Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành công nghiệp - Mức độ vận dụng (file word)

  


Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành công nghiệp - Mức độ vận dụng (file word), tài liệu gồm 12 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Địa lí ngành công nghiệp lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

Câu 1. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp?

A. Đạ dạng hóa sản phẩm.         

B. Nâng cao chất lượng.                                                

C. Hạ giá thành sản phẩm.                                                        

D. Tăng năng suất lao động.

Câu 2. Thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may nước ta là

A. vốn đầu tư không nhiều và chủ yếu sử dụng lao động nữ.

B. hệ thống máy móc không cần hiện đại và chi phí thấp.

C. nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng.

D. truyền thống lâu đời với kinh nghiệm rất phong phú.

Câu 3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?

A. Nguyên liệu dồi dào.                                     

B. Lao động dồi dào.

C. Vị trí thuận lợi.                                                          

D. Cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 4. Các yếu tố đầu ra nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta?

A. Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng.

B. Dân cư và lao động.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.

D. Chính sách phát triển công nghiệp, thị trường tiêu thụ.

Câu 5. Khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành công nghiệp khác là

A. mangan, crôm.

B. than đá, dầu khí.

C. apatit, pirit.

D. crôm, pirit.

Câu 6. Ngành công nghiệp dêt may nước ta phát triển dựa trên thế mạnh nổi bật nào?

A. Nguồn nguyên liệu phong phú.

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn.

Câu 7. Công nghiệp điện lực phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ dựa trên thế mạnh về

A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.

B. nguồn lao động có chất lượng.

C. cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện.

D. mạng lưới công nghiệp dày đặc và rộng khắp.

Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam?

A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô sản xuất lớn hơn.

B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

C. Miền Bắc nằm gần vùng nhiên liệu, miền Nam gần các thành phố.

D.Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn ở miền Nam.

Câu 9. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có cơ cấu ngành đa dạng do

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn và quy trình sản xuất đơn giản.

B. nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. nguồn lao động dồi dào và tiến bộ khoa học kĩ thuật.

D.mở rộng các vùng chuyên canh và đa dạng các loại sản phẩm.

Câu 10. Tây Nguyên và Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp, nguyên nhân cơ bản là

A. mật độ dân số thấp cả nước.

B. nghèo tài nguyên thiên nhiên.

C. thường xảy ra thiên tai.

D. cơ sở hạ tầng yếu kém.

Câu 11. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ lần lượt là

A. chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng.

B. chế biến lượng thực thực phẩm,hóa chất, dệt may các ngành công nghiệp khác.

C. chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, điện, khai hác nhiên liệu, hóa chất.

D. chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, dệt may, các ngành công nghiệp khác.

Câu 12. Nước ta có nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, chủ yếu nhờ

A. lao động dồi dào có tay nghề cao.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. nhu cầu thị trường ngày càng lớn.


Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC