1. Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Kĩ thuật môi
trường)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/11/2020.
5. Mô tả bản chất của
sáng kiến:
Rác thải nhà bếp luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn về tình trạng
ô nhiễm môi trường sống nếu không được xử lý triệt để. Không chỉ gây ra mùi hôi
thối khó chịu, hơn hết còn tiềm ẩn nguồn gây bệnh đối với sức khỏe con người.
Chính vì thế,chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp”.
*
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Làm thế nào để xử lí rác thải nhà bếp
cho an toàn và mang lại hiệu quả ?
+ Có cách nào để tận
dụng được các loại rác thải nhà bếp: Phế phẩm rau củ quả, hoa quả bị hư, vỏ các
loại trái cây, vỏ trứng …. ?
+ Làm thế nào để môi
trường sống vừa xanh, sạch, đẹp và thân thiện?
- Công việc chính đã thực hiện:
+ Xây dựng ý tưởng
+ Tìm kiếm nguyên liệu
+ Nghiên cứu các ứng
dụng
+ Tiến hành thực hiện
làm sản phẩm
+ Hoàn thiện sản phẩm
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Sử dụng phân bón hữu cơ
tự ủ mang lại rất nhiều lợi ích cho đất và cây trồng, không chỉ giúp tạo ra các
sản phẩm an toàn cho sức khỏe mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
rác thải gây ra.
Hiện nay, ở các các hộ
gia đình, lượng rác thải từ thực phẩm như vỏ rau củ, quả, vỏ tép, xương cá…
được thải ra hàng ngày là rất nhiều, mà đôi khi chưa được xử lí kịp thời, do
điều kiện còn phải tùy thuộc vào người vận chuyển rác. Từ đó dẫn đến việc chúng
sẽ gây mùi khó chịu trên diện rộng, nhất là tại các điểm tập kết rác, làm ô
nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh cho con người. Trong khi đó, đây là các
nguồn dinh dưỡng rất dồi dào cho đất và cần thiết cho các loại cây trồng mà
chúng ta chưa biết cách để tận dụng chúng.
Với tình hình thực tế
trên, chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu cách làm phân bón hữu cơ từ nguồn rác
thải nhà bếp để có thể cải thiện được đất trồng rau và có
được nguồn rau sạch cung cấp vào bữa ăn hàng ngày của gia đình vừa giảm được ô
nhiễm môi trường vừa mang lại lợi ích thiết thực.
Thay vì sử dụng các loại
phân hóa học, vừa gây hại cho đất vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thì các hộ gia
đình có thể dễ dàng tạo ra loại phân hữu cơ an toàn. Cách làm phân hữu cơ từ
rác thải nhà bếp sẽ mang lại những lợi ích
+ Tiết kiệm chi phí chăm
sóc cây trồng.
+ Tăng thêm nguồn dinh
dưỡng cho đất trồng cây.
+ Hạn chế việc lạm dụng
phân bón hóa học.
+ Giảm thiểu hiệu ứng nhà
kính do sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí và giảm
được số lượng rác thải vào môi trường.
+ Áp dụng làm được phân bón hữu cơ phục vụ cho
việc cải tạo đất phục vụ trồng trọt đạt năng xuất cao
+ Tận dụng nguồn rác thải tường chừng vô dụng, lại mang
đến được hiệu quả kinh tế cho cây trồng.
+ Giảm ô nhiễm môi trường
+ Làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp sẽ mang lại lợi ích:Phân bón hữu cơ tự làm giúp cải thiện cấu trúc đất,
giữ nước và tạo độ tơi xốp đất. Qua đó bổ sung cho đất các vi chất dinh dưỡng quan trọng, tăng hoạt
động của vi khuẩn trong đất, giúp đất giàu dinh dưỡng và cây phát triển mạnh
hơn. Thay vì sử dụng phân bón vô cơ, đất sẽ trở nên nghèo nàn dinh dưỡng sau
một thời gian trồng. Bên cạnh đó phân hữu cơ tự làm sẽ đảm bảo sức khỏe cho gia
đình.
+ Mong được
lan tỏa mô hình này đến từng hộ gia đình, hãy tận dụng nguồn rác thải từ nhà
bếp để làm nên những việc ý nghĩa .Mỗi gia đình nên phân loại rác thải trước
khi bỏ vào thùng rác , rồi từ đó công ty đô thị và môi trường sẽ thu gom các
nguồn rác này để sản xuất phân hữu cơ với quy mô lớn hơn, phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp của nước ta.
5.2 Nội dung sáng kiến:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
+ Rác thải nhà bếp : Rác hữu cơ: Rau, củ, trái cây hư hỏng, vỏ trứng, vỏ hoa quả…
+ Chế phẩm
sinh học EM.
+ Đất
trồng sạch, không có phân, chất hóa học.
+ Thùng ủ
phân: Có thể sử dụng các loại thùng nhựa, gỗ, thùng xốp. Kích thước tùy vào
lượng rác thải nhà bếp sử dụng.
+ Dụng cụ
gồm: Cuốc, xẻng, gậy đảo trộn, bình tưới nước có vòi sen.
+ Làm thùng ủ rác và chọn vị trí đặt hợp lý: Sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nếu dùng thùng nhựa cần được
khoan nhiều lỗ giúp thoát nước tốt. Khoảng cách đều nhau 10-15cm, bên thành
khoan 2 cửa vuông (20-30cm) để thuận tiện lấy phân.
Cách thức
thực hiện ủ rác nhà bếp để trồng cây
Bước 1: Trộn rác thải
Tiến hành
trộn đều các loại rác thải nhà bếp cùng với chế phẩm vi sinh EM. Đây là công
đoạn đóng vai trò quan trọng nhất khi tự làm đất sạch hữu cơ.
Bởi chế
phẩm EM có chức năng phân hủy rác thải nhà bếp nhanh chóng, đồng thời khử mùi
hôi hiệu quả. Không chỉ thế, các vi sinh vật có hại trong rác đều bị tiêu diệt
một cách triệt để.
Bước 2: Rải đều nguyên liệu
Dùng rác nhà bếp để trồng cây cần rải lần lượt nguyên liệu vào thùng
ủ. Cứ đều đặn xen kẽ một lớp rác đến lớp đất, lá khô và chế phẩm EM. Thực hiện
cho đến khi hết khối lượng đã chuẩn bị. Ở trên cùng mặt thùng ủ rác là lớp đất
để tránh hút ruồi và giảm mùi hôi phát tán ra bên ngoài.
Bước 3: Đảo
trộn thùng ủ và điều chỉnh nhiệt độ
Sau 3-4
ngày ủ rác, mở nắp thùng ra, đảo trộn đều.
Lúc này, hãy kiểm tra độ ẩm theo tiêu chuẩn, bằng cách bốc lên tay một nắm
nguyên liệu.
+ Thấy nước
rỉ qua kẽ tay chứng tỏ độ ẩm đang bị dư thừa, cần bổ sung thêm rác thải.
+ Rác
không dính chặt với nhau, hãy tưới thêm nước.
+ Ủ rác thải
nhà bếp độ ẩm đạt chuẩn khi nắm trên tay sẽ dính chặt với nhau.
Đậy kín
thùng ủ rác nhà bếp, bảo quản tại vị trí thích hợp. Chờ qua 30 ngày nguyên liệu xử
lý rác hữu cơ bằng phương pháp ủ đã hoai mục, không còn mùi hôi thối và sử
dụng được.
- Cách sử dụng phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp hiệu quả
Đủ thời
gian xử lý rác thải nhà bếp, lấy phân
ra, đem phơi 1-2 ngày. Nhằm giảm bớt nhiệt độ rồi đem đi bón cho cây trồng. Có
thể bón trực tiếp vào gốc cây hoặc trộn cùng đất trước khi gieo hạt, trồng cây.
Sản xuất
phân hữu cơ từ rác thải mang đến nguồn phân bón cực kỳ hữu ích. Vừa bổ
sung dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng tăng trưởng khỏe mạnh. Ít gặp sâu bệnh,
gia tăng cả chất lượng lẫn năng suất.
Đồng thời,
không phát tán mùi hôi, giảm thiểu đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật ở quá
trình trồng trọt. Đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện môi
trường.
- Khả năng áp dụng của
sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong các hộ gia đình.
- Những
thông tin cần được bảo mật: không có.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Kinh
phí để áp dụng sáng kiến này rất thấp chỉ
cần tận dụng lượng rác thải hữu cơ từ
nhà bếp
+ Phương
tiện : mua thêm chế phẩm sinh học EM, mua thêm dụng cụ để đựng phân.
+ Nên đặt thùng ủ rác nhà bếp ở
cách xa nguồn nước sinh hoạt. Đồng thời, phía chân có đặt chậu nhựa mục đích
thu nước rỉ từ rác.
- Đánh giá lợi ích thu
được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Hiệu quả của sản phẩm:
Làm phân bón hữu cơ từ rác thải nhà bếp mang lại những hiệu
quả:
+ Trước tiên hãy kể đến lợi ích là bảo vệ môi trường và
giảm ô nhiễm môi trường.
+ Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp mang đến nguồn phân bón cực kỳ hữu ích.
Vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng tăng trưởng khỏe mạnh. Ít gặp
sâu bệnh, gia tăng cả chất lượng lẫn năng suất.
+ Đồng
thời, không phát tán mùi hôi, giảm thiểu đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật ở
quá trình trồng trọt. Đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện
môi trường.
+ Tận dụng được nguồn rác thải tưởng như vô dụng
lại mang lại hiệu quả kinh tế cho cây trồng .
- Phân hữu cơ cung
cấp dinh dưỡng và độ phì nhiêu cho đất. Hơn nữa, loại phân này mang đến lợi ích
chăm sóc đất trồng lâu dài, không làm đất bị thoái hóa hay mất đi màu mỡ.