1. LỜI GIỚI THIỆU
Đổi
mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết và đang trở thành một phong
trào rộng lớn trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ quan trọng này đã
được chỉ rõ ở Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng
(khoá VIII ): “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy
học, đảm bảo điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Điều
28, Luật giáo dục 2005 qui định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh”.
Ở
nước ta, trong những năm gần đây phong trào đổi mới PPDH đã phát triển với những
tư tưởng chủ đạo được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau như : “lấy người
học làm trung tâm ”, “ phát huy tính tích cực ”, “ phương pháp dạy học tích cực
”, “ tích cực hoá hoạt động học tập ”, “ hoạt động hoá người học ”... và đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu về đổi mới phương pháp dạy học. Tuy
nhiên những nghiên cứu trong việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào
những chủ đề cụ thể chưa được đề cập nhiều.
Giải
tích bắt đầu bằng khái niệm giới hạn. Giới hạn là cơ sở, hàm số là vật liệu để
xây dựng các khái niệm đạo hàm và tích phân, nội dung bao trùm chương trình giải
tích 11,12 THPT. Mặc dù có vị trí quan trọng như đã nói, song trong thực tiễn dạy
và học chủ đề này vẫn còn nhiều khó khăn: Đối với giáo viên, việc giúp học sinh
chuyển từ tư duy “ hữu hạn, rời rạc ” của đại số sang tư duy “ vô hạn, liên tục
” của giải tích, giúp học sinh hiểu và nắm vững định nghĩa giới hạn còn gặp nhiều
khó khăn nhất định, về phía học sinh, sự chuyển biến về chất trong nhận thức
đòi hỏi phải suy nghĩ, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những qui tắc, định
lý vào từng bài toán cụ thể là rất khó khăn và còn bộc lộ những sai lầm trong
khi giải toán.
Như
vây, việc đi sâu nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hoá hoạt động học tập của học sinh vào một lĩnh vực cụ thể trong môn toán là rất
cần thiết, giúp người giáo viên nâng cao kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp,
phù hợp với định hướng về phương pháp dạy học tích cực của chương trình giáo dục
phổ thông môn Toán.
Với
những lí do trên đây, tác giả chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “ Dạy
học chủ đề giới hạn lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh ”.
2.Tên sáng kiến:
Dạy học chủ đề giới hạn lớp 11 trung học
phổ thông theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
3. Tác giả sáng kiến
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng
kiến được áp dụng với môn toán 11, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
của môn học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Tháng 2 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1.
Về nội dung của sáng kiến
Ngoài
mục lục, lời nói đầu, tài liệu tham khảo sáng kiến gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận.
Chương
này trình bày một cách khái quát về cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, là cơ sở cho các chương sau.
Chương 2. Vận dụng một số biện pháp sư phạm dạy học chủ đề giới hạn theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Với cơ sở lí luận của phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tác giả đã đưa ra các
biện pháp gợi vấn đề trong dạy học chủ đề giới hạn, đưa ra quy trình dạy học hợp
tác theo nhóm nhỏ vận dụng vào chủ đề giới hạn.
Chương 3. Những sai lầm học sinh thường gặp khi giải toán giới hạn.
Chương này tác giả đưa ra một số sai lầm về
kiến thức, kĩ năng và ví dụ về những sai lầm học sinh thường gặp khi giải các
bài toán về chủ đề giới hạn. Các ví dụ đó được trình bày theo hệ thống các dạng
vô định, trong mỗi dạng đều đưa ra những bài tập điển hình, phân tích sai lầm,
chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sai lầm và cách khắc phục những sai lẫm đó. Đây là một
chương tham khảo rất hữu ích cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập
chủ đề giới hạn của học sinh.
...
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/