PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Hiện nay công nghệ thông tin nói chung và Tin học nói
riêng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc quản lý và
giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, trong hầu hết mọi
lĩnh vực CNTT đã được ứng dụng, với những tính
năng ưu việt, sự tiện dụng, tin học đã là
một phần không thể thiếu được trong nhiều ngành cũng như sự phát triển.
Trong nhiều năm gần đây ngành
GD-ĐT đã trở thành điểm sáng về ứng dụng CNTT vào quản lý và trong
công tác giảng dạy của giáo viên.
Tin
học là một môn học mới và có những đặc thù riêng là liên quan chặt chẽ với sử
dụng máy tính. Đây là một chương trình đào tạo mang tính
ứng dụng, do đó yêu cầu người học phải nắm bắt chính xác, nhanh, sử dụng máy
tính tốt và kỹ năng thực hành trên máy tính phải ở mức độ cao nhất.
Không
như những môn học khác. Đặc trưng của môn Tin học là lí thuyết đi đôi với thực
hành. Thời lượng thực hành thông thường ít nhất là
50%, mức thời gian tốt nhất là khoảng 75%, học sinh có thể học lý thuyết ngay
trên phòng máy tính để nhận biết các thao tác cũng như các lệnh và nút lệnh một
cách trực quan và rõ ràng hơn.
Qua
quá trình giảng dạy môn tin học THCS với những kinh nghiệm rút ra được sau mỗi
tiết học cũng như các tiết ôn tập và dựa trên kết quả bài kiểm tra, bài thi của
học sinh. Tôi nhận thấy rằng mức độ ghi nhớ các thao tác trên máy và các bước
thực hiện khi làm lý thuyết còn chưa tốt. Khi được hỏi các em hầu như đều có
cùng ý kiến là học lý thuyết rất ngại, thích học thực hành hơn. Đặc biệt trong
môn Tin học thì các lệnh trong các bước thực hiện lại đều là Tiếng Anh vì thế
để nhớ được bằng cách học thông thường là khó, học sinh đều muốn là được học lý
thuyết trên phòng máy để ghi nhớ các lệnh và các thao tác thực hiện được nhanh
và dễ dàng hơn.
Dựa
trên thực tế và từ những mong muốn của học sinh, tôi luôn muốn trong quá trình
giảng dạy làm thế nào để giúp các em có thể tư duy tốt, ghi nhớ được lý thuyết
song song với kỹ năng thực hành. Vì thế tôi đã chọn phướng pháp dạy tiết lý thuyết
trực tiếp trên phòng máy với một số bài trong chương trình học và đặc biệt là
những tiết Ôn tập cuối kỳ. Mục đích là cho các em có thể quan sát các bước thực
hiện ngay trên máy sau khi nhắc lại lý thuyết, để các em có thể ghi nhớ lâu hơn
và kỹ hơn các lệnh đồng thời cũng giúp học sinh rèn được kỹ năng thực hành tốt
hơn.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Học
sinh rất hào hứng, thích khám phá và yêu thích môn học nhưng lại ngại học lý
thuyết và vì đây là môn học cần phải ghi nhớ, tư duy logic, khả năng tổng hợp
và phân tích tốt nên không phải học sinh nào cũng có thể thực hiện được như yêu
cầu.
2.1. Thuận lợi:
-
BGH nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể
phát huy hết khả năng trong việc dạy và học.
-
Nhà trường đã đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy
học (Phòng máy, máy chiếu…).
- Đa số các em học sinh có ý thức tự học, yêu thích môn học, thích
khám phá và tìm hiểu kiến thức, tri thức mới. Đặc biệt các em rât muốn học lý
thuyết trực tiếp trên phòng máy để được thực hiện ngay thao tác sau khi được
học.
- Giáo viên có thể điều chỉnh số lượng tiết học lý thuyết
và thực hành theo tình hình thực tế và yêu cầu cụ thể trong nội dung của mỗi
bài học.
2. 2. Khó khăn:
Học
sinh trên địa bàn lại chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân và lao động
tự do, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế,
điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó. Do vậy nhiều học sinh không
được học và sử dụng máy tính nhiều ngoài thời gian học trên lớp, nên một số em tiếp
thu kiến thức còn chậm và kỹ năng thực
hành yếu vì vậy tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết ôn tập lý
thuyết tin học 7”
3. MỤC
ĐÍCH SKKN.
-
Phát huy tính tự giác, tinh thần sáng tạo và chủ động của học sinh với môn học.
- Sử dụng
một số phương pháp, hệ thống các câu hỏi và bài tập nhằm tổng hợp kiến thức để học và dạy học nhằm góp tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh.
-
Nâng cao chất lượng tiết học Ôn tập lý thuyết trên phòng máy.
4. ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
+
Đối tượng: Học sinh cấp THCS, cụ thể là học sinh trường THCS …
5. KẾ
HOẠCH NGHIÊN CỨU.
- Để đạt được mục đích ở
trên, tôi đề ra các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu nội dung của
các hoạt động trong tiết Ôn tập, nội dung của các bài dạy học có liên quan.
Tổng hợp các bài tập thực hành có liên quan đến nội dung tiết Ôn tập.
- Thiết kế và xây dựng
giáo án phù hợp với nội dung và yêu cầu của tiết Ôn tập. Phù hợp với đối tượng
học sinh và học sinh có thể tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất.
- Cho học sinh Ôn tập lý thuyết kết hợp thực
hành trên phòng máy.
PHẦN II: NỘI DUNG
“BIỆN
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT ÔN TẬP LÝ THUYẾT TIN HỌC 7”
1.
Cơ sở lý
luận của vấn đề nghiên cứu:
Một
tiết ôn tập trong các môn học nói chung và của môn tin học nói riêng đều rất
quan trọng. Ôn tập là tổng hợp lại toàn bộ kiến thức trong phần, trong chương
hoặc trong cả một kì để giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức phục vụ
làm bài thi học kỳ của mình.
Trong
một tiết ôn tập, học sinh được nhớ lại các nội dung, các thao tác thực hiện và
thêm một lần khắc sâu kiến thức trọng tâm trong chuỗi nội dung các bài đã học.
Đối với môn Tin học, thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu
thành của bài giảng lý thuyết. Môn tin
học rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa
hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Học sinh không nhìn thấy trực quan
các thao tác thực hiện sẽ khó có thể nhớ rõ các bước và hạn chế kỹ năng thực
hành. Nếu thày và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học
chay), việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm đến 90%.
Do vậy tôi đã lựa chọn biện pháp
để nâng cao chất lượng tiết Ôn tập cho học sinh là cho các em học tiết Ôn tập
lý thuyết kết hợp trên phòng máy.
2.
Thực trạng:
a.
Khảo sát
chất lượng học tập bộ môn:
Trong
quá trình học tập, sau mỗi chương và mỗi kỳ học sinh đều được làm bài kiểm tra
đầy đủ để đánh giá mức độ kiến thức cũng như khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến
thức của mình.
Qua
kết quả các bài kiểm tra, tôi thấy nhiều em làm bài còn chua tốt. Bài kiểm tra
lý thuyết thì có những yêu cầu các em không làm được, với bài kiểm tra thực
hành thì kết quả cũng tương tự, nhiều em thao tác chậm, lúng túng khi làm bài
vì không nhớ kỹ chức năng của các nút lệnh.
Kết
quả thể hiện trong bảng khảo sát sau:
Kết
quả chất lượng bài kiểm tra cuối kỳ I khối 6 – 7
năm học 2015 - 2016
TT |
Tổng số |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
1 |
135 |
45 |
33 |
72 |
54 |
18 |
13 |
0 |
0% |
Tổng cộng |
45 |
33% |
72 |
54% |
18 |
13% |
0 |
0% |
b. Kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với
đối tượng học sinh:
Ngay từ khi bắt đầu soạn nội dung bài ôn tập, giáo viên cần phải
xác định rõ: Các nội dung trong tiết ôn tập.
Phương pháp thực hiện trong tiết ôn tập đó.
Bài tập tổng hợp cho học sinh ghi nhớ kiến thức.
Cụ thể, trong tiết 67, Ôn tập học kỳ II (Tin học lớp 7)
Một bài Ôn tập phải thiết
kế phù hợp với đối tượng học sinh và tổng hợp được đủ nội dung kiến thức cũng
như phương pháp để học sinh tiếp cận nhanh nhất và khắc sâu nhất là rất quan
trọng. Thiết kế chu đáo một bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị kỹ hơn về kiến
thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để thực hiện một tiết dạy đạt
kết quả cao nhất và học sinh thu nhận được kiến thức tốt nhất.
Điều này đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp
giữa dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp. Kiến thức đưa ra cho học sinh
không phải chỉ hoàn toàn là lý thuyết nhưng cũng không phải chỉ thực hành.
Giáo viên sử dụng những
phương tiện có sẵn cua môn tin học (như máy tính) áp dụng vào giảng dạy lý
thuyết để học sinh dễ ghi nhớ, dễ nhận biết giúp cho buổi ôn tập có hiệu quả
cao hơn.
Vì
thế để thiết kế một bài dạy ôn tập lý thuyết trên phòng máy sao cho phù hợp với
đối tượng học sinh theo tôi cần làm một số việc sau:
- Xác định được mục tiêu
trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản
dành cho đối tượng học sinh yếu và kiến thức, kĩ năng nâng cao dành cho học
sinh khá giỏi.
- Tham khảo một số nguồn
tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một cách
tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết và mở rộng cho học sinh những
kiến thức liên quan trong bài học.
- Chuẩn bị tốt phòng thực
hành và các thiết bị dạy học.
3. Các biện pháp nâng cao chất
lượng tiết Ôn tập lý thuyết Tin học 7
Trong
một tiết Ôn tập, việc quan trọng đầu tiên của giáo viên là phải đưa ra cách
tổng hợp được kiến thức dễ hiểu và đầy đủ nhất cho học sinh. cung cấp các lệnh
và các cách khác nhau để thực hiện một công việc theo yêu cầu của nội dung bài
học. Phải hướng dẫn học sinh các thao tác kết hợp nhắc lại lệnh sau mỗi phần
nội dung thông qua việc yêu cầu học sinh thực hiện trực tiếp trên máy của mình
và giáo viên chiếu phần học sinh thực hiện cho cả lớp quan sát dựa trên phần mềm
quản lý các máy con từ máy chủ của giáo viên.
Với
việc cho học sinh vừa trả lời, vừa nghe và vừa quan sát thông qua hướng dẫn trực
tiếp từ máy chủ của giáo viên, học sinh có thể ghi nhớ các bước thực hiện và nhìn
thấy các thao tác khá rõ ràng, rất trực quan
Cho
nội dung hoạt động để học sinh trao đổi nhóm sẽ biến bài học trở thành quá
trình học hỏi lẫn nhau, học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên, khắc sâu chứ
không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Để
học sinh nắm bắt tốt, ghi nhớ kiến thức một cách tổng hợp, có trình tự, logic và
thực hành tốt, yêu cầu giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp và bài tập
phù hợp cho tiết Ôn tập của mình.
* Các bước thực hiện:
-
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi và tình huống mang tính gợi mở để học sinh
phát triển năng lực tu duy và giải quyết được tình huống có vấn đề dựa trên
những kiến thức đã được học trong SGK và qua bài giảng của giáo viên.
-
Gọi học sinh nhắc lại nội dung (các lệnh) cụ thể theo từng yêu cầu và kết hợp
thao tác trên máy.
-
Giáo viên có thể đưa ra nhiều cách khác ngoài cách đã có trong SGK để giúp các
em rèn luyện và có thêm kỹ năng trong tiết thực hành.
-
Để tiết học Ôn tập lý thuyết có hiệu quả cao và để kiểm tra mức độ tiếp thu
kiến thức của các em sau tiết học, giáo viên có thể gọi 1 số học sinh trong các
nhóm nhắc lại các bước của các nội dung và thực hiện các thao tác đã trên máy
chủ của giáo viên để các bạn khác cùng quan sát và ghi nhớ.
-
Cho nội dung để học sinh thực hành sau khi đã được tổng hợp lại kiến thức để
học sinh rèn thêm được kỹ năng thực hành.
-
Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học:
+
Giáo viên tổng kết và nhắc lại nội dung đã học một lần nữa trước khi kết thúc
giờ học để học sinh nắm bài kỹ hơn.
+
Nhận xét những ưu điểm và những nhược điểm mà học sinh đã đạt được hay còn mắc
phải trong tiết ôn tập để rút kinh nghiệm cho học sinh.
* Ví dụ minh hoạ về thiết kế
và tổ chức các hoạt động của tiết học Ôn tập lý thuyết trên phòng máy (lớp 7).
Tiết 67: Ôn tập học kỳ II (Tiết 1)
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
1) Thiết kế
bài học:
a/ Xác định
mục tiêu trọng tâm của bài:
- Kiến thức:
+ Tổng hợp kiến thức về trình bày và in trang
tính.
+ Sắp xếp và lọc dữ liệu.
-
Kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt:
+ Biết trình bày và in một trang tính
hoàn chỉnh.
+ Biết sắp xếp và lọc dữ liệu trên máy
và trình bày được các bước thực hiện trên giấy.
-
Thái độ: Học sinh nghiêm túc, tích cực.
-
Phát triển năng lực của học sinh:
+ Năng lực tư duy, ghi nhớ
+ Năng lực quan sát
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực thực hành
b/Chuẩn
bị giáo án, bài tập, phòng máy, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, bảng phụ).
2) Thiết kế và tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thao tác trình bày và in trang tính
Mục tiêu: Học
sinh biết xem trang tính trước khi in
Biết điều chỉnh ngắt
trang khi cần
Biết đặt lề, hướng giấy in và biết in trang tính.
a. Xem
trước khi in.
GV;
chiếu một trang tính đã được nhập sẵn
(trên máy chiếu và máy học sinh để cả lớp quan sát)
? Với một trang tính mới được nhập vào như thế
này, nếu thực hiện in ngay thì sẽ như thế nào?
( Bảng
tính được in ra có thể bị thiếu, bị lệch…)
? Để không xảy ra hiện tượng như vậy ta phải
làm gì?
(Xem trang
tính trước khi in)
? Để xem trang tính trước khi in ta làm thế
nào?
(Học sinh
đưa ra lệnh xem trang tính trước khi in)
+ Nhấn
nút print preview trên
thanh công cụ
Giáo viên
yêu cầu học sinh nêu các cách khác để có thể thực hiện xem trang tính
(ví dụ:
File\Print preview)
Gọi học
sinh thực hiện lại thao tác trực tiếp trên máy tỉnh của mình, giáo viên chiếu
phần thực hiện của học sinh cho cả lớp quan sát.
? Mục đích
của việc xem trang tính trước khi in là để làm gì?
- Giáo
viên chốt ý và chuyển sang phần nội dung tiếp theo.
b.
Điều chỉnh ngắt trang.
Giáo viên
chiếu một bảng tính có dữ liệu ở 2 trang.
? Với một
bảng tính có dữ liệu nằm trong 2 trang, muốn dữ liệu nằm trong 1 trang ta phải
làm thế nào?
-> Phải
điều chỉnh ngắt trang
? Vậy có
thể điều chỉnh ngắt trang trong trường hợp nào?
? Nêu các
bước để thực hiện ngắt trang?
+ Nhấn
View\Page Break Preview
? Thực
hiện các thao tác ngắt trang trên máy tính?
GV yêu cầu
học sinh thực hiện trên máy của mình và gọi học sinh thực hiện trên máy cho cả
lớp quan sát.
Giáo viên chuyển ý (thông qua thao tác
thực hiện trên máy)
c.
Đặt lề, hướng giấy in và in trang tính.
Yêu cầu học sinh quan sát giáo viên thực hiện một số thao tác trên máy.
