Skkn một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

 


Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

           1. Phần mở đầu

Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, vì thế thơ rất dễ đi vào lòng người. Ngay từ thuở lọt lòng, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, dù chưa biết thưởng thức những nhịp điệu êm dịu lúc lên bổng xuống trầm, lúc ngân nga của lời thơ, đã góp phần tạo lên một thế giới tình cảm của bé. Thậm chí khi đã về già, ông, bà, cha, mẹ vẫn còn nhớ một cách sâu sắc những cảm giác của buổi ban đầu khi được nghe tiếng ru hời, ru hỡi. Đó là những ký ức đã ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi nhân cách mỗi con người.

Trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, các em yêu thơ, thích thơ và có nhu cầu đọc thơ. Trẻ thơ đến với thơ ca bằng những rung động đầu tiên ngọt ngào nhất, say mê nhất, những suy nghĩ phóng túng nhất. Chính vì vậy thơ ca có vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm xúc lành mạnh, thơ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người về cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. Vì vậy thơ góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển  ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ. Nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với thơ ca.

1.1. Lý do chọn đề tài

Tôi nhận thấy thơ ca là rất cần thiết phải dạy trẻ không những hiểu thơ, cảm nhận thơ, mà còn phải thuộc thơ để vận dụng vào cuộc sống, tạo vốn sống cho trẻ kế thừa phát huy tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ của ngành học mầm non. Trẻ mầm non là viên gạch hồng đầu tiên, để xây lên toà lâu đài cho đất nước. Chúng ta không những đào tạo con người có tri thức khoa học mà còn tạo ra thế hệ mầm non tương lai, biết yêu nghệ thuật, giàu ước mơ, hiểu được cội nguồn dân tộc.

Xuất phát từ thực tế của việc dạy và học của trẻ mẫu  giáo 4 - 5 tuổi tôi thấy các cháu ở lứa tuổi này cần thiết được học thơ vì qua thơ, đã góp phần vào mục đích giáo dục nghệ thuật và phát triển  ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cho trẻ. Dạy thơ cho trẻ gồm 2 quá trình có liên quan mật thiết với nhau đó là "Nghe tác phẩm và tái tạo lại tác phẩm (có nghĩa là trẻ thuộc và đọc diễn cảm tác phẩm) chất lượng tái tạo lại  tác phẩm một cách sáng tạo lại phụ thuộc vào mức độ lĩnh hội tác phẩm của trẻ. Trẻ em chỉ có thể, thể hiện ý tưởng mà chúng hiểu, những tình cảm mà chúng trải nghiệm. Do đó càng hiểu sâu và toàn diện tác phẩm thì chúng càng có thể đọc tác phẩm một cách diễn cảm và sáng tạo.

Trong thực tế tại lớp việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng đều thực hiện đúng chương trình phù hợp với độ tuổi, thực hiện đúng phương pháp của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Song trong quá trình thực hiện theo chương trình giáo dục  Mầm non thì cá nhân tôi thấy: Giáo viên chưa hiểu đầy đủ về cơ sở khoa học của lĩnh vực. Vì thế khi  tổ chức hoạt động  còn sử dụng biện pháp, thủ thuật chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục. Chưa  phát huy được tính tích cực của trẻ. Do đó khả năng đọc tác phẩm chưa thực sự diễn cảm, trẻ còn rụt rè nhút nhát, không có khả năng đọc sáng tạo. Vì vậy dẫn đến kết quả giáo dục chưa cao.

Hiện nay trẻ nói trống, không đủ câu, không đúng ngữ pháp, trẻ mới chỉ đọc thuộc thơ  chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc. Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài:  “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi”  làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình để áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.

1.2. Phạm vi áp dụng đề tài

Do đặc thù công việc cùng với điều kiện, khả năng nghiên cứu của bản thân, sáng kiến này chỉ đề cập đến việc. Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi vào tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ  ở trường mầm non. Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện áp dụng  cho độ tuổi trẻ 4 - 5 tuổi trong năm học 2014 - 2015 trường Mầm non nơi tôi đang công tác.

Việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm trong hoạt động làm quen với văn học, không những giúp cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tự tin giao tiếp với mọi người và  tham gia tích cực các hoạt động  khác một cách nhanh nhạy và ngôn ngữ diễn đạt tốt hơn.

2. Phần nội dung

2.1. Thực trạng       

 - Năm học 2014 - 2015 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi giảng dạy lớp 4- 5 tuổi. Với tổng số trẻ: 27 cháu; có 14 nữ, 13 nam.

Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc  giáo dục  cho trẻ mầm non ở độ tuổi 4 - 5 tuổi sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ

Trư­ớc khi thực hiện đề tài tôi đã có những hoạt động  dạy trẻ đọc thơ, tôi thấy vốn từ và trẻ đọc thơ diễn cảm của trẻ còn ít , đặc biệt trẻ còn nói ngọng, ví dụ nh­ư: Bài thơ: “Hoa kết trái” trẻ đang còn đọc ngọng một số từ như “Hoa lựu” thành “hoa lịu” hoặc từ” Rung rinh” Thành “dung dinh”…  trẻ gặp rất nhiều khó khăn, số liệu cụ thể qua từng hoạt động đ­ược tổng hợp trong bảng sau:

TT

Nội dung

Kết quả

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Trẻ hứng thú với đọc thơ.

6/27

22%

2

Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.

6/27

22%

3

Phát triển ngôn ngữ của trẻ

10/27

37%

4

Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối vơi đọc thơ diễn cảm.

2/27

7%

5

Số đồ dùng đồ chơi trẻ tự làm cùng cô.

3/27

11%

Từ kết quả như­ trên , tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tổ chức hoạt động  “Phát triển ngôn ngữ: Dạy trẻ đọc thơ” đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, làm phong phú vốn từ trong mỗi trẻ.

Khi tôi chọn đề tài: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.Tôi gặp những  thuận lợi và một số khó khăn sau:

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Thuận lợi

Đ­ược sự quan tâm của Phòng GD - ĐT, thư­ờng xuyên quan tâm bồi d­ưỡng chuyên môn cho giáo viên và sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non 4-5 tuổi.

Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.

Trẻ ở gần trư­ờng nên rất chăm đến lớp.

Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ, có sự phối kết hợp

trong  việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.

 Khó khăn

Do trình độ nhận thức không đồng đều, do đó gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau rất tinh tế trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung.

Ví dụ: tay - tai, muỗi - mũi, phân biệt .

- 45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần torng câu, trong từ. Vì vậy những âm điệu được đọc lướt, những từ không nhấn mạnh trong câu trẻ dễ bỏ qua, không chú ý.

- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.

- 70% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng.

- 40% trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ (nói tiếng địa phương)

- Một số phụ huynh bận công việc ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.

Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở, tìm tòi, đổi mới phương pháp linh hoạt sáng tạo, tìm ra các giải pháp tối ưu nhất  để tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. 

2.2. Các giải pháp

* Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động, rèn luyện cho trẻ.

Trong quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng, thì việc tạo môi trương hoạt động cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là tạo môi trương mang nội dung văn học.

Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp  các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thải mái cho trẻ.

 Chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

Ví dụ: Trong lớp học việc xây dựng hình thành góc văn học là cần thiết, những hình ảnh đó đã tạo nên môi trường hấp dẫn, cuốn hút trẻ tới lớp.

Mảng tường trang trí, cảnh vật, nhân vật tượng trưng cho các bài thơ trong chương trình như:  “Mưa”; “Quê em vùng biển”

 Tranh cung cấp kiến thức "Rong và Cá" - "Cây dây leo"

 Góc thư viện của bé bao gồm các bài thơ có hình ảnh dành cho trẻ mẫu giáo, báo hoạ mi, tranh ảnh mang chủ đề, sách truyện nước ngoài, băng hình thức, các loại sách  thơ, truyện được phân loại riêng theo chủ đề và ký hiệu riêng dễ tìm, lấy...

Ngoài ra còn tạo các mảng tường quanh lớp và phía ngoài lớp với các nội dung của bài thơ trong chương trình 4 - 5 tuổi.

Ví dụ: Bài thơ "Em yêu nhà em”; “Thăm nhà Bà"

Việc tạo môi trường có nội dung văn học của giáo viên, trước hết là làm cho môi trường trong lớp đẹp phong phú hấp dẫn, mặt khác kích thích sự chú ý của trẻ, qua đó gợi cho trẻ ôn lại bài thơ cũ và làm quen với tác phẩm mới sắp được học. Ngoài ra giáo viên còn tạo ra môi trường có nội dung văn học ngoài chương trình nhưng theo chủ đề để kích thích trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh. Qua đó kích thích trẻ chủ ý, tư duy tưởng tượng diễn đạt mạch lạc, kết quả là sự hoàn thiện về ngôn ngữ.

Qua việc tạo môi trường có nội dung văn học nói chung và thơ nói riêng cho trẻ mầm non, nhất là mẫu giáo bé là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa nguyên liệu lại phong phú, dễ kiếm, dễ tìm như: Vỏ ốc, hột hạt, lá cây, rơm rạ, bìa các tông, giấy các loại, vỏ chai... môi trường có thể do cô và cháu cùng làm, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có cơ hội được trải nghiệm góp phần to lớn trong việc tổ chức dạy trẻ, đọc thơ diễn cảm trong hoạt động chung.

* Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt

Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.

Ví dụ: Chủ đề: “Ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12” khi dạy với đề tài chú bộ đội. Đọc thơ: “Chú giải phóng quân” tôi sử dụng hình ảnh chú bộ đội để gây sự hứng thú cho trẻ.

- Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.

Ví dụ: Khi trọng tâm là đọc thơ diễn cảm, tôi cho trẻ lựa chọn đọc theo nhiều hình thức khác nhau như đọc theo nhóm, đọc đối câu… dựa theo các hình thức

khác nhau.

- Sử dụng phương pháp đàm thoại - sử dụng hệ thống các câu hỏi để đàm thoại

Ví dụ: khi đọc thơ thì chúng ta phải đọc nhanh hay chậm? Đọc như thế nào? (Đọc diễn cảm)

* Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan minh hoạ, làm đồ dùng đồ chơi.

Đây là hình thức tổ chức hoạt động rất có hiệu quả, truy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan vào việc đọc tác phẩm thơ như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Nếu đồ dùng trực quan quá xấu, hoặc quá sơ sài sẽ gây sự mất tập trung chú ý cũng như hạn chế việc cảm nhận nội dung tác phẩm của trẻ.

Đối với trẻ 4 - 5 tuổi các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, thông qua ngôn ngữ đọc cùng với việc tư duy trực quan bằng hình ảnh chiếm ưu thế. Trẻ có nhiều thuận lợi trong việc lĩnh hội các tác tác phẩm một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. Tuy nhiên việc tiếp thu ngôn ngữ để hình thành ở trẻ biểu tượng về cuộc sống được phản ánh trong các tác phẩm còn hạn chế (nếu như đồ dùng trực quan quá đơn điệu) nên trẻ rất cần đến sự hỗ trợ của hình ảnh trực quan trong viêc lĩnh hội tác phẩm.

 Ví dụ: Bài thơ: "Thăm nhà Bà" Tác giả "Như Mao"

Nếu như  dạy bài thơ đó, cô giáo không dùng hình ảnh trực quan, dù cô giáo đọc hay và diễn cảm đến mấy, cũng không lôi cuốn trẻ vào bài học một cách say sưa, hứng thú được, qua ngôn ngữ đọc và nghe trẻ chưa hình dung, tưởng tượng được hình ảnh trong tác phẩm vì thế việc lĩnh hội kiến thức trong tác phẩm chưa cao.

Cũng bài thơ trên. Tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan bằng hình ảnh đẹp hấp dẫn, tranh minh hoạ rõ nét nội dung tác phẩm. Qua hoạt động  tôi đã thấy trẻ hứng thú say sưa học tập, trẻ lĩnh hội tác phẩm một cách nhanh chóng nhẹ nhàng.

Tuy nhiên chất lượng nhận thức của trẻ còn phụ thuộc vào sự  truyền cảm của cô và sự phối hợp với hình ảnh, sao cho lời thơ với hình ảnh phải gắn kết với nhau.

Hình ảnh trực quan cho các tác phẩm thơ rất phong phú và đa dạng có thể dùng đồ dùng trực quan vật thật như bài "Rong và Cá"

Ngoài ra một số tác phẩm còn sử dụng tranh minh hoạ, tranh vẽ, xé dán, tranh bồi, mô hình để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động tích cực hơn.

Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi: Sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ, làm mô hình để minh họa cho nội dung bài thơ nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ.

 Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ đề đều có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ. Hàng tháng tôi và các cháu đều sử dụng những vật liệu có sẵn như giấy vụn, các loại lá, các màu, hạt bột… để xé dán thành những cuốn tranh thơ do trẻ tự làm bằng những hình ảnh sưu tầm được, gọi ý cho trẻ tự đọc diễn cảm theo trí nhớ của trẻ.

Khi dạy trẻ đọc thơ tôi thường sử dụng những loại sách tranh thơ do đó việc vẽ trang trí cũng góp phần làm cho trẻ hứng thú khi nghe, xem hoặc muốn được sử dụng sách. Trẻ sẽ biết cách sử dụng sách và giữ gìn sách, tranh thơ hơn.

* Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.

Ứng dụng CNTT vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ . Vì vậy giáo viên nên đưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao.

 Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.

Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ,  thành đoạn phim hoạt hình, hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút và gây hưng thú hơn cho trẻ.

VD: Với bài thơ “Mưa” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình về nội dung bài thơ, ngoài ra tôi còn làm đoạn phim về trời mưa  kết hợp với tiếng mưa rất hứng thú làm cho trẻ cảm nhận được, dễ nhớ nội dung thơ và thấy được nét đặc trưng của trời mưa. Trong tất cả các tác phẩm văn học mà tôi định đưa ra cho trẻ cảm nhận tôi luôn xác định chuẩn giọng đọc bài thơ đó.

Ngoài ra tôi sử dụng các hình ảnh powerpoint, đưa ứng dụng công nghệ thông tin những hình ảnh động, sinh động ,hấp dẫn, phù hợp với nội dung của bài thơ nhằm thu hút trẻ một cách tích cực.

            * Giải pháp 5: Làm quen văn học qua  thể loại thơ kết hợp với các lĩnh  vực khác

           Theo phương pháp dạy học tích hợp các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, đặc biệt dạy trẻ đọc thơ có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các lĩnh vực khác và giúp cho các hoạt động khác trở nên sinh động hơn.

        Ví dụ: Lĩnh vực PT thẩm mỹ: Âm nhạc.

          Đề tài: Thơ: “Rong và cá” có thể cho trẻ hát và vận động bài “ cá vàng bơi”.

          Ví dụ: Lĩnh vực phát triển nhận thức

          Đề tài: Môi trường xung quanh: “Tìm hiểu về chù bộ đội” có thể kết hợp cho trẻ đọc thơ: “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”.

* Giải pháp 6: Công tác  phối hợp với phụ huynh và dạy trẻ đọc thơ ở mọi lúc mọi nơi.

Thường  xuyên trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ  nghe cho rõ.

 Cha mẹ, người thân  phát âm đúng để trẻ bắt chước.

 Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương cho trẻ nghe.

Làm bảng tin v chương trình dạy theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ

huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà.

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua văn học trẻ được phát triển về ngôn ngữ cung cấp vốn từ phát triển lời nói mạch lạc.

Vì vậy không những dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, ở hoạt động chung mà còn cho trẻ làm quen với tác tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi.

Thông qua việc giáo dục ở mọi lúc mọi nơi với nội dung văn học giúp trẻ làm quen với tác phẩm thơ. Ở mọi lúc, mọi thời điểm như: Đón trả trẻ, trò chuyện buổi sáng, hoạt đông ngoài trời, hoạt đông góc, trước giờ ăn; hoạt động chiều...

Ví dụ: Trước giờ ăn, ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ về chủ đề đang thực hiện 2 - 3 lần.

Hình thức này phải được tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục trong những điều kiện và tình huống cụ thể và thuận lợi để giáo dục trẻ. Bởi thông qua hình thức này không những giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà qua đó còn giúp trẻ ôn luyện và nâng cao kiến thức cũ, trẻ có thể đọc diễn cảm và đóng kịch thơ.

* Giải pháp 7: Đi sâu bồi dưỡng các đối tượng yếu kém và có năng khiếu đọc thơ diễn cảm.

 Ngoài việc giảng dạy hoạt động chung, tôi còn thường xuyên chia đối tượng đọc thơ tốt, diễn cảm, đọc khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi.

 Những trẻ yếu tôi thường đọc thơ cho trẻ nghe. Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ về nhà đọc thơ cho ông bà, bố mẹ nghe. Những trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu  trẻ không những đọc thuộc thơ mà đọc diễn cảm, thể hiện điệu bộ cử chỉ phù hợp với mỗi câu thơ. 

Kết quả

Qua thực hiện một số giải pháp trên kết quả đạt đ­ược như­ sau:

Bản thân đ­ược trau dồi kiến thức, kỹ năng, dạy trẻ làm quen với văn học nói chung và dạy trẻ đọc thơ diễn cảm nói riêng.

Phụ huynh tín nhiệm tin yêu

Có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động được BGH và đồng nghiệp ghi nhận.

Ngôn ngữ trẻ phát triển mạnh, trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ thích đọc thơ và đọc thơ diễn cảm hơn.

*Kết quả đánh giá trẻ đư­ợc biểu hiện qua bảng sau: Tổng số trẻ: 27 cháu

TT

Đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ

Đầu năm

Cuối năm

Tăng

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số  lượng

Tỷ lệ %

1

Trẻ hứng thú với đọc thơ.

6/27

22%

25/27

92,5%

19

70%

2

Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.

6/27

22%

20/27

74%

14

51,8%

3

Phát triển ngôn ngữ của trẻ

10/27

37%

27/27

100%

17

63%

4

 

 

Xúc cảm thẩm mỹ của trẻ đối vơi đọc thơ diễn cảm.

2/27

7%

10/27

37%

8

30%

5

Số đồ dùng đồ chơi trẻ tự làm cùng cô.

3/27

11%

18/27

66.6%

14

52%

 

Đối với phụ huynh:

Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ đ­ược tầm quan trọng của việc dạy trẻ đọc thơ, tạo điều kiện, phối hợp với cô giáo để việc làm quen với văn học của trẻ đạt hiệu quả cao nhất, đó cũng là lý do góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học.

          3. Phần kết luận

          3.1. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi:

          Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi còn nhiều hạn chế về khả năng diễn đạt và tư duy chưa phát triển cao vì thế việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho chúng có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đọc diễn cảm giúp trẻ phát âm rõ ràng (đảm bảo sự nghiêm ngặt chính âm). Phân biệt từ , cụm từ, câu, đoạn với cấu trúc chính xác (chính tả và ngữ pháp) Tái tạo đầy đủ nội dung ý nghĩa tác phẩm trên cơ sở nắm vững sự thống nhất giữa cái biểu đạt (hình thức nghệ thuật) và cái được biểu đạt (tư tưởng nghệ thuật ) làm nên chỉnh thể toàn diện của tác phẩm. Đọc diễn cảm là giọng đọc hay đọc đúng, biết phối hợp giữa chất giọng tự nhiên với các nội dung tác phẩm . Biết làm chủ giọng đọc phù hợp với giọng điệu cảm xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản.

         3.2.Kiến nghị đề xuất:         

Đối với ngành giáo dục.

Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề văn học để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.

Tổ chức các nội dung thi giáo viên dạy giỏi để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.

Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới.

Đối với nhà trường.

Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ.

Tổ chức lớp bồi dưỡng kỷ năng đọc thơ, kể chuyện cho giáo viên tham dự. Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn văn học, viết sáng kiến

kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.

Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.

Đối với giáo viên.

Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

          Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất với mỗi tiết dạy.

Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giúp trẻ đọc thơ diễn cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi trong hoạt động làm quen với văn học qua thể loại thơ. Kính mong  sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tốt hơn trong công tác giảng dạy của mình.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC