đặt ra các tình huống để các em suy nghĩ, tìm tòi nhiều cách giải khác nhau.

          -  Đối với học sinh

          Học sinh phải tự giác tích cực tiếp thu kiến thức nhằm trang bị cho mình những

kỹ năng thực hành giải toán thành thạo. Học sinh phải nắm vững phương pháp chung

về giải các bài toán có lời văn. Từ đó, đào sâu suy nghĩ tìm tòi nhiều cách giải khác nhau.       

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/  

Previous Post Next Post

QC

QC