? Hãy cho biết cô giáo đang làm gì?
Giáo viên chuyển ý.
Cho bài tập để học sinh tự nhớ lại được các bước
thực hiện trong việc đặt lề và hướng giấy.
Câu 1: Để thay đổi lề
cho trang tính ta chọn đáp án nào?
A. Vào File \chọn Page setup\margins
B. Vào File\chọn Print Preview
C. Vào File\chọn Open\ margins
(Đáp án A)
Câu 2: Nối các lựa
chọn ở cột A tương ứng với các lệnh trong cột B cho đúng.
A |
|
B |
Lề
Trái |
|
Bottom |
Lề Phải |
|
Left |
Lề Dưới |
|
Top |
Lề Trên |
|
Right |
|
|
Footer |
(Đáp án: Lề trái – Left; Lề phải – Right; Lề Dưới – Bottom; Lề Trên – Top)
Câu 3: Để đặt hướng
giấy đứng ta thực hiện như thế nào?
A. File\Page setup\page\ Portrait
B. File\Page setup\page\Print
C. File\Page
setup\Landscape
(Đáp án A)
Câu 4: Để đặt hướng
giấy ngang ta thực hiện chọn đáp án nào sau đây:
A. File\Page
setup\ Landscape
B. File\Page
setup\page\ Landscape
C.File\Page setup\page\Print
(Đáp án B)
Câu 5: Để in trang tính ta nhấn nút lệnh nào trên thanh công
cụ.
A. Nút lệnh Open
B. Nút lệnh
Print
C. Nút lệnh
Print Preview
(Đáp án B)
? Để đặt
lề cho trang tính ta thực hiện như thế
nào?
* Đặt lề:
- Vào File \chọn Page setup\margins:
+ Left
+ Right
+ Top
+ Bottom
? Để đặt
hướng giấy in cho trang tính ta mở hộp thoại nào?
- File\ Page
setup\ page:
+ Portrait
(đứng)
+ Landscape
(ngang)
? Chức năng của Portrait
và Landscape?
?Một trang
tính sau khi đã được trình bày hoàn chỉnh ta có thể làm gì?
? Để in
trang tính ta thực hiện như thế nào?
* In:
Nhấn Print trên
thanh công cụ.
? Còn cách nào khác để thực hiện
lệnh in không?
- File\ Print
(Ctrl + P)
Giáo viên
gọi học sinh lên thực hành các nội dung (Đặt lề, hướng giấy, in trang tính)
trên máy tính để cả lớp quan sát.
Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học
sinh những bước học sinh còn chưa thực hiện thành thạo.
Hoạt động 2: Sắp xếp và lọc dữ liệu.
Mục tiêu: - Học sinh biết sắp xếp dữ liệu
- Biết lọc
dữ liệu theo các điều kiện và giá trị
Giáo viên
chia lớp thành 3 nhóm.
-
Giáo viên triển khai nội dung của hoạt động 2.
Vẽ sơ đồ nội dung kiến thức trong bài: Sắp xếp
và lọc dữ liệu?
Gọi học
sinh đọc lại nội dung thảo luận nhóm
Phát bảng
phụ và cho thời gian thảo luận
- Hướng
dẫn học sinh thảo luận theo nhóm với yêu cầu của nội dung câu hỏi.
- Kết thúc
thời gian thảo luận, giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày bài của nhóm
mình.
- Gọi đại
diện nhóm khác nhận xét bài của nhóm vừa trình bày.
? Em có
nhận xét gì về nội dung và cách trình bày bài thảo luận của nhóm khác (nhóm 1,
2 hoặc 3)?
- Giáo
viên nhận xét các bài làm của các nhóm và đưa ra sơ đồ chính xác để các em so
sánh đối chiếu.
- Giáo
viên cho điểm các nhóm làm bài tốt.
Sơ đồ các bước thực hiện trong bài: Sắp xếp và lọc dữ liệu.
Sơ đồ các bước thực hiện trong bài: Sắp xếp và lọc dữ
liệu.
a. Sắp xếp
Giáo
viên chiếu ba bảng tính (với 3 kiểu khác nhau.)
Quan sát và nhận xét
?
Quan sát và cho biết dữ liệu trong cột C thay đổi như thế nào?
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Bảng 1:
Bảng 2
Bảng 3
? Nêu các
bước để thực hiện sắp xếp dữ liệu?
B1.
Chọn 1 ô trong cột cần sắp xếp
B2. Nhấn Sort Ascending
(Sort Descending) trên thanh công cụ
? Ý nghĩa của lệnh Sort Ascending và Sort Descending?
? Vậy, mục đích của việc sắp xếp là gì?
- Chiếu bài tập có sẵn: Yêu cầu học sinh lên thực hiện lại
thao tác sắp xếp theo yêu cầu cụ thể trên bài tập cho cả lớp quan sát.
-> Giáo viên chốt nội dung và chuyển ý.
b. Lọc dữ liệu
Chiếu hình 1 và hình 2 cho học sinh quan sát.
Hình 1:
Hình 2:
?
Quan sát và nhận xét hai hình khác nhau như thế nào?
?
Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?
(Hình
1 chưa lọc. Hình 2 đã thực hiện lọc: lọc theo điều kiện là điểm 9)
?
Để thực hiện lệnh lọc ta làm như thế nào?
Data\ Filter\ autoFilter
- Gọi học sinh
lên thực hiện thao tác lọc và chọn lọc theo điều kiện điểm 7 (trong bài mẫu của
giáo viên)
? Để lọc các hàng theo giá trị ta làm thế nào?
* Lưu ý: Lọc các hàng theo giá
trị:
- Chọn Top 10:
+ Top: Giá trị lớn nhất
+ Bottom:
Giá trị nhỏ nhất
- Giáo viên thực
hiện thao tác lọc theo giá trị với các lựa chọn Top hoặc Bottom cho học sinh
quan sát và ghi nhớ.
-> Giáo
viên chốt nội dung hoạt động 2 và chuyển ý.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu: - Biết thực hiện các thao tác trình bày
và in trang tính
- Biết sắp xếp và lọc dữ liệu trên bảng
tính
- Thành thạo các kỹ năng thực hành
Tổ chức hoạt động:
-
Giáo viên triển khai nội dung của hoạt động 3.
- Cho bài tập thực hành (Có sẵn – Học sinh nhập địa chỉ IP máy giáo viên và lấy bài tập về từ máy giáo viên để thực hành)
- Nêu các
yêu cầu cần thực hành trong tiết:
+
Sử dụng công thức tính điểm trung bình vào cột Điểm
TB ( tính điểm cho bạn số 1 và sao chép công thức cho các bạn còn lại)
+ Sắp xếp cột Điểm TB theo
thứ tự tăng dần
+ Sao chép bảng tính sang Sheet 2
và thực hiện lọc:
·
5 bạn có Điểm
TB cao nhất (sao chép sang vị trí khác trong trang tính)
·
5 bạn có Điểm
TB thấp nhất (sao chép sang vị trí khác trong trang tính)
·
Lọc những bạn
có điểm Tin học là 9 (sao chép sang vị trí khác trong trang tính)
+ Lưu trang tính vào ổ D với tên thuchanhontap.
Giáo viên quan sát học sinh thực hành và hướng dẫn học sinh trực tiếp trên
máy.
4. Kết quả thực hiện.
Sau
khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng tiết học Ôn tập lý thuyết trên phòng
máy nghĩa là dạy tiết học Ôn tập lý thuyết trực tiếp trên phòng máy. Và với kết
quả bài kiểm tra cuối kỳ II năm học 2015 – 2016.
Tôi
nhận thấy điểm của các em đã thay đổi lên rât nhiều, tỉ lệ học sinh đạt điểm
trung bình và khá đã giảm và số lượng học sinh đạt điểm giỏi là khá cao so với
học kỳ I.
Đa
số học sinh thấy yêu thích và mong muốn được thường xuyên học những tiết lý
thuyết kết hợp trên phòng máy, đặc biệt là những tiết Ôn tập cuối kỳ.
Học sinh hoạt động tích cực hơn, không còn
thấy nhàm chán và mệt mỏi trong tiết lý thuyết. Học sinh hỗ trợ được cho nhau để
cùng khám phá, tìm tòi đồng thời rèn thêm kỹ năng thực hành cho các em. Các em
hoạt động nhóm tích cực và trả lời bài lưu loát. Ghi nhớ kiến thức một cách có
hệ thống và rõ ràng. Số học sinh nhớ đúng và nhanh kiến thức tăng lên đáng kể,
số học sinh nhớ nhưng còn chậm (tương đối) cũng giảm. Các em hứng thú khi được
thể hiện hết khả năng sử dụng máy tính và khả năng ghi nhớ của mình (thể hiện
qua việc giáo viên cho học sinh tổng hợp lại kiến thức kết hợp thực hiện ngay
trên máy cho cả lớp quan sát).
Kết
quả chất lượng bài kiểm tra cuối kỳ II khối 6 – 7
năm học 2015 - 2016
TT |
Tổng số |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
1 |
135 |
63 |
47% |
60 |
44% |
12 |
9% |
0 |
0% |
Tổng cộng |
63 |
47% |
60 |
44% |
13 |
9% |
0 |
0% |
5. Bài học kinh nghiệm.
Để
có một tiết dạy hứng thú cho học sinh trước tiên giáo viên phải tìm hiểu xem
học sinh muốn gì và muốn được làm gì.
Giáo
viên phải tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp thích hợp, những bài tập hoặc những yêu cầu mang tính
kích thích để các em muốn tìm tòi muốn thể hiện, muốn đạt được và hứng thú tiếp
thu kiến thức.
Thiết kế bài dạy phù hợp được đối
tượng học sinh.
Tổ chức tốt
các hoạt động của học sinh trên lớp.
Giáo
viên đưa ra nhiều tình huống để học sinh giải quyết theo những gì đã thu nhận
được từ giáo viên và từ những hiểu biết xung quanh.
Chia
nhóm học sinh và cho bài thảo luận kết hợp thực hành những nội dung liên quan
và lấy điểm. Ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài
đã học trước để học sinh ôn lại
và vận dụng một cách có hệ thống.
Yêu cầu học sinh nhắc lại làm lại các thao tác trên
máy của mình nhằm mục đích giúp các em ghi nhớ thêm một lần kiến thức và thành
thạo thêm kỹ năng thực hành.
Hướng
dẫn, giải thích cho học sinh nếu cần và có khen thưởng, nhắc nhở học sinh sau
giờ học.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tin học cho đến nay vẫn
là một môn học khá mới mẻ với các em học sinh. Vì vậy để tạo hứng thú học tập
cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng môn học đòi hỏi phải có phương
pháp dạy học phù hợp và hiệu quả.
Qua quá giảng dạy, trực tiếp đứng lớp, với những
nhận xét góp ý của các đồng chí dự giờ, thanh tra. Bản thân tôi cũng rút ra được
một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức hiện có để ngày càng hoàn thiện hơn
về chuyên môn trong giảng dạy.
Trên
đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra được trong quá trình dạy học.
Tuy nhiên còn
nhiều yếu
tố khách
quan và
chủ quan
và vẫn còn nhiều mặt hạn chế rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi tự
làm qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngoài những kinh nghiệm và sự góp ý từ đồng nghiệp trong và ngoài trường,
trong quá trình nghiên cứu viết đề tài đồng thời với việc bám sát sách giáo
khoa tôi còn tham khảo và vận dụng kiến thức tư liệu, hình ảnh trong các tài
liệu sau.
- Sách GK Tin học - Quyển 1,
quyển 2
- Thiết kế bài giảng Tin học lớp
6,7
- Sách giáo viên tin học 6,7
- Bài soạn tin học 6,7
- Dạy - học tin học 6,7 với
giáo án điện tử
- Câu hỏi và bài tập trắc
nghiệm tin học 6,7
- Giới thiệu giáo án tin học 6,7
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/