1.Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng
kiến câp thị năm học 2020-2021:
“Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam
ở trường TH-THCS”.
2.Chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến:Không có
3.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Thể Dục
4.Ngày sáng kiến
được áp dụng lần đầu:Từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021.
5.Mô tả bản chất sáng kiến:
5.1.Tính mới của đề tài:
Nhận định được các bài tập cần duy
trì để tiếp tục nâng cao thành tích cho học sinh.
Qua quá trình giao lưu thường xuyên và
tham gia các giải bóng ở địa phương, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể
chất, kĩ chiến thuật và kinh nghiệm thi đấu. Và từ đó chúng ta nhìn nhận được
muốn có thành quả tốt thì yêu cầu phải có sự đầu tư dài lâu, thường xuyên và
liên tục.
Tầm
nhìn của huấn luyện viên trong quá trình huấn luyện cũng như trước và trong
trận đấu đã giúp các em có được sự tự tin và niềm khát khao chiến thắng.
Phát huy được vai trò của thế hệ
trẻ trong công tác xây dựng phong trào ở trường, cũng như ở địa phương. Đồng thời
qua công tác huấn luyện, bồi dưỡng giáo dục được tinh thần đoàn kết, biết yêu
thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu
dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Mỗi nhà trường cần xác định công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt, là thành quả để tạo lòng tin
với phụ huynh và là cơ sở tốt để xã hội hoá giáo dục. Qua nhiều năm giảng dạy
bộ môn thể dục tại trường, chúng tôi cùng đồng nghiệp trong tổ cũng đã thu được
một số kết quả trong công tác ôn tập, bồi dường học sinh giỏi. Kết quả đạt được
là nguồn động lực lớn đối với những người trực tiếp sát cánh cùng các em trải
qua những khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Trong năm học 2019 – 2020
chúng tôi đã có các học sinh đạt huy chương vàng nội dung bóng đá nam. Với mong
muốn công tác bồi dưỡng, huấn luyện này đạt kết quả tốt, thường xuyên và khoa
học hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
của trường, phát triển toàn diện cho học sinh.
Chính
vì thế chúng tôi chọn đề tài sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
học sinh giỏi môn bóng đá nam ở trường TH-THCS Thanh Lương”.
5.2. Các giải pháp thực hiện
Trong
những năm gần đây, qua các kỳ Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường, chúng tôi đã tuyển
chọn một số học sinh nam có năng khiếu bóng đá để thành lập đội tuyển. Với
chúng tôi chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người
trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón nâng niu. Nhưng đâu phải khi
nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chính vì thế mà việc phát hiện và lựa chọn đội tuyển
để ôn tập, bồi dưỡng luôn được chúng tôi đặt lên trên hết.
5.2.1. Phát
hiện học sinh nam có tố chất, năng khiếu đá bóng
Việc lựa chọn những học sinh có tố chất, năng khiếu
đá bóng cũng là một quá trình lâu dài.
Không phải tất cả những học sinh có sự say mê, yêu
thích đá bóng là có tố chất, năng khiếu đá bóng và ngược lại không phải những
học sinh có tố chất, năng khiếu đá bóng là có sự đam mê, yêu thích đá bóng.
Ngay
từ đầu cấp học của khối THCS, tổ Thể dục – Nhạc - Họa đã phân công cho chúng
tôi tìm và tạo nguồn để tiến hành thành lập câu lạc bộ bóng đá nam. Khi đủ độ
tuổi chúng tôi sẽ tuyển chọn các cá nhân đủ điều kiện để thành lập đội tuyển
tham gia thi đấu ở HKPĐ cấp Thị khối
THCS.
Vậy
cơ sở của việc tuyển chọn học sinh nam có tố chất, năng khiếu đá bóng cần đảm
bảo:
Có
niềm say mê, yêu thích bóng đá.
Sự say mê ấy được biểu hiện thường xuyên liên tục và bằng ý thức tự giác trong
học tập như: tham gia tất cả các hoạt động thể thao do lớp, trường, địa phương
tổ chức. Tích cực học tập và rèn luyện thân thể trong tiết học thể dục và ở
nhà, đặc biệt thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong học tập và những bài luyện
tập thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các
em chịu khó tìm hiểu và tích cực tập luyện để nâng cao kĩ thuật cá nhân.
Có
những tư chất bẩm sinh như
tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng quan sát tốt, phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo, có ý tưởng mới
trong tập luyện.
Có
đủ các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo.
5.2.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam
a. Xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho
học sinh và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy
theo chuyên đề là biện pháp mà chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà chúng tôi
sử dụng và đạt được kết quả khả quan.
Nắm vững phương
châm: Dạy chắc cơ bản rồi mới luyện tập nâng cao, học sinh cần phải hiểu kiến
thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh
hoạt.
Kế
hoạch được chia làm ba giai đoạn
b. Giai đoạn chuẩn bị:
Đây
là giai đoạn quan trọng nhằm trang bị cho các em về thể lực, kỹ thuật cơ bản
của bóng đá, sự tự tin và thiết lập kỉ luật khi tham gia tập luyện và thi đấu.
Chuẩn
bị một số trang thiết bị để học sinh tập luyện như: bóng động lực số 4 (10
quả); mắc cơ (20 cái); sân bóng đá kích thước 25 x 40m; khung thành 2 x 3m;
còi.
5.2.3 Chuẩn
bị kỹ thuật cơ bản của bóng đá cho các em như:
Bài tập 1:
Chuyền bóng bằng lòng bàn chân:
2
học sinh đứng cách nhau 3m chuyền bóng cho nhau, người chuyền (A) mở cổ chân
một góc 90 độ, gồng cứng cổ chân, tiếp xúc bằng lòng bàn chân vào tâm bóng.
Người nhận bóng (B) đưa chân về phía trước, vào thời điểm nhận bóng, học sinh
đó nhanh chóng kéo chân về phía sau cố gắng làm sao để chân luôn chạm bóng
(động tác hãm sung). (B) nhận bóng và chuyền bóng ngược lại bằng lòng bàn chân
cho (A). ( Hình 1)
Hình 1: Chuyền bóng bằng lòng bàn chân
Bài tập 2: Kĩ thuật tâng bóng
Cảm giác bóng của mỗi
người là khác nhau, nhưng nó có thể được cải thiện là nhờ vào luyện tập. Luyện
tập cảm giác bóng giúp bạn thực hiện các động tác kĩ thuật với bóng được tốt,
chuẩn và tự tin hơn trong các pha xử lý kĩ thuật.
Để tăng cảm giác bóng
chúng ta có nhiều cách, trong đó cách cơ bản và dễ thực hiện đó là tâng bóng
chính diễn bằng mu bàn chân, tâng bóng bằng lòng bàn chân, tâng bóng bằng má
ngoài bàn chân. (Lưu ý: Phải thực hiện bằng cả hai chân). (Hình 2)
Hình
2 : Kĩ thuật tâng bóng
Bài tập 3: Kỹ
thuật nhận bóng bằng lòng bàn chân (khống chế bóng bằng lòng bàn chân)
kỹ thuật này thường dùng để giữ
bóng lăn hoặc do đồng đội chuyền sệt từ phía trước mặt tới.
Người
nhận bóng: Chân trụ đặt thẳng hướng bóng đến, hơi khụy gối, trọng tâm dồn vào
chân trụ, chân nhận bóng tự do đưa về trước chuẩn bị tiếp xúc bóng, chân nhận
bóng thả lỏng, khớp gối hơi co, đầu gối xoay ra ngoài; bàn chân xoay 90 độ hướng lòng bàn chân về
phía bóng đến, gan bàn chân song song với mặt đất, thân người nghiêng về phía
bóng đến, hai tay dang tự nhiên giữ thăng bằng.
Khi
bóng sắp đến thì chân nhận bóng rút về với tốc độ thích hợp sao cho bóng đuổi
kịp, chạm vào chân. Tốc độ kéo chân về sau tùy thuộc vào tốc độ lăn đến của
bóng và ý định của động tác kế tiếp. Nếu bóng đi mạnh thì rút chân nhanh và nếu
bóng lăn yếu thì rút chân chậm hoặc không cần kéo chân về sau. (Hình 3)
Nhịp 1 Nhịp 2 Nhịp 3
Hình
3: Kĩ thuật nhận bóng bằng lòng bàn chân
Bài tập 4: Động tác giả.
Động tác giả chiếm vị trí quan trọng trong kỹ thuật
của cầu thủ bóng đá. Những động tác giả đã lôi cuốn đối phương, tạo điều kiện
cho cầu thủ thực hiện ý định của mình.
Sử dụng động tác giả
được coi là hiệu quả trong những pha qua người, nhiều động tác giả đã làm nên thương hiệu của các
cầu thủ nổi tiếng như Elastico (Flip Flap) của Ronaldinho, xoay com-pa của
Zidane,…
Động tác giả dựa trên
nguyên tắc cơ bản là sự thay đổi bất ngờ: Đặc điểm hoạt động của cầu thủ, nhịp
điệu hoàn thành động tác, tốc độ di chuyển, sự thay đổi phương hướng động tác đột ngột, vọt chạy, dừng, quay
người… với tốc độ nhanh.
Cầu thủ nào thực hiện
động tác giả một cách tự nhiên, thoải mái thì sẽ đạt được kết quả nhanh hơn, dễ
dàng hơn. Cầu thủ có thể dấu được ý định thật của mình, để đánh lừa được đối
phương giành phần thắng khi tranh chấp.
Muốn vận dụng các động
tác giả khôn ngoan và kịp thời phải theo những yêu cầu sau:
Động
tác giả phải thật nhanh, phải đột ngột, đồng thời quan sát sự phản ứng của đối
phương. Cầu thủ phải sử dụng sơ hở của đối phương và sử dụng động tác kế tiếp,
cho nên thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn của động tác phải ngắn.
Động
tác giả phải giống như thật: Có như thế đối phương mới tưởng lầm, phản ứng theo
hành động giả của cầu thủ. Khi cầu thủ làm động tác thật đột ngột, nhanh thì
đối phương không kịp đối phó nữa.
Động tác giả phải có mục đích, do đó phải căn
cứ vào chiến thuật trên sân để quyết định cách xử lý bóng. Sau khi hoàn thành
động tác giả đánh lừa đối phương thì phải lập tức làm động tác kế tiếp theo dự
kiến trước của mình (như chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá hoặc sút cầu môn…)
Bài tập 5: Dẫn bóng qua cọc và sút
bóng vào cầu môn:
9 học sinh nam xếp thành 1 hàng dọc ở
giữa sân, mặt hướng về cầu môn, mỗi học sinh một trái bóng. Từng học sinh dẫn
bóng bằng má ngoài bàn chân qua các mắc cơ cách nhau 1m, khi đến chấm phạt đền
thứ 2 thì sút bóng bằng mu bàn chân về cầu môn (có thủ môn bắt bóng), sau khi
thực hiện xong nhặt bóng về cuối hàng đứng và chờ tới lượt tiếp theo. (Hình 4).
Hình 4: Kĩ thuật dẫn bóng qua cọc và sút bóng vào cầu môn
Bài tập 1,2,3,4 ,5 phải tập đi tập lại
nhiều lần và tập thường xuyên trong quá trình huấn luyện để tạo cảm giác bóng
tốt và sút bóng trúng mục tiêu.
Bài
tập 6: Bài tập dành riêng cho thủ môn:
- Tập cơ lưng: Cho các em nằm sấp
duỗi thẳng chân, chúng tôi ném bóng cho các em bắt bóng từ dễ đến khó, từ gần
đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh, mỗi buổi tập 15-20 lần.
- Tập cơ bụng: Chúng tôi cho các em
ngồi và ném bóng để các em bắt bóng, bóng được ném bên trái, ở giữa và bên
phải. tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng được kéo dài ra sao cho các em
dung sức của mình trườn tới hoặc vươn dài ra để bắt bóng.
- Tập bắt bóng bổng: chúng tôi đứng
cách thủ môn khoảng 5-7m ném bóng bổng từ nhẹ đến mạnh theo các góc khác nhau
cho các em tập bắt. sau đó cho các em tập bắt bóng bổng từ các hướng đá khác
nhau:
+Từ
các quả đá phạt góc: Yêu cầu các em phải đoán được điểm rơi, ra vào hợp lí
+
Từ các quả đá phạt khác: Đối với những quả đá phạt có hàng rào, vai trò thủ môn
là phải biết điều chỉnh hàng rào như thế nào.
+Từ
quả đá luân lưu: Đây cũng là bài tập quan trọng vì khi trận đấu kết thúc mà tỉ
số hòa thì sẽ xảy ra trường hợp luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan
trọng, chuẩn bị tâm lí tốt sẽ giúp các em bắt bóng tốt hơn trong đá luân lưu.
5.2.4 Chuẩn bị thể lực cho các em như: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, sự khéo léo.
Bài tập 1:
Các bài tập phát triển tố chất sức nhanh
như:
Chạy nhẹ nhàng rồi dừng lại đi bộ: 2 lần x 15m
(tập 2 phút)
Chạy tốc độ trung bình rồi dừng lại đi bộ: 2
lần x 15m (tập 2 phút)
Chạy biến tốc rồi dừng lại đi bộ: 2 lần x 20m
(tập 2 phút)
Chạy bước đệm và bước chéo rồi đi bộ: 2 lần x
20m (tập 2 phút)
Chạy tốc độ trung bình, xoay người 90 độ rồi
lại chạy biến tốc: 2 lần x 20m (tập 2 phút)
Chạy bước nhỏ xoay người 180 độ rồi lại chạy
biến tốc: 2 lần x 30m (tập 2 phút)
Đi bộ xoay người 360 độ rồi chạy biến tốc: 2
lần x 20m (tập 2 phút)
Bài tập 2: Các bài tập phát triển
tố chất sức mạnh như:
Nằm ngửa, tay ôm gáy nâng thân gập người về phía trước, tay không chạm
mặt sàn, trán tì vào cẳng chân. (tập 2 phút)
Nằm ngửa hai chân khép lại, hai
tay dang ngang úp bàn tay xuống sàn: nâng chân vuông góc với thân rồi hạ xuống
sàn về bên phải và bên trái. (tập 2 phút)
Nằm
ngửa hai tay dang ngang, chân duỗi thẳng khép lại: nâng chân, co người gập qua
đầu chạm sàn. (tập 2 phút)
Ngồi hai chân khép lại hơi nâng
khỏi mặt sàn, tay dang ngang, hai chân co và duỗi liên tục mà không chạm xuống
sàn. (tập 2 phút)
Nằm
chống thẳng tay: bật tách dạng chân và trở về. (tập 2 phút)
Bài tập 3: Các bài tập phát
triển tố chất khéo léo như:
Dùng tay tung bóng lên cao, nhanh chóng ngồi xuống và đứng lên bắt bóng.
Dùng tay tung bóng lên cao sau đó xoay người một hoặc hai vòng rồi bắt
bóng.
Tung lên cao về trước sau đó lộn xuôi một vòng rồi bắt bóng
Tâng bóng bằng các bộ phận chân, đùi.
Tâng bóng bằng các bộ phận của chân rồi chuyền qua lại giữa 2-3 cầu thủ.
Bài tập 4: Các bài tập phát triển tố chất sức bền bằng các bài
tập với bóng.
Thi đấu mini 2 chống 2 trên sân 10 x 15m (thời gian 5 phút).
Thi đấu 3 chống 3 trên sân 20 x40m (thời gian 10 phút).
Chạy
di chuyển về phía trước và thực hiện nhảy đánh đầu (thời gian 10 phút).
Dẫn
bóng biến tốc: Dẫn bóng tốc độ 15m, dẫn tiếp 15m qua 4 cọc cách nhau 1.5m, dẫn
chậm trở về 30m (thời gian 10 phút).
Đá “bóng ma” 4 chống 2 trong sân
15 x15m (thời gian 10 phút).
5.2.5. Giai đoạn tiền thi đấu:
Sau
khi hoàn thành xong giai đoạn chuẩn bị thì giáo viên cho các em học sinh tiến
hành ráp đội hình đấu tập, nhằm mục đích giúp giáo viên biết được khả năng của
từng cầu thủ phù hợp với vị trí nào trên sân, từ đó giáo viên có thể chọn ra 5
cầu thủ tốt nhất để xếp vào đội hình đá chính, 5 cầu thủ còn lại sẽ dự bị.
Sau
khi ráp đội hình xong, giáo viên chọn các đội làm quân xanh cho các em đá giao
lưu, nhằm mục đích tăng khả năng vận dụng các kỹ thuật đã học vào các trận đấu
và cọ sát để lấy kinh nghiệm thực tế. Sau mỗi trận đấu giúp các em củng cố
sự tự tin, mạnh dạn trong thi đấu.
Sau
các buổi giao lưu, giáo viên phải chỉ ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của các
em, để các em rút kinh nghiệm khắc phục ở các buổi đấu tập sau.
Hình 5: Giao
lưu với đội bóng đá trường THCS thanh phú
Hình 6:
Giao lưu với đội bóng nam trường An
Lộc
Qua
các trận bóng giao lưu đó giúp cho huấn luyện viên tìm đúng người cho từng vị
trí. Quan trọng nhất trong sân mini là phải để cho các em thi đấu đúng sở
trường của mình, đôi khi phải nhìn cá tính của mỗi cá nhân để biết họ thích hợp
vị trí nào trên sân. một học sinh điềm tĩnh, nhưng thi đấu hiệu quả sẽ thích
hợp làm tiền đạo. Ai thích những pha ban bật hoặc chia bóng thì hãy để họ đá ơ
những vị trí trung tâm. Còn nếu tính cách có phần mạnh mẽ và thích tranh chấp
thì hãy để học sinh đó đá ở vị trí phòng
thủ. tìm đúng vị trí cho mỗi người thì những tư chất của các em sẽ tự phát
triển và hỗ trợ nhau rất tốt trên sân.
Quan
trọng hơn nữa là phải tìm được một thủ môn chất lượng, thủ môn là người quyết
định đến 50% chiến thắng trong trận đấu vì thế trước tiên phải có một thủ thành
thật giỏi, người không chỉ biết đứng trong khung thành mà còn phải có sự tự tin
nơi hàng phòng ngự. Trước khung thành thì thủ môn còn phải là một hậu vệ giỏi,
vị trí này cực kì quan trọng. Không những phải biết tắc bóng, truy cản, thủ môn
này còn phải phát động tấn công và chuyền bóng cực chuẩn.
5.2.6.Giai
đoạn thi đấu:
Đây
là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu thông tin những đội
bóng mà đội của mình phải đối đầu, để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cầu thủ dẫn
dắt lối chơi của đối phương, để truyền đạt cho học sinh mình biết và đưa ra
những giải pháp để khắc chế.
Khi
bước vào thi đấu, giáo viên không nên tạo áp lực cho các em (buộc các em phải
thắng trận này, trận kia…). Nếu giáo viên tạo áp lực đè nặng lên đôi chân của
các em, các em sẽ bị tâm lý, dẫn đến các em sẽ thi đấu không đúng với thực lực
của mình, dẫn đến thất bại. Vì vậy khi bước vào trận đấu, giáo viên phải tạo
tâm lý thoải mái, sự tự tin cần thiết cho các em.
Khi
trận đấu đang diễn ra, giáo viên phải đọc trận đấu (tức là ý đồ chiến thuật của
đối phương: công hay thủ… và diễn biến cầu thủ trên sân), để từ đó giáo viên có
những thay đổi cho phù hợp trên sân.
Khi
trận đấu kết thúc, cảm xúc của cầu thủ mỗi đội trái ngược hoàn toàn, nhiệm vụ
của giáo viên lúc này là cực kỳ quan trọng và có 2 trường hợp sau xảy ra:
Trường
hợp 1: Đội mình thất bại: Lúc này cầu thủ có cảm giác rất buồn và thất vọng với
kết quả, mà trong thâm tâm các em không chấp nhận ngay được và không còn tinh
thần để thi đấu các trận kế tiếp. Nhiệm vụ của giáo viên là phải động viên từng
học sinh, trấn an về tâm lý và nói cho các em biết rằng “Chiến thắng thì phải
đi từ thất bại, có thất bại thì mới thành công”. Để từ đó các em có thể ổn định
tâm lý và sự tự tin cần thiết để tiếp
tục thi đấu trận tiếp theo.
Trường
hợp 2: Đội mình chiến thắng: Lúc này cảm xúc của các em rất hạnh phúc và thậm
chí bật khóc trong sự sung sướng. Nhiệm vụ của giáo viên là khích lệ chiến thắng của các em, đồng thời
phải quên chiến thắng để chuẩn bị các trận kế tiếp, các em cần duy trì và phát
huy tốt điểm mạnh của đội mình.
a. Các
chiến thuật bóng đá cần thiết cho học sinh để nâng cao thành tích thi đấu
Chiến thuật là sự tổng hợp các phương pháp thi đấu bóng đá, chiến thuật
là một phần của chiến lược. Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chiến thuật là xác
định những biện pháp, phương pháp và hình thức thi đấu phù hợp nhất với tình
huống cụ thể của trận đấu và bảo đảm thành quả của chiến lược. Nếu chiến lược
là mục đích cuối cùng thì chiến thuật giải quyết những nhiệm vụ trong từng trận
đấu.
Đội hình chiến thuật: Là hình thức tiến hành thi đấu với sự phân công
nhiệm vụ chiến thuật nhất định cho từng cầu thủ.
Đội hình chiến thuật bóng đá nam trường TH-THCS Thanh Lương thường sử dụng là: 1-2-1. Đội
hình chiến thuật này công thủ toàn diện, nhờ vào sự cơ động của hai tiền vệ lên
công và về hỗ trợ phòng ngự.
b. Chiến thuật bóng đá có thể chia làm hai loại:
Chiến
thuật tấn công: là phương pháp và biện pháp của các cầu thủ sử dụng trong lúc
tấn công cầu môn đối phương.
Chiến thuật phòng ngự: là phương pháp và biện pháp của các cầu thủ sử
dụng trong khi phòng ngự cầu môn mình
c. Một số bài tập phối hợp chiến thuật: Chuyền
bóng phối hợp hai qua một
Đây là sự
phối hợp chiến thuật tấn công đơn giản nhất và cơ bản nhất. Nó là sự phối hợp
giữa hai cầu thủ tấn công chiến thắng một cầu thủ phòng ngự
Bài tập 1: Chuyền
chếch chạy thẳng
Chú
thích: hình 7,8,9
Quân đỏ là đội phòng ngự
Quân
vàng là đội tấn công
Đường bóng đi
--------- Cầu thủ di chuyển
Hình 7: Bài tập chuyền chếch chạy thẳng
Bài tập 2: Chuyền
ngang, chuyền thẳng chạy chếch
Hình 8:
Bài tập chuyền ngang, chuyền thẳng chạy chếch
Bài tập 3: Chuyền về
sau quay lưng chạy thẳng
Hình 9: Bài tập chuyền về sau quay lưng
chạy thẳng
d. Chiến thuật thay người:
Trước khi trận đấu diễn ra, huấn viên
cần thăm dò được tình hình của đội bạn từ đó hướng chiến thuật cho học sinh
mình.trong trận đấu phải nhìn nhận được
trận đấu diễn ra như thế nào từ đó biết được điểm yếu của đối phương
5.2.7. Tham gia thi đấu nâng cao
* Tham gia các giải bóng đá do các sân
bóng tổ chức.
Trên
địa bàn huyện có rất nhiều sân bóng nhân tạo, các sân bóng này thường xuyên tổ
chức các giải bóng đá giành cho các khối lớp, các đơn vị khác tham gia thi đấu.
Đây là cơ hội giúp các em rèn luyện ý chí thi đấu, rút kinh nghiệm sau mỗi trận
đấu để đạt được mục tiêu chung cho toàn đội.
Qua
các giải bóng này giúp học sinh có sự tự tin cao. Sự tự tin ấy giúp đôi chân,
cũng như cái đầu của các em thanh thoát hơn nhiều trên sân cỏ. Các em ra sân
với đầy quyết tâm và một khát khao cực kì nóng bỏng. Ngay cả những khi đối đầu
với những đội mạnh các em vẫn không hề run sợ, thay đó coi đây là một cơ hội
chứng minh bản thân mình, thực lực của đội bóng mình.
Hình 11: Tham gia giải công an huyện tổ chức
Hình
12: Tham gia giải tại sân tổ chức
5.3. Kết
luận
Qua
việc thường xuyên bồi dưỡng chúng tôi nhận thấy học sinh tập đúng kĩ thuật,
chất lượng mỗi buổi tập được nâng lên rõ rệt, các em tập luyện một cách hưng
phấn không mệt mỏi.
Các
em không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia giao lưu hoặc thi đấu thể
dục thể thao mà thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn, hiểu biết rõ luật thi đấu
ít phạm vào các lỗi đáng tiếc trong thi đấu.
Kĩ
thuật cá nhân, thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn trong thi đấu của các em tăng
lên rõ rệt. Qua đó còn rèn luyện cho các em về phẩm chất đạo đức, tinh thần
đoàn kết, tính kỉ luật cao, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong tập
luyện thể dục thể thao.
Kết
quả đạt được rất khả quan, các em tham gia các giải đấu gặt hái nhiều thành
công.
Hình
12: Tham gia giải bóng đá nam huyện
Bình Long mở rộng năm 2019 đạt huy chương bạc .
Hình
14: Tham gia giải bóng đá nam tại sân Thanh Minh đạt huy chương vàng.
Hình 15:
Tham gia hội khỏe phù đổng tỉnh Bình Phước năm học 2019-2020 đạt huy chương
vàng.
6. Những
thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng
sáng kiến:
Đối
với học sinh: Hiểu được bản chất, mục đích và lợi ích của quá trình luyện tập.
Tham gia luyện tập một cách tích cực, sáng tạo và khoa học. Tự tin thể hiện
năng lực của mình.
Đối
với giáo viên: Các thầy cô tham gia hướng dẫn đều làm việc hết sức tận tình,
hăng say, đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến đạt được những kết quả tốt nhất. Áp dụng các
giải pháp linh hoạt, sáng tạo để huấn luyện bóng đá nam cho học sinh TH và THCS.
Những động tác khó nên có tranh minh họa hoặc xem phim,…luôn theo dõi, ghi chép
những kết quả sau những buổi tập để tổng kết rút kinh nghiệm cho buổi tập sau.
Trong giờ tập luyện luôn chú ý đến sự đảm bảo an toàn cho học sinh. Tạo không
khí buổi tập được sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa
những năng khiếu của học sinh.
Đối với tổ bộ môn: Tranh thủ sự ủng hộ, chấp thuận của Ban
Giám hiệu nhà trường. Chuẩn bị tốt các vật dụng, điều kiện vật chất phục vụ cho
quá trình tập luyện: Sân bóng, cầu môn, còi, bóng, mắc cơ.
8. Đánh giá
lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến
của tác giả:
Kỹ
thuật của các em được cải thiện, do đó áp dụng kỹ thuật vào các bài tập chiến
thuật mang lại hiệu quả cao.
Các
em tự tin và nhiệt tình hơn khi tham gia vào các buổi tập, thi đấu
Thể
lực của các em học sinh được duy trì xuyên suốt trận đấu.
Các
em biết yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Giúp
tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong
giờ dạy và huấn luyện.
Sau thời gian áp dụng thì các em đã
đạt huy chương vàng cấp thị xã trong năm học 2019-2020.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/