I. LÍ DO CHỌN
CHUYÊN ĐỀ
GD&TĐ
- Năm 2017, môn Giáo dục công dân (GDCD) được chọn lựa để thi tốt nghiệp và đến nay đã thực
hiện được sang năm thứ tư. Với nhiều
thầy, cô giảng dạy GDCD, việc này thực sự là niềm vui bởi nó sẽ góp phần to lớn
trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đồng thời vị thế thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD cũng được xã hội nhìn nhận
một cách tích cực hơn.
Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội
trong kỳ thi THPT quốc gia lần này cũng thấy được một bước đi quan trọng của Bộ
GD&ĐT trong việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết
số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn
diện GD&ĐT.
Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng
sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức về kinh
tế, chính trị xã hội của đất nước, của địa phương cho học sinh cần có một thước
đo để làm động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD tiếp tục phấn đấu.
Vậy thì, một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để dạy và
học tốt môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ
năng để tham gia thi và thi tốt môn GDCD?
Nhất là trong điều kiện chương
trình kiến thức pháp luật lớp 12 lại tương đối khó với nhận thức lứa tuổi các
em, thời lượng ít ỏi (chỉ có 1 tiết/tuần), lực lượng giáo viên thì mỏng (bình
quân mỗi trường chỉ có khoảng 2 đến 3 giáo viên, mỗi giáo viên lại phải đến 13, 14 lớp, thậm chí có giáo viên
phải dạy đến 18, 20 lớp/học kỳ). Đây thực sự là một thách thức rất lớn với đội
ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GCDC trong nhiều trường THPT hiện nay.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
a. Thuận lợi
Thứ nhất: Đa số giáo viên hào
hứng, hăng hái với kỳ thi.
Thực hiện một
cuộc khảo sát nhỏ cho 100 giáo viên cốt cán giảng dạy môn
GDCD tại các trường THPT trên địa bàn Nam Định trong đợt tập huấn
xây dựng đề thi trắc nghiệm môn GDCD, với hai câu hỏi: Một là: Đồng chí có đồng
ý với việc Bộ GD&ĐT đưa môn GDCD vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia không?
Tôi nhận được 95% ý kiến cho rằng đồng ý thi.
Hai là: Mức độ hào hứng của các
đồng chí khi bộ môn lần đầu tiên được tham gia thi tốt nghiệp? Chúng tôi nhận
được 90 ý kiến hào hứng, 10 đồng chí còn lại giữ
ở mức độ bình thường. Điều này chứng tỏ, đa số cán bộ, giáo viên phụ trách bộ
môn thực sự đã chuẩn bị tâm thế cho kỳ thi lần này.
Thứ 2: Ban giám hiệu các trường
THPT tạo điều kiện cho hoạt động dạy học và chỉ đạo kịp thời.
Điều này thể hiện ở việc, ngay
sau khi công văn 4818 của Bộ GD&ĐT được ban hành, Ban giám hiệu, Ban chuyên
môn nhà trường đã tiến hành rà soát lại chương trình bộ môn, tiến hành tổ chức
khảo sát và thăm dò nhu cầu của học sinh bằng cách phát đơn cho các em tự
nguyện chọn lựa và đăng ký thi các môn Khoa học xã hội hay Khoa học tự nhiên.
Từ đó đề ra các phương án kịp thời để tăng cường chất lượng và thời lượng dạy
học, đối với cá lớp có học lực học sinh trung bình và yếu thì tăng tiết dạy
chính khóa để bồi dưỡng kiến thức cho các em
Thứ 3: Có đề minh họa nhanh để
GV-HS tiếp cận tham khảo, rút kinh nghiệm.
Ngay sau khi có đề minh họa mà Bộ
GD&ĐT phát hành, giáo viên và học sinh thở phào nhẹ nhõm, bởi họ đã có kim
chỉ nam, có hướng đi.
Thứ 4: Nhìn chung đa số học sinh
yêu thích môn học và có quyết tâm lựa chọn và theo học môn GDCD.
Như đã trình bày ở trên, trong
chương trình GDCD bậc THPT thì chương trình pháp luật khối 12 khá khó đối với
nhận thức lứa tuổi của các em, tuy vậy nhìn chung kiến thức pháp luật lại gần
gũi và sát với thực tiễn cuộc sống.
Do đó, khi giảng dạy, giáo viên có
thể lựa chọn những ví dụ, những tình huống pháp luật phát sinh trong thực tiễn
để liên hệ và giáo dục cho học sinh thì các em lại rất hào hứng và thích thú.
Có lẽ chính vì điều này nên khi
trao đổi với chúng tôi về đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT đưa ra, nhiều học
sinh cho rằng đề không khó, việc đạt điểm trung bình là trong tầm tay, nhưng để
đạt điểm cao thì lại không hề đơn giản. Chính điều này, chúng tôi tin rằng, nếu
được hướng dẫn học và ôn tập một cách bài bản thì việc làm bài thi môn GDCD nằm
trong tầm tay.
Thứ 5: Ưu thế của công nghệ thông
tin kết nối GV lại gần nhau hơn
Ngày nay, với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin mà nhất là mạng Internet đã tạo điều kiện vô cùng
thuận lợi cho đội ngũ giáo viên dễ dàng tiếp cận, nắm bắt và trao đổi thông
tin; từ đó đội ngũ giáo viên có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ
cho nhau một cách tích cực. Người học vì vậy cũng sẽ có nhiều kênh thông tin
thuận lợi hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm
chất và năng lực.
b. Khó khăn
Thứ nhất: Nhận thức tư tưởng của một bộ phận học sinh còn hạn chế. Lâu nay HS ít ưu
tiên cho bộ môn nên khó thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các em đối
với bộ môn. Nhiều em vẫn còn tư tưởng chờ đợi, ỷ lại, thậm chí lười biếng trong
học tập và rèn luyện. Việc học của một số em vẫn còn dừng lại ở học đối phó với
thầy cô mà chưa nhận thức được rằng, việc học là nhằm để trang bị kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất năng lực để mai sau lập nghiệp.
Thứ hai: Lần đầu thi nên tâm lí của học sinh sẽ có phần hoang mang. Chính tâm lí này mà khi đứng trước việc chọn lựa môn
thi, nhiều em vừa muốn chọn nhưng lại vừa không dám chọn. Tâm sự với tác giả
bài viết, không ít học sinh cho rằng, mặc dù rất thích môn GDCD vì kiến thức
pháp luật gần gũi, dễ hiểu nhưng không dám chọn môn này thi vì sợ lần đầu tiên
thi nên sẽ khó hơn vì chưa có tiền lệ.
Thứ ba: Một số giáo viên chưa thật sự hăng hái, thậm chí còn đứng ngoài cuộc.
Một số khác thì không mong đợi kỳ thi. Không ít giáo viên thở dài khi biết rằng
môn GDCD sẽ là môn thi tốt nghiệp THPT. Chính tâm lí của một bộ phận giáo viên là
rào cản trong chất lượng dạy và học GDCD.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Muốn
nâng cao chất lượng học tập và ôn thi có kết quả cao thì trước hết phải làm
thay đổi suy nghĩ của cả giáo viên và học sinh khi dạy và học môn GDCD
III. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Về phía giáo viên.
* Cần xác định tư tưởng giáo viên thông qua “5 phải”, “5 bám” trong dạy học, ôn tập môn Giáo dục công dân
Từ những thuận lợi và khó khăn
nêu trên, theo tôi để dạy học và ôn tập tốt môn GDCD, thầy cô cần thực hiện tốt
các yêu cầu và nguyên tắc sau đây:
Năm phải:
+ Phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học không bị
cắt xén.
+ Phải đảm bảo không gây áp lực, căng thẳng, quá tải cho
học sinh.
+ Phải phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân, tổ,
nhóm chuyên môn.
+ Phải cung cấp cho HS kiến thức đảm bảo 3 mức độ: Nhận
biết, thông hiểu, và vận dụng.
+ Phải lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với từng
đối tượng học sinh.
Năm bám:
+ Bám sát Tài liệu GDCD 12.
+ Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 12.
+ Bám sát chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT.
+ Bám sát tình huống, bài tập GDCD 12 và các tình huống
pháp luật trong thực tiễn.
+ Bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
* Cụ thể: Làm thế nào để dạy - học hiệu quả
Thứ nhất: Làm tốt công tác giáo
dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh
Có thể khẳng định rằng, công tác
giáo dục tư tưởng, nhận thức đối với học sinh hiện nay là một vấn đề hết sức
cần thiết, cần phải được coi trọng. Bởi thực tế làm công tác giảng dạy và giáo
dục chúng tôi nhận thấy, ở đâu và khi nào, nhà trường làm tốt công tác giáo dục
tư tưởng nhận thức thì ở đó nền nếp sẽ tốt hơn, tạo thuận lợi cho công tác giáo
dục toàn diện của nhà trường.
Chính vì vậy, để nâng cao chất
lượng học tập, thầy cô cần phải quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
làm cho học sinh nhận thức được việc học tập đối với bản thân là một nhu cầu tự
thân, học để ngày mai lập nghiệp, lập thân chứ không đơn thuần là học để thi
cử. Nhất là trong điều kiện môn GDCD lần đầu tiên tham gia thi tốt nghiệp THPT.
Thứ 2: Tăng cường đầu tư soạn
giảng, đi sâu khai thác trọng tâm bài học, giúp HS nắm được bản chất vấn đề,
chứ không nhất thiết học thuộc.
Luật giáo dục đã khẳng định,
người thầy đóng vai trò trong việc quyết định chất lượng giáo dục; chính vì
vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu cho ôn thi tốt nghiệp
THPT quốc gia đạt kết quả cao, người thầy cần tăng cường đầu tư soạn giảng có
chất lượng cao; tập trung thời gian khai thác trọng tâm bài học, giúp học sinh
hiểu và nắm chắc được bản chất bài học, chứ không nhất thiết học vẹt, học thuộc
lòng.
Đầu tư xây dựng giáo án theo hướng khai thác trọng tâm giúp cho học sinh nhận
thức được bản chất của bài học thay vì việc học thuộc lòng. Bởi bộ môn GDCD
trong kì thi THPT Quốc gia được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Như
vậy trong quá trình giảng dạy nội dung, đặc biệt các khái niệm giáo viên nên chỉ
ra nội dung cốt lõi, những từ khóa để học sinh nhanh chóng nhận biết được nội
dung kiến thức và dễ dàng ghi nhớ phục vụ cho kì thi THPT Quốc gia.
VD: Khi ta giảng dạy mục 1b bài
2 GDCD 12
Ngay tiêu mục ta có thay “ Các hình thức
thực hiện pháp luật” bằng “ 4 hình thức thực hiện pháp luật” diều này giúp các
em học sinh ghi nhớ ngay trong đầu việc thực hiện pháp luật được chia là 4 hình
thức khác nhau- điều này phục vụ cho việc giải quyết câu hỏi trắc nghiệm có liên
quan.
Để giảng dạy 4 hình thức thực hiện pháp
luật, thay việc dạy để học sinh ghi nhớ tất cả đầy đủ các từ ngữ của câu văn ta
sẽ chỉ ra cho học sinh cốt lõi của các hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp
luật là làm việc được làm, thi hành pháp luật là làm việc phải làm, tuân thủ pháp
luật là không làm việc bị cấm, áp dụng pháp luật là việc ra quyết định của cơ
quan nhà nước đồng thời chỉ ra chủ thể của hình thức áp dụng pháp luật là nhà nước
khác với các hình thức còn lại là công dân tổ chức. Điều này giúp học sinh thuận
lợi trong giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi bao gồm cả loại câu nhận
biết đến loại câu vận dụng. Như câu 89,105 đề minh họa lần 3 của Bộ GD&ĐT.
Câu 89: Cá nhân tổ chức làm
những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức:
A. sử dụng pháp luật C. phổ biến nội quy
B. thi hành pháp luật D. thực hiện nội quy
Hướng dẫn giải đề: làm việc
cho phép là đáp án A
Câu 105: Khi đến Ủy ban Nhân dân xã xác nhận
lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo hướng
dẫn của cán bộ Ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật C. Thi hành pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật D. Điều chỉnh pháp luật
Hướng dẫn giải đề: A làm việc
phải làm là đáp án C.
Thứ 3: Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối
tượng học sinh, nhất là học sinh có học lực trung bình, yếu.
- Phân loại học
sinhtrong quá trình ôn tập
Là giáo viên ai cũng
mong muốn học sinh của mình đều học tốt đạt điểm 9,10 trong các kì thi nhưng điều
đó là bất khả thi. Trong lớp học sinh luôn có sự phân loại trong khả năng nhận
thức, thái độ học tập khác nhau do đó dẫn đến trình độ khác nhau nên việc phân
loại học sinh rong quá trình giáo dục là rất quan trọng nhắm phát huy tối đa khả
năng học tập của các em. Nếu việc phân loại học sinh trong quá trình giảng dạy
là cần thiết thì trong quá trình ôn tập lại càng cần thiết hơn cả vì đây là thời
gian nước rút với thời lượng 1 tháng đến 1,5 tháng nên việc giáo viên thay đổi được
học lực của học sinh là rất khó. Do vậy, ta nên mặc định học lực của học sinh ở
thời điểm hiện tại để có hướng ôn thi phù hợp nhắm giúp học sinh có được cơ hội
giành được kết quả cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia ở trình độ của mình. Như:
+ Đối với học sinh yếu kém lúc này ta đặt
ra mục tiêu giúp các em giành 2 đến 3 điểm để chống liệt trong kì thi THPT Quốc
gia. Để đạt được điều này tất nhiên với
thay đổi của việc sắp xếp đáp án không cho phép học sinh chọn tất cả một đáp án
bất kì trong bài thi đều có cơ hội chống liệt từ kì thi THPT Quốc gia. Nên việc
lựa chọn 1 đáp án duy nhất các em vẫn có rủi ro.
Thực tế chỉ ra rằng, trong các lớp học bao giờ cũng có
sự phân hóa các đối tượng học sinh. Do vậy, để giúp đỡ các học sinh yếu, kém
tiến bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phối hợp với thầy, cô giáo bộ môn phải
thật sự quan tâm, phát hiện ra những học sinh non về kiến thức, yếu về kĩ năng
để giúp đỡ các em khắc phục. Từng bước vươn lên trong học tập để có kết quả như
mong muốn.
Thứ 4: Phải thật sự nghiêm túc trong khâu kiểm tra,
đánh giá học sinh.
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy
học. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là để phân xếp loại học sinh, kiểm định
chất lượng dạy học cuối cùng của thầy và trò. Nếu chúng ta làm tốt công tác
kiểm tra, đánh giá định kỳ và thường xuyên tốt, phản ánh được một cách khách
quan kết quả học tập, để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học, chúng tôi tin
rằng chất lượng sẽ tăng lên.
Ngược lại, nếu
công tác kiểm tra, đánh giá không được coi trọng, không được làm bài bản,
nghiêm túc, chắc chắn kết quả dạy học sẽ ngày càng trì trệ. Cũng qua khâu kiểm
tra, đánh giá, phân loại học sinh giáo viên cũng có thể tiến hành dạy ôn thi,
phụ đạo khi cần thiết. Cũng như các môn học khác, môn GDCD với tư cách là môn
khoa học trực tiếp trong việc giáo dục và xây dựng con người toàn diện đáp ứng
yêu cầu của đất nước, Và hiện là một môn thi trong bài thi KHXH của kì
thi THPT quốc gia được Bộ giáo dục qui định. Để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đặt
ra đối với học sinh trong môn học, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu và nguyên
tắc của việc kiểm tra đánh giá để từ đó có tác dụng đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Mục đích và
nguyên tắc của kiểm tra đánh giá cần được xác định như sau:
* Mục
đích của kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra đánh
giá khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức đó học của học sinh vào giải quyết
vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
- Kiểm tra đánh
giá kiểm tra sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh phương pháp dạy
học phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh.
- Kiểm tra đánh
giá để học sinh tiếp cận và là quen với phương án ôn thi THPT quốc gia
Thứ 5: Tăng cường kiểm tra dạng
câu hỏi trắc nghiệm.
Để giúp học sinh làm quen với
dạng đề trắc nghiệm và rèn luyện tốt kiến thức, kỹ năng, ngoài việc thầy cô cũng phải tăng cường cho học sinh cả trong phần kiểm tra bài cũ và
củng cố bài mới. Trước đây với hình thức kiểm tra đánh giá là dựa trên hình thức tự luận là chính do đó yêu cầu dạy học
đối với giáo viên là dạy cho học sinh cách thức trình bày, diễn đạt, diễn giải,
lập luận sao cho logic, đúng với nội dung bài học, đồng thời yêu cầu học sinh
phải ghi nhớ và học thuộc lòng nội dung bài học. Hiện nay với việc đưa môn GDCD
vào danh sách các môn thi của kỳ thi THPT Quốc gia với đề thi trắc nghiệm khách
quan, giáo viên và học sinh phải thay đổi tinh thần và phương pháp dạy học môn
GDCD. Việc dạy và học sẽ được thực hiện theo hướng tích cực hơn và sẽ hạn chế
tình trạng học sinh coi nhẹ môn học; dạy học qua loa như trước đây. Với quan điểm “mưa dầm, thấm lâu”, tôi
tin rằng, việc tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm trong quá
trình dạy học sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng và giúp học sinh rèn
luyện các kiến thức, kĩ năng cần thiết để các em tự tin hướng đến kì thi tốt
nghiệp THPT Quốc gia. Nội dung đề thi trắc nghiệm nằm trong tất cả các bài học
(trừ các bài và những nội dung giảm tải) ở lớp 12, giáo viên và học sinh sẽ
phải dạy và học đầy đủ tất cả các bài, các nội dung trong Chương trỡnh GDCD lớp
12. Nếu học sinh học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài cụ thể sẽ dẫn đến kết quả không tốt. Tôi nghĩ, đây là điểm mới,
tích cực của môn GDCD trong xu thế đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiện
nay.
Thứ 6: Tăng cường sử dụng các
tình huống pháp luật, video, tòa tuyên án để khắc sâu kiến thức cho học sinh,
giúp các em có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
Trong điều kiện bùng nổ công nghệ
thông tin và truyền thông hiện nay, việc khai thác các tình huống pháp luật,
các video hay các phiên tòa xử án trên mạng internet đã trở thành một công cụ
để đội ngũ có thể vận dụng vào dạy học.
Muốn vậy, thầy cô cần tranh thủ
thời gian để tìm kiếm, chọn lựa những tình huống pháp luật, những video phù hợp
với nội dung bài học để triển khai giảng dạy, qua đó khắc sâu kiến thức pháp
luật, gắn nội dung bài học với việc vận dụng kiến thức pháp luật vào đời sống
thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Thực tế giảng dạy cho thấy, một
khi người thầy khai thác tốt phương tiện, thiết bị và công nghệ thông tin vào
giảng dạy thì tiết ấy sôi nổi, học sinh tích cực hào hứng. Chất lượng, hiệu quả
dạy học vì thế sẽ ngày càng cao hơn.
2. Về phía học sinh
Môn GDCD trở thành một cấu phần
trong tổ hợp môn thi Khoa học xã hội khiến cho các thí sinh rất lo lắng khi các
em không biết nên ôn tập từ đâu và bắt đầu như thế nào? Căn cứ vào đề thi minh
họa của Bộ giáo dục và đào tạo, thì nội dung đề thi nằm trong chương
trình môn GDCD lớp 12. Với 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, mỗi câu hỏi trắc
nghiệm có 4 phương án trả lời, và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng, trong
đề thi có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận tốt
nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%) và các câu hỏi phân hóa (vận dụng
bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học, cao
đẳng. Với cấu trúc này, đề thi đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả học tập,
đảm bảo tính phân hóa rõ rệt, tạo thuận lợi cho học sinh làm bài theo lực học
thực tế của mình.
Do đó, để học
sinh có thể làm bài đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần chuyển từ dạy học theo kiểu
tự luận sang dạy học trắc nghệm; thay vì dàn trải kiến thức người thầy nên
xoáy sâu vào những vấn đề trọng tâm và dạy cho học sinh cách ghi nhớ kiến thức
cơ bản và các dấu hiệu nhận biết nội dung kiến thức; đồng thời trang bị cho học
sinh các kĩ năng phân tích, liên hệ, so sánh, loại trừ để làm bài tập trắc nghiệm
một cách hiệu quả. Trong đề thi minh họa có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính tổng hợp nên theo tôi học sinh cần vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng bộ môn một cách tích
cực mới có thể có câu trả lời đúng được.
Để làm bài thi
theo hình thức trắc nghiệm khách quan, học sinh không nhất thiết phải học thuộc
từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà điều quan
trọng là biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng
pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Đây là điểm mới mang tính lợi
thế nổi bật của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.
Do đặc thù của
môn GDCD là có nội dung gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội. Trong đề
thi sẽ có 30% câu hỏi vận dụng và vận dụng
cao. Để làm được những câu hỏi này, giáo viên và học sinh phải đổi mới phương
pháp dạy - học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào
việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phự hợp với lứa
tuổi một cách nhiều hơn.
Học sinh cần
rèn luyện các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích – tổng hợp,
năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện
trách nhiệm công dân,… phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng trắc nghiệm
khách quan.
Đề thi trắc
nghiệm môn GDCD cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức học tập của học sinh. Với
cấu trúc đề thi này, học sinh không nên quá lo lắng mà chỉ cần học đầy đủ, học
kỹ kiến thức ở trên lớp và làm bài tập luyện tập củng cố, đồng thời cần tránh
cách học thuộc lòng, ghi nhớ hoặc trình bày giải thích theo kiểu trả lời
câu hỏi tự luận mà cần chuyển sang cách học hiểu, nắm chắt kiến thức cơ bản và
vận dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt cụ thể làm được và
làm tốt bài thi.
Qua đó giúp HS biết phân tích,
tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn
đời sống xã hội. Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những
vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi các em.
Có như vậy, tôi tin rằng, chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường nói chung và chất lượng dạy-học môn GDCD nói riêng sẽ đáp
ứng được yêu cầu của đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số
29/NQ-TW trong những năm tiếp theo
III. KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, lấy học sinh làm trung tâm là một yêu cầu tất yếu đang được các cấp
quản lý và các đơn vị giáo dục đặc biệt quan tâm. Phương pháp dạy học theo
khuynh hướng đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phương pháp kiểm tra - đánh giá
kết quả nhận thức của học sinh. Và một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm
nổi bật đó là phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Đánh giá học sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan là một trong những xu hướng để nâng cao độ tin cậy, tính khách quan của việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời tạo ra sự phản hồi thường xuyên để cải tiến chương trỡnh, phương pháp giảng dạy. Hiện nay, đổi mới phương pháp Kiểm tra đánh giá môn GDCD lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm khỏch quan cũng là điều kiện quan trọng cần thiết để đảm bảo thực hiện theo đề án thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học của bộ môn.Vì vậy Giáo viên và học sinh cần phải chú trọng thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để làm cơ sở, động lực cho việc thực hiện hoạt động dạy và học một cách hiệu quả thiết thực nhằm chủ động đáp ứng với yêu cầu của kì thi sắp tới, giúp học sinh nắm vững kiến thức đạt kết quả tốt trong học tập. Tôi tin nếu chúng ta tận dụng được ưu thế của phương pháp này sẽ tạo điều kiện để quá trình kiểm tra - đánh giá phù hợp, phục vụ cho quá trỡnh đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh trường ta và học sinh sẽ đạt được kết quả tốt trong các kỡ thi sắp tới.
2. Các đề xuất, kiến nghị:
Nhà trường phải có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất về hỡnh thức,kết cấu, nội
dung, thời lượng của việc ra đề kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khỏch quan và
cú kinh phớ hỗ trợ cho quá trình thực hiện in sao đề theo hình thức này.
Trên đây là
những giải pháp mà tôi rút ra từ thực tế giảng dạy của cá nhân, rất mong nhận
được sự góp ý từ quý thầy cụ giáo.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/