1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “ rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 6 trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm: kỹ năng ra quyết định”.
2. Chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :
4. Ngày sáng
kiến được áp dụng thử lần đầu: Tháng 9 năm 2020
5 . Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới:
Sống trong xã hội phát triển với xu
thế toàn cầu hoá, con người cần phải sớm được trang bị những kỹ năng cần thiết
để hoà nhập với cộng đồng. Rèn kỹ năng sống lại càng cần thiết với thế hệ trẻ
vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Kỹ năng sống tốt sẽ giúp
cho các em sẵn sàng đối diện với mọi hoàn cảnh, là chìa khoá để các em mở ra cánh
cửa thành công. Rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi một quá trình lâu dài và
liên tục. Nhằm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em tôi quyết định rèn kỹ
năng sống cho các em lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm đặc biệt là đối với
các em học sinh lớp 6, vì các em mới từ bậc Tiểu học chuyển lên do vậy các
em còn rất nhiều bỡ ngỡ với cách học của
chương trình THCS. Đồng thời có rất nhiều em nhút nhát chưa mạnh dạn. Nên tôi
chọn một trong những kỹ năng để rèn cho học sinh đó là: RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM: “KỸ
NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH”. Kỹ năng ra quyết định cho học sinh lớp 6
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh hiện nay.
5.2. Nội dung sáng kiến:
1.
Rèn kỹ năng ra quyết định tôn trọng ý kiến tập thể.
Mục tiêu: Quyết định cho một tập thể, thì
mục tiêu của nhóm chứ không phải của cá nhân.
Cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến những người có
liên quan.
a.
Phương pháp thảo luận nhóm:
Lợi ích là của tập thể
nên những bên liên quan có quyền và nghĩa vụ đóng góp ý kiến và nên có tác động
trực tiếp đến quyết định đó. Lắng nghe thể hiện sự tôn
trọng đối với các thành viên trong nhóm,
cũng như để nhận lại sự ủng hộ của họ, cho dù quyết định là đúng hay sai. Học sinh sẽ được tham gia thảo luận đóng góp ý
kiến về kế hoạch theo chủ đề của mỗi tháng. Đó là lấy ý kiến chung nhất theo số
đông và mỗi thành viên phải lựa chọn quyết theo tập thể.
*/ Ví dụ :
Học sinh đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch
tham gia ngày hội sắc màu tuổi thơ để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tập thể thống nhất sẽ làm gì và làm như
thế nào, phân công từng thành viên thực hiện nhiệm vụ. Tất cả đều được
sự nhất trí quyết định lựa chọn trên tinh thần tập thể.
b.
Phương pháp xử lí tình huống:
Học sinh tham gia thảo luận để xử lí tình huống:
Phương pháp giáo dục này để cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý định, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp
để “lôi ra” một danh sách thông tin và ý tưởng. Khích lệ người học phát biểu ý
kiến và đóng góp càng nhiều ý kến càng tốt.
Áp
dụng phương pháp này giáo viên chủ nhiệm sẽ huy động khả năng động não, khả
năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của học sinh, đưa các
em vào những tình huống có thực và bắt buộc các em phải giải quyết. Tuy nhiên để
thành công khi áp dụng phương pháp này giáo viên chủ nhiệm phải đưa ra những
tình huống sát thực với cuộc sống của các em, đang đựơc các em quan tâm và suy
nghĩ, các em phải quyết định. Tất nhiên đó phải là tình huống giáo dục, để đem
lại kết quả giáo dục.
*/ Ví dụ:
Khi
giáo dục kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
học tập. Giáo viên chủ nhiệm ra tình huống cho học sinh.
“Giả sử em rất muốn thi vào lớp bồi dưỡng
môn Ngữ văn mà em thích, nhưng bố mẹ muốn em học lớp bồi dưỡng môn Toán”.
Em
sẽ làm gì ? Tại sao em quyết định như vậy? Học sinh suy nghĩ trong vòng 5 phút.
Sau đó, cử đại diện các
tổ đưa ra ý kiến tranh luận của mình trong vòng 10 phút. Vào các buổi sinh hoạt
tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm tổng kết và đưa ra nhận xét, hướng dẫn trong
cách lựa chọn môn học phải căn cứ vào các yếu tố: Năng lực, sở trường của mình,
nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
2. Rèn kỹ năng ra quyết định lựa chọn đúng cho bản thân.
Mục tiêu: Kỹ
năng ra quyết định cho bản thân thật ra là quá trình bạn cân nhắc những lợi ích
và thiệt hại.
a. Phương pháp tổ chức trò chơi:
Tổ chức tốt phương pháp này, giáo
viên chủ nhiệm sẽ tạo cơ hội cho học sinh tự tin, thoải mái chia sẻ sự hiểu
biết của mình về một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc
làm. Qua đó giúp học sinh có khả năng trình bày trước lớp về quyết định lựa
chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn. Vấn đề được đưa ra để học sinh thảo luận
phải phù hợp với lứa tuổi, phải khơi gợi được khả năng tư duy, khả năng sáng
tạo của học sinh.
*/Ví dụ:
Trò chơi: Lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương
lai.
- Trên mỗi mảnh giấy viết
tên một nghề nghiệp theo danh sách ( kế toán, nông dân, bác sĩ, luật sư, công
nhân, giáo viên, …)
- Mỗi học sinh bốc thăm chọn
lấy một phiếu, mở ra và đọc tên nghề nhiệp được ghi trong mảnh giấy.
Câu hỏi: Bạn có thích nghề mà bạn đã bốc thăm được không?
Giả sử chắc chắn là nghề bạn phải làm trong
tương lai, bạn thấy nghề đó có gì tốt đẹp và có gì không hay?
Bạn nghĩ gì nếu tương lai của bạn lại do
người khác hoặc do số phận quyết định?
Mỗi em tự suy nghĩ trong vòng 5 phút, sau
đó trình bày những quan điểm . Giáo viên để cho
học sinh thoải mái trả lời câu hỏi không gò ép.
Kết thúc trò chơi giáo viên
định hướng cho học sinh biết lựa chọn quyết định dựa vào nhiều yếu tố và lợi ích của nó để từ đó học sinh hiểu được
và vận dụng vào thực tiễn. Qua phần trò chơi này học sinh đã phần nào có được
những kỹ năng ra quyết định đúng đắn.
Qua đây các em có thể tự quyết định theo
hướng nào là quyền lựa chọn của các em. Như vậy giáo viên đã hướng dẫn cho học
sinh biết khi lựa chọn hoặc quyết định làm một việc gì cũng phải căn cứ vào hai
chiều hướng đó là hướng tích cực và hướng tiêu cực. Đây là một kỹ năng rất cần
thiết cho mỗi con người chúng ta, đặc biệt là học sinh cần phải có quyết định
đúng đắn trong việc học của mình.
b. Phương pháp phân tích và cảm nhận:
Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim
ngắn về chủ đề “Quà tặng cuộc sống” hoặc cho học sinh nghe một câu chuyện. Sau
đó giáo viên đưa ra một số câu hỏi, học sinh sẽ suy nghĩ đưa ra quyết định của
mình. Cuối cùng học sinh phải rút ra được
bài học từ đoạn phim hay từ câu chuyện trên.
*/ Ví dụ:
Với chủ đề: “Lòng hiếu thảo”
Giáo viên cho học sinh nghe câu chuyện: “ Sự tích hoa cúc trắng”.
Ngày xưa có một em bé gái
đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn
em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ
sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường
tước các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh. Người
mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay, hoa cúc vẫn được dùng chữa
bệnh.
(Theo Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1990)
Câu hỏi:
Em có cảm nhận gì về cô
bé trong câu chuyện trên?
Theo em
tác giả muốn gửi đến bạn đọc chúng ta thông điệp gì?
Em sẽ làm gì để thể hiện lòng
hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với mẹ?
Giáo
viên để cho học sinh tự do cảm nhận theo ý hiểu. Cuối cùng giáo viên sẽ hướng cho các em nhận ra được vai trò to
lớn của người mẹ đối với mỗi chúng ta. Thông qua câu
chuyện giúp các em trở nên hoàn thiện cả về nhân cách lẫn tâm hồn. Lòng hiếu
thảo là một trong những đức tính cần có của mỗi con người.
“ Không ai, kể cả thi sĩ có thể đo lường được sức chứa trong trái tim
của người mẹ”. Có lẽ không có bất kì ngôn từ nào có thể diễn tả được sự hi sinh
cao cả mà những người mẹ dành cho những đứa con của mình. Người ta vẫn thường
nói, người phụ nữ thì rất yếu đuối, nhưng người mẹ lại vô cùng mạnh mẽ. Tình
cảm của mẹ tựa như một phần của không khí, không thể nhìn thấy, giản đơn song
không thể thiếu. Dù cả thế giới có mắng nhiếc bạn, chửi bới bạn, quật ngã bạn,
nhưng bạn vẫn luôn tìm thấy sự bình yên trong tình yêu của mẹ. Qua câu chuyện
quà tặng cuộc sống về mẹ, để ta biết
được rằng, mẹ tuyệt vời đến nhường nào.
Những phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục. Giáo
viên có thể chọn chiếu một đoạn phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt.
Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”. Nên
lựa chọn sử dụng những phim gần gũi liên quan với những kỹ năng sống mà giáo
viên đang lựa chọn giáo dục cho học sinh. Điều này là rất quan trọng vì nếu
chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Giáo viên chỉ cần chiếu một đoạn video
không nên chiếu quá nhiều mà không để thời gian cho học sinh suy nghĩ,
thảo luận.
Một giờ sinh hoạt lớp có sự
đầu tư kỹ lưỡng với tính mới mẻ, sáng tạo sẽ tạo ra hiệu quả bất ngờ. Một trong
những hướng thay đổi “kịch bản” giờ sinh hoạt lớp là tăng tính chủ động của học
sinh, nâng cao vai trò của tập thể lớp. Với hướng này, có thể kết hợp
trong giờ sinh hoạt lớp thành một trò
chơi tập thể mang đầy tính giáo dục. Đây
là một kỹ năng cơ bản “Kỹ năng ra quyết định” một trong 10 nhóm kỹ năng mà tôi đã vận dụng để lồng ghép vào tiết sinh hoạt một cách có hiệu
quả.
5.3. Về khả năng áp dụng của sáng
kiến:
Kỹ năng này áp
dụng cho tất cả các học sinh khối lớp từ 6 đến 9 nhưng tuỳ từng đối tượng, lứa
tuổi để lựa chọn nội dung câu chuyện, đoạn phim hay câu hỏi cho phù hợp.
6.
Những thông tin bảo mật: Không có
7. Các điều kiện cần
thiết để áp dụng sáng kiến:
Về giáo viên : Phải nhiệt tình, có tâm với
nghề, có kỹ năng, nghiên cứu kỹ và sử dụng những tài liệu phù hợp theo từng chủ
đề và phương pháp để tổ chức tiết sinh hoạt cho phù hợp. Giáo viên luôn tạo môi
trường thoải mái cho các em , động viên khuyến khích các em tham gia, tránh gây
áp lực cho học sinh.
Thư
viện – thiết bị nhà trường nên có thêm nhiều sách kỹ năng sống, sách quà tặng
cuộc sống để cho giáo viên và học sinh tham khảo .
Cơ
sở vật chất tại nhà trường: Ti vi, máy tính, bàn ghế, đèn điện
Về học sinh: Số lượng học sinh vừa đủ không
quá đông
Về Ban giám hiệu: Quan tâm và chỉ đạo, sự giúp
đỡ về kinh nghiệm, chuyên môn của bạn bè đồng nghiệp.
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng
sáng kiến:
Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự
có tác dụng tốt đến việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà
trường không những giúp cho các em có được những kỹ năng ứng xử, giao
tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói
quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí. Từ đó, các em có
nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà
trường và tự giác thực hiện. Tôi nhận thấy rằng 100% học sinh hào hứng
tham gia rèn kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt.
Kết quả khảo sát lớp chủ nhiệm đến hết
HKI năm học: 2020 - 2021
Lớp 6A- Sĩ số: 40 HS
Mức độ |
Đầu năm |
Giữa HKI |
Kết thúc HKI |
Chưa có kỹ năng |
18 (45 %) |
10 (25 %) |
06 ( 15%) |
Kỹ năng ở mức độ thấp |
13 (32,5%) |
15 (37,5%) |
09 (22,5%) |
Kỹ năng ở mức độ khá |
07 (17,5%) |
08 (20 %) |
15 (37,5%) |
Kỹ năng ở mức độ cao |
04 (10 %) |
06 ( 15%) |
10 ( 25% ) |
Bài học kinh nghiệm:
Trong quá
trình thực hiện tôi đã rút ra được những bài học quý giá để bổ sung cho kinh
nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình như sau:
Theo phương pháp từng
“bước nhỏ” không vội vàng cần chủ động, đổi mới, sáng tạo trong việc tổ
chức các tiết sinh hoạt lồng ghép kỹ năng sống. Nhưng cần chú ý đến tâm lý
lứa tuổi học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời khi giúp
đỡ học sinh trong việc thực hành rèn kỹ năng sống chúng ta cần lắng
nghe ý kiến của học sinh. Tóm lại, rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS là một yêu
cầu quan trọng và thiết yếu trong công tác giáo dục hơn nữa giáo viên được xem
là người quan trọng trong công tác định hướng cho
các em.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/