I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Qua thực tế giảng dạy lớp 4 và qua trao đổi với đồng nghiệp tôi rất
băn khoăn khi học sinh thường xuyên lúng túng, không phân biệt rõ ràng được
cách cộng, trừ, nhân, chia phân số, nhất là các phép tính giữa phân số với số
tự nhiên.
Để
giúp học sinh nắm bắt và thực hành cộng, trừ, nhân, chia phân số một cách thành
thạo, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh thực hiện tốt 4
phép tính với phân số trong môn toán lớp 4” với mong muốn nhận được sự
chia sẻ, tư vấn hoặc trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp để cùng tìm ra biện pháp
giúp học sinh học môn toán một cách tốt nhất.
II.
Mô tả giải pháp:
1. Mô
tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Học sinh lớp 4 ở lứa tuổi 10 tuổi các em còn ham chơi, tư
duy cụ thể phát triển ở giai đoạn chưa hoàn chỉnh, nhận thức của các em đã mang
tính quy luật. Song khả năng phán đoán, suy luận và tư duy logic của các em
chưa cao. Chính vì vậy đã hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh,
nhất là ở chương phân số, một loại số mới.
Tư duy của các em đang còn giai đoạn tư duy cụ thể, do đó
việc nhận thức các kiến thức toán học trìu tượng mới lạ là một vấn đế khó đối
với các em ở giai đoạn học sinh tiểu học.Trong khi đó “ Phân số” là khái niệm hoàn toàn mới vừa mang tính áp đặt vừa mang
tính trìu tượng đối với học sinh. Vì vậy học sinh cần nắm vững kiến thức nhân
chia số tự nhiên. Khi đã xác định rõ bản chất của phân số thì để dạy tốt chương
phân số này đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết nhất định về tập các số
hữu tỉ không âm cùng tính chất của các phép tính trong Q+.
Vì vậy, khi dạy các phép toán về phân số cho học sinh lớp
4, giáo viên phải có biện pháp để giúp các em hiểu rõ được bản chất của phép
tính đó, không những nắm được quy tắc mà còn có kỹ năng thực hành một cách
thành thạo.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1 Thực
trạng:
2.1.1. Thực tiễn:
Sau một thời gian trực tiếp đứng lớp cũng như qua tìm
hiểu, tôi đã nắm được những thiếu hụt về kiến thức của học sinh. Qua thực tế
giảng dạy ở lớp 4 cùng với việc dự giờ thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệp và
qua kết quả các bài kiểm tra của học sinh lớp 4A3 trường tôi trong năm học 2019
- 2020, tôi nhận thấy rằng:
- Những lỗi mà học
sinh lớp 4 thường mắc phải trong quá trình
thực hiện các phép tính về phân số như
sau:
+ Sau khi ôn tập về “Phép cộng (trừ) hai phân số cùng
mẫu số”, sau đó chuyển sang học ôn tập về “Cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số”,
thì nhiều học sinh vận dụng quy tắc cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu để thực
hành ngay (không qua bước quy đồng mẫu số hai phân số).
Ví dụ : Đối với phép tính
+ Khi thực hành làm phép tính cộng (trừ) phân số tự nhiên
hoặc ngược lại thì một số học sinh thường mắc sai lầm như sau :
Ví dụ :
Nguyên nhân :
Sai lầm như ví dụ trên do học sinh không
có kỹ năng viết số tự nhiên 2 (hoặc 5) thành phân số có mẫu số bằng 1 để trở
thành phép cộng (trừ) 2 phân số khác mẫu số.
+ Sau khi học về
phép nhân hai phân số. Tiếp đó có những bài “Luyện tập chung” để ôn lại các phép tính về phân số thì có một số
học sinh lại vận dụng quy tắc nhân hai phân số để thực hành cộng hai phân số
khác mẫu số.
Ví dụ:
+ Học sinh nhầm
lẫn kỹ năng thực hành phép nhân (phép chia) số tự nhiên với phân số hoặc ngược
lại.
Ví dụ: 2 :
2.1.2.
Một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân từ
phía giáo viên:
+ Giáo viên chưa
chú ý rèn luyện cho học sinh trình bày một cách khoa học (đặc biệt là cách viết
phân số trong dãy tính, cách đặt dấu gạch ngang, dấu bằng, dấu phép tính...).
+ Do
giáo viên chưa rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành 4 phép tính trên phân
số.
+ Khi dạy giáo viên ít cung cấp ngôn ngữ
toán học cho học sinh dẫn đến các em thường gặp khó khăn khi làm những bài toán
cần đến sự suy luận, giải thích.
+ Giáo
viên chưa mạnh dạn và chưa có sự sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học. Chính vì thế mà kết quả dạy học chưa phát
huy được hết năng lực, sở trường và tư
duy sáng tạo cho HS hoàn thành tốt còn HS chưa hoàn thành thì dễ bị hổng kiến
thức, không chủ động học tập mà còn ỷ lại vào sự hướng dẫn của bạn hoặc của
giáo viên.
+ Giáo
viên chưa khuyến khích, động viên HS trong cách trình bày bài làm khoa học mà
chỉ quan tâm đến phần kết quả của phép tính, biểu thức.
- Nguyên nhân từ phía học sinh :
+ Các em chưa quan tâm đến cách trình bày của phép tính,
biểu thức.
+ Một số học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không có kĩ năng vận dụng kiến thức cũ đã
học vào việc lĩnh hội kiến thức mới, kĩ năng mới. Thậm chí còn có HS không có ý
thức học bài nên chưa nắm chắc kiến thức cũ vì thế dẫn đến tình trạng làm bài
còn lúng túng hoặc không biết làm.
+ Khi
làm bài chưa có sự độc lập sáng tạo mà còn phụ thuộc nhiều vào bài làm mẫu của
giáo viên một cách máy móc.
2.2 . CÁC NHÓM GIẢI PHÁP:
Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng rèn luyện cho HS
có những kĩ năng thực hành 4 phép tính về phân số một cách thành thạo, hiệu quả
cao.
Để giúp
học sinh thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số trong môn toán
lớp 4 tôi đã làm như sau:
2.2.1. Rèn cho học sinh trình bày bài một cách khoa học:
- Để rèn cho
học sinh trình bày bài một cách khoa học thì ngay từ tiết học đầu tiên của phân
số tôi đã hình thành cho HS kĩ năng viết phân số bằng cách cho HS quan sát phân
số viết mẫu của GV trên phần bảng kẻ ô li.
VD : Khi viết phân số thì phải viết tử
số nằm trên dấu gạch ngang trong ô li thứ hai và thứ ba phía trên dòng kẻ đậm
còn mẫu số nằm ở 2 ô li dưới dòng kẻ đậm và dấu gạch ngang của phân số nằm giữa
ô li thứ nhất. Chẳng hạn: Viết phân số
Khi rèn kĩ năng
đó, tôi đã cho HS thực hiện trên bảng con
nhằm giúp GV dễ kểm tra được cách viết của tất cả HS một cách nhanh nhất
thông qua việc kiểm tra chéo của HS.
- Nếu ở tiết 1 HS có kĩ năng viết phân số tốt thì sang
tiết 2 việc rèn kĩ năng viết phép tính về phân số một cách rất đơn giản bởi HS
đã có kĩ năng viết dấu của phép tính (+, -, x, :) và số tự nhiên.
VD : Bài 1/108 :
Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
Đối với bài tập
này, GV cho HS thực hiện trên bảng con vừa tiện cho việc GV kiểm tra kĩ năng
viết phép tính phân số một cách nhanh nhất và HS cũng được đánh giá, nhận xét
kĩ năng viết phép tính về phân số của bạn.
2.2. Ôn lại kiến thức cũ, kĩ năng có liên
quan
Bất kì một biện pháp mới nào cũng phải dựa trên một số
kiến thức, kĩ năng đã biết. Giáo viên cần nắm chắc rằng : Để hiểu được biện
pháp mới, học sinh cần biết gì ? Đã biết gì ? (cần ôn lại), điều gì là mới ?
(trọng điểm của bài) cần dạy kĩ. Xem trước các kiến thức và kĩ năng sẽ hỗ trợ
cho kiến thức và kĩ năng mới hay ngược lại dễ gây nhầm lẫn cần giúp học sinh
phân biệt. Trên cơ sở đó giáo viên ôn lại phần đầu các kiến thức có liên quan
bằng các phương pháp như : kiểm tra miệng quy tắc hoặc làm bài tập.
- Chẳng hạn : Từ cộng hai phân số cùng
mẫu số chuyển sang cộng hai phân số khác mẫu số thì cái mới là bước quy đồng
mẫu số các phân số ngay trong quá trình thực hiện. Do đó cần ôn lại cách quy
đồng mẫu số các phân số ngay và cách cộng hai phân số cùng mẫu số bằng hỏi đáp
hoặc ra bài tập.
Ví dụ : Ghi kết quả của bước quy đồng
mẫu số hai phân số :
2.2.3. Dạy biện pháp tính mới:
Ở đây kết hợp
khéo léo các phương pháp giảng dạy như: Hỏi đáp, trực quan(Trong đó có cả kiểu
trò làm thầy xem) để lưu ý học sinh vào được điểm mới, điểm khó, điểm trọng
tâm. Điều quan trọng là trình bày làm sao nêu được nội dung cơ bản của biện
pháp tính, hình thức trình bày đẹp.
Ví dụ: Dạy “Phép nhân hai phân số” (Tiết 121 – trang 132)
Cách giải quyết như sau:
* Hình thành phép nhân hai phân
số: Từ một bài toán đơn giản cùng
với một phương tiện trực quan.
Chẳng hạn: Giáo viên cho học sinh(HS) đọc VD ( Tính diện tích hình
chữ nhật có chiều dài
Qua đó học sinh
nêu được cách nhân hai phân số: Tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Học sinh
phát biểu quy tắc và lấy thêm ví dụ
* Nêu phần chú
ý: mở rộng quy tắc cho việc tính tích của nhiều phân số.
Ví dụ:
C2:
2.2.4. Luyện tập thực hành rèn kĩ năng
- Trong khi
luyện tập làm tính, tôi yêu cầu học sinh tay làm và miệng nhẩm quy tắc. Trong
quá trình luyện tập, tôi kiểm tra và uốn nắn kịp thời, giảng lại những chỗ các
em còn mắc lỗi.
- Đặc điểm
của học sinh tiểu học là thực hành nhiều thì mới nhớ lâu nên sau khi học sinh
hiểu cách làm thì học sinh phải được làm nhiều lần các phép tính tương tự.
Phương pháp chủ yếu lúc này là học sinh cần làm bài tập điều quan trọng là bài
tập phải có hệ thống: Bài đầu y hệt mẫu, các bài sau nâng cao dần độ phức tạp.
Biện pháp tính bao gồm nhiều kĩ năng, có thể huấn luyện cho học sinh từng kĩ
năng bộ phận.
Chẳng hạn: HS được học đến
tiết 122: Luyện tập( sau bài Phép nhân phân số)
+ Tôi ra một số phép tính: Cộng (trừ)
hai phân số có cùng mẫu số; Cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số (có 2 dạng);
Cộng (trừ) hai phân số với số tự nhiên rồi yêu cầu HS làm trên giấy ô li.Sau đó
các em đổi chéo bài và cùng làm rồi lấy kết quả trên bảng để chấm bài cho nhau.
VD:
+ Sau nhiều lần như thế thì các em đã có
thể tự ra các phép tính cho nhau làm sau đó lại đổi chéo chấm bài. Như thế
đương nhiên mỗi em được làm 2 bài và các em cảm thấy rất hào hứng là mình làm
được nhiều phép tính đúng.
2.2.5. Vận dụng củng cố
- Trong
tiết dạy bài mới, ở bước này tôi không yêu cầu học sinh nhắc lại biện pháp bằng
lời mà tạo điều kiện cho các em biện pháp thông thường là qua giải toán. Để học
sinh độc lập chọn phép tính và làm tính nên tôi chỉ chọn bài toán đơn giản dùng
đến phép tính vừa học chứ không cho các em làm những bài toán hết sức phức
tạp.Việc ôn luyện củng cố những biện pháp tính khác làm trong giờ luyện tập,
luyện tập chung.
- Khi củng cố, tôi có thể kiểm tra trình độ hiểu quy tắc
của học sinh thông thường là phương pháp tổ chức trò chơi. Trong đó có một số nội
dung ở mức độ cao hơn để kiểm trra khả năng phát triển tư duy, phân tích. tái
hiện kiến thức... của các em có nhanh không? Từ đó cũng là cơ sở để phát hiện
và bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
VD:(Cho cả lớp ghi đáp án trên
bảng con) Đúng ghi Đ, sai ghi S
trong môi trường hợp sau:
a)
2.2.6.
Rèn kĩ năng làm bài
Bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình,
tôi đã biết rõ chỗ nào học sinh hay vướng mắc, nhầm lẫn. Để tránh tình trạng đó
nên tôi đã làm như sau:
- Khi làm tính
cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số (mà chỉ
có 1 dấu của phép tính) thì tôi yêu cầu HS đọc nhẩm và làm theo quy tắc. Còn
bước quy đồng hay rút gọn chỉ cần ghi kết quả của bước đó. Khi nào bài yêu cầu
cụ thể riêng biệt thì mới trình bày bước trung gian của quy đồng hay rút gọn
vào vở để tránh tình trạng mất thời gian.
Ví dụ : Tính:
Cách trình bày :
Không cần trình bày:
- Đối với phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số với số
tự nhiên thì yêu cầu HS phải chuyển STN thành PS có mẫu số bằng 1 rồi tiếp tục
thực hiện theo quy tắc.
VD: Tính 3 -
Với
bài tập trên thì cần học sinh làm như sau:
3
-
- Đối với bài tính giá trị của biểu thức gồm nhiều phép
tính, tôi cho HS xác định thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó và
viết kết quả của từng phép tính theo thứ tự thực hiện trong quá trình làm tính.
Ví dụ: Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức sau:
Với bài
tập trên thì học sinh cần giải: Trình bày miệng như sau:
Phép nhân trước
--> phép cộng --> phép trừ
=
Trong trường hợp này tôi chưa yêu cầu học sinh tính ra
kết quả cụ thể. Nhưng việc làm bài tập này rèn luyện cho học sinh được cả kỹ
năng mới học.
* Lưu ý: Trong quá trình rèn
kỹ năng tính kết quả cho học sinh thì tôi luôn hướng dẫn các em cách rút gọn
hoặc tính nhanh kết quả trong mỗi bước tính để được kết quả tối giản.
III.
Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Qua thời gian kiên trì thực hiện việc “Giúp
học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán lớp 4”, tôi nhận thấy : HS quen dần, bắt đầu từ việc rèn kĩ
năng bộ phận, đặc biệt là kĩ năng cơ bản trong một phép tính về phân số của HS
lớp 4 được hình thành với mức độ yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp.
- HS có kĩ năng
thực hành, biết xác định kĩ năng cơ bản trong một phép tính.
- HS khá giỏi có
thể làm được bài tập ở mức độ cao hơn
IV. Cam kết không sao
chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam kết đây là kết quả nghiên cứu của chính bản
thân tôi qua quá trình giảng dạy tại trường Tiểu học B Nghĩa Hồng. Nếu có sự
sao chép, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/