Skkn Kỹ năng dạy trẻ khuyết tật trong lớp học hòa nhập tiểu học

 1. Tên sáng kiến:

Kỹ năng dạy trẻ khuyết tật trong lớp học hòa nhập

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:

               Năm học 2020 - 2021 trường tôi có 11 trẻ khuyết tật học hòa nhập đây là khó khăn chung của nhà trường cũng là vấn đề được xã hội quan tâm. Ngày nay, hiện tượng trẻ bị khuyết tật đang là một vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục. Chất lượng giáo dục hòa nhập, đặc biệt là năng lực của giáo viên dạy trẻ khuyết tật còn đang bỏ ngỏ, đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật chưa được tập huấn chuyên sâu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ. Với  những lý do trên, tôi chọn đề tài: Kỹ năng dạy trẻ khuyết tật trong lớp học” .

Để trẻ khuyết tật hòa nhập tốt, học tập tốt chúng ta phải tìm hiểu thực trạng về kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khuyết tật của giáo viên, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và những kinh nghiệm trong thực tiễn dạy trẻ khuyết tật hòa nhập có hiệu quả để bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân cũng như chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

* Ưu điểm:

- Dạy học hòa nhập khuyết tật đã không còn mới mẻ tại trường tôi giáo viên cũng có nhiều kinh nghiệm.

- Giúp trẻ khuyết tật cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của thầy cô.

- Giáo dục trẻ khuyết tật để giúp những trẻ có khuyết tật về trí tuệ được hòa nhập vào cuộc sống như những trẻ bình thường khác.

* Hạn chế: 

- GV chưa được tập huấn chuyên sâu khi nhận trẻ khuyết tật vào lớp hòa nhập, chưa có hiểu biết cụ thể về trẻ khuyết tật.


- Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ khuyết tật thường thu mình khó tiếp cận không chịu hợp tác nên giáo viên chưa gần gũi tạo được mối thân thiết đồng cảm cùng các em.

- GV chưa tạo được niềm tin đối với các em.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp: Giúp giáo viên hiểu hơn trẻ khuyết tật để có các biện pháp giúp các trẻ khuyết tật được học tập và vui chơi như những đứa trẻ bình thường khác.

* Giải pháp: Để nâng cao chất lượng dạy trẻ khuyết tật trong lớp học người giáo viên cần được trang bị những kỹ năng sau:

- Một là trang bị những vấn đề chung về đặc điểm tâm sinh lý trẻ khuyết tật hòa nhập:

Trẻ khuyết tật rất nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Giáo viên tiếp cận, gần gũi và tạo cho trẻ niềm tin thì trẻ mới có thể bộc bạch được những nhu cầu của bản thân cũng như tìm những hạn chế của trẻ. Mỗi ngày một ít thời gian thì ta sẽ hiểu được trẻ. Lúc đó các bạn sẽ thấy đứa trẻ rất tuyệt vời càng yêu trẻ nhiều hơn và sẽ có động lực hơn trong giảng dạy. các bạn có biết rằng trẻ có thể liếm và ngửi người khác như một món đồ ăn. Một số trẻ khác thì lại có phản ứng rõ rệt khi bị người khác đụng đến mình và có ai tỏ ý muốn vuốt ve thì chúng lùi ra xa. Ví dụ: Trong giao tiếp trẻ thường không có khả năng bắt đầu và duy trì hội thoại với những người có ngôn ngữ bình thường. Trẻ thích một mình hơn là chơi với trẻ khác, không thích kết bạn, ít tác động như cười hay nhìn thẳng mắt người khác. Trẻ khuyết tật thường thiếu hụt khả năng ngôn ngữ: chậm hoặc hoàn toàn thiếu phát triển ngôn ngữ. Trẻ khuyết tật thường có sự thiếu hụt khả năng sử dụng hành vi phi lời nói như giao tiếp - mắt – mắt, biểu lộ mặt, biểu lộ cơ thể, cử chỉ để thực hiện tương tác xã hội. Một số trẻ có thể quá tăng động và một số trẻ lại thụ động.      

-          Hai là biết được điểm mạnh và khó khăn của trẻ khuyết tật khi học trong lớp:

Điểm mạnh: Trẻ khuyết tật thường có thể chất hoàn toàn bình thường. Một số trẻ khuyết tật nhẹ có khả năng nhận thức trên mức trung bình. Trẻ khuyết tật có trí nhớ máy móc. Một số trẻ có những khả năng đặc biệt và có sở thích nhất định.

 Khó khăn: Trẻ khó có thể hòa nhập dễ bị các bạn xa lánh. Khó khăn trong giao tiếp; Chậm phát triển ngôn ngữ; Hành vi lặp đi lặp lại; Nhu cầu nghèo nàn; Không hiểu những khái niệm trừu tượng. Khó khăn trong tiếp thu kiến thức; Khó khăn trong nhận thức các tình huống xã hội; Khả năng ý thức tự phục vụ kém.

-          Ba là nắm được nội dung dạy trẻ khuyết tật trong lớp học:

Rèn luyện kỹ năng thích ứng: Một trong những mục tiêu dạy học hòa nhập cho trẻ khuyết tật là hướng trẻ đến cuộc sống độc lập. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thích ứng cho trẻ là rất cần thiết. Các kỹ năng tự chăm sóc cơ bản bao gồm những nhiệm vụ hàng ngày để trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân (đi vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, tắm,…), ăn uống, mặc quần áo. Giáo viên thường xuyên hướng dẫn nhắc nhở trẻ ở lớp về việc tự phục vụ bản thân kết hợp với phụ huynh hổ trợ thêm lúc trẻ ở nhà. Do đó vai trò của các giáo viên và gia đình là giúp trẻ có khả năng thích ứng để thích nghi với môi trường, hòa nhập xã hội

Hình thành kỹ năng xã hội: Một trong những khiếm khuyết của trẻ khuyết tật là không biết tạo lập mối quan hệ xã hội. Trẻ gặp khó khăn trong mối quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh. Việc hình thành kỹ năng xã hội sẽ giúp trẻ được mọi người chấp nhận và tôn trọng.

Giáo viên tạo nhóm cho trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp cùng các bạn khác, khuyến khích học sinh bình thường hỗ trợ và chơi với bạn.

 Phát triển kỹ năng giao tiếp: Trẻ khuyết tật cần phải được dạy để hiểu các thông điệp trong giao tiếp, sự cần thiết phải giao tiếp. Vậy khi giao tiếp với trẻ khuyết tật, hãy cố gắng nói chậm lại, đặt câu hỏi để trẻ có cơ hội tương tác lại, sẵn sàng diễn đạt lại khi trẻ không theo kịp…

Giảm thiểu hành vi không mong muốn: Trẻ khuyết tật có những hành vi tự xâm hại bản thân, như: tự gây hại, thịnh nộ, hành hung người khác, những hành vi lặp lại như xoay tròn,... Những hành vi này rất nguy hiểm cho trẻ và đôi khi ảnh hưởng đến những người xung quanh trẻ. Do đó, để việc dạy trẻ khuyết tật có hiệu quả, điều trước hết phải làm để giảm thiểu hành vi tiêu cực là từng bước hình thành các hành vi tích cực để thay thế dần các hành vi tiêu cực của trẻ.

Ví dụ: Khi trẻ có hành vi mất kiểm soát gây hại đến bản thân thì giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi của trẻ, sau đó tìm cách gần gủi trò chuyện thường xuyên hơn với trẻ để tạo sự tin tưởng với trẻ. Đồng thời giáo viên cũng phải phối hợp với gia đình để cùng phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà

  Dạy các môn học chức năng: Trẻ khuyết tật vẫn có thể học các kỹ năng như đọc, viết, làm toán, nhận biết môi trường xung quanh, phục vụ bản thân,.. để có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dạy trẻ một số kỹ năng nhất định, ví dụ việc đọc chữ qua nhận dạng, các kỹ năng về đọc số, đếm, sử dụng tiền, xem thời gian,..dạy các kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Trong mỗi giờ lên lớp giáo viên phải giao việc cho trẻ. Ví dụ trong giờ học toán các trẻ bình thường học theo chương trình, trẻ khuyết tật giáo viên cũng giao bài tập phù hợp với khả năng để trẻ học tập cùng các bạn.

-          Bốn là điều chỉnh phương pháp giảng dạy:

 Những học sinh cần chăm sóc cá biệt có thể tham gia vào các hoạt động học tập thường xuyên của lớp học bằng cách làm việc như mọi học sinh khác. Điều chỉnh được tiến hành cho mọi trẻ căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học.

 Trẻ khuyết tật cùng trẻ bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật .Ví dụ, yêu cầu của trẻ bình thường ở mức độ viết bài tập làm văn hoàn chỉnh (mức độ tổng hợp), trẻ khuyết tật chỉ yêu cầu trả lời các câu hỏi theo dàn ý đã định sẵn (mức độ hiểu).

Trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cùng tham gia những hoạt động chung của bài học nhưng theo mục tiêu riêng trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân. Ví dụ như trong lúc học sinh bình thường tìm hiểu và đọc bài, trẻ khuyết tật tìm những từ có chứa một âm nhất định hay trả lời câu hỏi đơn giản về những nội dung chính của bài.

 Trẻ khuyết tật cùng ngồi chung với trẻ bình thường trong giờ học nhưng học theo hai chương trình khác nhau. Ví dụ trong giờ học toán, trẻ bình thường học làm các phép tính cộng trong phạm vi 10, trẻ có khó khăn có thể viết chữ O hoặc tập viết số 1, hay có thể đếm các hình trong tranh… Đây là phương pháp được sử dụng trong lớp học có trẻ khuyết tật.

Trong giáo dục cho trẻ khuyết tật cần có sự kết hợp của các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ tình cảm, đặc điểm, khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ.

-          Năm là lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ:

Dựa trên những thông tin về mức độ chức năng hiện tại của trẻ, giáo viên có thể cùng gia đình thảo luận để quyết định các mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, để xác định được cái gì là quan trọng với mỗi trẻ, giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu kỹ năng hoạt động hàng ngày của trẻ, dự đoán những nhu cầu trong tương lai của trẻ để lập một thứ tự ưu tiên.

+ Dạy học sao cho mỗi trẻ đều phải tìm hiểu cho mình những kiến thức mới tùy theo năng lực và nhu cầu của bản thân. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy hòa nhập, nó đòi hỏi người dạy cần tổ chức cho mọi trẻ đều có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới.

+ Mỗi trẻ đều có những năng lực riêng. Trong giảng dạy hòa nhập cần tạo điều kiện để phát triển những năng lực sẵn có, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật nó là cơ sở để trẻ có thể học tập. Việc đánh giá kết quả sau bài học cũng không thể giống nhau, nó khác nhau ở từng trẻ do điểm xuất phát khác nhau.

- Sáu là biết quy trình giáo dục trẻ khuyết tật: Dạy trẻ khuyết tật trong nhà trường cần được tiến hành theo các bước

          Bước 1: Tìm hiểu khả năng nhu cầu của trẻ khuyết tật.

          Bước 2: Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch: vận dụng các phương pháp giáo dục đặc thù.

Bước 4: Đánh giá kết quả giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật.

- Bảy là đổi mới đánh giá để động viên khuyến khích học sinh khuyết tật tự tin vươn lên trong học tập:

          Để giúp học sinh khuyết tật tiến bộ, phát triển giáo viên phải xây dựng các phương pháp giảng dạy phù hợp, tìm cách hiểu tâm lý các em. Sự nhẹ nhàng, động viên tinh thần và khuyến khích các em có giá trị hơn tất cả, giáo viên phải luôn đồng cảm, dành tình yêu thương cho các em, kiên trì, nhẫn nại. Khi giảng cho học sinh khuyết tật, tôi thường lặp đi lặp lại nhiều lần các bài học, luôn động viên, khuyến khích khi các em tiến bộ dù rất nhỏ.

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:

Với những giải pháp trong dạy trẻ khuyết tật tôi trình bày trong đề tài sẽ giúp giáo viên nhận biết được nhiều vấn đề xoay quanh trẻ khuyết tật và các vấn đề liên quan tới dạy trẻ khuyết tật. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ hết sức to lớn của người giáo viên trong dạy học hòa nhập. Từ đó, rút ra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người giáo viên trong dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật. Kỹ năng dạy trẻ khuyết tật hòa nhập cho giáo viên sẽ nội dung được phổ biến, triển khai vào các buổi họp chuyên môn của tổ, của trường và tập huấn cơ bản và nâng cao cho giáo viên ở các trường bạn có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

Từ những năm học trước khi lớp học tôi có học sinh khuyết tật tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến và đem lại những hiệu quả thiết thực, học sinh khuyết tật hòa nhập lớp tôi đã mạnh dạn hơn và chịu hợp tác với giáo viên và các bạn trong lớp.

3.5 Tài liệu kèm theo gồm:

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC