Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
1. Tên sáng kiến :
Nâng cao
hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 12 .
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp
dụng thử : 07/09/2020.
3.
Các
thông tin cần bảo mật (nếu có):
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm :
4.1.
Giải pháp:
Trong quá trình giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 12,
giáo viên thường sử dụng các phương pháp giảng dạy như : đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn
đề, thảo luận nhóm…..Do đặc trưng của bộ môn là nặng về tính lí luận, khô khan
nên bản thân tôi thường lựa chọn các phương pháp dạy học đàm thoại, thuyết trình. Đây là hai phương pháp dạy học truyền thống.
Ví dụ : khi dạy Chủ
đề 1 Pháp luật và thực hiện pháp luật giáo
viên sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại trong phần kiến thức Các đặc trưng của pháp luật và vai trò của
pháp luật trong đời sống xã hội. Giáo
viên cung cấp những thông tin, nội dung kiến thức sau đó giảng giải, làm
rõ vấn đề cho học sinh hiểu.
Các phương pháp dạy học truyền
thống ( đàm thoại, thuyết trình…) là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền
từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp
dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm.
Với
phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh
là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu
đường thẳng theo hướng từ trên xuống.
4.2.
Thực trang:
Học sinh có tâm lý coi môn GDCD là môn phụ thậm chí không thích học
môn GDCD, kiến thức môn học liên quan đến pháp luật cho nên rất “khô
khan”, phức tạp, khó hiểu. Do đó, học sinh không có hứng thú học. Trong
quá trình tôi giảng dạy, tôi thấy tình trạng học sinh không học bài
cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa ra yêu cầu phải về nhà soạn
bài ,chuẩn bị bài mới thì học sinh cũng có làm nhưng miễn cưỡng, bắt buộc, hiệu
quả mang lại không cao. Học sinh ham học, thích tìm hiểu khám phá những
cái chưa biết, nhưng lại không thấy rằng môn GDCD, đặc biệt phần kiến thức
về pháp luật rất sát với đời sống, là những tri thức đã từng biết, được học và sẽ vận dụng vào thực tế cuộc đầy đủ sống sau khi các em
tốt nghiệp THPT. Nhìn chung học sinh
chưa thấy được ý nghĩa môn học và chưa biết vận dụng tri thức đã học vào
cuộc sống.
Để dạy tốt GDCD 12 đòi hỏi giáo viên phải vững vàng về trình độ chuyên
môn, biết đổi mới phương pháp dạy học để biến cái khó, phức tạp thành cái
đơn giản, khơi dậy niềm hứng thú ham học và nắm bắt kiến thức của học
sinh. Thế nhưng, đa số giáo viên chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, không
ít giáo viên trình độ còn hạn chế, khi dạy chỉ nhắc lại kiến thức quá cao
trong SGK, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình,
giảng giải, ít phát huy tích cưc và phát triển tư duy cho học sinh. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người
thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinhlà người
nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ
theo.
Hầu như các em chưa có thói
quen tìm hiểu, vận dụng, sáng tạo giải quyết tình huống mà chỉ quen nghe, quen ghi chép, thụ động trong việc lĩnh hội tri thức những gì mà giáo viên nói, không nắm
chắc bản chất của vấn đề, dễ quên. Dễ gây ra cho các em tâm lý chán nản. Học sinh không hứng thú với việc học tập bộ môn.
. Giờ
học căng thẳng, nhàm chán, áp lực , ít kiến thức thực tế , thiếu việc rèn kĩ
năng, thái độ cho học sinh.
Chính vì vậy mà vẫn có hiện tượng học sinh vi
phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật như : đi học muôn, đánh nhau, nói
tục chửi bậy, vi phạm giao thông ….sau khi đã được tìm hiểu những kiến thức về
pháp luật.
4.3. Hạn chế:
Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp
truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên
nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu
kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lí luận ít chú ý
đến các kĩ năng thực hành, vận dụng.
Do đó
kĩ năng giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức pháp luật đã học của học sinh lớp
12 vào thực tế cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Khi gặp phải tình huống pháp luật
thực tế trong cuộc sống học sinh luống cuống, bị động, không biết vận dụng lí
thuyết đã học vào để giải quyết.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp, sáng kiến.
Hiện nay việc dạy và học môn GDCD ở trường phổ
thông cũng đã và đang được Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các
ngành, các bậc phụ huynh, học sinh và đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp
giảng dạy bộ môn rất quan tâm. Trong những năm qua, việc cải tiến nội dung
chương trình, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học môn GDCD đã được đẩy mạnh
thực hiện và bắt đầu thu được những thành tựu, có những chuyển biến tích cực.
Môn GDCD
lớp 12 là sự tiếp nối và phát triển chương trình GDCD lớp 10 và lớp 11 nhằm
thực hiện hoàn chỉnh mục tiêu và yêu cầu giáo dục về kiến thức, thái độ, kỹ
năng cho học sinh THPT trên các lĩnh vực công dân với việc hình thành thế giới
quan và phương pháp luận khoa học, đạo
đức người công dân, công dân với kinh tế; công dân với các vấn đề chính trị -
xã hội; công dân với pháp luật. Chương trình môn GDCD lớp 12 trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản về pháp luật đối với sự phát triển của công dân,
đất nước, nhân loại. Trên cơ sở đó có định hướng, ý thức, thái độ đúng đắn, rèn
luyện thói quen và hành vi tự giác chấp hành luật pháp trong đời sống xã hội,
từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá biểu hiện tình huống pháp
luật trong đời sống hàng ngày của bản thân, gia đình và xã hội; giúp học sinh
trân trọng tin tưởng ở lẽ phải và sự công bằng, tôn trọng và tự giác sống, học
tập theo pháp luật. Sau khi tốt nghiệp THPT các em sẽ chính thức bước vào cuộc
sống xã hội, do đó những kiến thức phổ thông cơ bản môn GDCD nói chung, giáo
dục pháp luật nói riêng có ý nghĩa thiết thực là hành trang quan trọng, không
thể thiếu đối với mỗi công dân.
Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 đang đề cập đến hai chủ đề lớn
của “Công dân với pháp luật” đó là bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự
phát triển của công dân, đất nước, và nhân loại, đề cập đến quyền và nghĩa vụ
của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để ngày một nâng cao hiệu
quả dạy học, việc sưu tầm và sử dụng các tình huống, câu chuyện pháp luật đã
trở thành một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Biện
pháp này tạo cho học sinh sự chú ý say mê học tập, khả năng thực hành và đặc
biệt quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Học đi đôi với hành” “Lý luận gắn với thực
tiễn”.
Qua các bài học rất đa dạng trong
sách giáo khoa GDCD lớp 12, các câu chuyện pháp luật sẽ là các tình huống khác
nhau để các em lĩnh hội, lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận
dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống. Sử dụng các tình huống, câu chuyện
pháp luật để dạy học cũng tạo sự đam mê cho học sinh, thay đổi cách học thụ
động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân và xã hội là đúng hay
sai, từ đó giúp các em tránh được những cám dỗ của xã hội. Vận dụng sáng tạo
phương pháp này giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu biết về bản chất, vai trò và
nội dung pháp luật trong một số lĩnh vực đời sống xã hội. Phương pháp này sẽ giảm bớt tính
chủ quan, phiến diện làm tăng tính khách quan , khoa học cho học sinh. Kiến
thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn, lâu hơn,
Từ tính cấp thiết và đặc thù trên, việc sử dụng các tình huống, câu chuyện
pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 trở nên phù hợp, giúp học
sinh chủ động hơn trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và
học. Các câu chuyện pháp luật sẽ cập nhật những
tình huống, những câu chuyện gắn với bài học trong chương trình tạo cảm giác
hứng thú của học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, từ đó giáo dục ý thức pháp luật,
thực hiện pháp luật cho học sinh khi các em đang chuẩn bị bước vào cuộc sống xã
hội sau khi tốt nghiệp. Với lý do trên tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống
pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 làm sáng kiến kinh nghiệm cho công tác giảng dạy của mình và đồng nghiệp
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến .
Nghiên cứu vấn đề
này tôi sưu tầm, chọn lọc các câu
chuyện, tình huống pháp luật phù hợp với nội dung từng bài trong
chương trình môn GDCD lớp 12, từ đó định hướng cho học sinh hiểu được nội dung,
tạo tính hứng thú và nhận thức thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Rèn luyện phương pháp
tự học , tự giải quyết
vấn đềcho học sinh l. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn
học kém, nhất là môn học có tính lí luận, khái quát cao như môn GDCD. Phần lớn
số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách ghi nhớ hoặc nhớ rất mơ hồ những kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của
mình. Sử dụng câu chuyện, tình huống pháp
luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 giúp học sinh khắc sâu kiến thức, tăng tính độc lập, chủ động, sáng
tạo .
Giúp học sinh học tập một cách tích
cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ
lâu và in đậm viết, giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa sự
tư duy và sáng tạo của học sinh mình, từ đó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu.
Qua nghiên
cứu đề tài này nhằm giúp học sinh hiểu nội dung lồng ghép tri thức một cách chủ
động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống, liên hệ trực
tiếp với những hành động cụ thể. Môn
GDCD ở trường THPT hình thành nên thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy và
cung cấp, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản giáo dục học sinh ý
thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn
diện. đó là cơ sở khoa học để hình thành niềm tin cho học sinh, giúp các em có
được định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn và giải quyết các mối quan
hệ giữa bản thân với cộng đồng. Là môn học gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc
sống - môn GDCD xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận
khoa học, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh
một cách trực tiếp.
Giúp học sinh biết ủng hộ cái đúng, cái
tiến bộ, biết đấu tranh chống lại cái sai, lạc hậu, bảo thủ; biết kế thừa và
phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại; từng bước hình thành
cho học sinh thói quen kỹ năng vận dụng những kiến thức pháp luật đã học vào
cuộc sống, học tập và bảo vệ Tổ quốc, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Đề tài có thể làm
tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy GDCD, giúp giáo viên tránh được những sai lầm về nhận thức và hành động trong
quá trình giảng dạy,học sinh và những ai quan tâm đến vấn đề sử dụng các câu
chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12.
7. Nội dung:
7.1 . Thuyết minh giải pháp mới.
-
Tên giải pháp : Sử dụng các
câu chuyện, tình huống pháp luật để vào bài mới
- Nội dung: Đây là hình thức giáo viên dùng một câu
chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa học sinh vào bài
thay cho phần thuyết trình vào bài. Từ nội dung của câu chuyện, giáo viên làm
rõ chủ đề của bài học và bằng những câu hỏi có tính liên kết để dẫn học sinh
vào bài mới. Học sinh sẽ thấy cảm giác hứng thú để bước vào bài.
- Các bước tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên nêu tình
huống, câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào bài.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, nhận xét của
mình về câu chuyện vừa kể.
Bước 3: Giáo viên nhận xét vào
bài mới.
Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào Bài 1: Pháp luật và đời sống, Giáo viên
có thể sử dụng 2 câu chuyện: Mẹ bán con
và những phiên tòa ở vùng cao.
- Chị Sùng Thị Mi (Mèo Vạc, Hà
Giang) đã bị tòa tuyên phạt 24 tháng tù (cho hưởng án treo) về hành vi tổ chức
đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Sùng Thị Mi đã đưa con gái là Sùng
Thị Cha đến “cậy nhờ” Giàng Thị Pho: “Nó muốn bỏ đi Trung Quốc, nhà tôi không
có xe máy, nhà bà có xe thì đưa nó đi”. Ngay sau đó, Cha được Pho đưa sang
Trung Quốc theo đường mòn và giao cho một người tên là Gia, không rõ họ. Pho về
Việt nam và “trả công” cho mẹ đẻ của Cha (Sùng Thị Mi) 600 nghìn đồng. Cơ quan
tư pháp địa phương cũng đã xác định, toàn bộ việc Cha bị đưa sang Trung Quốc
bán, Sùng Thị Mi (mẹ đẻ Cha) biết rất rõ nhưng vẫn làm ngơ.
- Bị cáo Nông Thị Yến, quê ở Đồng Văn (Hà Giang) đã nhẫn tâm lập mưu bán
đứa con trai (24 tháng tuổi) do mình rứt ruột đẻ ra với giá 1800 tệ (khoảng 5
triệu đồng Việt Nam). Nửa đêm, thị mở chuồng thả bò, sau đó hô mất trộm. Trong
khi cả gia đình đang loay hoay đi tìm bò thì thị giao đứa bé cho kẻ môi giới
lấy tiền tiêu xài. Bị cáo này đã bị tuyên phạt 10 năm tù giam.
Giáo viên: Em suy nghĩ như thế nào về câu chuyện pháp
luật trên?
Học sinh trả lời, nêu suy nghĩ
của mình.
Giáo viên nhận xét , vào nội
dung bài học : như vậy 2 câu chuyện trên nói về những hành vi vô nhân tính của
những con người không có lương tâm. Đây chỉ là 2 trong số những rất nhiều
trường hợp trong xã hội được pháp luật phát hiện. Vậy còn những trường khác
chưa được đưa ra ánh sáng thì sao? Pháp luật nước ta có vai trò và trách nhiệm
như thế nào đối với đời sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
Ví dụ 2:
Để
dạy vào Bài 6:Công dân với các quyền tự
do cơ bản. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Tử hình kẻ giết tài xế GrabBike
Năm 2015, Nguyễn
Văn Hồ từ An Giang lên TP.HCM làm thuê và thuê phòng trọ ở xã Vĩnh Lộc B, huyện
Bình Chánh, TP.HCM.Do Hồ thường xuyên đi xe ôm nên quen biết ông Phạm Văn Hùng
(chạy xe GrabBike) và có số điện thoại của ông Hùng. Ngày 3-12-2018, sau
khi đi làm về đến phòng trọ, Hồ nảy sinh ý định cướp tài sản của những người
chạy xe ôm để bán lấy tiền trả nợ và nghĩ đến việc sẽ cướp xe của ông Hùng.Để
thực hiện ý định trên, khoảng 1h sáng 4-12-2018, Hồ gọi cho ông Hùng hẹn đến
trước một căn nhà trên quốc lộ 1, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân (gần ngã tư
Bà Hom) để đón Hồ đi công việc. Trước khi đi, Hồ chuẩn bị sẵn một con dao.
Đến khoảng 2h30 cùng ngày, ông Hùng đến điểm hẹn đón Hồ. Theo yêu cầu của
Hồ, ông Hùng chở Hồ đến gần cầu Rạch Cầu Suối (đoạn ngã ba Kênh liên vùng và
đường Rạch Cầu Suối), xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Hồ biết đoạn đường này
vắng không có nhà dân và không có người qua lại nên chọn nơi này để ra tay.Khi
ông Hùng chở Hồ đến địa điểm trên, Hồ kêu ông Hùng dừng xe và giả vờ gọi
cho bạn. Lợi dụng lúc ông Hùng không chú ý, Hồ kề dao vào cổ uy hiếp.Ông Hùng
giằng co, chống trả thì bị Hồ đâm nhiều nhát vào người, vào cổ. Ông Hùng
van xin Hồ cứ lấy tài sản nhưng đừng giết ông. Thấy ông Hùng nằm im, Hồ lục túi
quần của nạn nhân lấy điện thoại và 100.000 đồng cùng xe máy chạy về phòng trọ.
Đến khoảng 6h30 ngày 4-12-2018, một người dân phát hiện thi thể ông Hùng nên đã
đến Công an xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh trình báo.Sau khi gây án, Hồ về
phòng trọ tắm rửa, thay quần áo và lên mạng xã hội tìm người bán xe gắn máy,
điện thoại được 8 triệu đồng rồi đón xe về xã Long Kiên, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang. Đến ngày 29-3-2019, Hồ bị bắt giữ. Tại cơ quan điều
tra, Hồ đã khai nhận hành vi phạm tội.Tại tòa, Hồ khai do gia cảnh khó khăn,
thiếu tiền trả nợ nên nảy sinh ý định cướp tài sản của ông Hùng chứ không có ý
định giết ông Hùng.Xét thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm
phạm đến tính mạng, tài sản của nạn nhân nên cần có mức án nghiêm khắc tương
xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt
Nguyễn Văn Hồ (23 tuổi, quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) mức án tử hình về tội
giết người và 7 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Giáo
viên: Em suy nghĩ như thế nào về câu
chuyện pháp luật trên?
Học sinh
trả lời, nêu suy nghĩ của mình.
Giáo viên
nhận xét , vào nội dung bài học: Qua câu chuyện trên chúng ta thấy các bị cáo
đã vi phạm pháp luật, vi phạm đến quyền tự do của nhau, ảnh hưởng đến tính
mạng của nhau, đến trật tự xã hội. Vậy
quyền tự do của công dân là gì? Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó. .
Ví dụ 3: Để
vào dạy bài 7, công dân với các quyền dân
chủ, Giáo viên đưa ra tình huống: Đúng vào ngày chủ
nhật - ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhà lại có đám cưới
của cô em gái, thấy vậy, anh Minh nói với người trong gia đình để anh đại diện
đi bỏ phiếu hộ cho mọi người. Anh Minh định đi bầu thay như vậy có được không?
Pháp luật quy định công dân thực hiện quyền bầu cử như thế nào?chúng ta vào bài
hôm nay.
Giáo viên: Em
suy nghĩ như thế nào về câu chuyện pháp luật trên?
Học sinh trả lời, nêu suy nghĩ của mình.
Giáo viên nhận xét , vào nội
dung bài học
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Giáo viên gợi ý: Theo quy định của pháp luật, công dân
(cử tri) thực hiện quyền bầu cử bằng cách: mỗi cử tri được phát một phiếu bầu
với giá trị ngang nhau; cử tri phải tự mình đi bầu, tự viết, tự bỏ phiếu, không
được nhờ người khác bầu thay. Chỉ trong trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác
viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì
có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu cử tri ốm đau, già yếu, tàn
tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử cử người mang hòm
phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu. Do vậy, việc anh Minh định đi bầu thay cho
mọi người trong gia đình là không được, trái với những quy định pháp luật về
bầu cử.
Khi giảng bài, giáo viên thường
sử dụng phương pháp thuyết trình dùng lời nói để dẫn dắt học sinh vào bài học
hoặc vào một phần nào đó của cấu trúc bài học. Sử dụng các câu chuyện pháp luật
giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào bài học một cách trực tiếp tạo sự chú ý
của học sinh.
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
+ Sản phẩm : Khi giảng dạy môn GDCD lớp 12 với việc sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật trong dạy
học bộ môn tôi thấy:
Về
phía học sinh:
Học sinh rất thích thú với cách vào bài mới
bằng việc sử dụng các câu chuyện pháp luật dung giáo viên . Số học sinh hứng thú học đạt
khoảng trên 85%.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh
đã có những hiểu biết ban đầu về nội dung bài học. Từ đó kích thích các em tìm
tò, hiểu sâu nội dung. Các em chủ động, có ý thức trong việc tiếp thu tri thức
pháp luật, vận pháp luật vào trong đời sống; từ đó góp phần tạo nên sự chuyển
biến trong suy nghĩ và hành động của học sinh. Các em đã tích cực hưởng ứng,
tham gia các hoạt động học tập trên lớp, có trách nhiệm cao với công việc được
giao, có lối sống, suy nghĩ tích cực .
Về phía giáo viên:
Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên trong
tổ chuyên môn, đặc biệt là các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, hầu hết các
ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của việc Nâng cao hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống
pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12. Điều đó không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về vấn
đề pháp luật mà còn giúp giáo viên tự
tin hơn khi đứng lớp. Học sinh rèn được các kĩ năng sống cần thiết cho cuộc
sống hiện đại. Cho nên sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo
cho giáo viên và học sinh trong trường THPT.
Cụ thể kết quả đạt được như
sau:
+ Bảng so sánh:
Khi chưa sử dụng sáng kiến: Nâng cao hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống
pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12
Số học không có hứng thú với môn học: 105/186, chiếm tỉ lệ 56,5% .
Số học sinh hứng thú với môn
học: 70/186, chiếm 37,6%.
Số học sinh không có ý kiến gì với môn học
11/186 chiếm tỉ lệ 5,9%.
Lớp |
Sĩ số |
Số HS không hứng thú(%) |
Số HS hứng thú(%) |
Số HS không ý kiến(%) |
12A2 |
46 |
35 (76,1%) |
8 (17,4%) |
3 (6,5%) |
12A3 |
46 |
38 (82,6%) |
6 (13%) |
2 (4,4%) |
12a11 |
47 |
18 (38,3 %) |
26 (55,3%) |
3 (6,4%) |
12a13 |
47 |
14 (29,8%) |
30 (63,8%) |
3 (6,4%) |
Khi sử dụng sáng kiến vào trong từng bài
giảng
Số học không có hứng thú với môn học:
24/186, chiếm tỉ lệ 12.9%
Số học sinh hứng thú với môn học: 162/186, chiếm 87.1%.
Số học sinh không có ý kiến gì với môn
học: 0 HS chiếm tỉ lệ 0%
Lớp |
Sĩ số |
Số HS không hứng thú (%) |
Số HS hứng thú (%) |
Số HS không ý kiến (%) |
12A2 |
46 |
9 (19.6%) |
37 (80.4%) |
0 (0%) |
12A3 |
46 |
10 (21.7%) |
36 (78.3%) |
0 (0%) |
12a11 |
47 |
4 (8.5 %) |
43 (91.5%) |
0 (0%) |
12a13 |
47 |
5 (10.6%) |
42 (89.4%) |
0 (0%) |
Như vậy sau khi sử dụng sáng kiến này, số lượng
học sinh có hứng thú, thích giờ GDCD ở cả 4 lớp đã tăng thêm 92 em, số lượng HS không có hứng thú với
môn học giảm đi 81 em . Số học sinh không tỏ rõ thái độ không còn nữa, các em
đều tự tin thể hiện rõ thái độ của mình.
Rõ ràng khi sử
dụng câu chuyện, tình huống pháp
luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 đã tạo sự hứng thú,
lôi cuốn giúp cho học sinh có thêm tình yêu
đối với môn Giáo dục công dân- môn học vốn luôn bị coi là khô khan, khó
hiểu và đạt được kết quả học tập cao hơn.
*Giải pháp 2 :
- Tên giải pháp :Sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp
luật để dẫn học sinh vào từng phần kiến thức của bài học .
- Các bước tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên nêu tình huống để dẫn dắt vào một phần, một đơn vị
kiến thức của bài hoc.
Bước
2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy
nghĩ, nhận xét của mình về câu chuyện, tình huống vừa kể. Câu hỏi khai thác
tình huống , câu chuyện liên quan đến phần nội dung kiến thức của bài.
Bước 3:
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh , phân tích tình huống, khắc sâu
kiến thức.
Ví dụ 1: Ở chủ đề 1: Pháp luật vàthực hiện luật,
khi vào phần 4: vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội và đối với mỗi
công dân, giáo viên có thể đưa ra tình huống: Sống với nhau được gần 10 năm,
nhưng bà Hà luôn phải nhẫn nhục trước ông chồng vũ phu, nóng tính và hay chửi
bới, đánh đập vợ con. Sự việc gần đây nhất, do không đồng ý trước việc bà Hà
dồn tiền mua cho con gái một cái xe đạp để đi học, ông Phú đánh bà gẫy tay.
Biết chuyện, mấy chị em trong Hội liên hiệp phụ nữ xã khuyên bà Hà nên biết
dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vậy vai trò của pháp luật trong
đời sống xã hội đối với mỗi công dân như thế nào?
Học
sinh trả lời, giáo viên gợi ý: Như vậy bà Hà sẽ nhờ cơ quan nhà nước bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp
luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với mỗi công dân, pháp
luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của mình.Chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung phần 4..
Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào Chủ đề 1 phần: Thực hiện pháp luật : Vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện pháp luật: Cái giá phải trả: Chu Văn Đức (1963) và
Trịnh Thị Hạnh Phương (1962) làm nghề bán phở. Năm 1993 vợ chồng Đức - Phương
nuôi một người giúp việc tên là Nguyễn Thị Thắm (1987). Trong quá trình giúp
việc tại gia đình này, chị Thắm không
chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức - Phương đánh đập, chửi bới
và hành hạ rất dã man: Dùng muôi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh
tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân
trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn... Do không chịu được
việc hành hạ, chị Thắm đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của vợ chồng Đức - Phương
với công an. Việc chị Thắm bị đánh đập
hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34%. Toà án đã xét xử vợ chồng Đức - Phương về
tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người khác”. Cụ thể Chu
Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam,
buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân theo quy định của
pháp luật.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Giáo viên: Qua câu chuyện trên chúng ta thấy vợ
chồng Đức - Phương đã vi phạm pháp luật, cái giá phải trả của gia đình Đức -
Phương vì hành vi hành hạ ngược đãi chị Thắm là hoàn toàn thích đáng. Mọi công
dân nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật.
Vậy vi phạm pháp luật là gì? Chịu trách nhiệm pháp lí là gì? Chúng ta sẽ đến
với nội dung này.
Ví dụ 3:
Để dẫn học sinh vào Phần 2, bài 3: Công
dân bình dẳng về trách nhiệm pháp lí, giáo viên có thể sử dụng tình huống: Tuấn 16 tuổi, do mâu thuẫn cá nhân, Tuấn đã đánh nhau với bạn cùng lớp, làm bạn bị
thương phải nằm bệnh viện. Vậy Tuấn có phải chịu trách nhiệm về hành vi đánh
bạn không? Pháp luật quy định thế nào về tuổi chịu trách nhiệm pháp lí?Tuấn
phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
Học sinh trả lời,
giáo viên hướng dẫn: Hành vi đánh người
gây thương tích của Tuấn được quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, N đã 16 tuổi vì
vậy Tuấn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo quy định của
pháp luật hình sự, căn cứ mức độ, hậu quả hành vi mà đó gây ra (mức độ thương
tích).
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ
luật hình sự như sau:
Người
từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý (là tội
phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến mười lăm năm tù) hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình).
Kết
quả khi thực hiện giải pháp:
+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Qua khảo sát thực tế giảng dạy có sử
dụng câu chuyện, tình huống pháp luật ở 4 lớp 12A2, 12A3, 12A11, 12A13 của trường..
Câu hỏi kiểm tra khảo sát 15 phút ngay sau giờ học như sau: Lên lớp 10, Hùng được bố mẹ mua cho xe máy để đi
học. Hôm đó, vừa phóng xe ra khỏi nhà, đến ngã tư đầu phố, Hùng bị chú Cảnh sát
giao thông yêu cầu dừng xe vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Qua kiểm tra
giấy tờ, chú cảnh sát nói Hùng còn mắc thêm một lỗi nữa là chưa đủ tuổi đi xe
máy. Chú cảnh sát đã phạt cảnh cáo Hùng.
Việc cảnh sát giao thông xử phạt Hùng là hình
thức nào của thực hiện pháp luật? Hình thức đó được sử dụng trong những trường
hợp nào?
Kết quả khảo sát, học sinh đạt điểm như
sau:
Lớp |
Sĩ số |
Dưới 5đ |
Từ 5.5 đến 6 |
Từ 6.5 đến 7.5 |
Từ 8đ trở lên |
||||
SL |
Tỉ lệ % |
SL |
Tỉ lệ % |
SL |
Tỉ lệ % |
SL |
Tỉ lệ % |
||
12A2 |
46 |
0 |
0 |
1 |
2.2 |
10 |
21.7 |
76.1 |
65 |
12A3 |
46 |
0 |
0 |
5 |
10.9 |
15 |
32.6 |
26 |
56.5 |
12A11 |
47 |
0 |
0 |
0 |
0 |
5 |
10.6 |
42 |
89.4 |
12A13 |
47 |
0 |
0 |
6 |
12.8 |
11 |
23.4 |
30 |
63.8 |
+Bảng so sánh:
Khi chưa sử dụng sáng kiến: : Nâng cao
hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 12 .
Bảng
thống kê điểm thi giữa kì I :
Lớp |
Số HS |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
|||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
||
12A2 |
46 |
7 |
15.2 |
29 |
63.1 |
10 |
21.7 |
12A3 |
46 |
6 |
13.0 |
27 |
58.7 |
13 |
28.3 |
12A11 |
47 |
10 |
21.3 |
32 |
68.1 |
5 |
10.6 |
12A13 |
47 |
3 |
7,0 |
20 |
43 |
23 |
54 |
Khi sử dụng sáng kiến vào trong từng
bài giảng:
Bảngthống kê điểm thi giữa học kì II.
Lớp |
Số HS |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
|||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
||
12A2 |
46 |
20 |
42.6 |
21 |
45.5 |
5 |
10.9 |
12A3 |
46 |
22 |
47.8 |
16 |
34.8 |
8 |
17.4 |
12A1 |
47 |
39 |
82.9 |
8 |
17.1 |
0 |
0 |
12A13 |
47 |
29 |
61.7 |
13 |
27.7 |
5 |
10.6 |
Rõ ràng khi áp dụng dạy học bằng sử dụng câu chuyện, tình huống
pháp luật đã giúp cho HS hứng thú, yêu
thích môn học , ghi nhớ khắc sâu kiến
thức, đạt được kết quả học tập cao hơn. So sánh kết quả điểm thi giữa kì I và điểm thi giữa kì
II ta thấy được tỉ lệ học sinh đạt điểm
trên 8 tăng nhiều, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình giảm rõ rệt.
Kết quả đến giữa học kì II năm học 2020-2021, hơn 51% học sinh
ở 4 lớp 12 đạt trên 8,0 điểm trong bài
thi giữa kì môn GDCD. So với các lớp 12
khác trong khối tỉ lệ học sinh đạt trên 8.0 điểm của 4 lớp này cao hơn. Đặc
biệt học sinh ở 2 lớp 12A11 và 12A13 rất hứng thú với giờ học GDCD, hiểu sâu
những kiến thức pháp luật và thực hiện tốt các nghĩa vụ pháp luật. Thông qua những câu chuyện pháp luật các em
được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn và phân tích để hiểu sâu sắc nội dung bài
học. Học sinh biết vận dụng kiến thức và thực tiễn, biết đánh giá thực tiễn và
phát huy được tính tích cực trong học tập. Qua theo dõi và đối chiếu, học sinh của 4 lớp
12A2, 12A3, 12A11 và 12A13 hầu như ít vi phạm pháp luật ở trong trường học: các
em đều tuân thủ luật giao thông đường bộ, đi đúng làn đường, phần đường, đội mũ
bảo hiểm khi đi xe đạp điện… Những biểu hiện như văng tục, chửi bậy đánh nhau,
hút thuốc lá… ít xuất hiện ở học sinh 4 lớp 12A2, 12A3, 12A11 và 12A13. Thi đua
về nền nếp giữa các lớp 12 thì 12A11 đứng thứ nhất, còn các lớp 12A2, 12A3,
12A13 luôn đứng trong tốp đầu của khối. Số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá
các tháng trong kì đạt tỉ lệ cao , không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu,
học sinh hạnh kiểm trung bình thấp.
7.2.
Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến Nâng cao
hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 12 có thể áp dụng hiệu
quả tại các trường THPT trong huyện Lạng Giang.
Dù mới
chỉ là những kết quả bước đầu tôi cũng xin mạnh dạn trình bày để các bạn đọc
tham khảo. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi đã được các đồng chí
đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn phối hợp, giúp đỡ đóng góp nhiều ý kiến.
Tuy nhiên cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các đồng chí và
bạn đọc bổ sung để giúp tôi hoàn thiện chuyên đề này, để việc giảng dạy môn
GDCD thực sự có tác dụng to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, góp
phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và đào tạo trong sự
nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
7.3.
Thuyết minh
về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến .
Do đặc
trưng của môn học Giáo dục công dân lớp 12 nên việc sử dụng sáng kiến “Nâng cao
hiệu quả sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật trong dạy học môn Giáo dục
công dân lớp 12” là rất cần thiết, là một trong những phương pháp mới đem lại hiệu quả cao
trong quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Với phương pháp
dạy học mới này sẽ kích thích tư duy học sinh phát huy tính tích cực, tự giác,
sáng tạo chủ động trong học tập. Thông qua những câu chuyện pháp luật các em
được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn và phân tích để hiểu sâu sắc nội dung bài
học. Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, biết đánh giá thực tiễn và
phát huy được tính tích cực trong học tập. Tạo điều kiện cho học sinh thực hiện
“học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đảm bảo tốt cho sự
phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Do vậy việc giảng dạy phần công dân
với pháp luật lớp 12 bằng sử dụng các câu chuyện pháp luật có vai trò rất quan
trọng nhằm giúp cho học sinh có thêm hiểu biết, có thêm niền tin, tự tin bước
vào cuộc sống, trang bị cho các em hành trang trước khi bước vào đời. Sử dụng
phương pháp dạy học này kết hợp với các phương pháp khác sẽ đào tạo ra những
con người phát triển toàn diện, có ích cho xã hội.
Bản thân tôi
khi sử dụng câu chuyện, tình huống pháp luật để giảng dạy cho từng bài, tôi đã
tích cực học hỏi, tìm tòi để bổ sung và hoàn thiện cho mình một phương pháp
giảng dạy có hiệu quả, chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt, số lượng học
sinh quan tâm và yêu thích môn học ngày càng tăng. Học sinh đã có ý thức đánh
giá các hành vi đạo đức, pháp luật, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, sống có kỷ
cương, quan tâm đến các vấn đề xã hội ngày càng nhiều. Tuy nhiên theo cá nhân
tôi, khi đứng trên bục giảng, giảng các kiến thức bộ môn GDCD nói chung và kiến
thức về pháp luật nói riêng thì “nhân cách người thầy” chính là tấm gương đạo
đức và pháp luật có sức thuyết phục nhất đối với học sinh; đó là sự giáo dục “
không lời mà đem lại hiệu quả cao”. Vì vậy, ngoài việc sưu tầm các tài liệu để
giảng bài, tôi luôn tự nhắc nhở mình thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức cũng
như chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước hơn nữa để tự tin đứng trên
bục giảng, giúp các em học sinh thực sự trở thành những công dân tốt của đất
nước
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hoài Bảo, “Phương
pháp dạy học bằng tình huống”, mạng giáo dục.
[2]. TS. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ
biên) (2001), “Góp phần dạy tốt - học tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung
học Phổ thông), NXB Giáo dục.
[3]. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo,
“Tài liệu đổi mới PPDH môn GDCD trung học phổ thông”.
[4]. Bộ
giáo dục và đào tạo (2008), “Sách giáo viên lớp 12”, NXB Giáo dục.
[5]. Bộ giáo dục và đào tạo
(2008), “Sách GDCD lớp 12”, NXB Giáo dục.
[6]. Bộ giáo dục và đào tạo
(2008), “Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn GDCD”, NXB Giáo dục.
[7]. Bộ giáo dục và đào tạo, ĐH
Huế, trung tâm đào tạo từ xa “Phương pháp giảng dạy GDCD ở trường THPT”, ĐH.
[8]. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo,
“Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn GDCD”, NXB
Giáo Dục.
[9]. Cơ quan bộ tư pháp, “Báo pháp luật”.
[10]. Trần Văn Thắng (chủ biên)
- Nguyễn Trung Tín - Trần Quang Tuấn, “Tình huống giáo dục công dân 12”, NXBGD,
2008.
[11]. Nguyễn Trung Triều
(2008), khóa luận “Sử dụng phương pháp kể chuyện trong bài dạy đạo đức lớp 11
môn Giáo dục công dân ở THPT”, ĐH Sư phạm Huế.
[12]. 120 câu hỏi pháp luật dành cho học sinh THPT -Vụ
phổ biến giáo dục - Bộ Tư pháp.
[13]. 60 câu hỏi đáp về pháp luật dành cho học sinh
lớp 12- Bộ tư pháp.
[14]. 10 câu chuyện pháp luật dùng trong dạy học pháp
luật- Bộ tư pháp.
[15]. Sưu tầm cập nhật các câu chuyện pháp luật trên
internet.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/