1. Lời giới
thiệu
Trong thời đại hội nhập toàn cầu đã cho thấy ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh là công cụ không thể thiếu đối với con người trong thế kỷ 21.
Tiếng Anh là ngôn ngữ
được sử dụng phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, nó đóng một
vai trò không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính
vì vậy việc dạy và học tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết, nó trở thành môn
học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học và là môn thi bắt buộc
trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở đất nước ta.
Tuy
nhiên đây là một môn học khá khó dạy và khó học, là một môn có đặc trưng rất
riêng biệt so với các môn học khác, đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải
cố gắng tìm ra các phương pháp dạy – học hữu hiệu cho riêng mình. Học sinh thấy
môn học khó nên sinh ra tâm lý sợ hãi môn học và thấy chán với tiết học tiếng
Anh. Vậy, dạy và học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất cho môn học quan
trọng này? Đó là một câu hỏi rất lớn được đặt ra cho cả những người học và
những người dạy bộ môn tiếng Anh.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI, Đảng đã xác định lộ trình đổi mới trong giáo dục và đào tạo
nhằm phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong
thời kỳ mới. Thứ nhất, phải “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và
hội nhập quốc tế”. Thứ hai, phải “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân”. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo dục
ở tất cả các môn học, các cấp học. Giống như các môn học khác, bộ môn tiếng Anh
đã và đang trên con đường đổi mới phương pháp giảng dạy và ít nhiều cũng đã thu
được những thành quả nhất định. Để thực hiện thành công một tiết dạy tiếng Anh,
việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học là một vấn đề rất được quan tâm và
việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo hứng thú học tập cho
học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng
phương pháp mới vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.
Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn tiếng Anh trong
chương trình giáo dục bậc THPT, bản thân tôi nhận thấy rõ những khó khăn trong
việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh và sự cần thiết phải tạo hứng thú
cho người học. Trong bài
nghiên cứu này tôi xin đưa ra
một số trò chơi có thể áp
dụng trong tiết dạy tiếng Anh lớp 10 để tạo một tiết học hiệu quả.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
2. Tên sáng kiến:
Sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng
Anh lớp 10.
3. Tác giả
sáng kiến:
4. Chủ đầu tư tạo
ra sáng kiến: Không
5. Lĩnh vực áp
dụng sáng kiến:
-
Sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh lớp 10 góp phần tạo hứng thú học tập
cho học sinh để từ đó có thể tiến hành một tiết dạy có hiệu quả và học sinh
được thực hành kĩ năng giao tiếp.
6. Ngày
sáng kiến được áp dụng lần đầu:
7. Mô tả
bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung
của sáng kiến:
7.1 Cơ sở lí luận
Từ
khi bắt đầu thực hiện việc cải cách giáo dục, phương pháp dạy học đã có nhiều
sự thay đổi. Luật Giáo dục đã quy định tại
điều 24.2 “Giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phải phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tế, nhằm tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui hứng
thú học tập cho học sinh”
Việc lấy
học sinh là trung tâm của quá trình dạy - học đã được áp dụng nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Có rất nhiều phương pháp
dạy học mới đã được các thầy cô sử dụng cho học sinh như làm việc theo cặp,
theo nhóm để luyện tập cũng như thảo luận để khám phá tìm tòi tìm ra một vấn đề
trong học tập. Và việc áp dụng các trò chơi trong giảng dạy cũng đã được không
ít thầy cô thực hiện.
Kể từ năm 2008 Bộ giáo dục đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trên phạm vi cả nước. Từ đó, nhằm xây dựng một bầu không khí vui
vẻ trong lớp học, trong công tác giảng dạy nói chung và giảng dạy bộ môn tiếng
Anh nói riêng, các thầy cô đã rất tích cực trong việc kết hợp các trò chơi
trong quá trình giảng dạy của mình.
Trong chương trình tiếng Anh hiện nay, ngoài việc nắm được
các kiến thức ngữ pháp, học sinh còn cần phát triển được các kĩ năng giao tiếp
(nghe, nói, đọc, viết). Việc áp dụng các trò chơi trong dạy học góp phần tạo
hứng thú cho học sinh. Các trò chơi ngôn ngữ giúp cho tiết học sinh động hơn,
hấp dẫn hơn và thực tế hơn. Đây chính là nền tảng để nâng cao chất lượng dạy và
học tiếng Anh.
7.2. Cơ sở thực tiễn
Giờ học tiếng Anh sẽ khô khan, học
sinh cảm thấy mệt mỏi, khó tiếp thu kiến thức nếu giờ học không được tổ chức
một cách linh hoạt và sôi động. Vì vậy việc lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ vào
giờ học tiếng Anh là rất cần thiết. Các trò chơi được sử dụng đúng lúc, đúng
chỗ, đúng mục đích sẽ thúc đẩy sự tiếp thu của người học, giúp tiết học thành
công hơn.
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh
rất hứng thú với các trò chơi. Những trò chơi không đơn thuần chỉ mang tính
chất giải trí mà nó còn là cơ hội cho các em học sinh được thể hiện khả năng
của mình, được giao tiếp, được ôn lại kiến thức đã học mà được mở rộng tri
thức. Cũng thông qua các trò chơi này, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của
học sinh và truyền tải kiến thức mới một cách tự nhiên, không gò bó, không nặng
nề và không gây áp lực cho người học.
Tổ chức các trò chơi ghi điểm, phân
loại thắng thua giữa các cá nhân, các tổ, nhóm học sinh tạo không khí thi đua
lành mạnh, giúp học sinh phát triển kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc theo
cặp, nhóm. Cũng từ đó người học có thói quen sử dụng ngoại ngữ một cách tích
cực, không sợ hãi, né tránh.
Trên thực tế tôi cũng đã áp dụng khá
nhiều trò chơi ngôn ngữ trong các tiết học. Các em học sinh rất hứng thú và
tích cực với các hoạt động này. Chúng giúp các em dễ học và dễ nhớ kiến thức
hơn, từ đó các em hào hứng với môn học hơn.
7.3. Thực trạng và Giải pháp thực
hiện.
7.3.1. Thực trạng.
Tiếng Anh đã trở thành một môn học
chính như các môn văn hóa khác. Tuy nhiên nó vẫn là một môn học khó và không
phải học sinh nào cũng có năng khiếu để tiếp thu nó một cách dễ dàng. Đặc biệt
là học sinh ở vùng núi, vùng nông thôn, các em không có môi trường giao tiếp
tiếng Anh, tỷ lệ học yếu tiếng Anh là rất cao.
Theo chương trình sách giáo khoa mới
và phương pháp dạy học mới, đã có nhiều học sinh yêu thích môn học nhưng chủ
yếu là học sinh khá giỏi. Đối tượng học sinh yếu còn nhiều, các em chưa nắm
chắc kiến thức, chưa có phương pháp học phù hợp, học một cách thụ động. Các em
ngại thực hành trên lớp, sợ nói tiếng Anh, không làm bài tập về nhà, thụ động,
chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra. Thực tế này cho thấy đối tượng học sinh
này không yêu thích môn học.
Một số học sinh, đặc biệt là học sinh
yếu kém, thiếu ý thức học tập, thiếu kiên nhẫn. Nhiều em nhận thức chưa đúng về
môn học, chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học trong thời kỳ hội nhập quốc
tế chính vì vậy mà các em chưa nghiêm túc và cố gắng trong học tập.
Đầu năm học 2018-2019 tôi nhận dạy hai lớp 10A5, và 10A6. Qua
thực tế điều tra tôi thu được kết quả như sau:
Số
lượng học sinh được điều tra |
Mức độ yêu thích môn tiếng Anh |
Học lực môn tiếng Anh |
||||||||||||||
Rất thích |
Thích |
Bình
thường |
Ghét/ sợ |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
|||||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
82 |
0 |
0 |
20 |
24,4 |
47 |
57,3 |
15 |
18,3 |
0 |
0 |
18 |
21,9 |
54 |
65,9 |
10 |
12,2 |
7.3.2. Giải pháp thực hiện
Trong qúa trình giảng dạy, tôi luôn cố
gắng tìm biện pháp để nâng cao chất lượng môn học, cố gắng lồng ghép các trò
chơi ngôn ngữ trong các tiết học, tạo cho các em không khí thoải mái trong giờ
học. Tôi luôn xem đây là phương pháp dạy học mới thay thế cho những phương pháp
cũ nhàm chán.
Các trò chơi ngôn ngữ thực chất là các
cuộc thi giữa các cá nhân, nhóm học sinh, nó đòi hỏi các em phải cạnh tranh, tư
duy, đưa ra quyết định. Chính vì vậy nó giúp các em linh hoạt hơn, nỗ lực hơn
trong việc vận dụng các kiến thức đã học một cách tự nhiên, không gò bó, không
ép buộc. Nó tạo bầu không khí vui vẻ trong lớp học, giúp các em hứng thú học
tập hơn.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học mới
này trong quá trình giảng dạy của mình và đã thu được kết quả khả quan. Vì vậy
tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm này nhằm giúp nâng cao chất lượng môn học,
giúp các em học sinh đặc biệt là học
sinh lớp 10 hứng thú và say mê học tập với môn học tiếng Anh.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG
TIẾT HỌC
Tùy vào từng nội dung, mục đích của
bài học, tùy vào từng trình độ của học sinh mà chúng ta áp dụng các trò chơi
khác nhau cho từng giai đoạn của tiết học khác nhau. Việc áp dụng linh hoạt các
trò chơi này sẽ giúp các em hứng thú học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức, giúp
tiết học thành công hơn. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi cụ thể
được áp dụng trong chương trình tiếng Anh lớp 10.
a. Car racing (Đua xe):
Đây là một trò chơi rất hay và hữu ích, giúp học
sinh ôn luyện từ vựng hiệu quả. Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở
bảng phụ. Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua
thành những ô chữ nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để
chơi được lâu tùy theo thời gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua
khác nhau.
Ví dụ: Sau khi học hết Unit 1:
FAMILY LIFE, giáo viên sử dụng trò chơi này để củng cố từ vựng của học sinh.
(từ mở đầu là từ vựng trong bài)
Ban đầu hai
“tay đua” (ví dụ số 1 ghi “homemaker” còn số 2 ghi “wife”) sau đó bốc thăm đi
trước sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của từ của đối thủ, như
ví dụ trên nếu II đi trước sẽ ghi từ có chữ “R” ở đầu (ví dụ “rubbish” vào ô
tiếp theo của mình vì ở trên từ “homemaker” có chữ cuối là “r”, tương tự đến lượt I đi thì ghi từ “equal” ,
đến lượt II đi “laudry” (equal – laudry), đến lượt I đi “household” (rubbish –
household) lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan xen.
Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay hết
xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa). Trò chơi này giáo viên có thể làm trọng
tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân ở hai
bên, hoặc một nam, một nữ. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt đầu
hoặc kết thúc bài dạy hoặc để củng cố trong các bài ôn tập.
Racer
I |
homemaker |
|
|
|
|
|
study |
Racer
II |
wife |
rubbish |
laudry |
divide |
housework |
groceries |
washing-up |
b. Guessing word
(Đoán chữ)
Đây là trò chơi giống như trong chương trình
“Chiếc nón kỳ diệu” tức là đoán chữ trong ô chữ nhưng hơi khác một chút. Yêu
cầu trò chơi này tối thiểu có hai người chơi. Người chủ trò (giáo viên hoặc một
học sinh) lấy một cái tên hoặc từ theo một chủ đề cho trước rồi viết lên bảng
hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của cái tên đó hoặc từ đó,
người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ
trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. Ai tìm ra tên thì người đó thắng. Ngược
lại sau năm lần đoán sai (Số lần là do người chủ trò và người chơi quy định) mà
chưa tìm ra thì người chơi sẽ thua. Có thể hai hay nhiều học sinh làm chủ trò
thay nhau. Ai thắng nhiều lần thì sẽ thắng trong cuộc.
Ví dụ: Tiết
đầu tiên UNIT 7- CULTURAL DIVERSITY
Giáo viên
làm chủ trò. Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là một ô chữ gồm
chín chữ cái, đây là từ thể hiện sự tồn tại của nhiều vật, nhiều yếu tố, nhiều
hình thức khác nhau . Giáo viên ghi chín ô chữ lên bảng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chẳng hạn người
chơi I đoán trước là chữ “B” người chủ trò nói là không có chữ “B”, như vậy thì
người thứ hai sẽ đến lượt, người thứ II đoán chữ “E” người chủ trò nói có chữ
“E” và viết vào đúng vị trí đúng trong ô chữ.
|
|
|
E |
|
|
|
|
|
Người II lại được tiếp tục đoán, nếu đoán đúng
người chủ trò sẽ làm như trên, nếu đoán sai thì người I lại được đoán. Cứ như
thế cho đến khi tìm ra từ. Trong trường hợp một trong hai người chơi đã biết
chắc chắn đó là từ gì thì có thể nói với
người chủ trò ngay và giành chiến thắng. Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi
cuộc chơi và người còn lại sẽ tiếp tục đoán. Nếu như cả hai cùng không đoán ra
thì sẽ nhờ “cổ động viên” đoán ra từ đó. Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích,
học sinh sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với các em vừa phát huy khả năng tư
duy của chúng.
c. Slap the board (Vỗ bảng)
Giáo viên viết một số từ tiếng Anh lên bảng (có
thể là từ mới hoặc từ cần luyện âm). Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến
năm học sinh, yêu cầu hai nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên
đọc to từ tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương ứng). Lần lượt
học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọc. Đội nào có nhiều
người vỗ được vào từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc.
d. Kim’s game
Chia lớp ra thành các nhóm. Cho học sinh xem xét
đồ vật, tranh vẽ, hoặc các từ trong một khoảng thời gian ngắn. Yêu cầu học sinh
không được viết mà chỉ ghi nhớ. Cất các đồ vật, tranh vẽ, hoặc xóa từ đi. Gọi
đại diện các nhóm lên bảng viết lại tên các đồ vật, tranh vẽ hoặc các từ vừa
xem. Nhóm nào nhớ được nhiều nhất thì thắng.
Ví dụ: Để warm
up phần SPEAKING của UNIT 5- INVENTIONS, cho học sinh quan sát hình ảnh về các
phát minh hiện đại. Sau đó cất hình ảnh đi và yêu cầu học sinh nhắc lại tên các
phát minh vừa xem. Nhóm nào nhớ được nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
e. Chinese
whisper
Trò
chơi này giúp giáo viên kiểm tra các mẫu câu, giúp rèn luyện kỹ năng nghe và
nói cho học sinh.
Giáo
viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em
xếp thành một hàng dọc. Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và
nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo
viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn
này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3.
Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng.
Bạn
cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của
mình.
Nhóm
nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì
quyền trả lời dành cho đội còn lại.
Trò
chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần
kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
Giáo
viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Để ôn về thì quá khứ đơn và quá
khứ tiếp diễn với WHEN và WHILE trong phần LANGUAGE của unit 4- FOR A BETTER COMMUNITY, cho các
em thực hành đọc các câu có sử dụng thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn với
WHEN và WHILE.
We were walking in the park when it
started to rain.
While I was talking to a friend, the
teacher asked me a question.
f. Bingo
Chuẩn bị các tấm card, mỗi tấm gồm các từ thuộc chủ đề bài học và
vị trí các từ được xáo trộn khác nhau ở mỗi tấm. Phát cho mỗi học sinh một tấm.
Giáo viên đọc to từng từ một (tránh đọc nhầm lại từ đã đọc). Học sinh nghe và
đánh dấu chéo vào các ô. Em học sinh đầu tiên
nào hoàn thành được một hàng ngang hay một hàng dọc trên ô chữ sẽ hô to
“Bingo”. Em học sinh đó sẽ đọc lại các từ trong hàng dưới sự giám sát của giáo
viên và sau đó em được tuyên bố là người thắng cuộc.
Ví dụ: Kiểm tra
từ vựng sau unit 3- MUSIC.
BINGO |
|||
fan |
contest |
idol |
pop |
clip |
talent |
single |
release |
platinum |
post |
solo |
Star |
concert |
album |
audience |
judge |
g.
Hot seat (Ghế nóng):
Trò
chơi này để giúp học sinh ôn từ và khuấy động không khí (warm - up). Lớp học
được chia làm hai đội. Mỗi đội cử một bạn lên bảng, ngồi lên một chiếc ghế quay
lưng với cả lớp. Các bạn còn lại trong đội cố gắng diễn tả từ vựng bằng cách
diễn giải, ví dụ… để thi xem ai đoán ra nhanh hơn. Việc mỗi đội cố gắng diễn tả
từ vựng khiến không khí trở nên thực sự sôi động.
Ví dụ: Để khởi động cho phần SPEAKING
unit 2 YOUR BODY AND YOU, tôi chia lớp làm hai đội. Mỗi đội cử một bạn lên
bảng, ngồi lên một chiếc ghế quay lưng với cả lớp. Các bạn còn lại trong đội cố
gắng diễn tả từ vựng về tên các các bộ phận trên cơ thế con người. Đội nào đoán
được nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
head heart stomach leg
arm lung eye back
knee shoulder ear hand
h.
Noughts and Crosses:
Kẻ 9 ô trên bảng, mỗi ô chứa 1 từ. Chia học sinh
thành 2 nhóm, một nhóm là Noughts (0) và một nhóm là Crosses (X). Hai nhóm lần lượt chọn từ trong các ô và đặt câu với
từ đó. Nhóm nào đặt được một câu đúng sẽ được một “0” hoặc một “X”. Nhóm nào có
ba “0” hoặc ba “X” trên một hang ngang, dọc, hoặc chéo sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Để
kiểm tra các modal verbs trong phần LANGUAGE unit 6- GENDER EQUALITY
can |
May |
will |
should |
Must |
needn’t |
have to |
Need |
mustn’t |
i. Simon
says (Nói theo mệnh lệnh)
Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Chỉ
cần một vài phút để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này phát
triển kỹ năng nghe (listening skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học
sinh vào bài học mới.
Ví dụ: Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra
các về các bộ phận cơ thể người trong unit 2- YOUR BODY AND YOU. Giáo viên đóng
vai Simon đọc các các bộ phận trên cơ thể người . Học sinh chỉ chỉ vào những bộ
phận trên cơ thể các em khi trong câu có cụm từ “Simon says”. Giáo viên có thể
làm trái với bộ phận mình chỉ để đánh lạc hướng học trò tạo thêm không khí vui
vẻ. Học sinh nào mắc lỗi sẽ bị phạt theo yêu cầu của cả lớp.
T (teacher): (nói với cả lớp)
“Simon says, head”
S (student): Cả lớp chỉ vào đầu
mình
T: “Simon says, shoulder”
S: Cả lớp chỉ vào
vai mình
T: “Simon says, back”
S: Cả lớp chỉ vào
lưng mình
T: “Simon says, nose”
S: Cả lớp chỉ vào
mũi mình
T: Không nói “Simon says” mà chỉ
nói “knee”
S: Cả lớp không chỉ vào gối mình vì
giáo viên không nói “Simon says”
Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh
lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải
chú ý và phản xạ nhanh hơn. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi khi bắt đầu bài
học.
j. Running dictation
Trò
chơi này để giúp học sinh ôn từ, ngữ pháp hoặc khuấy động không khí (warm -
up). Lớp học được chia làm bốn đội. Mỗi đội cử một bạn làm thư kí ghi chép lại
những gì các thành viên khác đọc và nhớ được. Các bạn còn lại trong đội lần
lượt chạy đến chỗ handouts mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn cố gắng đọc câu, nhớ và
về đọc lại cho thư kí của nhóm mình ghi lại. Sau thời gian cho phép đội nào viết đúng được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Ví dụ: Để ôn tập về câu điều kiện loại 2
trong unit 10 ECOTOURISM, tôi cho các em
đọc, nhớ và các câu sử dụng công thức câu điều kiện loại 2.
1. If Victor
could speak English, he could get a good job.
2. If Nancy lived near the park, she would/could go
running there every morning.
3. If Nam could swim, he would/could go to the
swimming pool alone.
4. If Tom had a passport, he would/could travel
abroad.
5. If there weren’t so many tourists visiting the
national parks, the environment there would not be badly polluted.
6. If tourists don’t throw litter in the river, the
water would not be polluted.
7. If these students worked hard, they would pass the
exam.
8. If Hoa didn’t have so much homework, she would/could go out with her friends tonight.
k. Word Jungle : Bài tập tìm
từ trong ô vuông.
Yêu cầu các em
tìm những từ đã học (theo hàng ngang, hàng dọc hoặc hàng chéo). Bằng cách này
các em có thể ôn lại các từ đã học hoặc làm quen với một số từ mới thông qua
trò chơi. Có thể áp dụng trò chơi này trong phần Warm-up hoặc kiểm tra từ vựng
của bài cũ.
Ví dụ: Unit
8: NEW WAYS TO LEARN – language tôi
cho các em chơi bài tập tìm từ sau theo từng nhóm 4 hoặc 6 em học sinh.
Khi thực hiện dạng bài tập này, giáo viên nên hạn chế chủ đề cho học sinh
vì thật ra ngôn ngữ rất rộng lớn và bao la. Để cho lớp học thêm sinh động và
khuyến khích các em học tập, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm và có thể
khen thưởng cho nhóm tìm được nhiều từ nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất.
l. Find someone who wrote it
Trò
chơi này để giúp học sinh ôn ngữ pháp hoặc học một kiến thức ngữ pháp mới. Giáo
viên viết một câu gợi ý trên bảng rồi yêu cầu học sinh viết tương tự vào mảnh
giấy của mình, giữ bí mật câu mình viết, gấp mảnh giấy của mình nộp lại cho
giáo viên. Sau đó các em sẽ nhúp một mảnh giấy bất kì, đi xung quanh và tìm ra
ai là người viết câu đó bằng cách đặt câu hỏi theo cấu trúc ngữ pháp. (Thường
là câu hỏi yes/no question)
Ví dụ: Để ôn tập về thì tương lai trong
unit 2 – YOUR BODY AND YOU, giáo viên viết mẫu “I’m going to ………. this weekend
”, học sinh viết câu theo mẫu, nộp lại cho giáo viên. Sau đó các em sẽ nhúp một mảnh giấy bất kì,
đi xung quanh và tìm ra ai là người viết câu đó bằng cách đặt câu hỏi theo cấu
trúc “Are you going……………….?”
Trên đây chỉ là 1
số ví dụ trong nhiều bài mà tôi đã thực
hiện trong quá trình giảng dạy của mình. Cũng xin lưu ý không chỉ giáo viên
đứng ra tổ chức các trò chơi mà cũng nên hướng dẫn và giám sát cho học sinh tự
tham gia tổ chức trò chơi, tự tìm câu
hỏi, câu trả lời trong mỗi trò chơi đó. Đa số các em học sinh đều rất hăng hái,
nhiệt tình, tích cực, sôi nổi tham gia.
