Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Vùng Đồng bằng sông Hồng - Theo 4 mức độ (file word)

 


Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Vùng Đồng bằng sông Hồng - Theo 4 mức độ (file word), tài liệu gồm 74 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Vùng Đồng bằng sông Hồng lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

1. Nhận biết

Câu 1. Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai cả nước về sản xuất cây

A. cà phê.

B. cao su.

C. lúa nước.

D. thuốc lá.

Câu 2. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ    .                                              

B. Tây Nguyên.   

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                           

D. Đông Nam Bộ.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 cho biết tuyến quốc lộ nào nằm hoàn toàn trong vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Quốc lộ 2.                                           

B. Quốc lộ 5.

C. Quốc lộ 6.         

D. Quốc lộ 18.

Câu 4. Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. khoáng sản.                

B. thủy sản.

C. lâm sản.                                                

D. đất phù sa.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 cho biết tỉnh nào không thuộc Đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Bình.                                           

B. Hải Dương.

C. Hưng Yên.                                          

D. Phú Thọ.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

A. Hưng Yên.                                          

B. Nam Định.

C. Thái Bình.                                           

D. Ninh Bình.

Câu 7. Ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. hóa chất.                                             

B. thủy sản.

C. khai khoáng.                           

D. chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 8. Hiện nay Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về

A. đàn trâu.                                              

B. đàn bò.

C. đàn lợn.                                               

D. đàn gia cầm.

Câu 9. Loại đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là

A. đất phù sa.                  

B. đất phèn.                     

C. đất mặn.                                  

D. đất cát biển.

Câu 10. Thiên tai chính ở Đồng bằng sông Hồng trong thời vụ đông xuân là

A. mưa, lũ.                       

B. bão, lụt.                       

C. Đất nhiễm phèn.        

D. Rét, khô hạn.  

Câu 11. Tỉnh/ thành phố nào ở vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô dân số lớn nhất?

A. Hải Phòng.                  

B. Hưng Yên.                  

C. Hà Nội.            

D. Hà Nam.

Câu 12. Tỉnh/Thành phố nào ở vùng Đồng bằng sông Hồng đang phát triển mạnh loại hình du lịch biển đảo?

A. Thái Bình.

B. Hải Phòng.

C. Ninh Bình.

D. Nam Định.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Hà Nội ?

A. Dệt.

B. Cơ khí.

C. Hóa chất.

D. Nhiệt điện.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng ?

A. Đất phù sa.

B. Đất phèn.

C. Đất mặn.

D. Đất cát biển.

Câu 15. Đồng bằng sông Hồng không chịu ảnh hưởng của loại thiên tai nào?

A. Bão.

B. Lũ lụt.

C. Hạn hán.

D. Lũ quét.

Câu 16. Vùng Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển cây vụ đông dựa vào thế mạnh tự nhiên nào sau đây ?

A. Khí hậu.

B. Đất đai.

C. Nguồn nước.

D. Sinh vật

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết Hà Nội không tiếp giáp với tỉnh nào sau đây ?

A. Thái Nguyên.

B. Bắc Ninh.

C. Phú Thọ.

D. Lạng Sơn.

Câu 18. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?

A. Sông Hồng và Sông Đà.

B. Sông Hồng và Sông Mã.

C. Sông Hồng và Sông Thái Bình.

D.Sông Hồng và Sông Cả.

Câu 19. Khó khăn lớn nhất của của Đồng bằng Sông Hồng hiện nay là

A. sức ép dân số quá cao.

B. nhiều thiên tai xảy ra.

C. thiếu nguyên liệu cho công nghiệp.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 20. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước do

A. diện tích đất canh tác nhỏ, bị thoái hóa.

B. người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác.

C. dân số thuộc loại đông của cả nước.

D.đất chuyên dùng và đất thổ cư có giảm.

Câu 21. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là:

A. chế biến lượng thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

B. chế biến hải sản, công nghiệp năng lượng.

C. khai thác khoáng sản và công nghiệp năng lượng.

D. chế biến lâm sản, khai thác nhiên liệu.

Câu 22. Sân bay quốc tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Cam Ranh.

B. Nội Bài.

C. Tân Sơn Nhất.

D. Phú Quốc.

Câu 23. Cảng nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Đà Nẵng.

B. Vũng Áng.

C. Hải Phòng.

D. Vũng Tàu.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Hưng Yên.

B. Bắc Ninh.

C. Nam Định.

D. Vĩnh Phúc.

Câu 25. Tỉnh nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng?

A. Vĩnh Phúc.

B. Thái Nguyên.

C. Hưng Yên.

D. Ninh Bình

Câu 26. Hiện nay, Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Câu 27. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng nào?

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 28. Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. đá vôi.

B. than nâu.

C. đất phù sa.

D. khí tự nhiên.

Câu 29. Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng năm 2002 chiếm

A. 20 % GDP công nghiệp của cả nước.

B. 21 % GDP công nghiệp của cả nước.

C. 22 % GDP công nghiệp của cả nước.

D. 23 % GDP công nghiệp của cả nước.

Câu 30. Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về

A. năng suất lúa.

B. xuất khẩu gạo.

C. diện tích trồng lúa.

D. sản lượng lương thực.

Câu 31. Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hà Nội, Vĩnh Phúc.

C. Hà Nội, Phú Thọ.

D. Hà Nội, Hải Dương.

 

2. Thông hiểu

Câu 1. Thế mạnh tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng phát triển cây vụ đông là

A. đất đai màu mỡ.

B. nguồn nước phong phú.

C. một mùa đông lạnh.

D. vùng ít có thiên tai.

Câu 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển cây vụ đông dựa vào thế mạnh tự nhiên nào sau đây?

A. Khí hậu.

B. Đất đai.

C. Nguồn nước.

D. Sinh vật.

Câu 3. Ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng nhờ

A. có đất đai rộng lớn.                           

B. có khí hậu thích hợp.

C. có nhiều đồng cỏ tươi tốt.                           

D. có nhiều hoa màu, lương thực.

Câu 4. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng là

A. khả năng mở rộng diện tích còn khá lớn.

B. phân lớn diện tích đất đai bị thoái hóa, bạc màu.

C. đất phù sa không được bồi đắp hằng năm chiếm diện tích lớn.

D. đất phù sa có thành phần cơ giới từ cát pha đến trung bình thịt.

Câu 5. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho ĐBSH có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

 A. đất phù sa màu mỡ.

 B. có một mùa đông lạnh.

 C. nguồn nước mặt phong phú.

 D. địa hình bằng phẳng và hệ thống đê sông, đê biển.

Câu 6. Vì sao ở vùng ĐBSH, việc làm đang là vấn đề xã hội hết sức nan giải?

 A. Vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước ta.

 B. Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động chưa cao.

 C. Nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế còn chậm phát triển.

 D. Cơ cấu dân số theo ngành và lãnh thổ còn chậm chuyển dịch.

Câu 7. Cơ cấu mùa vụ ngành trồng cây lương thực ở ĐBSH thay đổi do

 A. nhiều đất phù sa màu mỡ.

 B. có nhiều loại phân bón mới.

 C. thời tiết thay đổi thất thường.

 D. lai tạo được nhiều giống lúa mới.

Câu 8. Thành phố nào sau đây là cửa ngõ hướng ra vịnh Bắc Bộ của Đồng bằng sông Hồng?

A. Hải Phòng.

B. Hà Nội.

C. Hạ Long.

D. Ninh Bình.

Câu 9. Đời sống nhân dân ở Đồng bằng sông Hồng còn nhiều khó khăn do

A. khí hậu có mùa đông lạnh.

B. có nhiều thiên tai, bão lũ.

C. mật độ dân số quá cao.

D. vùng biển bị ô nhiễm.

Câu 10. Ngành nào dưới đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng?

A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp khai thác chế biến dầu khí.

D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 11. Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc cải tạo đất ở Đồng bằng sông Hồng là

A. đẩy mạnh thâm canh.

B. phát triển thủy lợi.

C. đẩy mạnh khai hoang.

D.tăng hệ số sử dụng đất.

Câu 12. Ngành công nghiệp trọng điểm nào không phải của Đồng bằng sông Hồng?

A. Chế biến lương thực thực phẩm.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí.

D.Khai thác nhiên liệu.

Câu 13. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp do:

A. có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất nước.

B. giàu có nhất nước về tài nguyên thiên nhiên.

C. khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

D.có nguồn lao động dồi dào và trình độ tay nghề cao.

Câu 14. Việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng góp phần 

A. cung cấp lương thực thực phẩm cho dân số đông.

B. chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng.

C. giải quyết việc làm cho người dân.

D. nâng cao thu nhập cho người dân.

Câu 15. Nguyên nhân chính khiến Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước là

A. đất đai mầu mỡ .

B. khí hậu ổn định.

C. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

D. trình độ thâm canh cao.

Câu 16. Dân số Đồng Bằng Sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đông, tăng nhanh.

B. Mật độ dân số cao nhất cả nước.

C. Cơ cấu dân số trẻ,

D. Dân số sống chủ yếu ở nông thôn

Câu 17. Đời sống nhân dân ĐBSH còn nhiều khó khăn do nguyên nhân chính nào ?

A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

B. Thiếu lao động kĩ thuật.

C. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

D. Tỉ suất sinh cao.

Câu 18. Hạn chế lớn nhất với phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là gì?

A. Chất lượng nguồn lao động hạn chế.

B. Người dân thiếu kinh nghiệm sản xuất.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu đồng bộ.

D. Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất.

Câu 19. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư của Đồng bằng sông Hồng?

A. Có mật độ dân cư cao nhất cả nước.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên liên tục tăng.

C. Thu nhập bình quân đầu người thấp.

D. Tuổi thọ cao hơn trung bình cả nước.

Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới.

C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

D. Tài nguyên đất, nước trên mặt, nước ngầm bị xuống cấp.

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng?

A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở vùng phía đông.

B. Cao ở rìa phía tây, tây bắc và thấp dần ra biển.

C. Cao ở phía tây bắc, nhiều ô trũng ở phía đông.

D. Thấp trũng ở phía bắc và cao dần về phía nam.

Câu 22. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là

A. chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

B. chế biến sản phẩm chăn nuôi, công nghiệp năng lượng.

C. sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

D. chế biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp dầu khí.

Câu 23. Ngành nào sau đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng Bằng sông Hồng?

A. Luyện kim màu và cơ khí chế tạo.

B. Hóa chất và sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Khai thác khí đốt và công nghiệp cơ khí.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng.

 

 

3. Vận dụng

Câu 1. Vấn đề kinh tế - xã hội được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.

B. trình độ thâm canh lúa nước cao nhất cả nước.

C. cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ.

D. vùng trọng điểm để sản xuất lương thực.

Câu 2. Nguyên nhân cơ bản khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là

 A. có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

 B. có khí hậu thuận lợi hơn.

 C. có đất đai phì nhiêu , mãu mỡ hơn.

 D. có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn.

Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộc có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

 A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

 B. khí hậu có sự phân mùa.

 C. lượng mưa hàng năm lớn.

 D. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.

Câu 4. Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, Đồng bằng sông Hồng cần

 A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

 B. nhập lương thực từ các vùng khác.

 C. đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

 D. thu hút lực lượng lao động từ các vùng khác tới.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của Đồng bằng sông Hồng cao?

A. Cơ cấu dân số trẻ.

B. Quy mô dân số đông.

C. Gia tăng cơ giới cao.

D. Kinh tế chậm phát triển.

Câu 6. Tại sao vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội truyền thống?

A. Kinh tế phát triển nhanh.

B. Có nhiều dân tộc chung sống.

C. Chính sách của nhà nước.

D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nào khiến Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước?

A. Đất phù sa màu mỡ.

B. Trình độ thâm canh cao.

C. Cơ sở hạ tầng tốt.

D. Lịch sử khai thác lâu đời.

Câu 8. Điều kiện quan trọng nhất để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Đất phù sa màu mỡ.              

B. Nguồn lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao.

C. Thời tiết thuận lợi.                             

D. Hệ thống thủy lợi phát triển mạnh.

Câu 9. Sức ép dân số đã làm cho vùng Đồng bằng sông Hồng

A. có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp nhất nước.

B. có tỉ lệ đất bình quân nông nghiệp theo người thấp nhất nước.

C. có lương thực bình quân đầu người thấp nhất nước.

D. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thấp nhất nước.

Câu 10. Việc sát nhập Hà Tây vào thành phố Hà Nội là một trong những biểu hiện của quá trình

A. đô thị hóa tự giác.

B. đô thị hóa tự phát.

C. mở cửa hội nhập.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 11. Sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình cả nước do

A. có diện tích đất canh tác khá lớn.

B. đất chuyên dùng và đất thổ cư giảm.

C. dân số thuộc loại đông của cả nước.

D. người dân có kinh nghiệm trồng lúa.

Câu 12. Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do

A. diện tích lớn nhất.

B. dân số đông nhất.

C. trình độ thâm canh cao.

D. sử dụng nhiều phân bón.

Câu 13. Bình quân lương thực trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước vì

A. dân số quá đông.

B. sản lượng lúa thấp.

C. diện tích đất canh tác ít.

D. thời tiết thường biến động.

Câu 14. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng là do

A. tài nguyên đất phù sa màu mỡ.

B. hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào.

C. có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh.

D. sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên.

 

4. Vận dụng cao

Câu 1. Khó khăn lớn nhất trong sử dụng tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. nhiều ô trũng ngập nước.

B. nhiễm phèn, nhiễm mặn vào mùa khô.

C. thoái hóa, bạc màu do canh tác quá mức.

D. diện tích đất chưa sử dụng còn lớn.

Câu 2. Đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp là do

A. có nhiều luồng xuất cư.

B. tâm lý thích sinh con trai.

C. thâm canh lúa nước lâu đời.

D. có nhiều đô thị lớn.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2014

(Đơn vị: Nghìn ha)

Loại đất

Tổng diện tích

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng

Đất ở

Các loại đất khác

Đồng bằng sông Hồng

2106

769,3

519,8

318,4

141

357,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.               

B. Cột.      

C. Đường.             

D. Tròn

Câu 4. Cho bảng sô số liệu:

DÂN SỐ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2010

2013

2014

2015

Cả nước

86 947,4

89 759,5

90 728,9

91 709,8

Đồng bằng sông Hồng

19 851,9

20 481,9

20 705,2

20 912,2

Đồng bằng sông Cửu Long

17 251,3

17 448,7

17 517,6

17 589,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Để thể hiện cơ cấu dân số phân theo vùng của nước ta theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.    

B. Miền.   

C. Đường.

D. Cột.

Câu 5. Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan

trọng nhất vào

A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.             

B. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.

C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.            

D. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC