Skkn Một số biện pháp dạy môn Tiếng Việt cho học sinh yếu lớp 1 (sách mới)

 


Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

- Trong trường tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 1 là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (như: nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường, phù hợp với từng hoạt động theo lứa tuổi. Qua đó cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, đồng thời bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành những thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách của học sinh tiểu học lớp đầu cấp.

- Để học tốt môn Tiếng Việt, trước hết học sinh ngay từ lớp 1 phải học tốt các vần Cụ thể học sinh phải nắm chắc về âm, vần, thanh, viết đúng, đẹp, phát âm rõ ràng, chính xác, phân biệt rõ cách đọc, cách viết thì mới đạt hiệu quả tốt ở môn Tiếng Việt.

- Vì vậy, khi dạy vần không những thực hiện nhiệm vụ dạy học chữ mà học vần chỉ là mới sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm. Hết lớp 1, học sinh phải đọc trơn tiếng, âm tiết, từ ngữ, câu, đoạn. Việc đọc trơn các từ ngữ, câu, đoạn chỉ ở mức độ đơn giản việc thông hiểu văn bản chỉ ở mức độ thấp. Những yêu cầu của môn học vần đặt ra chỉ hoàn thiện về đọc, viết với tư cách là một phân môn của Tập đọc, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục nâng lên ở các lớp trên.

- Để đạt được mục tiêu như mong muốn, trước hết khi hoàn thành xong chương trình lớp 1, học sinh phải đọc thông, viết thạo. Vì đọc và viết là mục tiêu cơ bản hàng đầu của mỗi học sinh. Nếu không biết đọc, biết viết học sinh không thể thực hiện các hoạt động của mình trên lớp, dẫn đến khả năng học tập của các em sẽ yếu dần.

- Thực tế hiện nay ở các lớp 1, việc dạy học của giáo viên bên cạnh những thành công vẫn còn rất nhiều hạn chế; rải rác ở các lớp 1, lớp nào cũng có học sinh yếu về môn Học vần, chữ viết xấu, kết quả đọc của học sinh chưa đáp ứng được mục tiêu mà nội dung chương trình lớp 1 đưa ra. Các em không nắm được kiến thức, kỹ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 nên dẫn đến đọc và viết rất yếu.

- Vậy phải làm thế nào? Bằng phương pháp giáo dục ra sao để cuối năm khi hoàn thành chương trình lớp 1 tất cả mọi học sinh đều đọc, viết tốt như mong muốn của mỗi giáo viên, gia đình và nhà trường…? Đó là trăn trở, lo lắng của nhiều giáo viên đứng lớp có học sinh học yếu môn Học vần.

- Là một giáo viên giảng dạy lớp 1 mới chỉ có 3 năm nhưng qua lớp học tập bồi dưỡng nội dung chương trình thay sách giáo khoa lớp 1 mới (Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể) và bằng nhiều biện pháp giáo dục tôi đã thực hiện tốt việc giảng dạy. Các đối tượng học sinh đều học tốt môn Tiếng Việt.

Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy tốt môn Tiếng việt cho học sinh yếu ở lớp 1” 

I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

   Do ảnh hưởng của dịch Covid nên học sinh đầu vào lớp 1 nhiều em không nhận biết được bảng chữ cái. Đã thế lại có gần chục em trong tình trạng nhận thức yếu nên tôi rất trăn trở. Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và có nhiều khả năng dẫn đến học sinh lớp 1 yếu môn Tiếng Việt:

 - Do khả năng tiếp thu của học sinh.

 - Do học sinh không được gia đình quan tâm chỉ bảo, không ôn luyện bài cũ, chưa chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 - Do một số phụ huynh chưa quen nội dung chương trình mới nên phát âm còn nhầm lẫn khi hướng dẫn cho các em.

 - Học sinh không đươc rèn luyện kỹ ở lớp.

 - Học sinh khuyết tật hoà nhập.

 - Do học sinh đã tùng bị tai nạn giao thông.       

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:  

  Từ những nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp giảng dạy ngay trên lớp của mình. Qua thời gian 1 năm thực hiện chương trình SGK lớp 1 mới, bằng nhiều nôi dung phuơng pháp dạy học phong phú, kết hợp với một số kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 1 đã mang lại cho tôi hiệu quả cao trên lớp mình. Tuy vậy không phải học sinh nào cũng tiếp thu bài tốt, có kết quả tốt cuối năm như mong muốn, do đó biện pháp để khắc phục học sinh yếu kém môn Tiếng Việt được thực hiện như sau:

2. 1. Về phần đọc:

2.1.1. Điều tra nắm chắc các đối tượng học sinh trong lớp

 - Ngay từ đầu năm, tôi điều tra lý lịch trích ngang trong sổ chủ nhiệm. GVCN phải lập riêng một sổ theo dõi về tình hình học tập hàng tuần của học sinh.

 - Giữa kì I tôi đã nắm được danh sách học sinh của lớp yếu môn Tiếng Việt (không nắm được âm, vần,  mau quên, viết yếu) ghi vào sổ theo dõi (mỗi em một trang) hàng tuần, hàng tháng… Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình PHHS để trao đổi có hướng giúp đỡ…

2.1.2 Về học sinh có khả năng tiếp thu hạn chế (về đọc)

a. Cách 1

 Dùng bảng phụ tự ghi (ĐDDH tự làm). Gồm 2 bảng:

 * Bảng 1: Ghi các chữ cái từ a đến y

 * Bảng 2: Ghi tất cả các phụ âm (hoặc để phân biệt rõ nguyên âm- phụ âm) giáo viên có thể ghi như sau:

Bảng 1                                    Bảng 2      

  b  c  d  đ  g  h  k  l

  m  n  p  q  r  s  t  u  ư

  v  x

  ch , th, nh, kh, ngh, ng

  tr, gi, ph, qu

 

  a  ă  â  o  ô  ơ  e

  ê  i  (y)  u  ư

      dấu thanh

 
                             

 

 

 

 

 * 02 bảng được ghi trên bìa cứng, mực đậm màu, đóng khung treo hai bên bảng lớp.

 * Cách thực hiện:

 - Sau mỗi bài học trong ngày, đến cuối giờ 2 bảng được dùng để ôn lại những âm mà học sinh đã học. Đọc lại nhiều lần (tuỳ theo yêu cầu của giáo viên) trước khi ra về.

 - Gọi học sinh yếu lên bảng tìm âm vừa học trong bảng và đọc lại cho tất cả học sinh sau giờ học để khỏi quên bài.

 - Ngoài cách trên, 2 bảng còn giúp cho học sinh phân biệt rõ nguyên âm - phụ âm để mở rộng thêm về âm.

 Để hướng dẫn cho học sinh yếu nhớ bài thì gọi học sinh lên bảng.

  VD: Muốn ghép được tiếng “bà” vừa học ta ghép âm gì với âm gì? dấu thanh? (âm b, a, dấu thanh huyền)

 Lưu ý: Lúc này lớp đã học xong và cất đi bảng ghép, (hỏi học sinh yếu để củng cố) học sinh sẽ chỉ lên bảng âm b, âm a, dấu huyền…

 Về học sinh khá giỏi, học xong âm mới, học sinh sẽ tự nhẩm đánh vần, ghép tiếng, tạo ra tiếng nói dễ dàng mà không cần đến sự trợ giúp của giáo viên, lúc này giáo viên chỉ hướng dẫn, quan sát, sửa sai cho học sinh…

 - Thuận lợi:

  Học sinh yếu nắm được âm đã học, biết đọc, phân tích tiếng dẫn đến đánh vần thành thạo bài đọc, khó có thể quên âm đã học, học vần, tốc độ đọc trơn môn Học vần có tiến bộ rất nhiều.

 Ví dụ: Hôm nay học vần (ia). Học sinh tự ghép phụ âm với vần ở bảng ghép (ĐDTV L1) để tạo ra tiếng mới rất dễ dàng (như: mía, lìa, chia, vỉa, bìa, nghĩa…)

 - Về nhà học sinh tự ghép đánh vần để đọc, khắc phục dần dần điểm yếu của môn này, nhanh chóng nắm được bài học về cả đọc lẫn viết, học sinh yếu tiến bộ dần lên…    

b. Cách 2: Làm cho học sinh mau nhớ, khó quên

 - Tận dụng triệt để mô hình vật thật để dạy cho học sinh khắc sâu về âm và vần.