- Về khả
năng áp dụng của sáng kiến:
Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc
phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú,
chủ động, giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và
đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập của học sinh mà còn góp phần hình
thành nhân cách, năng lực của các em sau này.
Với việc sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh
lớp 10 tôi đã dạy thử nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình và nhận thấy
với việc sử dụng trò chơi trong dạy học này rất hiệu quả, nó không chỉ nên áp
dụng với môn tiếng Anh mà còn có thể áp dụng với các môn học khác.
Tuy nhiên vì thời lượng tiết học có hạn và ở một
số bài, một số mục trong sách giáo khoa không thể lúc nào cũng sử dụng trò chơi
nên trong quá trình soạn giảng giáo viên cần bổ sung, kết hợp nhiều hình thức
giảng dạy cùng với các phương tiện trực quan khác một cách chọn lọc, sáng tạo
và tùy từng đối tượng học sinh để áp dụng linh hoạt, góp phần nâng cao kết quả
học tập của người học
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
-
Phải phù hợp với trình độ của học sinh: Nội dung mang tính chất kích
thích, thách đố, ganh đua.
- Phục
vụ trực tiếp cho bài giảng, cho chương trình học.
- Câu hỏi và trò chơi phải ngắn, gọn,
dễ hiểu.
* Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân
môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt,
hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh
chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội
dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây
phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người
(đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị).
* Thời gian vận dụng các trò chơi.
- Sử dụng ngay trong giờ giảng, có
thể dùng trong khâu kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới, trong quá trình giảng
bài và trong khâu củng cố, ôn tập. Cũng có thể sử dụng trong bài ôn tập, kiểm
tra sau mỗi phần, bài quan trọng.
* Một số phương tiện, đồ dùng cần thiết trong việc tổ chức trò chơi.
- Phiếu học tập có ghi sẵn câu hỏi
- Tranh ảnh, video
- Ngoài ra, có giáo án điện tử và phòng
học bộ môn có máy chiếu
10. Đánh giá lợi ích thu được tham gia áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
10.1. Đánh giá lợi ích thu được
hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Kết quả
kiểm tra theo
nhóm điểm và tỉ lệ
% sau khi tổ chức trò chơi:
Số
lượng học sinh được điều tra |
Mức độ yêu thích môn tiếng Anh |
Học lực môn tiếng Anh |
||||||||||||||
Rất thích |
Thích |
Bình
thường |
Ghét/ sợ |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
|||||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
82 |
3 |
3,7 |
37 |
45,1 |
42 |
51,2 |
0 |
0 |
3 |
3,7 |
32 |
39 |
47 |
57,3 |
0 |
0 |
Như vậy, khi học theo cách tổ chức các trò chơi số học sinh khá giỏi và thích học tăng lên. Không còn học sinh sợ
học môn tiếng Anh nữa.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được
hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá
nhân:
Theo cách
nhận xét, đánh giá của các thầy cô cùng bộ môn trong và ngoài trường, với cách
sử dụng trò chơi trong dạy học tiếng Anh lớp 10, học sinh có hứng thú và chú ý
học bài hơn, kết quả học tập cao hơn.
11. Danh sách những tổ chức/cá
nhân đã tham gia áp dụng thử:
Số TT |
Tên tổ chức/cá nhân |
Địa chỉ |
Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến |
1 |
Lớp 10A5 |
Trường Trung học phổ thông Triệu Thái |
Tham
gia các trò chơi trong việc học môn tiếng Anh lớp 10 |
2 |
Lớp 10A6 |
Trường Trung học phổ thông Triệu Thái |
Tham
gia các trò chơi trong việc học môn tiếng Anh lớp 10 |
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
------------------------
1. Sách giáo khoa, sách bài tập và
sách giáo viên tiếng Anh lớp 10– NXB Giáo dục Việt Nam – năm 2015
2. Sách "Để học tốt tiếng
Anh 10" – NXB Giáo dục
3. Một số tư liệu khác trên mạng
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/