1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp tổ chức hoạt động nhóm có
hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh (
Mĩ thuật Đan Mạch).
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
3. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mĩ thuật.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên hoặc áp dụng thử: 08/09/2020.
5. Mô tả bản chất sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Hiện nay với sự đổi mới về phương pháp giáo dục Mĩ thuật ( có 7 quy trình Mĩ thuật theo phương pháp Đan
Mạch: Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, vẽ biểu cảm, vẽ theo nhạc, xây dựng
cốt truyện, tạo hình 2D, 3D, 4D, nghệ thuật tạo hình không gian, tạo hình con
rối và nghệ thuật biểu diễn. 7 quy trình trên nhằm hướng tới mục tiêu lấy học
sinh làm trung tâm kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận
thức.
Trong 7 quy trình trên thì quy trình vẽ biểu cảm và vẽ theo nhạc thường
có 3 tiết, 5 quy trình còn lại thì thời lượng là 4 tiết cho một quy trình, trong
khi đó hoạt động nhóm chiếm 3 tiết tức là 1/2 thời gian một quy trình.
Là giáo viên dạy bộ
môn mĩ thuật được trực tiếp tiếp thu phương pháp mới và qua thực tế giảng dạy,
tôi nhận thấy Mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là môn học bắt buộc trong
trường THCS. Có nhận xét đánh giá, xếp loại từng học kỳ, cuối năm. Vì vậy,
trong giáo dục mục tiêu giáo dục thẩm mĩ đặt lên hàng đầu.
Có thể nói, đây quả
thực là một khó khăn để dạy một tiết học có hiệu quả đạt được mục tiêu khi tiếp
cận phương pháp mới cho giáo viên và học sinh. Các em từ trải nghiệm vừa phải
tìm hiểu tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.Tạo ra cái đẹp bằng
khả năng cảm nhận.Vận dụng những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày vừa rèn luyện kỹ năng sống thông qua môn học.Vì vậy đây
cũng là một vấn đề mà tôi luôn trau dồi thảo luận trong những buổi tích lũy do
ngành tổ chức. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nỗ lực của người giáo viên
.
Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải tiếp thu
những đổi mới phương pháp và có sự đầu tư thật tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học các môn nói chung cũng như môn Mĩ thuật nói riêng. Vì thế tôi nghiên cứu
và tích luỹ những phương pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ
nhàng nhưng đạt kết quả cao. Nên tôi xin đề cập đến đề tài “Biện pháp tổ chức
hoạt động nhóm có hiệu quả trong dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ
thuật.
5.2.Nội dung sáng kiến:
1.Thực trạng của vấn đề :
Trong môn Mĩ thuật các em thường phụ thuộc giáo viên khi thực
hành bài vẽ, các em thường làm theo giáo viên, lấy bài giáo viên minh họa để
làm mẫu, các bài hầu như giống nhau, không thấy cái riêng không thấy có tính
sáng tạo.
- Giáo viên dạy thường xem nhẹ môn Mĩ thuật vì nghĩ
đó là môn học phụ, nên hướng dẫn qua loa, hoặc ghi tên bài rồi giao học sinh vẽ
nếu chưa xong thì để tiết sau làm tiếp và nhận xét bài.
- Đặc biệt nhiều giáo viên quan niệm hoạt
động nhóm trong tiết học Mĩ thuật
không mang lại hiệu quả đến các em, có nhiều em có tính rụt rè, nhút nhát, chưa hứng thú học...ngoài ra hoạt
động nhóm chiếm nhiều thời gian, gây mất trật tự trong lớp học...trường lại chưa
có phòng chức năng nên việc học tập của học sinh còn nhiều khó khăn. Còn một số học
sinh không có năng khiếu cho rằng môn này học khó.
5.2.2 Cơ sở lý luận:
- Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập
giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng đối tượng học sinh là để dễ cho việc phân
nhóm.
- Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp,
năng động ( giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỷ năng cơ bản của trưởng
nhóm).
- Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, có thể nhóm
2, nhóm 4, nhóm 5…phù hợp với điều kiện của lớp và quy trình học.
- Giáo viên có thể hỗ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi
mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hỗ trợ
nhau.
- Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả
năng hợp tác, thảo luận, tranh luận và tìm ra phương thức chung.
- Cải thiện kỹ năng hợp tác, và tương tác giữa thầy và trò.
- Giáo viên phải linh hoạt, xâu chuỗi các hoạt động sao cho thấy rõ được
kết quả của các quy trình giảng dạy.
5.2.3. Các biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm hiệu quả trong các tiết
học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực:
Thực tế tổ chức hoạt động nhóm trong tiết Mĩ thuật một cách
hợp lý, sinh động sẽ là chìa khóa thành công trong tiết dạy vì theo nghiên cứu
cho thấy dựa vào thiên hướng trí tuệ thì trí tuệ thường liên kết các cá nhân là
chủ đạo, khả năng giao tiếp và quan hệ giữa người này với người khác, người học
dễ kết bạn, thích các trò chơi hợp tác, thích làm việc theo nhóm. Có sự hỗ trợ
giữa các học sinh trong nhóm và sự thi đua giữa các nhóm với nhau tạo ra sự
hứng khởi, sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong nhóm để sản phẩm của nhóm hoàn thành
tốt nhất, với sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Để thi đua sản phẩm
giữa các nhóm với nhau sau mỗi tiết dạy. Sau mỗi lần hoạt động nhóm học sinh sẽ
thể hiện được cái tôi của mình trong tập thể và biết chia sẻ và đoàn kết với
nhau trong nhóm.
a. Yêu cầu cần thiết đối với giáo
viên:
- Học sinh không phải tất cả đều có cùng năng lực hay phong cách học tập
giống nhau. Vì vậy cần tìm hiểu từng học sinh sẻ là một bài toán dễ cho việc
phân nhóm.
- Khi tổ chức nhóm nên phát hiện tìm ra nhóm trưởng phù hợp,
năng động ( giáo viên có thể bồi dưỡng thêm một số kỹ năng cơ bản của trưởng
nhóm qua từng tiết học).
- Giáo viên nên linh hoạt trong cách phân nhóm, phù hợp với
điều kiện của lớp và quy trình học.
- Giáo viên có thể hổ trợ nhóm kịp thời với những câu hỏi
mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động liên kết trong nhóm với nhau và hổ
trợ nhau.
- Khi giáo viên để học sinh làm việc theo nhóm, nên chú ý khả
năng hợp tác, thảo luận ,tranh luận và tìm ra phương thức chung.
- Cải thiện kỹ năng hợp tác và tương tác giữa thầy và trò.
- Giáo viên phải linh hoạt xâu chuỗi các hoạt động sao cho thấy rõ được
kết quả của các quy trình giảng dạy.
Chủ đề 6. Tiết : Vẽ tranh đề tài: Ngày Tết, mùa xuân ( lớp 6)
Thực hiện quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện
Thời lượng: 2 tiết
Tiết 1: Tìm hiểu nội dung và vẽ cùng nhau. Xây dựng
câu chuyện.
(Hoạt động cá nhân và nhóm tạo ngân hàng hình ảnh).
Kết quả: Biết làm việc tập trung vào nhiệm vụ được giao, biết
hợp tác và tôn trọng ý kiến của người khác.
Mục tiêu: Hoạt động nhóm
của tiết này là hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp.
- GV nói về chủ đề: Ngày Tết, mùa xuân.
- Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều kiện của
lớp
- Gợi mở cho các nhóm hình thành nội dung của nhóm
mình.
- GV
cho học sinh lên chọn hình ảnh mang về.
- Các
nhóm trình bày ý tưởng.
- HS
chọn hình ảnh
- Giáo viên tạo nhóm cho phù hợp với điều
kiện của lớp.
- Từ ngân hàng hình ảnh của
các em, GV gợi ý, hướng dẫn HS cách chọn và
tạo thành tác phẩm về đề tài Ngày Tết và mùa xuân.
* Câu hỏi gợi ý:
-
Nhóm em sẽ xây dựng câu chuyện gì?
Ở đâu? Các nhận vật trong chuyện đang làm gì? Ngoài những hình ảnh ấy ngày Tết và mùa xuân có
những hình ảnh gì nữa?
- Ở tiết này học sinh làm việc theo nhóm 4
hay 5, mỗi nhóm sáng tác một câu chuyện phù hợp chủ đề dựa vào ngân hàng hình ảnh của tiết 1,
từ hình tượng độc lập. Nhóm sẽ thảo luận về câu chuyện của nhóm, sau đó nhóm
trưởng phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, tìm hình, vẽ thêm hình,
vẽ màu....( nhóm trưởng sẽ dựa vào năng lực, sở thích của mỗi bạn phân công nhiệm vụ cho phù hợp đạt hiểu quả ).
- Học sinh làm việc theo nhóm
trên giấy A2.
- Học sinh chia
sẻ, hỗ trợ, đoàn kết khi làm
việc theo nhóm.
- Giáo viên bao quát hướng dẫn chung.
Tiết 2: Trưng bày và giới thiệu sản phâm
Mục tiêu:
Hoạt động nhóm của tiết này là: Hợp tác làm việc nhóm
Kết quả: Biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác trong làm
việc nhóm.
Giáo viên gợi ý từng nhóm chọn một câu chuyện cụ thể nhóm mình muốn
kể để thể hiện.
- HS quan sát, thống nhất cách thực hành
-
Học sinh ghi nhớ, thảo luận, nhóm trưởng phân vai tập chia sẻ, kể
chuyện.
- Nhóm sẽ thảo luận và tìm lời thoại cho
câu chuyện cho phù hợp về Ngày tết và mùa xuân.
- Nhóm
trưởng hội ý phân vai cho từng thành viên và diễn tập và hổ trợ nhau cho câu
chuyện sinh động.
- Giáo viên thường xuyên giúp đỡ HS trong hoạt động này.
- Mời nhóm trưởng lên bốc thăm thứ tự biểu diễn
- GV giao việc, các nhóm lên biểu diễn
theo thứ tự đã bốc thăm.
- Các nhóm biểu diễn, các nhóm còn lại chú
ý theo dõi và chia sẻ câu chuyện mà các bạn diễn.
- Học sinh tự nhận xét, đánh
giá lẫn nhau.
- Cuối tiết nhóm trưởng tập hợp nhóm và
điều hành các thành viên trong nhóm xem những gì làm được hoặc chưa được để rút
ra bài học cho những tiết học sau.
- Giáo viên quan sát động viên khích lệ sự sáng
tạo của HS.
*Tóm lại: Trong mỗi tiết
học giáo viên thường xuyên đưa ra những câu hỏi gợi mở nhằm trong nhóm hợp tác
làm việc tự tin hơn.
Giáo viên phải luôn chú ý đến việc khuyến
khích học sinh trao đổi ý kiến, thảo luận và giúp đỡ nhau trong suốt 5 bước của
quy trình mĩ thuật. Giáo viên có thể sắp xếp các nhóm học sinh theo độ khó khác
nhau.
5.2.4. Kết luận:
Sau khi thực hiện giải pháp
tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so
với những năm trước. Sau khi trải nghiệm phương pháp mới và vận dụng
hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật tôi
thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với
những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy cùng nhau
suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm phong phú,
đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mô hơn.
5.3 Khả năng áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho các khối trong bộ môn Mĩ thuật dạy theo phương
pháp phát triển năng lực học sinh ( Mĩ thuật Đan Mạch).
6. Những thông tin bảo mật: Không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Phòng học, đồ dùng dạy học môn học,
máy tính…theo từng chủ đề
- Giáo viên: nhiệt tình, tâm
huyết, yêu nghề, luôn tìm tòi học hỏi không ngừng để tiết dạy luôn tạo được sự
hứng thú cho các em học sinh. Luôn động viên hướng dẫn cụ thể cho cá nhân, nhóm
để các em hoàn thành sản phẩm một cách tốt nhất, tuyên dương những sản phẩm, những nhóm làm sản phẩm có tính thẩm mĩ, sáng tạo, có tiến bộ hơn.
- Học sinh: chuẩn bị đầy đủ đồ dùng
học tập theo chủ đề.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến
của tác giả:
Sau khi thực hiện giải pháp
tôi thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so
với những năm trước. Sau khi trải nghiệm phương pháp mới và vận dụng
hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mĩ thuật tôi
thấy chất lượng học tập học kì 1 của các em đã được nâng cao rõ rệt hơn so với
những năm trước. Học sinh đã được vẽ cùng nhau, các nhóm tư duy cùng
nhau suy nghĩ cùng thảo luận gây hứng thú học tập tạo sản phẩm của nhóm phong
phú, đa dạng về hình ảnh màu sắc, sản phẩm có quy mô hơn.
*
Khảo sát cuối học kì 1:
KHỐI |
TSHS |
HS BIẾT THAM GIA HOẠT
ĐỘNG NHÓM |
HS CÒN CHẬM KHI THAM
GIA HĐ NHÓM |
TĂNG SO VỚI ĐẦU NĂM |
|||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
6 |
332 |
249 |
75 |
83 |
25 |
55 |
16,6 |
8 |
283 |
230 |
81,3 |
53 |
18,7 |
67 |
23,7 |
Cộng |
615 |
479 |
77,89 |
136 |
22,11 |
112 |
18,21 |
- Qua theo dõi cuối học kì 1 nhận thấy các em biết và tham gia nhóm tự tin, nhiệt tình, thân thiện hơn với nhau. Một số học sinh giỏi, năng khiếu đã phát huy được vai trò chỉ đạo nhóm nhanh nhẹn, có sự sáng tạo trong các hoạt động ngoại khóa. 100% các em thêm hứng thú và thích học môn mĩ thuật.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/