Skkn Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS

 Tên đề tài: “Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao và duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS”

I. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm:

I. Công tác tư tưởng

- Phải làm cho các cấp lãnh đạo và mỗi gia đình phải thấy rằng việc cần phải cập trong giáo dục là rất quan trọng, là một vấn đề bức xúc trước tình hình phát triển của đất nước hiện nay, một khi xã hội tiến dần đến không sử dụng người lao động không có trình độ, bằng cấp, hình thức lao động đơn giản bị mất dần.

- Thông qua nhiều hình thức để có thể chuyển tải được tư tưởng ấy như: Tham mưu, tổ chức Đại hội giáo dục các cấp, tuyên truyền bằng nhiều hình thức… nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về công tác phổ cập giáo dục THCS.

- Đảng ủy, UBND, các Ban ngành cấp xã sau khi có Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, xã cùng trường lên kế hoạch và tổ chức công tác chỉ đạo và thực hiện.

II. Công tác tổ chức lực lượng

- Phải có lực lượng chuyên trách trong ngành, không nên chỉ dừng lại lực lượng kiêm nhiệm như trước đây.

- Về phía xã hội, việc phổ cập phải được các cấp UBND chủ trì và đứng đầu, hội đồng giáo dục do cấp Ủy đứng đầu, như Bác Hồ đã khẳng định “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” kết hợp có hiệu quả mối quan hệ Nhà trường – gia đình – xã hội.

1. Về phía nhà trường:

- Ở Sở giáo dục thành lập ban chỉ đạo giúp giám đốc điều hành để kiểm tra, đôn đốc công tác PCGD THCS ở các huyện, thị.

- Ở các Huyện thị, mỗi phòng GD&ĐT có một lãnh đạo và ít nhất một cán bộ chuyên trách, ngoài ra còn có các tổ viên là giáo viên chuyên trách phổ cập nằm trong biên chế của các trường.

- Các giáo viên chuyên trách tham mưu cho Hiệu trưởng và giúp cho địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục. Các giáo viên này thực hiện các chế độ hội họp của nhà trưởng và sự giao ban hàng tháng với tổ trưởng ở phòng giáo dục.

- Tiến hành phân công cán bộ giáo viên khảo sát điều tra đến từng thôn, từng hộ gia đình lập hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của Ban chỉ đạo. Số liệu điều tra các thôn bản phải có độ chính xác cao, sau đó tổng hợp số liệu để có kế hoạch mở lớp phù hợp với tình hình địa bàn.

- Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban chỉ đạo đối với các thôn bản. Cán bộ giáo viên – nhân viên phải có trách nhiệm cao về công tác phổ cập thực hiện “Một hội đồng hai nhiệm vụ”.

- Vận động gia đình phụ huynh học sinh ở những thôn bản xa đưa con em về ở khu bán trú. Nhà trường tổ chức và quản lí tốt việc ăn ở, học tập của học sinh.

2. Về phía địa phương:

- Ủy ban nhân dân Huyện thị thành lập Ban chỉ đạo gồm một đồng chí trong thường trực của Ủy ban chủ trì (Chủ tịch hoặc phó chủ tịch). Trưởng phòng GD&ĐT là phó chủ tịch thường trực của ủy ban, phân công nhiệm vụ cho từng ban ngành, đoàn thể như: Văn hóa thông tin, Tài chính, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, Hội phụ nữ, Đoàn thành niên, Hội cựu chiến binh v.v..

- Ở cấp phường xã, Ban chỉ đạo cũng được tổ chức với thành phần như trên để giám sát các hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập và phối kết hợp với các lực lượng xã hội tham gia giáo dục.

- Ở cấp Phường xã cũng có Hội đồng giáo dục do Đại hội giáo dục định kỳ bầu ra có Nghị quyết, kế hoạch hoạt động và giao ban định kỳ.

- UBND xã và trường hàng năm phải có kế hoạch trích từ ngân sách hoặc một nguồn nào đó để có kinh phí động viên học sinh, thầy cô giáo vào dịp 20/11 và tổng kết năm học.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho công tác dạy và học. Xây dựng khu bán trú dân nuôi.

3. Công tác điều tra:

- Nhằm để nắm số liệu, hoàn cảnh nguyên nhân bỏ học của các em, qua đó giải thích và động viên gia đình tạo điều kiện để các em đến lớp.

- Sau khi điều tra tổng hợp và xử lý số liệu, lên kế hoạch phân công các lực lượng trong Ban chỉ đạo và Hội đồng giáo dục tiến hành nhiệm vụ của mình. Xác định được các đơn vị trọng điểm, đi đầu để làm nồng cốt.

III. Các hoạt động hỗ trợ

1. Tổ chức ngày hội giáo dục:

- Nên tổ chức ngày hội giáo dục vào tháng 8 (Tết trung thu). Đây là thời gian tốt nhất.

- Nội dung: Tôn vinh những gia đình thực hiệ tốt công tác phổ cập để làm gương:

Ví dụ: như các gia đình:

- Qua đó, Ban chỉ đạo phát động phong trào phổ cập và động viên các gia đình đưa trẻ đến trường đầy đủ vào ngày 5/9.

- Phải duy trì, tổ chức ngày hội giáo dục hàng năm trở thành hội truyền thống của từng địa phương.

2. Đổi mới  phương pháp dạy học:

- Đây là vấn đề gần gũi, quan trọng và thiết thực, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giảng dạy của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Kinh nghiệm cho thấy, những giờ dạy đơn điệu áp đặt một chiều thì lớp học nhàm chán, thụ động.

- Trong công cuộc đổi mới phương pháp như hiện nay, mỗi giáo viên cần phải nhanh chóng thay đổi phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh.

- Cần cải tiến trang thiết bị, kiểm tra đánh giá, đồng thời có chế độ khen thưởng động viên những người chịu khó đi học.

- Kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trong nhà trường phải được xác lập tiến độ, bước đi cho sự đổi mới phương pháp này từ công tác tư tưởng, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng điển hình, nhân điển hình, mua sắm trang thiết bị, cải tiến cách kiểm tra, đánh giá và có chế độ khen thưởng thỏa đáng cho những người vượt khó đi đầu.

3. Có chủ trương chính sách đúng đắn trong việc PCGD THCS

            - Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã có nghị quyết về vấn đề vận động, đưa con em trong độ tuổi đến trường, không để học sinh bỏ học.

            - Nếu gia đình nào có học sinh bỏ học thì sẽ áp dụng các chế tài xữ phạt thích đáng như: cắt các khoản hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước (chế độ hỗ trợ hộ nghèo; cấp phát giống, vật nuôi, cây trồng...); phạt tiền...

            - Nâng cao vai trò, trách nhiệm và gắn kết thi đua đối với các tổ chức Đội, Đoàn thanh niên trong nhà trường cũng như các tổ chức – đoàn thể trong xã như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp thanh niên, Đoàn thanh niên, ban xóa đói giảm nghèo... trong công tác PCGD THCS.

            - Nhà trường duy trì sĩ số, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên quan tâm động viên, giúp đỡ học sinh. Giao tỉ lệ, chỉ tiêu duy trì sĩ số trên lớp, chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên, gắn kết vào công tác thi đua của giáo viên.

            - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những gia đình thực hiện tốt công tác PCGD THCS, đối với những tổ chức – đoàn thể và những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập GD THCS.

VI. Kết luận:

I. Những đóng góp của đề tài

Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi nghiên cứu và tìm ra được thông qua quá trình quản lý, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS ở xã … - Huyện …. Mặt khác trong thời gian học lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS, chúng tôi nghĩ rằng có nhiều giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa trong công tác PCGD  THCS . Vì vậy, tôi chọn đề tài này để làm đề tài nghiên cứu cho bản thân cũng như áp dụng cho công tác PCGD  THCS của địa phương và có thể áp dụng đối với các xã miền núi khác. Để góp một phần nào đó vào việc thực hiện nhiệm vụ PCGD  THCS mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Ngành giao phó nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Đề tài đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản về PCGD THCS như khái niệm, nội dung, tiêu chuẩn PCGD THCS.

- Đề tài đã xây dựng, thực hiện phiếu khảo sát tình hình PCGD THCS ở xã Pa Nang, tổng hợp kết quả.

- Đề tài đã nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân; học sinh bỏ học, đề xuất một số giải pháp về phía nhà trường, về phía địa phương để duy trì và nâng cao chất lượng PCGD THCS.

Vì thế, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. 

II. Những hạn chế

Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và năng lực bản thân, mặc dù có những đóng góp cơ bản bên cạnh đó đề tài này cũng có những hạn chế nhất định. Mong các thầy, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn.

III. Hướng phát triển của đề tài

Mở rộng nghiên cứu và áp dụng cho những địa bàn khác có hoàn cảnh tương tự.

IV. Đề xuất kiến nghị thực hiện

1. Đối với nhà trường

- Cần có phương pháp cải tiến trong công tác PCGD  THCS.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và chuyên môn, đặc biệt đào tạo nghiệp vụ về PCGD  THCS  cho cán bộ giáo viên.

2. Đối với chính quyền địa phương

- Trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập THCS, các bộ phận thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, để điều chỉnh kịp thời.

- Luôn tuyên truyền, vận động nhân dân để mọi người dân hiểu rõ các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập.

3. Đối với Sở GD&ĐT, các ngành các cấp

- Quan tâm nhiều hơn nữa đối với những đơn vị vùng sâu, vùng xa, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, chú trọng đến công tác PCGD  THCS .

- Đầu tư thích đáng cho công tác PCGD  THCS.

- Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng phù hợp với nhiều vùng miền về việc xây dựng cơ sở vật chất trường học.

- Có chế độ ưu tiên rõ ràng. Ví dụ: Khi học sinh tốt nghiệp các lớp phổ cập THCS thì có quyền xét tuyển vào các trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tỉnh và các trường THPT như các học sinh tốt nghiệp THCS, có thể ưu tiên hơn đối tượng đó như cộng thêm điểm, …

- Đảng và Nhà nước có chính sách động viên kịp thời đối với những học viên đang học bổ túc THCS.

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC