1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp trường năm học
2020-2021:“ Giải pháp vận động
học sinh bỏ học ra lớp”
2. Chủ đầu tư tạo
sáng kiến:
3. Lĩnh vực áp dụng
sáng kiến: giáo dục – đào tạo ( công tác chủ nhiệm)
4. Ngày sáng kiến áp
dụng: 15/9/2020.
5. Mô tả bản chất
của sáng kiến:
5.1.Tính mới của sáng kiến:
- Huy động lực lượng cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, có sự
kết hợp của phụ huynh và học sinh trong công tác vận động.
- Phối hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương.
- Tăng cường các hoạt
động ngoại khóa cho học sinh, tạo ra sân chơi lành mạnh ở các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm
thu hút học sinh yêu trường, yêu lớp hơn.
- Những điểm mới, điểm sáng tạo của giải
pháp, đó là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học và tìm từng giải pháp cụ thể
khả thi để khắc phục những nguyên nhân dẫn trên.
5.2. Nội dung của sáng kiến:
Một trong những vấn đề về công tác
chủ nhiệm cấp bách hiện nay là phổ cập xóa mù chữ đang trong giai đoạn được
toàn xã hội quan tâm. Song song đó, số lượng học sinh bỏ học với tỷ lệ khá cao,
bỏ học có nhiều lý do, nhiều nguyên nhân:
Trong
đó phải kể đến là do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ba mẹ đi làm, đồng tiền kiếm được
ít ỏi, con đông không đủ nuôi con cái ăn học.
Một số học sinh ngược lại, ỷ lại kinh tế của gia đình vững vàng, nên chưa có
định hướng tốt để tập trung chăm lo cho việc học, có suy nghĩ không nhất thiết
phải học vẫn có ra tiền. Nhiều học sinh bị bạn
bè đã nghỉ học lôi kéo đi làm kiếm tiền.
Do tác động của cơ chế thị trường làm cho 1 bộ phận
phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được vai trò của việc học tập hiện nay, dẫn
đến tình trạng bỏ học giữa chừng. Do công tác hướng nghiệp chưa tốt nên
nhiều học sinh và phụ huynh còn tư tưởng để con em đi học thì sau này ra trường
cũng không có việc làm nên nghỉ học sớm.
Do bản tính ham chơi nhất là các trò chơi điện tử, lười học, lại
thiếu sự quan tâm của gia đình dẫn đến học yếu, lười học, bỏ học. Nhiều em bị hỏng
kiến thức cơ bản của các lớp dưới dẫn đến kết quả học tập không tốt nên thường
chán nản và bỏ học.
Công tác chủ nhiệm của giáo viên chưa thật sự đi vào chiều sâu.
Trước
thực trạng đó, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp để hạn chế tối
đa tình trạng bỏ học của học sinh của trường. Và tôi chọn giải pháp: “vận động
học sinh bỏ học ra lớp của lớp chủ nhiệm cấp THCS”.
5.2.2. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Mục tiêu:
Giải
pháp vận động học sinh bỏ học đi học lại , nhằm các mục tiêu sau:
- Đảm bảo sĩ số lớp đầu năm như cuối năm.
- Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong
học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, sau này các em
trở thành người công dân tốt trong xã hội.
- Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh và giáo
viên chủ nhiệm.
- Góp phần thực hiện vấn đề xây dựng xã hội học
tập trong giai đoạn mới của đất nước.
2. Giải
pháp:
Theo tôi để khắc phục những nguyên nhân trên thì giáo viên
cần có các giải pháp cụ thể như sau:
- Đối với học sinh nghỉ
học không lý do thường xuyên:
+ Giáo viên chủ nhiệm:
Phải có trách nhiệm với
lớp chủ nhiệm, nhiệt tình, quan tâm, tìm hiểu rõ nguyên nhân và trực tiếp tác
động đến phụ huynh và học sinh nghỉ học. Trong qúa trình tiếp cận với gia đình
học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu hoàn cảnh và tính cách của phụ
huynh học sinh để từ đó khéo léo dẫn dắt vấn đề một cách nhẹ nhàng (Ví dụ: Thăm
hỏi về các công việc liên quan đến gia đình, mùa màng, tâm tư của học sinh; Phụ giúp gia đình làm những công việc hàng ngày, quan tâm đến
những vấn đề mà học sinh đó đang quan tâm để tìm sự đồng cảm). Những việc làm
đó có thể mất nhiều thời gian nhưng sẽ gây ấn tượng sâu sắc với phụ huynh và
bản thân học sinh, tạo được sự tin tưởng, phụ huynh
học sinh sẽ trở thành người tích cực trong việc động viên học sinh đi học.
Thường xuyên quan tâm
sát sao đến lớp chủ nhiệm và báo cáo kịp thời với ban giám hiệu về tình hình
học sinh để kịp thời phối hợp giải quyết.
+ Về phía nhà trường (khi giáo viên không vận động được): Tham mưu với cấp ủy
chính quyền, Bí thư chi bộ, khu phố để có biện pháp
hữu hiệu (có thể là bằng các ràng buộc về kinh tế, hương ước, dòng họ). Đồng
thời, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giải trình trước Ban giám hiệu về quá
trình vận động không thành công của mình để tìm biện pháp khắc phục.
* Đối với việc duy trì
sĩ số học sinh
Việc duy trì sĩ số học
sinh luôn là yếu tố quyết định nhất trong công tác vận động và duy trì sĩ số vì
nếu vận động học sinh ra lớp mà không duy trì được sĩ số thì mọi nỗ lực đều trở
nên vô tác dụng. Vì vậy, để duy trì tốt sĩ số học sinh cần có các biện pháp
sau:
Trường hợp 1, các em bỏ học vì hoàn cảnh
kinh tế gia đình rất khó khăn, trong trường hợp này giáo viên chủ nhiệm nên báo
cáo bằng văn bản lên lãnh đạo nhà trường, về tình hình học sinh lớp mình nghỉ
học vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lãnh đạo có chính sách miễn giảm cho các em
về các khoản tiền thu theo quy định của trường. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm và
tập thể lớp trực tiếp đến nhà phụ huynh, tâm sự chia sẻ hoàn cảnh với phụ huynh
và học sinh. Đồng thời giáo viên giải
thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ việc về việc học của con em mình là rất
quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất nước sau này. Vì nếu
các em có trình độ học vấn tốt thì ngày sau các em mới có cơ hội đổi đời cho
bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội đất nước. Giáo viên chủ nhiệm minh
chứng những câu chuyện về người thật việc thật hiện nay ở địa phương, trên ti
vi, báo chí,… để làm tăng tính thuyết phục đối với phụ huynh và học sinh. Giáo
viên chủ nhiệm không quên liên lạc với phụ huynh qua tin nhắn vnedu.vn nhằm để
động viên giúp đỡ con em họ đến trường đều đặn.
Trường
hợp 2, các em lại bỏ học vì tác động
về mặt trái của xã hội hiện nay đến tâm sinh lý của các em như chơi game, tập
hút thuốc lá, tập uống rượu bia, tập chạy xe máy,… có sự ngang ngược, quậy phá
các bạn trong lớp. Thường xuyên vi phạm nội quy của trường, vi phạm nội quy lớp
như không thuộc bài, không làm bài, không vệ sinh lớp học, hổn láo xúc phạm
danh dự thầy cô và bạn bè. Trong trường hợp này giáo viên cần đến gặp phụ huynh
trao đổi tìm ra các biện pháp tích cực khắc phục tình trạng học sinh vi phạm
nội quy, tình trang học sinh mê game, hút thuốc, uống rượu bia. Dùng các hoạt động sinh hoạt tập thể, thành
lập đôi bạn cùng tiến ,… hỗ trợ giúp các em có ý chí và niềm tin vào
thầy cô, vào bạn bè và kiến thức để tiếp tục quay lại trường để học tập tốt.
Đồng thời giáo viên chủ nhiệm giải thích cho phụ huynh và học sinh hiểu rõ việc
tác hại về mặt trái của xã hội, tâm lý của các em, nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp
ngăn chặn thì sẽ làm các em bị hư hỏng. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm cần nhấn
mạnh việc học tập của các em là rất quan trọng, rất cần thiết đến bản thân em, gia đình và đất
nước sau này. Nếu các em có trình độ học vấn tốt thì các em có cơ hội đổi đời,
hoàn thiện nhân cách cho bản thân và ngày sau sẽ giúp ích cho gia đình và xã
hội đất nước. Trao đổi thường xuyên qua tin nhắn vnedu hoặc gặp trực tiếp để cung cấp thông tin cần
thiết, theo dõi quan tâm quản lý chặt chẽ hơn nữa về việc học tập và hạnh kiểm
của học sinh ở lớp, ở trường về phụ huynh nắm rõ.
Trường hợp 3, Các em lại bỏ học vì các em học
lực còn yếu kém hoặc các em học bị lưu ban. Giáo viên vận động học sinh tiếp
tục học bằng các hoạt động cụ thể như thành lập đôi bạn học tốt, bản thân giáo
viên tranh thủ thời gian hướng dẫn cho em cách học tập ở lớp, ở nhà. Ngoài ra,
phân công những em học sinh khá giỏi đến nhà giúp đỡ, hướng dẫn về cách học cho
các em học sinh yếu kém. Gần gũi, động viên các em, nói chuyện chỉ dạy các em
về cách sống hướng các em đến mục đích tốt nhất của việc tự học tự rèn sống thật có ích.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm báo cáo lên
lãnh đạo nhà trường, để chỉ đạo giáo viên bộ môn dạy bổ sung kiến thức các em
chưa nắm vững (các em học không thu tiền). Nhắn tin thường xuyên cho phụ huynh
qua tin nhắn vnedu.vn hàng ngày, hàng tuần nhằm theo dõi quan tâm quản lý về
việc học tập và hạnh kiểm của con em mình ở lớp, ở trường.
Tăng cường các hoạt động ngoại khóa
Tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao tạo sân chơi cho học sinh bằng cách tổ chức các hội thi vào các
ngày lễ lớn, các đợt thi đua (Ví dụ: Thi bóng đá, bóng chuyền giữa các lớp, … Giáo
viên tham gia thể thao cùng các em, vừa động viên khích lệ, vừa tạo sự thân thiện,
gần gũi để các em bộc lộ suy nghĩ của mình.
Giáo viên hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các em để có biện pháp phối hợp
với gia đình đạt hiệu quả.
Giữ gìn khuôn viên nhà trường luôn xanh, sạch,
đẹp, an toàn giúp học sinh có cảm giác ấm cúng, vui vẻ như ở nhà. Khuôn viên
trường luôn thân thiện với các em học sinh.
Thông qua các buổi ngoại khóa, chuyên đề sinh hoạt chủ
nhiệm, tổ chức các hoạt động vui chơi, thi đua lành mạnh nhằm động viên khuyến
khích các em tham gia tích cực. Tập trung được sức mạnh tập thể, thông qua khơi
gợi tiềm năng trí tuệ, giáo dục, định hướng cho các em về tương lai, nghề
nghiệp các em sẽ hướng tới. Nhằm hạn chế tối đa việc các em có hiện tượng bỏ học như nêu trên.
Trường hợp 4,
Về một tình huống lớp
chủ nhiệm mà bản thân giáo viên đã gặp phải là một học sinh học lực giỏi, tham
gia bồi dưỡng thi học sinh giỏi cấp thị. Em tiếp thu bài rất tốt, xử lý tình
huống rấ hay, rất nhạy bén nhưng thường xuyên không học bài, không soạn bài và
làm bài tập trước khi đến lớp. Học đến giữa tháng 10 của năm học, em thường
xuyên vắng học. Và sau khi giáo viên chủ nhiệm đến tìm hiểu hoàn cảnh gia đình
thì em này xin nghỉ học luôn.
Giáo viên chủ nhiệm đến nhà em thì được
biết gia đình em rất khó khăn và không có sổ hộ nghèo, cha làm thợ hồ, mẹ nội
trợ và bị bệnh nan y. Gia đình em có bốn
chị em và em là chị cả. Em phải đi làm thuê, rửa chén bát thuê để có tiền phụ
gia đình. Em lấy hạt điều về bóc vỏ lụa để làm.