Ví dụ: *  Về âm:

+ Âm a: (dùng vật thật: chiếc lá, cái ca, quả na…)

+ Âm c: (con cá, quả cà…)

+ Âm ê: (cái ghế, bé ghi vở, dùng thao tác ghi…)

*  Về vần:

 +  an: (nhà sàn, bàn ghế…)

 +  ia: (cái đĩa, chia quà…bằng động tác chia)

 + ai: (cái tai)

 + ay: (cái tay)

- Sử dụng 100% đồ dùng dạy học trong bộ chữ học vần để giảng dạy hàng ngày nhưng phải thay đổi hình thức khác nhau như: Tạo tiếng mới, tạo ra vần mới, ghép từ mới lặp đi, lặp lại.

- Cho học sinh trong tổ, nhóm thi đua đọc tiếp sức tiếng mang vần giữa các tổ, nhóm.

2.1.3 Học sinh lười, không học bài cũ, học sinh khuyết tật hoà nhập:

 - Bằng mọi biện pháp giúp đỡ, kiểm tra thường xuyên hàng ngày các đối tượng yếu ở lớp (giáo viên tuyệt đối không bỏ qua bước kiểm tra nào) nhằm tạo cho học sinh sự ham thích học tập…

 - Liên hệ chặt chẽ với gia đình PHHS để có hướng giúp đỡ học sinh, khắc phục dần dần về học yếu.

 - Về học sinh khuyết tật hoà nhập, tôi làm bộ bảng vần để học ở nhà. Còn trên lớp, tôi luôn hướng dẫn kèm cặp thường xuyên hằng ngày (tiết Thể dục, giờ ra chơi tranh thủ ôn bài cũ và luyện đọc cho những đối tượng này) để học sinh này mức độ tối đa là đọc được, không yêu cầu quá cao như học sinh bình thường.

2. 2. Về phần viết:             

 - Bằng hình thức chính tả trên bảng con, trên vở luyện tập tôi luôn kiểm tra nhiều hình thức chính tả để khắc sâu bài học trong ngày bằng cách:

 + Những học sinh yếu được gọi lên bảng để viết, cả lớp viết vào bảng con.

 + Hướng dẫn kỹ từng bài, nhất là các nét viết cơ bản của vần (bắt buộc học sinh phải nắm các nét viết cơ bản).

 - Luyện tập bảng con thường xuyên sau mỗi bài mới và kiểm tra bài cũ.

 - Vở tập viết: Tập học sinh đọc to, rõ nội dung từng bài trước khi viết, chú ý từng nêt viết của học sinh yếu, nhắc nhơ tư thế ngồi, hướng dẫn tỉ mỉ các nét viết thật kĩ càng…

 - Hằng ngày sau những giờ ở lớp, theo dặn dò của cô giáo chủ nhiệm các em phải viết lại theo yêu cầu từ 5 đến 6 dòng từ ứng dụng vào vở luyện ở nhà để nhớ bài mới.

2. 3. Về luyện nói:

 - Tập cho học sinh tránh sợ sệt, rụt rè trong khi phát biểu xây dựng bài, nhất là học sinh yếu ít phát biểu, để phát huy khả năng và tập cho học sinh tính dạn dĩ nên gọi thường xuyên nhæîng học sinh yếu để học sinh đó mạnh dạn hơn, qua đó khắc sâu bài học.

 - Đối với những học sinh kém về nói, giáo viên cần nói mẫu để tập cho học sinh nói lại:

 * Luyện nói câu hỏi

  * Luyện nói câu trả lời

  * Luyện nói câu đối thoại (nhóm đôi, nhóm lớn, nhóm nhỏ, phân vai, xử lý tình huống ở các môn học khác…)

 - Ngoài ra trong những buổi lên lớp bằng công tác chủ nhiệm, GVCN phải tập cho học sinh có nề nếp tốt như: tự truy bài, kiểm tra lẫn nhau về đọc, kiểm tra việc hoàn thành bài tập giao về nhà…trước khi cô giáo kiểm tra.

 - Những học sinh giỏi, khá phân ngồi xen kẽ (mỗi học sinh giỏi hoặc khá ngồi cùng bàn với 1 học sinh yếu để có hướng giúp đỡ bạn yếu…)

 - Hằng tuần trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên khen, động viên, nhận xét sự tiến bộ của học sinh yếu qua theo dõi hàng tuần.

 - Khen thưởng động viên sự ham muốn học tập bằng một món quà nhỏ trước lớp như 1 lá cờ, 1 cây bút chì, 1 quyển vở hoặc 1 cây bút mực, 1 hộp màu đơn giản v.v… để động viên tinh thần học tập của các em.

 - Gặp gia đình PHHS trao đổi việc học của con em hoặc ghi phiếu nhận xét, báo cho phụ huynh về việc học của con em để có hướng khắc phục.

2. 4. Về tổ chức trò chơi:

 - Để tiết dạy đạt hiệu quả, đồng thời khắc sâu bài học thì phải tổ chức trò chơi sau mỗi bài học, dù lớn hay nhỏ đều phải có trong tiết học, tuy hình thức khác nhau để gây ấn tượng mới lạ, tránh mhàm chán nhưng mục đích là củng cố kiến thức bài mới.

 - Phải tạo được khí thế thi đua trong tổ chức trò chơi. Hình thức tổ chức tổ/tổ - nhóm/nhóm – HS/HS…

 - Nắm rõ tính chất học tập và mục đích thì phải tổ chức bằng nhiều hình thức nhưng không đơn điệu tránh lặp đi, lặp lại.

Ví dụ:      Bài 1: Tổ chúc thi đua tìm tiếng, từ mới.

                Bài 2: Tổ chức sử dụng bảng cài thi đua giữa các nhóm.

                Bài 3: Thi đọc tiếp sức.

                Bài 4: Tìm bạn cùng vần.

                Bài 5: Đặt câu có chứa tiếng mới v.v…

  - Lệnh khi chơi phải dứt khoát, gọn, rõ nội dung, dứt khoát lời nói để học sinh yếu dễ theo dõi và tham gia chơi đều và có điều kiện củng cố bài…

 - Nhận xét trò chơi kịp thời đầy đủ, cần nhấn mạnh sự tiến bộ của những học sinh yếu, động viên khuyến khích các em.

 - Tuyên dương trước lớp những cố gắng của học sinh yếu.

2. 5. Về phần trình bày bảng:

 - Bảng lớp là một phương tiện dạy học rất quan trọng, những ấn tượng ban đầu đối với lớp 1 bao giờ cũng khắc sâu và lưu giữ trong tâm trí của các em. Vì thế mỗi bài dạy tôi luôn ghi rõ ràng chuẩn mực, đúng nét viết của các con chữ dễ đọc, dễ nhìn viết theo các nét viết đúng qui trình.

 - Các vần mới học, chữ mẫu đều phải rõ ràng, dùng phấn màu để học sinh phân biệt nhớ vần.

 - Chữ viết trên bảng lớp phải theo qui định: Chữ in thường, kiểu chữ đứng, đều nét.

 - Trình bày rõ ràng, viết đúng nét, đẹp nên chữ viết của học sinh cả lớp đều viết rất tốt, riêng những học sinh yếu viết chữ tiến bộ rất nhiều, không còn tình trạng học sinh viết chữ cẩu thả, đồ dùng học tập như bút, vở... luôn đầy đủ.

2. 6. Về ngôn ngữ của giáo viên:

 - Đối với những học sinh yếu môn Học vần (cũng như các môn học khác) tôi luôn cư xử đặc biệt, gần gũi các em như nâng đỡ, khích lệ thông cảm hoàn cảnh từng em, luôn nhấn mạnh vào mặt thành công của học sinh, tự kiềm chế và đồng cảm với học sinh của mình.

 - Nắm đặc điểm của tất cả học sinh trong lớp, có thái độ vui vẻ, cởi mở đối với học sinh.

 - Luôn động viên, khen, tuyên dương kịp thời: em nào cũng giỏi, em nào cũng có nhiều cố gắng…

 - Tuỳ từng học sinh, tuỳ kết quả của mỗi em mà khen đúng mức, không xa lánh đối với học sinh yếu. Vì vậy giữa thầy và trò gần gũi nhau hơn, kết quả giảng dạy đã có chuyển biến rất nhiều.

 Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

 - Ngoài những biện pháp trên, trong mỗi giờ dạy luyện tập tôi thường khuyên nhủ, hướng dẫn học sinh ôn bài, tự tìm từ mới từ dễ đến khó, luyện viết thường xuyên như: luyện chính tả, bổ sung luật chính tả…bằng nhiều loại hình bài tập trong lớp như điền vần, tiếng, tìm từ mới.

 - Nắm chắc tình hình lớp, lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy nên tôi đã khắc phục được học sinh yếu kém môn học này, bước đầu thành công khi dạy lớp 1.

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

 - Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, kết quả giảng dạy của lớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ đáng mừng. Đối tượng yếu môn Học vần không còn nữa, học sinh cả lớp đều đọc, viết tốt; cụ thể:

  + Tuy chưa học hết phần vần nhưng đến cuối học kì I, 100% học sinh cả lớp đã biết đọc trơn tiếng, từ, 1 khổ thơ, đoạn văn, viết đúng nét, chữ rõ ràng, những học sinh yếu phân môn Học vần có tiến bộ rất nhiều.

 +  Số lượng từ mới được bổ sung qua các giờ dạy trên lớp là 637 từ. Học sinh nắm chắc luật chính tả, phát âm rõ ràng chính xác, tìm từ mới nhanh. Học sinh học tốt môn Tập viết, viết chữ đẹp, rõ ràng. Vở sách luôn sạch sẽ đạt 97% cho cả lớp.

 - Từ học kì I để nâng cao khả năng đọc của học sinh sang giữa học kì II tôi đã đăng ký cho học sinh mượn truyện nhi đồng ở thư viện, tham gia đọc báo Nhi đồng, tạo cho học sinh ham thích đọc và phát triển khả năng đọc, học sinh yếu môn học vần không còn nữa.

 - Học sinh được rèn luyện tư duy nhiều. Khả năng tư duy của các em khá tốt. Vốn từ tăng lên (Sau mỗi bài học tìm từ mới) so với bài học đơn thuần, khả năng giao tiếp của học sinh mạnh dạn hơn trước, biết cách diễn đạt câu, từ trong tất cả các môn học. Một số em biết điền từ giàu hình ảnh và liên tưởng.

* Về phần đọc:

  Lớp có 38 học sinh thì em nào cũng đọc tốt, đọc to rõ ràng kể cả em học sinh hòa nhập.  Các em đọc biết ngắt nghỉ khi có dấu câu. Thậm chí có em đọc diễn cảm rất tốt như em Linh, Mai. Mặc dù học sinh hòa nhập không nhìn thấy chữ trong sách giáo khoa nhưng em vẫn đọc được vì cô giáo phóng to các văn bản lên cỡ chữ 70. Chỉ duy nhất còn 1 em đọc chậm là do nhận thức chậm, gia đình ít quan tâm và em bị ngọng nhiều âm cuối.

* Về phần viết:

 - Viết đúng mẫu, đúng cỡ, trình bày rõ ràng. Viết đẹp ở hai cỡ chữ: nhỡ và nhỏ; viết đúng 95% theo mẫu của giáo viên.

 - Riêng chỉ có 1 học sinh hòa nhập vì không nhìn rõ nên em không thể viết được chữ.

* Về đạo đức:

     - Nhờ luyện nói, học sinh cả lớp đã biết dùng lời hay ý đẹp để giao tiếp với người lớn. Học sinh yếu mạnh dạn hơn trong phát biểu, đọc bài to, rõ, lễ phép hơn trước (thông qua các từ mới như: Đối với người lớn phải dùng từ kính trọng; đối với anh chị phải dùng từ thân ái…). Không còn học sinh nói tục và học tiến bộ hẳn.

 - Lớp có nề nếp học tập tốt, mới lạ nhưng đã thành thói quen tự truy bài. Vào đầu giờ mỗi ngày trước khi vào lớp, đội tự quản điều khiển cả lớp cho ôn lại các vần đã học và đọc lại các bài đã học. Nhờ vậy học sinh yếu đã kịp dần học sinh khá, có những em học yếu về học tập nay đã được nâng lên học được khá, giỏi.

 - Lớp luôn xếp thứ nhất vào mỗi buổi sinh hoạt dưới cờ.

 - Bảng so sánh chất lượng.

 

Điêmt 9 - 10

Điêmt 7 - 8

Điêmt 5 - 6

Điểm dưới 5

 

SL

 

TL

 

SL

 

TL

 

SL

 

TL

 

SL

 

TL

 

Cuối kì I

 

9

 

23,7%

 

16

 

42,1%

 

6

 

15,8%

 

7

 

18,4%

 

Cuối năm

 

23

 

60,5%

 

13

 

34,2%

 

0

 

 

2

 

5,3%

IV. CAM KẾT KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN

  Tôi cam đoan sáng kiến này không sao chép của ai.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC