Skkn Một số kinh nghiệm của kế toán về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị trường học tiểu học

 


1.     Lý do chọn đề tài:

 Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của loài người,bởi nó gắn liền với hoạt động quản lý. Công việc kế toán

đòi hỏi sự chi tiết, rõ ràng và có độ chính xác cao. Do đó cần phải có sự thay đổi về mọi mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn, phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cơ chế quản lý tài chính có sự thay đổi sâu sắc và có tác động lớn đến hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp được giao quyền tự chủ trong hạch toán kinh phí khoán. Muốn thực hiện được điều đó các đơn vị cần phải có cơ chế quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp.

 Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi nhận được mức thù lao thỏa đáng. Bởi vậy một chính sách tiền lương thỏa đáng tăng tích lũy và cải thiện đời sống con người.Tiền lương là một vấn đề thiết thực ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên chức, tiền lương được qui định một cách đúng đắn, kế toán tiền lương chính xác, đầy đủ là yếu tố kích thích sức lao động, nâng cao tay nghề. Đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí tiền lương một cách chính xác và đầy đủ hơn nhằm phản ánh một cách trung thực năng lực lao động của cán bộ,công nhân viên chức.

Quan tâm tới phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Một chính sách tiền lương, tiền công hợp lí sẽ giúp người lao động chuyên tâm hơn, hết long vì công việc, làm việc có trách nhiệm và hiệu quả hơn.Từ đó cũng nâng cao nhiệt huyết, năng lực dạy và học của giáo viên trong nhà trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm:  “Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương ở trường học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

2. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm của kế toán về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị trường học.

3. Tác giả sáng kiến

   

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiền lương và các khoản trích nộp theo lương của trường tiểu học.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: trong khoảng thời gian từ đầu năm 2019 (Từ 01/01/2019 - 30/10/2019).

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:     

7.1. Chương I:

LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ,QUAN ĐIỂM, NHẬN XÉT,TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ.

Phần 1. Thực trạng của vấn đề

1.     Thực trạng:

         Trường tiểu học Chấn Hưng hành lập theo quyết định số: 115/QĐ-GD&ĐT Do  Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phú Cấp ngày 20 tháng 07 năm 1992  Điểm trường tập  trung tại xóm Nha học sinh đi lại thuận lợi.

Trường có đủ các phòng học, phòng làm việc chức năng, các công cụ phụ trợ khác và thiết bị dạy học, thiết bị làm việc theo quy định đảm bảo đủ các điều kiện vệ sinh môi trường.

 Trường có 5 tổ chuyên môn (Tổ 1, Tổ 2 Tổ 3, Tổ 4 Tổ 5) và 1 tổ văn phòng. Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh. Tổ chức công đoàn của trường hoạt động sáng tạo, quan tâm đến quyền lợi của CBGV, NV.Liên đội TNTP Hồ Chí Minh của trường hoạt động tích cực sôi nổi. Chi bộ có 22 đảng viên , năm 2019 chi bộ nhà trường đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.

 Đội ngũ CBGVNV: 47 người, trong đó có 03 cán bộ quản lý( 01 Hiệu trưởng, 02 phó HT; 40 giáo viên( 33 biên chế, 7 hợp đồng), 04 nhân viên( 01 Kế toán; 01 nhân viên thư viện,01 nhân viên văn thư,01 nhân viên văn phòng). Số lượng quản lý,giáo viên đủ theo theo quy định. 

Có 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo. Đội ngũ cán bộ giáoviên, quản lí đều có tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ GV có chuyên môntương đối vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm. Tập thể nhà trường đoàn kết, có sự thống nhất cao, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, Chỉ thị Nghị quyết của cấp trên; không có cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Học sinh khối 1: 212; Khối 2: 247; Khối 3: 184; Khối  4: 181; Khối 5:169  Trường có 993 học sinh/ 27 lớp, mỗi khối biên chế 5 lớp,riêng khối 2 là 7 lớp; Bình quân 36,7 HS/ lớp. 100% học sinh có đủ SGK học tập.Thiết bị giáo dục đúng theo tiêu chuẩn của Bộ quy định.

Chất lượng giáo dục được phát triển vững chắc.Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn.Trường được công nhận chuẩn quốc gia.

Đối với Chính sách chế độ tiền lương là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan mật thiết và có ảnh hưởng thường xuyên mang tính chất quyết định tới động thái kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rất rõ: quan tâm đến con người là vấn đề trọng tâm để phát triển kinh tế, xã hội hay nói một cách khác là đầu tư vào con người chính là hình thức đầu tư có lợi nhất cho tương lai của chúng ta. Chỉ có quan tâm đến phát triển con người mới khai thác được khả năng tiềm ẩn của họ.Một trong những nhân tố kích thích được khả năng ấy là lợi ích của họ khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì thế công tác tiền lương nói chung và hình thức tiền lương nói riêng là một trong những biểu hiện cụ thể của lợi ích đó.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

2. Hình thức kế toán và chế độ kế toán tại trường tiểu học 

2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán

Các đơn vị trường học là một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kinh phí khoán. Hệ thống sổ sách áp dụng hình thức sổ kế toán “chứng từ ghi sổ” với một hệ thống  sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán của nhà trường. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện gồm có: Hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán đều thực hiện theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Sửa   đổi bổ sung theothông      số   185/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 của Bộ tài chính.

2.2. Chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm:

- Bảng chấm công;

- Bảng thanh toán tiền lương.

- Bảng chấm công làm thêm giờ.

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

2.3. Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương

 Tài khoản 334 :Phải trả cho công chức viên chức

 Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị về tiền lương, tiền công,các khoản phải trả khác

 Tài khoản 332:Các khoản phải nộp theo lương

 Tài khoản này phản ánh tình hình trích nộp bảo hiểm  xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị hành chính sự nghiệp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan Công đoàn.

TK 51111: Nguồn kinh phí hoạt động năm nay

Tài khoản này phản ánh kinh phí hoạt động thường xuyên và không  thường xuyên thuộc ngân sách năm nay.

TK 61111: Chi hoạt động thường xuyên

Tài khoản này phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên thuộc  kinh phí ngân sách năm nay.Và các tài khoản có liên quan như: Tài khoản 1111, tài khoản 112...

3. Phương pháp kế toán tiền lương của nhà trường

Hàng tháng khi kế toán hoàn thành hồsơ rút lương tại kho bạc, kế toán ghi sổ:

-Tính lương

Nợ TK 61111/ Có TK 3341

-Chuyển lương từ kho bạc vào tài khoản tiền gửi của trường

           Nợ TK 1121/ Có TK 5111, Có TK 008212

          -Chuyển lương từ tài khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản cá nhân cán bộ giáo viên của trường

Nợ TK 3341 / Có TK 1121

4. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương

4.1. Các khoản trích theo lương

Ngoài tiền lương cán bộ công chức viên chức còn được hưởng mức trợ cấp BHXH trong các trường hợp như: ốm đau, con ốm, thai sản, tai nạn lao động...

Mức trợ cấp ở trường hợp cụ thể được áp dụng theo đúng qui định hiện hành của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Chứng từ để thanh toán gồm có:

- Giấy chứng nhận nghỉ ốm đau, thai sản hưởng bảo hiểm xã hội: Giấy này do Y bác sĩ của bệnh viện hoặc các cơ sở y tế cấp có xác nhận của đơn vị về số ngày nghỉ thực tế hưởng bảo hiểm xã hội.

- Giấy chứng nhận nghỉ do tai nạn lao động...hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội: Trong trường hợp nghỉ do tai nạn lao động cần có thêm biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán đối chiếu với bảng chấm công để xác định số ngày thực tế nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Từ các giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, kế toán tiền lương lập “danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội” để cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền.

Toàn bộ quĩ bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm cấp trên. Nhà trường thanh toán với cán bộ công chức viên chức khi có chứng từ hợp lệ và được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt chi. Nhà trường lập báo cáo chi trợ cấp ốm đau, thai sản lên cơ quan bảo hiểm xã hội hàng tháng.

+ Bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền chi phí như:

Khám chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quĩ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách tính 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó:

- 3% ngân sách nhà nước cấp;

- 1,5% trừ vào lương người lao động.

+ Bảo hiểm thất nghiệp: Được hình thành chủ yếu do các đơn vi dụng lao động trích một tỷ lệ % nhất định trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo qui định hiện nay thì mức trích là 2% trên quĩ lương cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó 1% Nhà nước cấp; 1% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên chức.

+ Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 3% theo quĩ lương thực tế. Theo quy định hiện nay thì người sử dụng lao động sẽ đóng góp 2% và 1% do người lao động đóng góp.

4.2. Chứng từ kế toán sử dụng

- Giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động hưởng bảo hiểm xã hội;

- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

 Bảng tiền lương và các khoản trích theo lương.

4.3. Tài khoản kế toán sử dụng

TK 332: Các khoản nộp theo lương

TK 3321: Bảo hiểm xã hội

TK 3322: Bảo hiểm y tế

TK 3323: Kinh phí công đoàn

TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp

Và một số tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112...

4.4. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương

Hàng tháng khi kế toán trích nộp 21,5% Bảo hiểm cho Bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:

Nợ TK 3321; 3322; 3324

Có TK 61111

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Phần 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Một trong những yêu cầu của công tác kế toán là tính chính xác, kịp thời. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, công việc kế toán ngày càng được vi tính hóa, thuận lợi, vừa nhanh, vừa chính xác, vừa kịp thời phục vụ đầy đủ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin.Chính vị vậy mà đơn vị đã trang bị phần mệm kế toán Misa Mimosa 2014.Theo đó phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán được thiết kế hình thức kế toán nào sẽ có các sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.Nhằm giải quyết các thực trạng nêu trên về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của trường tiểu học Nhật Tân cũng như của một số trường hiện nay trên địa bàn huyện Kim Bảng, tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường tiểu học Nhật Tân như sau. Các nghiệp vụ kế toán được áp dụng trong tháng 1 năm 2019 tại trường tiểu học Chấn Hưng.

1. Tài khoản sử dụng

TK 1111: Tiền mặt

TK 1121: Tiền gửi ngân hàng (kho bạc)

TK 3321: Bảo hiểm xã hội

TK 3322: Bảo hiểm y tế

TK 3323: Kinh phí công đoàn

TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp

TK 3341: Phải trả công chức, viên chức

TK: 51121: Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên (nguồn: 13)

TK 51122: Nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên (nguồn 12).

TK 61111: Chi hoạt động thường xuyên (nguồn: 13)

TK 61112: Chi hoạt động không thường xuyên (nguồn: 12)

2. Phương pháp kế toán

2.1. Phương pháp kế toán tiền lương

Tiền lương tháng được áp dụng tại trường tiểu học gồm:

- Lương chính = HS lương x mức lương tối thiểu.

- PC chức vụ = HS PC chức vụ x mức lương tối thiểu.

- PC thâm niên = (HSL + HS PCCV)x tỷ lệ PC Thâm niên x mức lương

tối thiểu.

- PC ưu đãi = (HSL + PCCV) x 35% x mức lương tối thiểu.

- PC trách nhiệm = HS PC trách nhiệm x mức lương tối thiểu.

- Xác định lương và phụ cấp phải trả cho CBGV,NV tháng 1/2019,  kế toán ghi:

           Nợ TK 61111: 200.787.000đ

          Có TK 3341: 200.787.000đ

- Ngày 20/1/2019 đi Chuyển tiền lương và các khoản phụ cấp tháng 1/2019 tại

kho bạc, kế toán ghi sổ:

          Nợ TK 112.1: 200.787.000đ

         Có TK 51111: 200.787.000đ

Đồng thời Có TK008212 : 200.787.000

- Ngày  20/1/2019 Kế toán  hoàn thành việc chuyển lương  trả lương cho công chức viên chức thì được hạch toán:

           Nợ TK 3341:   200.787.000đ

          Có TK 1112.1: 200.787.000đ

2.2. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương

2.2.1. Người lao động đóng góp Bảo hiểm (10,5%)

- Xác định BH khấu trừ lương tháng 1/2019, kế toán ghi:

Nợ TK 3341: 17.410.000 đ(10,5%)

         Có TK 3321:  13.321.000đ(8%)

         Có TK 3322:  2.498.000 đ(1,5%)

         Có TK 3324:  1.591.000 đ(1%)

- Ngày  25/1/2019  chuyển  10,5% Bảo hiểm do người lao động đóng góp

T01/2019 cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:

Nợ TK 3321: 13.321.000đ(8%)

 Nợ TK 3322:  2.498.000(1,5%)

Nợ TK 3324:  1.591.000 đ(1%)

         Có TK5111: 17.410.000 đ(10,5)

- Tính 10,5% BH Tháng 1/2019 khấu trừ lương, kế toán ghi:

Nợ TK 61111: 17.410.000 đ

         Có TK 3341: 17.410.000 đ

2.2.2. Người sử dụng đóng góp Bảo hiểm (21,5%)

Hiện nay theo quy định của Bảo hiểm thì 21,5% các khoản Bảo hiểm mà đơn vị sử dụng lao động phải trích nộp thì đơn vị sẽ chuyển trực tiếp 21,5% số tiền bảo hiểm cho cơ quan BHXH .Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) = (HS L + PC CV+ PC TN) x tỷ lệ BH x mức lương tối thiểu.

   * Đối với trường hợp chuyển 21,5% BH  cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

- Xác định BH phải trả T1/2019, kế toán ghi:

Nợ TK 61111:  33.230.000đ(21,5%)

    Có TK 3321:  26.643.000 đ(17,5%)

    Có TK 3322:  4.996.000 đ(3%)

    Có TK 3324: 1.591.000 đ(1%)

- Ngày  20/1/2019  chuyển 21,5% bảo hiểm  của  người sử dụng lao động trích nộp , kế toán ghi:

Nợ TK 3321: 26.643.000 đ( 17,5%)

Nợ TK 3322: 4.996.000 đ( 3%)

Nợ TK 3324: 1.591.000 đ( 1%)

        Có TK46121: 33.230.000đ(21,5%)

2.2.3. Người sử dụng đóng góp KPCĐ(2%)

2% KPCĐ = (HS L + PC CV + PC TN) x 2% x mức lương tối thiểu.

-  Xác định kinh phí Công Đoàn trích nộp tháng 1/2019, kế toán ghi:

Nợ TK 61111:  3.234.000 đ

         Có TK 3323: 3.234.000 đ

- Ngày 25/1/2019 chuyển  2% KPCĐ T1/2019 cho Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh phúc, kế toán ghi:

Nợ TK 3323: 3.234.000 đ

          Có TK 5111: 3.234.000 đ

2.3. Phương pháp kế toán hạch toán chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản, ốm đau….

- Nhận giấy báo có của cơ quan BHXH cấp để chi trả chế độ thai sản tháng 1/2019, kế toán ghi ghi:

Nợ TK 1121: 67.508.000đ

Có TK 3321: 67.508.000đ

- Ngày 20/1/2019, Rút tiền chế độ thai sản của 4 giáo viên về quỹ, kế toán ghi

Nợ TK 1111.2: 70.838.000đ

Có TK 1121: 70.838.000đ

-  Chi trả chế độ thai sản:

+ Xác định số tiền thai sản phải trả cho công chức, viên chức kế toán ghi:

Nợ TK 3321: 70.838.000đ

Có TK 3341: 70.838.000đ

+ Khi chi trả chế độ thai sản cho công chức, viên chức kế toán ghi:

Nợ TK 3341: 70.838.000đ

 Có TK1111.2 : 70.838.000đ

3. Trình tự xử lý số liệu, sổ sách kế toán thông qua phần mềm kế Toán

Phần 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

1.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

 Đề tài đã trình bày các bước hạch toán kế toán tiền lương và các khoảntrích theo lương theo đúng nguyên lý kế toán hành chính sự nghiệp và rất dễ sử dụng trên phần mềm kế toán Misa. Mimosa 2014. Nhất là khi phần mềm Mimosa ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện hơn thì việc hạch toán kếtoán tiền lương càng dễ sử dụng hơn.

Đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương ở trường học” là một cẩm nang để các bạn mới được tuyển dụng công việc kế toán có thể sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp theo các bước như trong giải pháp nêu trên.

Đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương ở trường tiểu  học” có thể sử dụng cho các đơn vị trường học nói riêng và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện  nói chung.

      2.  Bài học kinh nghiệm:

Kế toán tiền luơng và các khoản trả theo lương là một trong những phần quan trọng đối với công tác kế toán, đặc biệt là đối với đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, trường tiểu học Chấn Hưng nói riêng. Đây là khoản thu nhập chính của người lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, kế toán tiền lương  nói riêng, các đơn vị sự nghiệp luôn quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, đầu tư trang bị máy vi tính, phần mềm để hỗ trợ cho công tác kế toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác kế toán, phục vụ đắc lực cho hoạt động của nhà trường cách ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác mọi hoạt động tài chính của nhà trường.

          Qua thời gian làm việc thực tế tại trường, tôi đã được tiếp cận công tác kế toán của trường và đi sâu tìm hiểu về chuyên đề:" Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tôi nhận thấy ngân sách chuyển về trường đã từng bước đẩy mạnh công tác quản lý, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Nhìn chung Trường đã tổ chức tốt công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, qua đó tôi đã khái quát hơn được bộ máy công tác kế toán giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng ở trường tiểu học.

8. Những thông tin cần được bảo mật:  

Chứng từ, sổ sách kế toán hay những thông tin kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Cục Tài chính và theo quy định của Luật Kế toán. Những tài liệu liên quan đến quản trị nội bộ đơn vị cần phải được lưu trữ nhằm mục đích minh chứng, cơ sở và là dữ liệu cho các quyết định có liên quan sau này của đơn vị.

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Một hệ thống tiền lương và tiền công hợp lý sẽ duy trì đội ngũ hiện tại và đảm bảo đối xử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp tất cả các cơ quan, doanh nghiệp thu hút và duy trì được những nhân viên giỏi và không riêng gì ở các doanh nghiệp, với hệ thống trường học cũng vậy.

Một đội ngũ giáo viên tận tụy, hết lòng với nghề cộng với lương và phụ cấp thích hợp sẽ làm nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyên tâm với công việc, không bị chi phối bởi những điều kiện sống. Thầy giỏi trò ngoan, dạy tốt và học tốt, nâng cao chất lượng dạy và học.

10. Đánh giá lợi ích thu được:

- Áp dụng những kinh nghiệm trong công tác tìm hiểu về cách tính tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường tiểu học. Có thể nói là công cụ đắc lực của mỗi kế toán. Nó phản ánh một cách chính xác, Việc theo dõi tăng, giảm nhân sự, công tác nâng lương, thuyên chuyển trong và ngoài huyện được báo cáo một cách kịp thời đơn vị. Xong để sử dụng một cách thành thạo và đem lại một kết quả như mong đợi đòi hỏi kế toán cần phải cập nhập một cách kịp thời, chính xác và thường xuyên.

          - Qua quá trình ứng dụng Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường tiểu học Chấn Hưng , từ thực tế hiện nay  và các trường trong cụm đang sử dụng và có sự phản hồi rất tốt, hiệu quả. Có thể nói là công cụ đắc lực của mỗi kế toán. Nó phản ánh một cách chính xác, Việc theo dõi tăng, giảm nhân sự, công tác nâng lương, thuyên chuyển trong và ngoài huyện được báo cáo một cách kịp thời đơn vị. Xong để sử dụng một cách thành thạo và đem lại một kết quả như mong đợi đòi hỏi kế toán cần phải cập nhập một cách kịp thời, chính xác và thường xuyên. Đáp ứng được tất cả các tính năng yêu cầu của người dùng.Về trường Tiểu học Chấn Hưng sử dụng để tổng hợp tiền lương của trường kịp thời và hiệu quả, nhằm giúp cho công tác kế toán theo dõi, tổng hợp lập dự toán đảm bảo thời gian; báo cáo được kịp thời...

- Bản thân tôi vừa là người viết sáng kiến này vừa là người sử dụng trong  năm qua cảm thấy đem lại cho tôi một cách làm việc chuyên nghiêp, giải quyết công việc một cách kịp thời và hiệu quả, giảm được thời gian, công sức rất nhiều.

          Dù tôi đã rất cố gắng nhưng SKKN này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ phía các bạn đồng nghiệp cũng như các cấp lãnh đạo, có những ý kiến đóng góp những điểm mạnh, điểm yếu mà chưa đáp ứng được để tôi  có thể cập nhập bổ sung Công tác tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường học nhân sự được hoàn thiện hơn .

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC