1. Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp chỉ đạo công tác trang trí
không gian lớp học tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường”.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng
kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
(Quản lý).
4. Ngày sáng kiến được áp
dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng
lần đầu từ ngày 20/9/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1.
Tính mới:
Tạo môi trường học tập thân
thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường, lớp.
Trao đổi thông tin của lớp học, tạo hứng thú cho quá trình dạy và học.
Tạo cho bầu không khí thoáng mát trong lành, tạo cảnh quan môi trường lớp
học, đồng thời tạo nên phong trào thi đua giữa các tập thể lớp, động viên tinh
thần học sinh trong những giờ học tập, hưởng ứng phong trào “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong đề tài này chúng
tôi xin được chia sẻ những việc làm thực tế để tạo một môi trường tốt nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục từ sự đồng lòng, đoàn kết của tập thể. Sự tuyên truyền,
dân vận khéo của các thành viên trong tập thể nhà trường.
5.2. Nội dung:
5.2.1. Cơ sở
lí luận:
Môi trường học tập là những tác động kích hoạt, kích
thích đa dạng (cả bên ngoài và từ bên trong). Nó sẽ góp phần quyết định cho sự
tập trung vào việc học tập của học sinh. Vì thế, cải thiện môi trường học tập
tại các lớp học sẽ giúp cho học sinh thoải mái, vui vẻ, tạo thêm niềm hứng thú
để học tập.
Lớp học xanh, sạch,
đẹp là một trong những tiêu chuẩn góp phần tạo ra một môi trường học tập hấp
dẫn học sinh, giúp các em có động lực, niềm vui khi đến trường, gắn bó với thầy
cô và bạn bè, góp phần giáo dục mỗi học sinh ý thức, thói quen giữ gìn và bảo
vệ môi trường.
Để có một không gian
lớp học xanh, sạch, đẹp, đòi hỏi mỗi thành
viên trong nhà trường, trong từng lớp học đều phải có ý thức trách nhiệm chăm
lo xây dựng và giữ gìn, trong đó, vai trò của mỗi giáo viên là rất lớn trong
việc gương mẫu đi đầu thực hiện công việc để
tuyên truyền vận động PHHS và giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh.
Phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, giai đoạn 2015-2020 đã được nhà
trường quan tâm chỉ đạo thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên trên thực tế, với
điều kiện cơ sở vật chất chưa được đầu tư, các phòng học đã xuống cấp (tường
xung quanh phòng học bong tróc sơn, bám bẩn, các góc trang trí cũ nát,..) kinh
tế của đa số phụ huynh còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến môi trường học tập,
không gian lớp học chưa được mỹ quan và thoáng mát.
Môi trường học tập tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân
cách tốt. Ở trong môi trường thân thiện, gần gũi, thoáng mát như ở gia đình, sẽ
giúp các em học tập tốt hơn. Trường học được học sinh xem như ngôi nhà thứ hai
của mình và các em thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bản thân các em sẽ
yêu trường, yêu lớp và gắn bó với ngôi nhà chung của mình hơn. Với ý nghĩa của
việc tạo lập một môi trường học tập thân thiện, không gian lớp học sạch tại nhà
trường, với vai trò là ban giám hiệu trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy sự
cần thiết phải thay đổi và tìm ra giải pháp trong việc trang trí không gian lớp
học góp phần xây dựng trường học xanh,
sạch, đẹp, chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu và đề xuất: “Phương pháp chỉ đạo công tác
trang trí không gian lớp học tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường”.
5.2.2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến
môi trường học tập của con em.
Ban giám hiệu và
tập thể trường đoàn kết, đều quan tâm và tích cực hưởng ứng đến việc xây dựng
môi trường học tập thân thiện, xanh, sạch đẹp cho HS.
Cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu, phục vụ cho công tác dạy và
học.
* Khó khăn:
Trường Tiểu học
Võ Thị Sáu được thành lập năm 2010, các
phòng học được xây dựng từ những năm 1990 đến 2012. Hiện nay, đa số các phòng
học đã xuống cấp, tường xung quanh lớp học bong tróc sơn, các vết bẩn do học
sinh bôi lên tường chiếm một phần diện tích lớn của các bức tường xung quanh
phòng học làm cho môi trường học tập trở nên bức bối, nóng nực, các góc trang
trí còn hạn chế,…nhìn thiếu mỹ quan làm giảm hứng thú học tập của học sinh.
Một số HS chưa
có ý thức giữ gìn lớp học sạch, đẹp, còn vẽ bậy làm bẩn tường,…
Một số GV cũng
chưa quan tâm đến việc giáo dục HS có ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Hình ảnh bức tường trong phòng học trước khi được trang trí
5.3. Giải pháp
Để Trang trí lớp học có một không
gian thoáng mát, sạch đẹp, là điểm đến để thu hút học sinh tới trường vui chơi
và học tập tốt, vừa tiết kiệm được kinh phí ngay từ đầu năm học, BGH chúng tôi
đã xây dựng kế hoạch tổ chức trang trí lớp học trình bày với lãnh đạo phường,
tập thể sư phạm nhà trường cùng với ban đại diện CMHS các lớp.
Để thực hiện việc trang trí không gian lớp học tôi đã thực hiện một số
bước như sau:
Bước
1: Tổ
chức tuyên truyền kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh
- Yêu cầu tất cả giáo viên chủ nhiệm
triển khai kế hoạch và lấy ý kiến của phụ huynh về các nội dung của kế hoạch
như: chủ trương thực hiện trang trí vẽ chân tường các lớp, hình ảnh trang trí
các chân tường, tranh ảnh, bình bông của lớp, kinh phí thực hiện, …trong cuộc
họp cuối học kì I.
- Việc vận động kinh phí không được áp
đặt phụ huynh, giáo viên không phải huy động đóng góp bằng tiền mà vận động với
tinh thần tự nguyện bằng hiện vật như các nguyên vật liệu để thực hiện trang
trí lớp học như: sơn, cọ, ngày công…
- Có thể vận động thêm các mạnh thường
quân hoặc các nhà hảo tâm, … có tâm huyết đối với giáo dục trong địa phương
cũng như đóng gần địa bàn trường học.
- Các lớp gửi biên bản, tổng hợp nội
dung đóng góp ý kiến của cha mẹ học sinh để thống nhất phương án thực hiện
trình Hiệu trưởng.
Bước 2: Phân công các nhóm thực hiện theo khả
năng của từng người.
Do chỉ thực hiện huy động kinh phí mua
sơn, màu, vật liệu và huy động ngày công thực hiện nên cần phải có kế hoạch bố
trí nhân sự phù hợp cho từng hạng mục thực hiện từng công đoạn trong việc trang
trí lớp cho các lớp.
Các GVCN cùng với CMHS của lớp lên ý
tưởng trang trí cho lớp của mình, yêu cầu các hình ảnh phải có tính giáo dục và
không gây phân tán sự tập trung của HS. Chia nhóm làm việc phù hợp với khả năng
của từng người.
Ví dụ: Nhóm 1: Vẽ tranh chân tường gồm Giáo viên mĩ thuật và những
phụ huynh có năng khiếu vẽ.
Hình ảnh phụ huynh và giáo viên đang thực hiện sơn, vẽ
chân tường
Nhóm 2: trồng cây xanh gồm: Giáo viên chủ nhiệm, học sinh và
một số phụ huynh tự nguyện tham gia.
Nhóm 3: Phụ trách các góc trang trí, bảng biểu, khẩu hiệu
gồm: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và một số phụ huynh tự nguyện tham
gia.
Bước 3: Chỉ
đạo tổ chức các nhóm thực hiện
- Đối
với nhóm thực hiện việc vẽ tranh tường:
+ Vẽ bằng chất liệu sơn dầu để đảm
bảo độ bền, đẹp của bức tranh.
+ Nội dung bức tranh: Thể hiện những hình ảnh gần gũi, màu
sắc phù hợp với tâm lý của học sinh Tiểu học có tính giáo dục cao. Bức tranh có
điểm nhấn là hình ảnh trực quan để thu hút học sinh hoặc gắn với một câu chuyện
cổ tích, bài học đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống …
để giáo dục cho học sinh.
Hình ảnh nội dung
vẽ chân tường
+ Đối với việc làm các đồ
dùng trang trí: Khuyến khích tận dụng giấy bìa cứng, giấy bóng nhiều màu, chai,
lọ đã qua sử dụng
+ Cây xanh: Vận động học sinh mang đi.
Hình ảnh cô, trò làm đồ dùng trang trí và cây xanh HS đem đến lớp
Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại trường Tiểu học. Cho thấy không gian lớp học đã có sự thay đổi, lớp học đã trở nên thân
thiện với các em học sinh hơn, có cây xanh, …., những hình ảnh ngộ nghĩnh,
những câu danh ngôn có tính động viên các em học sinh nhớ lớp, nhớ trường, số
học sinh nghỉ, bỏ học trong các ngày sau tết cũng đã giảm rất nhiều. Chi phí để
thực hiện công việc trang trí lớp học được tiết kiệm và tận dụng tối ưu.
Sáng
kiến này có khả năng áp dụng đại trà cho lớp học các trường trên địa bàn thị
xã.
6. Những thông tin
cần được bảo mật (nếu có): Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Thực hiện việc trang trí không gian
lớp học thân thiện nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh tới trường, tới lớp
duy trì được sĩ số học sinh đạt hiệu quả tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu cần có:
+ Sự chấp thuận, đồng tình
của Ban giám hiệu nhà trường và BĐD cha mẹ học sinh.
+ Sự đóng góp, hỗ trợ về
ngày công của một số thầy cô trong trường cũng như các bậc phụ huynh, học sinh.
+ Chi phí để thực hiện trang trí lớp
học: Do phụ huynh, mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và các giáo viên hỗ trợ.
8.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
8.1. Kết quả:
+ 10/10 lớp tạo
không gian lớp học thân thiện, thoáng mát, đẹp hơn và đều xây dựng được góc thư
viện của từng lớp.
+ Tất cả những
câu danh ngôn về sách, hình ảnh vẽ hay những bức tranh đều gây sự chú ý, thu
hút học sinh. Khơi gợi sự sáng tạo cho các em khi đến trường, lớp đều hơn.
+ Ngoài việc
trang trí lớp học, các phụ huynh và các mạnh thường quân còn trang bị được 5 ti
vi và 1 bảng thông minh cho các lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho HS và GV trong
công tác dạy và học.
+ Trong quá
trình thực hiện phát huy tối ưu vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn, phụ huynh, học sinh trong lớp cùng chung tay.
+ Việc trang
trí không gian lớp học đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút học sinh tới
trường, tới lớp. Tỉ lệ duy trì sĩ số trong năm đến thời điểm hiện tại đạt 100%.
Một số hình ảnh sau khi thực hiện
trang trí
Lớp 5/2 sau khi được sơn
và trang trí
Lớp 3/2 sau khi được
trang trí
Lớp 5/1 sau khi được trang trí
Lớp 1/1 sau khi được trang trí
Lớp 3/1 sau khi được trang trí
Hình
ảnh các bức tường ngoài hành lang và rèm che nắng sau khi được sơn và vẽ trang
trí.
8.2. Bài học kinh nghiệm:
- Tập thể quan
tâm đến môi trường học tập, đoàn kết, đồng lòng.
- BGH phải có
sự thống nhất, Phó Hiệu trưởng lập kế hoạch chi tiết tham mưu và trình Hiệu trưởng
phê duyệt trước khi tham mưu Ban đại diện
cha mẹ học sinh và phụ huynh các lớp.
- Triển khai kế hoạch đến giáo viên, phụ
huynh học sinh các lớp họp để lấy ý kiến thống nhất phương án.
- Tổng hợp biên bản họp các lớp thống
nhất phương án trình hiệu trưởng duyệt phương án tổ chức thực hiện. Vận động
các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm có tâm huyết với giáo dục địa phương để
ủng hộ mua vật liệu.
- Phát huy đúng
sở trường của từng thành viên, phân việc đúng sở trường.
- Thực hiện
tốt công tác tham mưu, dân vận, tuyên truyền để mọi người cùng hỗ trợ sơn, ngày
công. So với thực tế thuê mướn thợ làm thì lợi đến hàng chục triệu đồng.
8.3. Đánh giá lợi ích thu được
hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá
nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
Đánh giá của cô Bùi Thị Thanh
Ngọc tổ trưởng tổ khối 1, đại diện cho khối 1 trường Tiểu học Võ Thị Sáu: Sáng kiến
của thầy Phạm Gia Huỳnh và cô Điền Ngọc
Thủy đã được tôi và các giáo viên trong tổ khối 1 thực hiện trong việc trang
trí không gian lớp học bằng những bức tranh tường với những hình ảnh có tính
giáo dục, giúp học sinh thấy thân thiện, gần gũi khi tới lớp. Trang bị được 1
ti vi và 1 bảng thông minh tạo hứng thú cho các em học bài rất thành công và
hiệu quả.
Đánh giá của cô Vũ Thị Na tổ
trưởng khối 4-5, đại diện cho tổ khối 4-5 trường Tiểu học Võ Thị Sáu: Sáng kiến
“Giải pháp Chỉ đạo công tác trang trí không gian lớp học tạo hứng thú cho
học sinh đến trường” của
thầy Phạm Gia Huỳnh và cô Điền Ngọc Thủy
đã được tôi và các giáo viên trong tổ 4-5 thực hiện trong việc trang trí không
gian lớp học bằng những bức tranh tường, các bình bông, sản phẩm do học sinh,
phụ huynh tham gia làm với những hình ảnh, vật trang trí có tính giáo dục, giúp
học sinh thấy thân thiện, gần gũi khi tới lớp. Tổ 4-5 cũng được trang bị được 2
ti vi tạo điều kiện thuận lợi cho GV-HS trong công tác dạy và học rất thành
công và hiệu quả, giảm hẳn tình trạng không tới lớp thường xuyên của một số em
dân tộc thiểu số tại chỗ.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/