Skkn Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11

 


Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Link tải file word đầy đủ, miễn phí ở cuối trang.

1. Lời giới thiệu: 

Bài tập vai trò quan trọng hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành phương pháp chung của việc tự  học hợp lí, trong việc rèn luyện năng tự lực sáng tạo, phát triển tư duy. Song phương pháp này chưa thực sự được chú trọng đúng mức, làm giảm vai trò tác dụng của việc sử dụng bài tập để phát triển năng lực tư duy cho HS trong quá trình dạy học hóa học.

Việc nghiên cứu các vấn đề về bài BTHH từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước quan tâm đến như Apkin G.L, Xereda. I.P. nghiên cứu về phương pháp giải toán. Ở trong nước có GS. TS Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu lý luận về bài toán; PGS. TS Nguyễn Xuân Trường, PGS. TS Lê Xuân Thọ, TS Cao Cự Giác, PGS. TS Đào Hữu Vinh và nhiều tác giả khác đều quan tâm đến nội dung và phương pháp giải toán... Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của lý luận dạy học là đặc biệt chú trọng đến hoạt động và vai trò của HS trong quá trình dạy học, đòi hỏi học sinh phải làm việc tích cực, tự lực. Vì vậy, cần phải nghiên cứu bài BTHH trên cơ sở hoạt động tư duy của HS, từ đó đề ra cách Giải HS tự lực giải bài tập, thông qua đó mà tư duy của họ phát triển. Vì vậy, tôi chọn đề tài: " Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT".

2. Tên sáng kiến:

"Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPH".

3. Tác giả sáng kiến:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :

- Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Ngô Gia Tự về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Dạy học Hóa học ở lớp 11 bậc THPT. Đặc biệt “Chương andehit-xeton-axit cacboxylic”.

- Qua đề tài này cũng có thể lập dàn ý với các đề tài khác tương tự ở các bài khác với cấu trúc, dàn ý như vậy.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

- Ngày 08 tháng 12 năm 2018

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

PHẦN 1: NỘI DUNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG ANDEHIT-XETON-AXIT CACBOXYLIC LỚP 11 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  TƯ DUY CHO HỌC SINH

2.1. VỊ TRÍ, MỤC TIÊU CHƯƠNG ANDEHIT-XETON-AXIT CACBOXYLIC

2.1.1. Vị trí chương Andehit- Xeton- Axitcacboxylic

Chương 9 sách giáo khoa hoá học 11, thuộc học kì 2 .

2.1.2. Mục tiêu:

- Nội dung kiến thức trong chương giúp học sinh biết:

+ Tính chất vật lí, ứng dụng của andehit, xeton và axit cacboxylic.

+ Quan sát hoặc có thể tiến hành một số thí nghiệm quan trọng về tính chất đặc trưng của andehit và axit cacboxylic.

- Học sinh hiểu:

+ Định nghĩa, phân loại, danh pháp, cấu trúc phân tử của andehit, xeton, axit cacboxylic.

+ Tính chất hoá học, phương pháp điều chế andehit, xeton, axit cacboxylic.

+ Ảnh hưởng qua lại của các nhóm nguyên tử trong phân tử.

- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng:

+ Phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử, quan sát thí nghiệm để hiểu tính chất của andehit, xeton và axit cacboxylic.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

+ Nhận xét số liệu thống kê, đồ thị để rút ra quy luật của một phản ứng.

+ Sử dụng thành thạo danh pháp hoá học: đọc tên, viết công thức đồng đẳng, đồng phân các hợp chất

+ Vận dụng tính chất hoá học để xác định cách điều chế, cách nhận biết

Thông qua các kiến thức về andehit, xeton và axit cacboxylic học sinh nhận thức được sự cần thiết phải có kiến thức về chúng để sử dụng chúng phục vụ con người một cách an toàn và bảo vệ môi trường.

2.2. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

- Phải đi từ đơn giản đến phức tạp.

- Từ đặc điểm riêng lẻ đến khái quát hệ thống.

- Lặp đi lặp lại những kiến thức khó và trừu tượng.

- Đa dạng, đủ loại hình nhằm giúp học sinh cọ sát.

- Cập nhật các thông tin mới.

2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập chương anđehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT

2.2.2.1. Xác định mục tiêu của hệ thống bài tập

Mục tiêu xây dựng hệ thống bài tập chương anđehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh.

2.2.2.2. Xác định nội dung kiến thức của các bài tập

Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của các chương anđehit, xeton axit cacboxylic. Để ra bài tập hóa học thỏa mãn mục tiêu của chương giáo viên phải Giải giải được các Bài hỏi sau:

Bài tập Giải giải quyết vấn đề gì?

nằm vị trí nào trong bài học?

Cần ra loại bài tập(định tính, định lượng hay thí nghiệm)?

phù hợp với năng lực nhận thức của từng đối tượng học sinh không? phối hợp với những phương tiện khác không?

thỏa mãn ý đồ, phương pháp của thầy không?...

2.2.2.3. Phân  loại bài tậpcác dạng bài tập

- Trong chương anđehit- xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT chúng tôi chia thành các dạng bài tập định tính và định lượng.

Bài tập định tính có các dạng sau:.

Dạng 1: So sánh, giải thích.

Dạng 2: Viết đồng phân, danh pháp

Dạng 3: Xác định CTCT dựa vào tính chất hóa học.

Dạng 4: Điều chế các chất.

Dạng 5: Nhận biết các chất.

Dạng 6: Tách, tinh chế các chất.

Dạng 7: Dãy chuyển hóa.

Dấu hiệu của bài tập định lượng trong đề bài phải tính toán trong quá trình  giải. Trong chương anđehit- xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT chúng tôi dựa vào đặc điểm của bài tập để chia ra các dạng nhỏ.

2.2.2.4. Thu thập thông tin để biên soạn hệ thống bài tập

Gồm các bước cụ thể sau:

Tham khảo sách, báo, tạp chí… liên quan.

Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hóa học có liên quan đến đời sống.

Số tài liệu thu thập được càng nhiều càng đa dạng thì việc biên soạn càng nhanh chóng chất lượng, hiệu quả. vậy, cần tổ chức sưu tầm liệu một cách khoa học sự đầu về thời gian.

2.2.2.5. Tiến hành soạn thảo bài tập

Tiến hành soạn thảo bài tập gồm các bước sau:

+ Bước 1: Soạn từng loại bài tập.

+ Bước 2: Bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung chưa có trong sách giáo khoa, sách bài tập.

+ Bước 3: Chỉnh sửa các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập không phù hợp như quá dễ, chưa chính xác…

+ Bước 4: Xây dựng các cách Giải giải quyết bài tập.

+ Bước 5: Sắp xếp các bài tập thành hệ thống: T định tính đến định lượng theo các mức độ tư duy biết, hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.

2.2.2.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Sau khi xây dựng xong các bài tập, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về chất lượng của hệ thống bài tập.

2.2.2.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa bổ sung

Để khẳng định lại mục đích của hệ thống bài tập sử dụng cho học sinh lớp 11 THPT, chúng tôi trao đổi với các giáo viên thực nghiệm về khả năng nắm vững kiến thức phát triển năng lực nhận thức, năng lực duy cho học sinh thông qua hoạt động Giải giải bài tập.

...

Tải file đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC