CHUYÊN ĐỀ
:
TÍCH HƠP GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
NGỮ VĂN 8
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Bảo vệ môi
trường hiện là một trong những mối quan tâm mang tính toàn cầu.Ở nước ta việc bảo
vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc Để định hướng cho việc
triển khai nhiệm vụ giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông ,Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho các
môn học trong đó có môn Ngữ văn .Tất nhiên việc Bộ Giáo dục và Đào tạo triển
khai đưa việc lồng ghép giáo dục BVMT vào trong các môn học là hoàn toàn đúng đắn
và phù hợp nhất là trong tình hình hiện nay.Song thực tế việc lồng ghép giáo dục
bảo vệ môi trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn bất cập và chưa nhất quán .Ở
bộ môn Ngữ văn với những đặc thù riêng,việc tích hợp này phải được thực hiện như
thế nào để không gượng ép,vừa đảm bảo tính khoa học của bộ môn vừa lồng ghép được
nội dung giáo dục BVMT vào trong các tiết dạy cụ thể ? Nếu tích hợp không khéo
dễ gây phản cảm ,bởi lẽ tự thân mỗi tác phẩm đã có chức năng giáo dục rất cao .Để
đọc -hiểu,cảm được một tác phẩm văn học thì cũng đã hình thành được trong học
sinh một cảm xúc,một tình cảm tốt đẹp nào đó mà tác phẩm hướng tới.Vì thế để có
thể có được một tiết dạy lồng ghép giáo dục BVMT đạt hiệu quả cao mà không làm
mất đi tính văn chương của tác phẩm đó mới là vấn đề .
Chính vì
những lí do đó mà chúng tôi cũng như các bạn đồng nghiệp khác cũng hết sức băn
khoăn,trăn trở ,làm thế nào để tích hợp ,lồng ghép việc BVMT vào trong tiết học
đạt hiệu quả cao nhất . Trong chuyên đề này, sau khi đã trao đổi,bàn bạc ,chúng
tôi đã thống nhất chọn một số văn bản nhật dụng ở lớp 8 để minh hoạ cho tiết dạy
lồng ghép việc BVMT .Tuy nhiên , trong quá trình thực hiện chuyên đề để minh hoạ
cho tiết dạy ,chúng tôi vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định,rất mong được sự
góp ý,chia sẻ của các bạn đồng nghiệp .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Những thuận lợi và khó khăn của việc
dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Ngữ văn :
1.Khó khăn :
v
Đối với giáo viên :
-Giáo
viên còn lúng túng trong việc triển khai lồng ghép dạy tích hợp giáo dục BVMT
trong bộ môn Ngữ văn.
-Chưa
nhận thức được vai trò và phương pháp tích hợp của việc giáo dục BVMT
-Thực tế giảng
dạy của giáo viên thiếu sự thồng nhất và đồng bộ .
-Nhiều tiết dạy còn máy móc ,áp đặt ,xơ cứng .
v
Đối với học sinh:
-Chưa có những
kiến thức cơ bản về môi trường.
-Chưa có ý thức
về việc bảo vệ môi trường.
2. Thuận lợi:
Cùng với một số
bộ môn khác,môn Ngữ văn có nhiều thuận lợi trong việc tích hợp giáo dục BVMT
cho học sinh .
-Đối với những đơn
vị bài học có nôi dung liên quan trực tiếp vào đề tài môi trường .
-Nôi dung giáo
dục BVMT tương đối dễ dàng,dễ vận dụng tích hợp.( đối với văn bản nhật dụng )
II. Những
nguyên tắc cơ bản tích hợp giáo dục BVMT
trong các văn bản nhật dụng Ngữ văn 8:
1. Nguyên
tắc chung:
-Chỉ tích hợp
những phần có nội dung liên quan đến môi trường.
-Đảm bảo đúng đặc
trưng bộ môn,không biến giờ học thành giờ giáo dục về BVMT
-Không lạm dụng
quá nhiều kiến thức dẫn đến qúa tải.
2. Những nguyên tắc cụ thể:
-Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài.
-Hệ thống câu hỏi cho nội dung bài học phải khoa học, hợp lí .
-Tích hợp những kiến thức đã ,đang và sẽ học về các văn bản nhật dụng.
-Khai thác các vấn đề liên quan đến môi trường để nâng tầm suy nghĩ của
học sinh.
-Hiểu được ý nghĩa của việc lồng ghép BVMT trong các văn bản nhật dụng .
3. Khâu chuẩn bị:
- Tham khảo các tài liệu liên quan đến môi trường.
- Hệ thống hoá các kiến thức trong sách giáo khoa có thể giáo dục BVMT.
- Thu thập các số liệu,hình ảnh minh hoạ ,sơ đồ phù hợp với nội dung bài
học
III.Hướng tích hợp giáo giáo dục BVMT trong các văn bản nhật dụng
Ngữ văn 8:
Trong chương trình
Ngữ văn lớp 8 có ba văn bản nhật dụng đó là “Thông tin về trái đất năm 2000”, “Ôn dịch,thuốc lá” và “Bài toán dân số”
đây là những văn bản gắn liền với vấn đề môi truờng ,do đó khi dạy những văn bản
này ngoài những kiến thức trọng tâm cần phân tích ,gíao viên cần chú ý khai thác
những khía cạnh khác nhau của vấn đề nhưng không làm rối rắm.
1.Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000:
Đây là một văn bản thuyết minh về một vấn đề
khoa học nhưng hiểu được nó một cách cặn kẽ lại không phải là một chuyện đơn giản
. Muốn dạy bài này đạt hiệu quả cao,cần tích hợp những kiến thức đang và sẽ học
về văn bản thuyết minh ,với một số kiến thức về khoa học tự nhiên đặc biệt là
kiến thức hoá học . Ngoài vệc tập trung phân tích tác hại của việc sử dụng bao
ni lông, cần cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống,sức
khoẻ con người đồng thời có những suy nghĩ tích cực về các vấn đề về môi trường
. Do đó từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cần lựa chọn đưa ra những câu hỏi
phù hợp trong việc lồng ghép giáo dục BVMT .
2. Văn bản Ôn dịch ,thuốc lá :
Khi dạy bài này ngoài việc xác định được quyết
tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức tác hại to lớn,nhiều mặt của thuốc
lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng ,chúng ta cần phải tác động đến tâm lí
của học sinh nhất là học sinh bậc THCS và THPT bởi đây là lứa tuổi mà nếu các
em nhận thức một cách đầy đủ về tác hại của thuốc lá thì chính các em là những người có thể góp
phần đẩy lùi tệ nghiện thuốc lá,có thể qua những thông tin trên báo đài các em đã
thấy được tác hại nguy hiểm của thuốc lá ,nhưng qua bài học này dựa vào những
chứng cớ khoa học với cách lập luận đầy thuyết phục của tác giả thì rõ ràng các
em sẽ có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về tác hại của thuốc lá ,từ đó các em rút ra
được bài học cho bản thân trong việc ngăn ngừa và phòng chống thuốc lá .
Vấn đề
quan trọng trong bài học này là làm thế nào để lồng ghép tích hợp việc BVMT vào
trong tiết dạy để không biến tiết dạy thành một giờ dạy về môi trường . Với một
văn bản nhật dụng như bài Ôn dịch ,thuốc
lá thì không nhất thiết tìm mọi cách để lồng ghép việc giáo dục BVMT ,bởi
trong văn bản này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng dựa trên những cơ sở khoa học
cũng như cách lập luận hết sức rõ ràng và thuyết phục ,nên chăng từ mục đích yêu
cầu của bài học ,chúng ta cần cung cấp ,thông tin thêm cho các em về những tác
hại của thuốc lá . Riêng cá nhân tôi, để dạy tiết học này có hiệu quả thì chúng
ta nên thực hiện những yêu cầu sau :
a. Về kiến thức:
-Tham khảo các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
( Theo báo cáo
của Bộ Y tế cũng như tổ chức Y tế thế
giới cho thấy hằng năm,trên thế giới có
năm triệu người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá .Dự báo đến năm 2020 có
khoảng 10 triệu người chết vì thuốc lá
. Ở nước ta tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao ,nam giới là : 56%, nữ giới là :3%.Tiêu
dùng cho thuốc lá ở nước ta mỗi năm hơn 8200 tỉ đồng, số tiền này có thể mua lương thực nuôi sống
15 triệu người /năm.)
-Hệ thống hoá các kiến thức trong
sách giáo khoa có thể lồng ghép giáo dục BVMT.
-Hệ thống câu hỏi phải khoa học ,hợp lí ,phù
hợp với nội dung bài học .
b. Phương tiện ,đồ dùng học tập :
-Tranh ,ảnh minh hoạ về tác hại
của thuốc lá ( Không nên lạm dụng quá nhiều )
- Sơ đồ về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người .
c. Thực hiện :
+ Hệ thống câu
hỏi lồng ghép :
Thực
ra khi dạy bài Ôn dịch, thuốc lá thì
giáo viên cũng đã lồng ghép,liên hệ thực tế ngay trong bài dạy .Trên cơ sở phân tích tác
hại của thuốc lá đối với sức khoẻ ,ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân và cộng đồng ,giáo
viên có thể đưa thêm những câu hỏi :
-Trước khi học
văn bản này , em biết gì về tác hại của thuốc lá ?
-Với những chứng
cớ khoa học về tác hại của thuốc lá mà tác giả đưa ra như vậy,bản thân em cần
phải làm gì để tham gia vào việc phòng chống tệ nạn thuốc lá ?
-Ở nước ta ,em
thấy có những việc làm gì để phòng chống thuốc lá ?
-Hiện nay trong
học sinh chúng ta vẫn còn một số em lén lút hút thuốc lá(không nhiều ),em nghĩ
gì về những trường hợp này ?
3. Văn bản Bài toán dân số .
Văn
bản Bài toán dân số là một văn bản
nhật dụng phục vụ cho chủ đề “Dân số và tương lai của dân tộc,nhân loại”.Do đó
khi dạy văn bản này giáo viên cần xác định mục đích và nội dung chính mà tác giả
đặt ra là cần phải hạn chế gia tăng dân số,giúp cho học sinh thấy rõ vấn đề dân
số ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống của gia đình và toàn xã hội .Qua đó
giáo dục học sinh ý thức tham gia tuyên truyền chủ trương kế hoạch hoá gia đình
ngay chính địa phương của mình .
Khi dạy văn bản này ,giáo viên cần tìm hiểu
thêm những tư liệu liên quan đến dân số và kế hoạch hoá gia đình ,ngoài những câu
hỏi trong sách giáo khoa giáo viên có thể nêu thêm những câu hỏi :
- Con đường nào
là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? ( Bằng con đường giáo dục
mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số )
- Vì sao sự gia
tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại,nhất là
đối với các dân tộc còn nghèo nàn,lạc hậu? ( Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh
hưởng đến đời sống của con người ở nhiều phương diện như chỗ ở,lương thực ,môi
trường ,việc làm,giáo dục ,...và kết quả là dẫn đến đói nghèo ,bệnh tật lạc hậu,...Vì
nghèo nàn , lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục)
Tóm lại ,khi dạy các văn bản nhật dụng ,chúng
ta không nên áp dặt những câu hỏi một cách máy móc ,điều quan trọng là cần đưa
ra những câu hỏi dẫn dắt để lồng ghép một cách hợp lí và khai thác khả năng nhận
biết, sáng tạo của học sinh để từ đó học sinh thấy được ý nghĩa cũng như những
việc cần làm sau khi học xong văn bản .
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Việc lồng ghép giáo dục BVMT trong bộ môn Ngữ
văn nói chung và và môn Ngữ văn lớp 8 nói
riêng là hết sức đúng đắn,đặc biệt là các văn bản nhật dụng ở lớp 8 , song ở góc
độ nào đó vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là khi triển khai vấn đề BVMT
trong một số tiết học vẫn còn lúng túng . Qua chuyên đề này ,chúng tôi rất mong
được sự góp ý chân tình từ các bạn đồng
nghiệp để cho việc lồng ghép ,tích hợp các vấn đề môi trường vào trong tiết dạy đạt hiệu quả cao mà không làm mất đi
tính đặc trưng của bộ môn.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/