BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 2 KHI THAM GIA HỌC TRỰC TUYẾN
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Lí do chọn đề tài
Trước
diễn biến tình hình dịch bệnh covid 19 diễn ra phức tạp như hiện nay, việc dạy
học online cho học sinh là một biện pháp thiết thực. Chất lượng không thể bằng
với học tại lớp, nhưng trong tình thế bắt buộc, học online là cách duy nhất để
mối liên kết giữa trẻ và trường lớp không bị đứt gãy.
Việc học online với HS lớp 2 như là biện pháp đối phó tạm thời.
Nhưng cũng cần có những giải pháp, có suy nghĩ để ngay lập tức có thể thích
nghi với phương pháp học online. Và chúng ta sẽ phải điều chỉnh nó. Vì nó không
phải là học trực tiếp nên các phương pháp tiến hành phải khác; và cách chúng ta
thiết kế mỗi bài giảng phải có đặc thù riêng. Nhưng cái trước tiên mà tôi muốn
các em hướng đến là tạo được hứng thú với việc học online để các em thích nghi
với hoàn cảnh dịch bệnh covid hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi luôn
suy nghĩ, trăn trở để tìm hướng khắc phục. Chính vì vậy bản thân tôi đưa ra giải
pháp “ Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học
sinh lớp 2 khi tham gia học trực tuyến” giúp các em học hiệu quả hơn.
2. Cơ sở khoa học:
Căn cứ VB
3969/BGDĐT-GDTH ngày 10 tháng 9 năm 2021 về Hướng dẫn thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thông cấp Tiểu học năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch Covid-19.
CV 2379/SGDĐT-GDTrH ngày 31 tháng 8 năm
2021 của Sở GD-ĐT TpHCM về hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học đầu năm học 2021
– 2022.
3.
Cơ sở lí luận
Theo khung thời gian năm học 2021-2022 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, học sinh sẽ tựu trường sớm nhất vào ngày 5/9. Trong bối
cảnh đại dịch COVID-19, các trường tiểu học đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, xây
dựng nhiều phương án dạy học online ngay từ buổi đầu tiên của năm học mới, ứng
phó với diễn biến của dịch bệnh. Thế nhưng với những phụ huynh có con vào lớp
2, họ tỏ ra băn khoăn và lo lắng làm sao để các con thích nghi được. Bởi ở độ
tuổi của con, cần có sự chỉ bảo, uốn nắn .. Nếu phải học online, tất cả chỉ
dừng lại qua lời giảng của cô giáo trên màn hình nhỏ.
Nỗi lo này không chỉ của riêng phụ huynh mà còn
là trăn trở của các nhà trường, thầy cô giáo. Nhiều thầy cô giáo cho rằng, một
trong những việc khó khăn nhất khi dạy online cho trẻ lớp 2 đó là rèn sự tập
trung. Chưa kể với hình thức học online, giáo viên không thể kiểm soát học sinh
có thật sự hiểu bài và làm được đúng theo hướng dẫn hay không. Thao tác của học
sinh lớp 2 rất chậm, nhiều bố mẹ ngồi cạnh sốt ruột, có thể hỗ trợ hoặc làm hộ.
Việc dạy học trực tuyến vốn đã quen với các
trường, thầy cô giáo trong năm học trước qua nhiều lần dịch COVID-19 bùng phát.
Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, khó khăn là hiện hữu của tất cả
mọi người nhưng ai cũng phải học cách để thích nghi, trẻ học lớp 2 cũng vậy.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Học
sinh được quan tâm từ phụ huynh, trang bị đầy đủ sách cũng như đồ dùng học tập
như ( máy tính, điện thoại, Ipad….) cho
học sinh.
- Thời gian đầu dạy học
được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía phụ huynh.
- GV tự trang bị đầy đủ cơ sở vật chất dạy (máy tính, đường
truyền, sách giáo khoa),t hư viện nhà trường có đầy đủ tài liệu tham khảo hỗ trợ
việc giảng dạy các nội dung đạt hiệu quả.
- Bản thân ham học hỏi,
tích cực tìm hiểu những phần mềm hỗ trợ dạy học đạt hiệu quả.
2. Khó khăn:
Qua quan sát thực
tế tôi thấy còn nhiều vấn đề bất cập với tình hình các em lớp 2 hiện nay như:
- Học
sinh chưa thành thạo sử dụng máy tính, điện thoại và cách kết nối vào phần mềm
dạy học trực tuyến
- Đối
với các em học lớp 2, vì các em còn ở độ tuổi còn nhỏ nên một số bạn chưa thành
thạo sử dụng máy tính, điện thoại để tham gia các lớp học trực tuyến.
-
Giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ việc dạy và học online
- Học sinh không tích cực trong hoạt động dạy học online,
thụ động
- Chính vì việc học online chỉ qua màn hình
nhỏ nên khả năng tương tác giữa cô trò ít
đi dẫn đến học sinh không tích cực và còn thụ động.
3.
Giải pháp
Để thực hiện Giải pháp “Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 2 khi tham gia học trực tuyến”
có hiệu quả tôi thực hiện như sau:
• Biện pháp 1: Tạo sự tương tác giữa giáo viên với học sinh.
Để giúp các em học sinh tiếp thu tốt nội
dung bài học, giáo viên cần thay đổi phương thức giảng dạy.
Giáo viên sẽ vào phòng Ms Team
sớm hơn tầm 20 phút.
Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cách sử
dụng biểu tượng cần thiết.
Giáo viên nên giảng bài theo cách hài hước, mềm
mỏng chính là “phương tiện” giúp giáo viên gần gũi với học sinh hơn, vừa giúp
cho giờ dạy bớt căng thẳng, tạo được không khí lớp học thoải mái.
Trong mỗi giờ học
giáo viên thường xuyên giao lưu, trao đổi, thảo luận, chia sẻ cùng với học sinh
bằng nhiều cách khác nhau.
Thiết kế bài giảng lôi cuốn học sinh bằng cách lồng ghép âm thanh, hình ảnh
trong tiết dạy.
Hình ảnh luôn là thứ thu hút, lôi cuốn khiến học sinh tập trung không làm
việc riêng trong suốt tiết học.
Yếu tố không thể thiếu để kích thích sự hứng thú, tò mò của học sinh trong
thiết kế bài chính là lồng ghép câu chuyện minh họa cho bài giảng.
Học sinh được phép tưởng tượng theo những gì thầy cô kể thay vì nhìn chằm
chằm vào sách, khiến các em nhàm chán.
Ví
dụ Bài kể chuyện: Mẹ của Oanh. Các em có thể tưởng tượng câu chuyện
phong phú hơn qua tiết Kể chuyện.
Dạy học trực tuyến, việc tổ chức các trò chơi học tập bị hạn chế nên giáo viên cần
thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi.
Thay vì các trò chơi hành động được tổ chức trực tiếp, giáo viên thiết kế
trò chơi qua powerpoint để học sinh tham gia.
Ví
dụ: Khi bài toán bảng cộng hoặc bảng trừ trước khi vào bài mới giáo
viên thiết kế trò chơi Nhím nâu vượt đường để kiểm tra kiến thức bài cũ bằng
các câu hỏi
· Để giúp Nhím nâu
vượt qua con đường đầy khó khăn để về nhà với ngôi nhà của mình.
· Các em học sinh
sẽ trả lời từng câu hỏi tương ứng với từng chướng ngại vật trên đường.
·
Biện pháp 2: Thay đổi thiết kế bài giảng, chú trọng
vào sự linh hoạt, hấp dẫn
Trong quá trình học trực tuyến, các em bị gò bó, mệt mỏi nên tôi thường tổ chức
các trò chơi vận động vào giữa các tiết học giúp các em thư giãn thoái mái hơn
có thể kể đến như: gió thổi, trời mưa trời mưa,…
Thiết kế bài giảng nhẹ nhàng với
nhiều nội dung hấp dẫn hơn. Bài giảng phải thiết kế chi tiết trên Powerpoint.
Kênh chữ vừa phải, (ít, cô động) càng tốt để tránh tạo cảm giác nhàm chán, khó
nhớ.
Ngoài ra, còn rất nhiều phần mềm khác giúp giáo viên thiết kế các trò chơi
cho giờ dạy trực tuyến như là: Quizizz, dùng
Menti.com,… Qua đó, học sinh được thao tác, kéo
thả, ấn chọn ngay trên màn hình nên rất thích.
Phải tận dụng các tính năng, hiệu ứng
của các phần mềm để làm bài giảng sinh động, bắt mắt, hấp dẫn.
Hoặc tạo ra một thử thách vừa phải để thu hút
sự chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu lớp học bằng cách đặt các câu hỏi thú
vị, đưa ra một vấn đề cần giải quyết gần gũi với cuộc sống.
Khi thiết kế bài dạy, giáo viên nên
chèn hình ảnh động, hấp dẫn để thu hút sự chú ý học sinh
Giáo viên tăng cường thiết kế trò chơi để kích thích hứng thú học tập
cho cho học sinh
·
Biện pháp 3: Tạo sự tương tác giữa học sinh với học
sinh
Hình thức học trực tuyến hoàn toàn
khác so với các lớp học truyền thống, vì vậy sự tương tác giữa học sinh với học
sinh có phần bị hạn chế.
Giáo viên sử dụng các tính năng, ứng dụng
trong phần mềm dạy học có sẵn như: nhắn tin trên thanh công cụ, biểu tượng giơ
tay, vỗ tay….. Ngoài ra quá trình học tập giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận với nhau
qua học nhóm giáo viên đã lập sẵn.
Bước vào bài học, giáo viên kiểm tra
kết quả làm việc của các nhóm, các nhóm tự thống nhất kết quả những ý tưởng
riêng nhóm mình rồi trình bày chia
sẻ trong tiết học. Giáo viên tổng hợp
kiến thức của học sinh và tiếp tục học sinh hoàn thành nhiệm vụ của tiết học.
Qua các ứng dụng học sinh
mạnh dạn, tự tin trao đổi bài với cô giáo, những bạn còn rụt rè cũng tự tin
nhắn tin kết quả mình qua tin nhắn hay thông qua một số trò chơi.
III/ HIỆU QUẢ :
Kết quả áp dụng sáng kiến:
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên đã mang lại hiệu quả
như sau:
- 100 % học sinh tích cực tương tác, phối hợp với giáo viên
trong giờ học.
- 45/47 học sinh không còn học sinh rụt rè, các em đã mạnh dạn,
trình bày ý kiến của bản thân.
- Học sinh yêu thích và hứng thú mỗi
khi đến giờ học, đặc biệt mỗi lần đến giờ khởi động hay tham gia trò chơi của
tiết học.
- Lớp
học có nề nếp, các em đoàn kết chan hoà, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
:
Để việc dạy càng ngày có hiệu quả, tạo hứng thú
cho học sinh trong mỗi tiết dạy online tôi rút ra cho bản thân phải luôn không
ngừng học hỏi, tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ thêm vào bài dạy giúp học sinh thêm
mạnh dạn, tự tin khi học online.
V/ KẾT LUẬN :
Học tập là quá trình diễn ra liên tục
và thường xuyên không thể hình thành
trong ngày một, ngày hai mà cả một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục và
không thể thiếu vai trò đồng hành của bố mẹ, thầy cô và xã hội.
Mong rằng tất cả học sinh vẫn luôn học tập hăng say, không vì dịch bệnh mà bỏ bê “đèn
sách”.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/