1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta thường bắt đầu giờ học
của mình như thế nào? Đứng trước lớp và khép hai chân hình chữ V, tay trái đặt
lên long bàn tay phải, nở một nụ cười và bắt đầu một bài giảng theo cách thông
thường với cách đặt vấn đề theo cách của bạn. Đúng, bạn chẳng có gì sai cả, và điều
bạn làm là đúng. Nhưng điều đó còn chưa đủ, vì chặng hành trình của công việc
học tập này còn phải hướng đến một đối tượng quan trọng khác là học sinh. Khi
bạn làm như vậy, bạn giới thiệu bài học theo logic của bạn, nhưng học sinh thì
không cảm nhận được điều đó. Học sinh của chúng ta có thể cảm thấy chán nản
ngay từ những giây phút đầu tiên, hoặc có nhiều học sinh không dám phản ứng và
tỏ thái độ nhưng tâm trí chúng thì đã vượt ra ngoài không gian lớp học để ngao
du đến một miền tưởng tượng nào xa lắm. Và thế là, mặc dù học sinh có mặt cùng
chúng ta trong lớp học nhưng chúng không hề “hiện diện trọn vẹn” rằng “thân thể
ở trong lao nhưng mà tinh thần ở ngoài lao”. Và chẳng nói thì thầy cô cũng hiểu
rằng, việc học chỉ là cuộc đối thoại nhàm tẻ giữa giáo viên và chính họ, đó là
một cuộc đối thoại nội tâm, là một chương trình phát thanh mà khán giả chẳng
muốn để tâm.
Trong tình hình thực tế hiện nay, các
thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là
chủ yếu, mà chưa quan tâm đúng mức tới
hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết
dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em thực sự hứng thú, sẵn sàng, chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới
nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực
cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học.
Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu các hoạt động tổ chức một tiết học, tôi nhận thấy tầm quan trọng của
hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng
lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh; Do đó trong năm học 2019-2020 tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề tài “Đa dạng các hình thức tổ chức khởi động
tiết học tạo hứng thú cho học sinh trong môn Địa lí lớp 9” nhằm nâng cao
hiệu quả đổi mới trong dạy học Địa lí theo hướng tích cực và sáng tạo của học
sinh.
2. Mục đích nghiên cứu.
Phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy khoa học, phù
hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình
trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp
giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự
hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
Chính vì vậy việc đề xuất các giải pháp đổi
mới trong tổ chức hoạt động khởi động ở các tiết dạy Địa Lý trong trường THCS nói chung
và Địa lí lớp 9 nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
theo hướng tích cực và hình thành năng lực cho học sinh.
3.
Thời gian địa điểm.
-
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
- HS các lớp ...
4.
Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
Sáng kiến với các giải pháp được
trình bày có nhiều điểm khác, mới so với các giải pháp cũ trước đây:
- Lấy lý
luận dạy học hiện đại làm cơ sở.
- Dựa vào
tâm lý học hiện đại.
- Đáp ứng
được mục tiêu dạy học.
- Hướng
tới mọi đối tượng học sinh.
- Được
chuẩn bị kỹ càng trước giờ học.
- Tạo được
hứng thú học tập cho học sinh.
* Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại
đơn vị bắt đầu từ đầu năm học 2019-2020; ưu điểm nổi bật của sáng kiến là:
Giúp học sinh tập trung và
chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng khoảnh khắc.
Cho phép giáo viên giới
thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn nhất.
Giúp học sinh có cơ hội làm
quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học!
Giúp giáo viên sử dụng thời
gian một cách hiệu quả hơn.
Nó tạo sự hứng thú lôi cuốn
học sinh ngay từ đầu bài học, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ
học tập một cách hiệu quả và sáng tạo nhất
...
Link tải file word đầy đủ miễn phí:
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/