RÈN KĨ NĂNG CHỨNG
MINH HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU CHO HỌC SINH YẾU KHỐI 7
Link tải file word đầy đủ, miễn phí ở cuối trang.
1. Họ tên người viết:
2. Chức vụ:
Giáo viên
3.Đơn vị công tác:
4.
Lý do chọn đề tài:
Chương
trình SGK toán nói chung và hình học nói riêng, sách viết theo hướng tăng cường
khả năng tích cực, chủ động nắm kiến thức của học sinh. Muốn học tốt thì mỗi
học sinh phải tích cực tự học, tự nghiên cứu. Nhưng thực tế cho thấy, trong
những giờ học chính khoá ở trường, những
em học sinh có tư duy ở mức trung bình trở lên thì có thể dễ dàng hoàn thành
việc học tập bộ môn. Nhưng những em học sinh yếu kém, để hoàn thành nhiệm vụ
học tập bộ môn thì quả là một vấn đề nan giải. Vì vậy, “Làm thế nào để giúp các
em yếu kém học tập được bộ môn toán? Làm thế nào để số đối tượng này hoàn thành
nhiệm vụ bộ môn, đạt được những yêu cầu và mục đích đặt ra cho bộ môn toán? ”
là một thách thức lớn đối với người giáo viên. Dưới đây là một số kinh nghiệm
nhỏ của bản thân tôi về phương pháp hướng dẫn học sinh chứng minh hai tam giác
bằng nhau ở các giờ phụ đạo học sinh yếu kém trong chương trình toán 7 học kì
I.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
5. NỘI
DUNG:
5.1. Khó khăn, thuận lợi
và sự cần thiết của giải pháp hữu ích
5.1.1.
Khó khăn
a.
Học sinh:
Ø Rất
lúng túng trước đầu bài toán hình học:
không biết làm gì? Bắt đầu từ đâu? Đi theo hướng nào? Không biết liên hệ những
điều nói trong đầu bài toán với những
kiến thức đã học, không biết phân biệt điều đã cho và điều cần phải tìm, thậm
chí không nắm được các kiến thức hình học, nên không biết cách làm bài.
Ø Chưa
thuộc kĩ các định nghĩa, định lí đã học.
Chưa biết vận dụng lí thuyết đã học vào việc giải bài tập. Chưa đọc, phân tích kĩ
đề bài
Ø Còn
lười suy nghĩ, suy luận hình học kém, chưa hiểu thế nào là chứng minh, cho nên lí luận thiếu căn cứ, không
chính xác, không chặt chẽ, lấy điều phải chứng minh làm giả thiết, thậm chí có
mâu thuẫn, không nắm được phương pháp tư duy, phương pháp cơ bản giải toán hình
học.
b.
Giáo Viên:
Ø Chưa
định hình cho học sinh phương pháp giải dạng bài tập này.
Ø Thiên
về cung cấp bài giải cho học sinh tiếp
thu một cách thụ động, chưa chú trọng dạy học sinh giải toán hình học.Việc
trình bày một bài giải có sẵn cũng làm cho nhận thức của học sinh
"bừng sáng", tức là học sinh có hiểu nhưng việc hiểu một cách thụ
động. Sự bừng sáng như vậy có tính chất tâm lí hoàn toàn khác với sự bừng sáng
nảy sinh khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi cách giải.
5.1.2.
Thuận lợi
Ø Về
nội dung kiến thức liên quan đến “ chứng minh hai tam giác bằng nhau” đến thời
điểm HKI còn đơn giản.
5.1.3.
Sự cần thiết của giải pháp
Dạng
toán chứng minh hai tam giác bằng nhau học sinh sẽ thường xuyên gặp ở các lớp
trên và đó là cơ sở để tìm ra nhiều kiến thức mới. Nếu không nắm được các kiến
thức cơ bản này học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các kiến
thức sau này.
5.2. Phạm vi áp dụng của
giải pháp hữu ích
Giải
pháp này được áp dụng trong giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu khối lớp 7.
5.3. Thời gian áp dụng
Từ
ngày 27/10/2013 đến 30/11/2013
5.4. Giải pháp thực hiện
5.4.1. Tính mới của giải pháp.
Thông qua các dạng bài tập cơ bản,
giáo viên hệ thống khắc sâu các kiến thức cơ bản về hai tam giác bằng nhau rồi
từ đó hình thành kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Với
mục đích trên, tôi đã hình thành cho học sinh các kĩ năng chứng minh hai tam
giác bằng nhau như sau:
Phần 1: Hình thành kĩ năng kí hiệu hai
tam giác bằng nhau.
Phần 2: Hình thành kĩ năng chứng minh
hai tam giác bằng nhau.
Phần 3: Bài tập rèn luyện tổng hợp
Phần
1
Hình thành kĩ năng kí hiệu hai tam
giác bằng nhau
Đặc điểm:
Hai tam giác có ba cạnh của tam giác này
bằng ba cạnh của tam giác kia và ba góc của tam giác này bằng ba góc của tam
giác kia thì hai tam giác bằng nhau
...
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Qua
việc thực hiện giải pháp” Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau cho học
sinh yếu khối 7”, bản thân tôi nhận thấy mỗi giáo viên phải luôn suy nghĩ tìm
tòi sáng tạo cả trong việc dạy học sinh giải toán và có kế hoạch từng bước,
kiên trì và liên tục thực hiện các yêu cầu nói trên. Mỗi bài toán có một nội
dung và một phạm vi nhất định, đó chính là tiềm lực của bài toán. Để nâng cao
kĩ năng giải toán hình học cho học sinh và tiếp tục dạy cho học sinh trình bày
tốt bài giải thì việc xây dựng ở học sinh một nề nếp tốt trong việc giải toán
hình học là rất quan trọng:
+
Đọc kĩ đầu bài, vẽ hình rõ và đúng, hiểu rõ và ghi giả thiết, kết luận của bài
toán theo ngôn ngữ và kí hiệu hình học.
+
Nhớ và huy động công cụ liên quan đến
kết luận của bài toán, căn cứ vào nội dung của giả thiết mà lựa chọn công cụ
thích hợp.
+
Sử dụng cho hết những điều đã cho.Trong nhiều trường hợp, không tìm ra cách
giải là vì còn có điều trong giả thiết chưa sử dụng đến.
+
Mỗi điều khẳng định của mình phải có căn cứ
+
Từng bước, từng phần phải tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và sữa những sai
lầm nếu có
+Khi
giải xong, nhìn lại con đường vừa đi: có thể coi đây là giai đoạn nhận thức tư
tưởng, giai đoạn tích luỹ kinh nghiệm.
Trong quá
trình dạy phụ đạo học sinh yếu kém tôi luôn cố gắng tìm ra phương pháp tốt nhất để mỗi học sinh cảm thấy
tự tin hơn khi gặp một bài toán hình học, đặc biệt là dạng toán chứng minh tam
giác bằng nhau.Tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên ở đây tôi chỉ
mạnh dạn trình bày một số phương pháp riêng mà bản thân đã thực hiện được trong các giờ phụ đạo học sinh yếu. Rất mong
sự đóng góp của quý thấy cô.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/