A.
PHẦN MỞ ĐẦU
- Việc dạy chuyên môn thể dục ở tiểu
học mới được ngành Giáo dục quan tâm từ năm học 2003 - 2004 đến nay, khi triển
khai nội dung dạy học ngoài trời thì một số học sinh lơ là không chú ý tập
luyện. Vì vậy phải có những biện pháp hướng dẫn cụ thể thì việc tập luyện mới
đạt kết quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe cho học sinh trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng dạy đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện sức khỏe mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em hăng say, tập luyện tốt hơn. Với kinh nghiệm giảng dạy chuyên trách môn thể dục ở tiểu học. Tôi mạnh dạn trình bày “Một vài biện pháp gây hứng thú trong giờ học môn thể dục cho học sinh lớp 5”, để các em học tập mang lại hiệu quả cao. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Đối tượng học sinh khối lớp 5:
-Tài
liệu và sách giáo khoa:
+Chương trình giáo dục phổ thông
cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết
định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo qui định dạy 2 tiết thể dục/ tuần đối với lớp 2-3-4-5 và 1 tiết/ tuần đối
với lớp 1.
+Sách giáo viên thể dục lớp
1-2-3-4-5.
+Chuẩn kiến thức kĩ năng, phân
phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo
-Qua hoạt động dạy học:
+Qua công tác giảng dạy và đánh
giá kết quả hoc tập của học sinh.
+Qua công tác dự giờ, dự chuyên
đề đồng nghiệp.
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: Đề tài
này nhằm nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, với mục đích góp phần nâng cao kiến thức cho học sinh
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
V- Hiệu quả đạt được:
Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến ; Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:.......(số liệu cụ
thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, đánh giá).
. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU:
*Trước khi nghiên cứu:
- Các em giúp đỡ nhau chưa
thường xuyên.
- Các em được tập luyện vui
chơi chưa tích cực.
- Các em tự quản chưa tốt
trong việc học tập theo nhóm.
- Các em chưa hăng say tập
luyện.
-
Chưa chú trọng việc phân hóa đối tượng học sinh.
*Sau khi nghiên cứu:
- Các em giúp đỡ nhau trong tập luyện theo nhóm.
- Các em được tập luyện vui chơi tích cực.
- Các em tự quản tốt trong việc học tập theo nhóm.
- Các em hăng say tập luyện, không chán nản.
- Phù hợp với chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ ban hành.
- Các em thích thú học môn thể dục.
- Tự tin trong tập luyện ở nhà.
- Mạnh dạn điều khiển trước tập thể lớp.
- Thực hiện được
việc phân hóa đối tượng học sinh.
- Trong môn thể dục, để có
một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học
tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực
hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản
tập luyện cho có, cho xong, phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được
những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp thiết yếu. Trước hết giáo
viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, phải tập làm mẫu từng động tác, thao
tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác
trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay.
- Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải
đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn
tượng sâu trong trí nhớ các em. làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh
ảnh hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để
làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới.
- Khi giảng giải phân tích kĩ thuật
động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng
tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng sự chú ý trong các em.
- Do đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu
học mang tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời
hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên
nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập trung và
hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài
hát để tạo sự thoải mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện.
- Trong tiết học thể dục không nhất
thiết phải tuân theo quy định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một
số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp
trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
- Hiện nay trong các trường
Tiểu học có rất nhiều đội ngũ giáo viên giảng dạy môn thể dục (giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên thể dục được bồi dưỡng 7 tuần trong hè, giáo viên cao đẳng thể
dục, giáo viên làm công tác phổ cập, . .
.) nên chất lượng học tập của các em còn nhiều hạn chế.
-Hoàn cảnh gia đình học sinh
(phụ huynh chưa hiểu biết chương trình để hướng dẫn tập luyện ở nhà).
-Sân
bãi phục vụ giảng dạy chưa đáp ứng kịp thời (ở một số trường, nhất là trường có
điểm lẻ ).
-Đa số giáo viên khi giảng
dạy ít quan tâm việc gây hứng thú học tập của học sinh
-Chất lượng học tập của các em mang lại hiệu quả chưa cao.
Năm học 2013-2014 |
HKI |
Hoàn thành |
99% |
Chưa hoàn
thành |
1% |
HKII |
Hoàn thành |
99,8% |
Chưa hoàn thành |
0,2% |
- Giáo viên phải thân thiện,
hòa nhã với học sinh, hướng dẫn động tác mẫu ngắn gọn dễ hiểu.
-Vận dụng phương pháp dạy học
hợp lí (Tập đồng loạt, tập theo nhóm, thi đua, tổ chức trò chơi,)
-Phần
mở đầu tiết dạy tạo cho không khí lớp học sinh động (Cho học sinh hát hoặc tổ
chức cho học sinh chơi một trò chơi khởi động). Nhằm giúp các em tập trung vào
nội dung cơ bản của bài dạy.
- Thường xuyên thay đổi
hình thức tổ chức trò chơi, để học sinh không nhàm chán.
-Hướng dẫn trò chơi ngắn
gọn, sử dụng từ ngữ cho học sinh dễ hiểu, cho vài học sinh chơi thử. Tổ chức
học sinh thi đua phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, tránh tổ chức vui chơi quá
sức có hại đến sức khỏe học sinh
- Giáo viên phải thường
xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn.
- Giáo viên phải hiểu được
đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học.
- Phân bố thời gian tập luyện phù hợp với khối lượng vận
động học sinh tiểu học.
2. Biện
pháp thứ hai: (Sử dụng sân bãi)
- Giáo viên sử dụng sân bãi
phù hợp nội dung bài dạy.
- Chuẩn bị sân bãi phải phù
hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình giảng dạy
-Giáo viên không nên chuẩn
bị sân bãi quá quy định đã được hướng dẫn trong sách giáo viên thể dục.
Ví dụ: Trò chơi chạy nhanh theo số lớp 5, sách qui định khoảng cách từ vạch xuất phát đến vạch đích 10-15m, giáo viên không nên tùy tiện cho học sinh chơi vượt quá 15m.
-Bố trí số lượng học sinh
trong tổ tập luyện phù hợp (mỗi tổ từ 8 – 9 em/ tổ) và bố trí theo sơ đồ hình
tam giác hoặc hình vuông:
3. Biện
pháp thứ ba: (Sử dụng đồ dùng dạy học)
- Sử dụng đồ dùng dạy học hợp
lý, đúng lúc đúng chỗ.
+ Ví dụ: Dây nhảy, giáo viên sử dụng đúng loại dây theo sức khỏe giới
tính
từng lớp.
- Tự làm đồ dùng dạy học bổ
sung vào các thiết bị hư hỏng.
- Bảo quản tốt và ngăn nắp các thiết bị dạy học.
4. Biện
pháp thứ tư: (Sử dụng cán sự
lớp)
- Chọn lớp trưởng nhanh nhẹn,
hoạt bát là người hỗ trợ đắc lực khi giáo viên cần.
- Giáo viên không nên lạm
dụng cán sự lớp (việc gì cũng nhờ cán sự lớp điều khiển thay cho giáo viên)
- Chọn các tổ trưởng có năng
lực, có khả năng quản lí tổ biết sửa sai cho bạn trong tổ khi giáo viên chia tổ
luyện tập hoặc giáo viên giao một nhiệm vụ nào đó.
- Chọn cán sự lớp làm trọng
tài để quan sát tiếp giáo viên khi tổ chức các trò chơi vận động.
- Giáo viên phải linh hoạt
thay đổi cán sự lớp làm trọng tài để các em cùng tham gia thi đua với các bạn (tránh
sử dụng một cán sự lớp làm trọng tài suốt cuộc thi đấu)
5. Biện
pháp thứ năm: (Học sinh tự tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau)
- Tạo cho học sinh tâm lí
thoải mái tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau trong quá trình tổ chức thi đua, thi
đấu.
- Hướng dẫn học sinh tự nhận
xét lẫn nhau khi tổ chức thi đua, biểu diễn.
- Khi có 1 học sinh phát biểu, các bạn khác phải lắng nghe ý kiến, sau
đó mới có ý kiến.
- Giáo viên nên tập cho học sinh một nền
nề nếp khi tham gia phát biểu nhận xét trước tập thể.
- Giáo viên nên bao quát lớp khi các em tham gia vào quá trình nhận xét
đánh giá lẫn nhau.
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Học
sinh tự tin trong học tập, mạnh dạn tham gia vào quá trình tự nhận xét lẫn nhau.
- Học sinh tự tin trước tập
thể.
- Tăng cường vai trò tự tập
luyện nhóm, tự quản trong học nhóm.
- Về nhà biết vận dụng tập thể dục ở nhà.
·
Kết quả
học tập đạt được trong 3 năm qua.
- Kết quả học tập năm học 2016
– 2017:
Năm học 2016-2017 |
HKI |
Hoàn thành |
100 % |
Chưa hoàn
thành |
0 % |
HKII |
Hoàn thành |
100 % |
Chưa hoàn thành |
0 % |
- Kết quả học tập năm học 2015
– 2016:
Năm học 2015-2016 |
HKI |
Hoàn thành |
100 % |
Chưa hoàn thành |
0 % |
HKII |
Hoàn thành |
100 % |
Chưa hoàn thành |
0 % |
- Kết quả học tập năm học 2014 – 2015:
Năm học 2014-2015 |
HKI |
Hoàn thành |
100 % |
Chưa hoàn
thành |
0 % |
HKII |
Hoàn thành |
100 % |
Chưa hoàn thành |
0
% |
Năm học 2013-2014 |
HKI |
Hoàn thành |
99% |
Chưa hoàn thành |
1% |
HKII |
Hoàn thành |
99,8% |
Chưa hoàn thành |
0,2% |
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM:
- Người thầy có một chút năng
khiếu thể dục thể thao.
- Nắm được đặc điểm thể chất
và tâm sinh lí học sinh.
- Chia nhóm tập luyện phải
phù hợp với sân bãi.
- Giáo viên hướng dẫn thật cụ thể rõ ràng,
ngắn gọn kĩ thuật động tác, biết làm mẫu theo phương pháp soi gương.
- Chọn cán sự lớp nhanh nhẹn,
hoạt bát, có giọng nói tốt.
- Giáo viên biết tổ chức lớp
học linh hoạt.
- Biết sửa sai học sinh kịp
thời.
- Đặc biệt quan trọng là người thầy phải
có kiến thức và phương pháp vững vàng thì kết quả học tập môn thể dục đạt kết
quả tốt. Từ đó, học sinh mới có sức khỏe tốt phục vụ việc học tập, vui chơi,
lao động.
- Ngoài những kinh nghiệm nêu
trên, bản thân không ngừng học tập trau dồi nghiệp vụ ngày càng được hoàn
thiện.
- Ngoài ra bản thân người
thầy phải có lòng say mê nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình giảng dạy, phải có
tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, dám nghĩ dám làm thì
hiệu quả việc tập luyện thể dục của các em trong nhà trường mới đạt hiệu quả
cao.
II. Ý NGHĨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Trao đổi chuyên môn trong quá trình giảng dạy môn thể dục
ở tiểu học.
- Học sinh dễ tiếp thu nội
dung bài tập mới.
- Giáo viên tự tin trong vấn
đề giảng dạy, học sinh tự tin trong học tập.
- Mang tính giáo dục cao trong
dạy học.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI:
- Bản thân thường xuyên áp
dụng trong nhiều năm qua.
- Phổ biến cho các thành viên
trong tổ thể dục trong và ngoài nhà trường.
- Có khả năng ứng dụng dễ dàng.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau đây:
-Ban giám hiệu: Tăng
cường bổ sung các thiết bị dạy học hằng năm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của trường.
-Tổ chuyên môn: Họp tổ chuyên môn thường xuyên và định kì hàng tháng.
V.
KẾT LUẬN:
- Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân đã trải nghiệm và đúc kết trong suốt vài năm dạy chuyên trách thể dục ở bậc tiểu học đặc biệt là khối lớp 5 do mình phụ trách. Tuy kết quả bước đầu không cao lắm, nhưng với sự nhiệt tình và nỗ lực của bản thân cũng đã tích lũy một số bài học thực tiễn. Rất mong được nhận ý kiến của Ban Giám Hiệu, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi có thêm kinh nghiệm để việc giảng dạy tốt hơn, thành công hơn.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/