1. Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến cấp trường
năm học 2020 - 2021.
2.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm
3.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (công tác chủ nhiệm).
4.
Ngày sáng kiến được áp dụng: 20/3/2020
5. Mô tả bản chất sáng kiến:
5.1 Tính mới của sáng kiến:
Hiện
nay không ít giáo viên than phiền là học sinh lười học không chịu học bài và
làm bài tập về nhà. Không chỉ có thế ngay cả phụ huynh cũng rất lo lắng về hiện
tượng con em mình lười học. Đối với học sinh lười học kết quả học yếu thì
thường xuyên nghỉ học, cúp tiết và có tư tưởng không thích học.
Các hiện tượng học sinh lười học, thường xuyên nghỉ học,
cúp tiết, có tư tưởng không thích học là vấn đề mà ngành giáo dục luôn luôn
muốn hạn chế đến mức thấp nhất và đây cũng là bài toán nan giải cho các giáo
viên chủ nhiệm. Chính vì thế chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm thường không cao
Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm
liền tôi luôn trăn trở về các vấn đề nêu trên. Vì thế tôi luôn đi tìm phương án
trả lời cho câu hỏi:
-
Làm
thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm?
Cho đến ngày hôm nay có
thể nói bước đầu tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi trên. Chính vì thế tôi mạnh
dạn trình bày sáng kiến :
Nâng cao chất lượng giáo dục lớp
chủ nhiệm.
5.2. Nội dung sáng kiến
5.2.1. Các phương pháp giáo
dục học sinh .
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia
đình học sinh .
b. Trao đổi, tâm sự với
học sinh .
c. Chiếu phim và những
đoạn clip mang tính giáo dục.
d. Hỏi các câu hỏi mang
tính giáo dục sâu sắc.
e. Kết bạn và thành lập
các nhóm học tập trên mạng xã hội.
5.2. 2. Áp dụng cụ thể các phương
pháp giáo duc học sinh .
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học
sinh .
Về
vấn đề tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh thì tất cả các giáo viên chủ nhiệm
đều đã thực hiện. Đa số giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm hiểu về lí lịch học sinh
hoặc có thể tìm hiểu thông qua một số học sinh khác và hơn nữa là trực tiếp đến
nhà học sinh để tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình. Theo tôi việc đến trực tiếp nhà
học sinh để tìm hiểu rõ hoàn cảnh gia đình là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên
để thành công thì người giáo viên chủ nhiệm khi đến nhà học sinh cần chú ý: Nếu
ta giữ khoảng cách lớn với phụ huynh và học sinh thì sẽ không đạt hiệu quả cao
mà người giáo viên cần gần gũi và trao đổi với phụ huynh một cách chân tình
thân thiết làm cho phụ huynh có cảm giác như đang nói chuyện với chính người
thân của mình. Có như thế thì việc tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình và về một
phần tính cách trong con người của học sinh
mới đạt hiệu quả cao.
b. Trao đổi, tâm sự với học sinh .
Đối
với học sinh nếu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, khiển trách, phê
bình, cảnh cáo hay đưa ra hình thức xử lý khác đôi khi không hiệu quả bằng việc
thầy trò cùng trao đổi, cùng tâm sự. Khi trao đổi và tâm sự với học sinh giáo
viên chủ nhiệm cần chú ý những điều như sau:
-
Hãy
luôn lắng nghe những ý kiến những nguyện vọng của học sinh.
-
Có
thái độ thân thiện và tỏ ra thông cảm với học sinh.
-
Khuyến
khích học sinh đưa ra ý kiến của mình.
-
Cho
học sinh tự nhận xét về hành động của mình.
-
Động
viên học sinh nói ra vì sao lại hành động như vậy.
-
Giáo
viên chủ nhiệm chốt lại vấn đề và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho học sinh.
-
Động
viên học sinh hãy cố gắng thể hiện khả năng của mình trong học tập, văn nghệ,
thể thao…
Nếu khi trao đổi và tâm
sự với học sinh mà giáo viên chủ nhiệm thực hiện được những điều như trên thì
học sinh sẽ có cảm giác rất gần gũi với giáo viên chủ nhiệm và học sinh sẽ thấy người giáo viên chủ nhiệm
như một người bạn và như những người thân thiết của mình từ đó hiệu quả của
việc giáo dục sẽ ngày một nâng cao.
c. Chiếu phim và những đoạn clip mang
tính giáo dục vào tiết sinh hoạt lớp.
Giáo dục học sinh bằng hình ảnh trực
quan đặc biệt là thông qua những bộ phim, những đoạn clip mang tính giáo dục
đạt được hiệu quả rất cao đây là một trong những phương pháp mà tôi rất tâm
đắc. Khi chiếu phim hoặc những đoạn clip về tình mẹ, tình thầy trò, tình bạn
các em học sinh và đặc biệt là các em học sinh cá biệt thấy được hình ảnh của
mình trong đó từ đó các em sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn. Tôi xin đưa ra
một vài ví dụ cụ thể như sau:
-
Clip
về tình bạn : “Người bạn thực sự”
trong chương trình quà tặng cuộc sống của VTV3 nói về hai người bạn họ nghĩ
rằng họ là hai người bạn tốt của nhau không bao giờ bỏ nhau. Nhưng khi có con
gấu xuất hiện thì một người bạn đã bỏ bạn của mình để leo lên cây trốn. Qua
đoạn clip trên các em học sinh sẽ hiểu được tình bạn thực sự là khi hoạn nạn
phải có nhau.
-
Clip
về tình mẹ : “Biểu giá tình mẹ” trong
chương trình quà tặng cuộc sống của VTV3 nói về người con trai khi giúp mẹ làm
việc thì kê đơn tính tiền những công việc mình giúp mẹ, khi nhận được hóa đơn
tính tiền của con người mẹ cũng kê đơn lại những công việc mà mẹ làm cho con
như nuôi con, thức khi con ốm, tình yêu mẹ dành cho con… tất cả đều miễn phí.
Xem xong clip này có nhiều em đã khóc vì các em hiểu rằng mình đã đòi hỏi quá
nhiều ở cha mẹ mà không nghĩ rằng mình đã làm được gì để đền đáp công ơn của
cha mẹ.
-
Clip
về tình thầy trò : “Bài kiểm tra”
trong chương trình quà tặng cuộc sống của VTV3 nói về nói về người học trò cao
ngạo đã hiểu lầm cô vì bài kiểm tra cô cho 2 điểm vì làm sai phương pháp. Người
học trò đã làm cho cô giáo phải vào viện sau đó người học trò hiểu ra và quyết
tâm sửa lỗi của mình. Clip chính là một tấm gương để các học sinh mà đặc biệt
là những học sinh cá biệt noi theo để sửa đổi con người mình.
d. Hỏi các câu hỏi mang tính giáo dục sâu sắc
- Giáo viên chủ
nhiệm nếu biết cách đặt câu hỏi mang tính giáo dục vào đúng thời điểm thì tác
dụng giáo dục sẽ rất lớn đôi khi chỉ cần một câu nói, một câu hỏi hay một lời
động viên có thể thay đổi một con người.
- Trong tiết sinh hoạt lớp nếu trong tuần có em nào sinh nhật tôi thường
chúc mừng em đó và hỏi em vài câu để tạo không khí vui vẻ như: Trong ngày sinh
nhật em mong muốn điều gì? em có thích được nhận nhiều quà không?..Lúc này chắc
chắn không khí tiết sinh hoạt đã trở nên náo nhiệt và ngay lúc này tôi đặt một
câu hỏi mà khi các em nghe xong thì hầu hết đều ngỡ ngàng. Câu hỏi: Vào ngày
sinh nhật của em, em mua quà tặng ai? Sau khi suy nghĩ có em đứng lên trả lời
là: Vào ngày sinh nhật của em thì em được nhận quà, làm sao mà em phải mua quà
tặng ai chứ thầy? Tôi ra hiệu cho các em trật tự rồi tôi giải thích: Các em có
biết rằng vào ngày các em được sinh ra người vui mừng và hạnh phúc nhất chính
là mẹ và cha của các em và cũng chính ngày đó mẹ thì đau đớn vì căng da xẻ thịt
để sinh các em ra cha thì lo toan đủ mọi công việc từ lớn đến nhỏ… vậy thầy xin
hỏi lại: Vào ngày sinh nhật của em, em mua quà tặng ai? Lúc này thì không còn
chần chừ gì nữa các em đồng thanh trả lời là em mua quà tặng mẹ và cha.
- Tôi tiếp tục nhắc nhở: Các em không nên đòi hỏi cha mẹ phải làm sinh
nhật cho mình quá lớn, không được đòi hỏi cha mẹ phải tặng quà cho con…mà các
em phải biết tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của gia đình mình chứ không thể
đua đòi theo người khác được. Đến đây thì gần như tất cả các em đều ngồi im có
lẽ các em đã hiểu và có một số em đã cảm thấy có lỗi vì từ trước tới giờ có
nhiều đòi hỏi với cha và mẹ.
e. Kết bạn và thành lập nhóm học tập
trên mạng xã hội
Việc
kết bạn với học sinh trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… có nhiều giáo viên
không thích. Nhưng khi giáo viên chủ nhiệm kết bạn với học sinh thì việc giáo
dục các em dễ dàng hơn rất nhiều. Vì trên mạng xã hội là nơi mà các em thể hiện
con người của mình rõ nhất. Các em có những suy nghĩ hay tâm sự gì các em cũng
thể hiện trên mạng xã hội. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm càng hiểu rõ con
người của học sinh hơn. Và điều đặc biệt là có khi những điều các em học sinh
nói trực tiếp với giáo viên thì cảm thấy khó khăn nhưng khi chia sẻ hay tâm sự
trên mạng xã hội thì rất tự nhiên và chân thành.
Ngoài
ra việc thành lập nhóm học tập trên mạng xã hội cũng rất thuận tiện để các em
trao đổi việc học tập với nhau. Các em có thể nhắc nhau học bài , làm bài tập,
xem lại thời khoá biểu, hướng dẫn học trực tuyến…Những em học sinh yếu có thể
tham khảo cách học và cách làm bài của các bạn tốt hơn. Và đặc biệt hơn là giáo
viên chủ nhiệm cũng có thể hướng dẫn học sinh học bài và làm bài theo khả năng
và chuyên môn của mình.
Và
mạng xã hội cũng là nơi để các em nói lên những mong muốn cũng nói cho giáo
viên chủ nhiệm biết về tình tình của lớp cũng như những điều bí mật khác mà
không thể công khai nói trước lớp và là nơi để các em nói lên lời xin lỗi cũng
như những cam kết sẽ tiến bộ trong tương lai. Nhưng đặc biệt hơn nữa là có khi
giáo viên chủ nhiệm đọc những ý kiến trái chiều, những lời nhận xét không hay
nhưng đó cũng chính là những suy nghĩ rất thật của các em.
Nếu các em học sinh có
sai sót giáo viên chủ nhiệm cần định hướng và giáo dục kịp thời cho các em biết
là các em phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung những gì mà các em đưa
lên mạng xã hội.
5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến :
Giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đặc
biệt là giáo dục học sinh áp dụng tại trường THCS An Lộc B và có thể áp dụng ở
các trường THCS khác.
6. Các thông tin cần bảo mật: không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sự kết hợp giữa nhà
trường và giáo viên và phụ huynh học sinh.
- 100% học sinh tham gia
tích cực.
- Đề tài này được xây
dựng và áp dụng trong việc giáo dục học sinh của trường THCS An Lộc B . Đồng
thời cũng có thể áp dụng ở các trường THCS.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
* Kết quả
- Tôi đã áp dụng các biện pháp trên để giáo
dục cho các em học sinh lớp 8a5 năm học 2019 - 2020 và đã đạt được những kết quả khả quan như
sau:
-
Về
hạnh kiểm 100% các em là hạnh kiểm khá
và tốt.
-
Về
học lực: có 2 em đạt học sinh giỏi 19 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến
-
Phong trào đội: xuất sắc.
- Các em biết giúp đỡ cha mẹ công
việc nhà và không đòi hỏi những điều gì làm khó cho cha mẹ.
- Năm học 2020 – 2021 tôi chủ nhiệm
lớp 8a7 tuy mới áp dụng nhưng về mặt ý thức và rèn luyện các em đã tiến bộ rõ
rệt. Các em đã đạt được tuần 8 xếp hạng 2 toàn trường về thi đua, tuần 10 xếp
hạng 3, tuần 15 xếp hạng 3 toàn trường về thi đua điều mà trước đây các em chưa
thể làm được.
Học kỳ I năm học 2020 – 2021 các em đạt
kết quả như sau:
-
Về
hạnh kiểm 90% các em là hạnh kiểm khá và
tốt.
-
Về
học lực: có 2 em đạt học sinh giỏi 11 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến
-
Phong trào đội: xuất sắc. Xếp hạng 10 toàn trường.