Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Lịch sử - Địa lí THCS

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Lịch sử - Địa lí THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 9. Với nội dung bài dạy Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) - Lịch sử 9.

Đề ra:

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Lịch sử và Địa lí có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

 

Bài làm

 

1. Sản phẩm 1: Học liệu số

- Lưu ý đối với một số học liệu số:

TT

Học liệu

Định dạng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Văn bản

PPT, PPTX, DOC, DOCX, PDF…

Yêu cầu 1: Đặt tên tập tin

Đặt tên tập tin theo đúng yêu cầu (Ví dụ: <MSHV>.BTCK.docx,…).

Yêu cầu 2: Kích thước tập tin

- Đối với tập văn bản, kích thước file không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 10MB, không quá 1000 từ,…).

- Đối với tập tin trình chiếu, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 50MB, từ 5-7 slides, có hình ảnh đẹp, phù hợp,…).

- Đối với tập tin hình ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 5MB, kích thước 800x1000 pixel,…).

- Đối với tập tin phim ảnh, kích thước không vượt quá dung lượng cho phép (Ví dụ: không quá 100MB, từ 3 - 5 phút, độ phân giải từ 640x360,…).

- Đối với tập tin mô phỏng… hay các sản phẩm khác, cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu có liên quan với sản phẩm đã chọn.

Lưu ý:

- Đối với sản phẩm có chứa nhiều tập tin, cần nén lại thành một tập tin với định dạng nén (.zip hoặc .rar,…) và đặt tên <MSHV>BTCK.rar).

- Không được phép nộp sản phẩm dạng liên kết (link) bởi sản phẩm có thể bị mất.

2

Hình ảnh

PNG, JPG

3

Video

MP4

4

Mô phỏng

YKA

 

2. Sản phẩm 2: BẢN MÔ TẢ:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY:

 BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954) (TIẾT 1)

Môn học: Lịch sử - Lớp 9

Thời lượng thực hiện: (1 tiết)

 

I. MỤC TIÊU:

- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri,...).

- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).

- Trình bày được sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.

- Nội dung Hiệp định Giơ- ne –vơ.

- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

1. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tìm được tư liệu cho bài học.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về diễn biến chính, ý nghĩa của chiến dịch và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch. Ý ngĩa lịch sử, nguyên nân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được diễn biến chính của chiến dịch và giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch. Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc có những bước phát triển như thế nào?

2. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc

+ Yêu nước: Câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).

- Trách nhiệm: Sưu tầm được tư liệu bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ

* Thiết bị dạy học:

- Máy vi tính, smart tivi, mạng internet.

- Phần mềm MS-PowerPoint; Quizziz; Padlet.

- Thiết bị dạy học khác: Loa

* Học liệu số:

- Bài trình chiếu

- Video clip

- Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

- Hình ảnh diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Học liệu khác: Chương trình Lịch sử Lớp 9

III. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ

* Hoạt động 1: Tìm hiểu kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ

I. Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ

a) Mục tiêu: Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của TD pháp và can thiệp Mĩ trong kế hoạch Na-va

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

thời gian 10 phút

c) Sản phẩm: (phần nội dung chính)

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Các em  đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

+ Trình bày nội dung kế hoạch Na-va

GV: Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc sách giáo khoa và quan sát trên lược đồ để trình bày. Trong quá trình thực hiện giáo viên hộ trợ hs bằng các câu hỏi gợi mở

- Vì sao, Kế hoạch Nava ra đời?

HS: HS suy nghĩ để trả lời

+ Pháp gặp nhiều khó khăn ...

+ Dựa vào Mỹ để tìm thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong danh dự

- Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava chia làm mấy bước

Bước 3: HS báo cáo

Bước 4: Kết luận, nhận định. Sau đó GV khắc sâu một lần nữa qua phân tích và trình bày trên lược đồ.

- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận

- Như vậy kế hoạch Nava Pháp- Mĩ dự kiến tiến hành trong thời gian 18 tháng với mục đích “chuyển bại thành thắng” kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Âm mưu của Pháp Mĩ có thành công hay không chúng ta sang tiếp túc tìm hiểu phần II của bài...

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954  

II. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954

a) Mục tiêu: trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ được cuộc tiến công bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm để trình bày được trên lược đồ các cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 trên lược đồ

Thời gian 20 phút

c) Sản phẩm: (mục nội dung chính)

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

+ Trình bày cuộc Tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 trên lược đồ.

+ Cho biết vì sao nói cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ GV hộ trợ các em bắng các câu hỏi gợi mở

- Để đối phó với kế hoạch Nava, ta có chủ trương gì? (phương hướng chiến lược, phương châm chiến lược)

- Em có nhận xét gì phương hướng chiến lược của ta? (Điều khiển địch, buộc chúng phân tán theo kế hoạch của ta)

- Em có nhận xét gì về kết quả đạt được trong đông –xuân 1953-1954? Điểm then chốt của kế hoạch Nava?(tập trung quân...ta phá thế tập trung)

Bước 3: HS báo cáo

- HS trình bày phương hướng, phương châm chiến lược

- Trình bày trên lược đồ các cuộc tiến công của ta

 - Như vậy với cuộc tiến công đông –xuân 1953-1954, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ

Bước 4: Nhận xét đánh giá

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ 1954

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

a) Mục tiêu: Học sinh kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử.

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh xem video và lược đồ chiến dịch Điên Biên Phủ 1954. Học sinh kể lại diễn biến chính về chiến Điện Biên Phủ năm 1954, học sinh thực hiện kể chuyện trong nhóm và trước lớp.

c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được: Âm mưu của địch, chủ trương của ta

* Âm mưu của địch:

ĐBP có vị trí chiến lược quan trọng

Xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương: gồm 3 phân khu, 49 cứ điểm, 16.200 quân, trang bị hiện đại nhất Đông Nam Á...

* Chủ trương của ta: Tháng 12/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

- Học sinh kể được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo 3 đợt tấn công:

+ Đợt 1: Ngày 13/3/1954, ta mở màn tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu, địch bị tiêu diệt.

+ Đợt 2: Ngày 30/3/1954, ta đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch Mường Thanh. Đêm 26/4/1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ diểm phía Đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt.

+ Đợt 3: Ngày 01/5/1954, ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6/5/1954, đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ chỉ huy của địch.

- Kết quả:

+ Loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch...

- Ý nghĩa:

+ Là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất, nêu cao tinh thần chiến đấu anh hùng bất khuất của dân tộc.

+ Đập tan kế hoạch Na-va.

+ Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương

+ Tạo điều kiện thuận lợi đấu tranh ngoại giao.

+ Tác động mạnh đến thế giới...

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình trong tài liệu HDH KHXH 9, tập hai, hãy:

+ Giới thiệu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp. Lí giải vì sao Pháp – Mĩ coi Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”?

+ Nêu suy nghĩ của em khi quan sát hình 55,56.

+ Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ

* Giáo viên trình chiếu video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và yêu cầu học sinh kể lại diễn biến chính của chiến dịch theo câu hỏi gợi ý sau:

- Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?

- Câu 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?

- Câu 3: Kết quả của chiến dịch như thế nào?

Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận, kể trong nhóm.

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.

Bước 4: Nhóm nhận xét, đánh giá và giáo viên nhật xét chốt lại.

 

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

- Học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT trong môn Lịch sử ở cấp THCS đã có

Tiêu chí

Mức điểm

Học liệu số cần thiết, hợp lí để HS đạt được mục tiêu của hoạt động.

20

Học liệu số phù hợp với nội dung của hoạt động.

20

Học liệu số khả thi với phương pháp, kĩ thuật dạy học trong hoạt động.

20

Học liệu số được xây dựng bằng phần mềm phù hợp.

20

Học liệu số được thiết kế rõ ràng, đảm bảo yêu cầu thính thị và tính sư phạm để hỗ trợ GV và HS thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học.

20

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 

Previous Post Next Post

QC

QC