Sau đây là
giải pháp mà tôi đã thực hiện:
Thứ nhất, Tăng cường công tác chủ nhiệm, đi sâu đi sát, tìm hiểu hoàn
cảnh gia đình. Cần ngăn chặn từ xa, có phán đoán dấu hiệu học sinh bỏ học để có
biện pháp kịp thời. Học sinh nghỉ học một ngày giáo viên chủ nhiệm phải biết,
nghỉ học 2 ngày trở lên ban giám hiệu trường phải biết. Bản thân tôi là giáo
viên chủ nhiệm thì khi học sinh vắng học bắt buộc phụ huynh phải trực tiếp liên
hệ với tôi, lớp có sổ theo dõi sỉ số từng tiết học, từng buổi học. Khảo sát hoàn cảnh của em từ gia đình,
hàng xóm và bạn bè của học sinh. Đưa ra các thông tin và minh chứng chứng minh
hoàn cảnh thực sự của em cần giúp đỡ. Phải thực hiện tốt công tác phối
hợp nhằm vận động học sinh bỏ học ra lớp. Nếu để lâu học sinh sẽ không theo kịp
kiến thức chắn chắn là sẽ bỏ học, vì vậy vận động học sinh bỏ học ngay là biện
pháp hữu hiệu nhất hiện nay
Thứ hai, Là giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh nằm
trong hoàn cảnh đặc biệt này, tôi cố gắng vận động các nguồn quỹ từ trong và
ngoài nhà trường, kêu gọi những tấm lòng vàng giúp đỡ các em một phần nào về vật chất
để giải quyết những khó khăn nhất thời, tạo điều kiện cho các em được tiếp tục
đến trường theo đuổi ước mơ và nguyện vọng của mình. Để làm được điều này phải
cần có sự chung tay, góp sức của các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền ,
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương, đáp ứng mục tiêu xã hội hóa giáo dục.
- Công tác phối với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường: giáo viên
chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn, liên đội và chi đoàn để nắm
bắt tình hình học tập của học sinh để có giải pháp kịp thời.
- Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm thu hút học sinh đến trường, làm sao
cho tất cả
học sinh thấy được ( mỗi ngày đến trường là một ngày vui ). Vì vậy giáo viên phải
đổi mới phương pháp dạy học, đưa các trò chơi dân gian vào trường học, giúp cho
học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Tổ chức tốt công
tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém; xây dựng khối đoàn kết trong lớp để các
em có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.
Trong lớp thì phát động phong trào “ lời từ trái tim” các
bạn ủng hộ tập bút, sách vở… tùy tấm lòng của mình để giúp bạn vượt khó. Thành
lập Tổ chức nhóm học tập để các bạn
cùng tổ giúp đỡ em, tạo điều kiện động viên, khuyến khích tinh thần học tập,
tinh thần tham gia hoạt động tập thể… Khích lệ, gây dựng sự nhiệt tình cộng
tác, hợp tác trong học tập cũng như trong hoạt động của lớp, của trường, tạo
nên sự phấn chấn tinh thần của cá nhân em và tập thể. Đây là việc làm thấy có
vẻ bình thường, nhưng đó là một trong những biện pháp khá hữu hiệu trong việc
xây dựng tổ chức lớp học thân thiện và nó có tác dụng rất lớn trong việc duy
trì sĩ số.
Nhà trường đã có quyết định miễn học phí và các khoản cho
em.
Thứ ba, Về lâu về dài tôi xin căn tin trường cho em được
phụ bán để có thu nhập. Tối đến, em làm xong công việc nhà, tôi đến để giúp em
ôn bài, giảng cho em những bài em chưa hiểu, kèm cặp để giúp em ôn thi trang bị
kiến thức cho em để em tham gia tốt kỳ thi. Tôi tư vấn điều gì cần và không cần
thiết, nên làm và không nên làm để có giải pháp tốt cho em lúc này. Tôi động
viên em giúp em về mọi mặt. Em như được tiếp thêm sức, chăm chỉ học tập và làm
việc.
5.3. Khả năng
áp dụng của sáng kiến: áp dụng cho học sinh đang học lớp 8 trong trường và toàn thị xã.
6. Những thông
tin cần được bảo mật: không
7. Các điều kiện áp dụng sáng kiến:
8. Đánh giá
lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
8.1. Lợi ích: học sinh duy trì
được sĩ số của lớp nói riêng của trường nói chung, các em không bỏ học khi còn
trong độ tuổi quá nhỏ. Giúp cho công tác xóa mù phổ cập được từng bước hoàn
thiện. Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao và hiệu quả.
8.2: Kết quả:
Về giáo viên:
Giáo viên được bổ sung
rất nhiều về các kĩ năng vận động và duy trì sĩ số học sinh trong thời gian
qua, kết quả vận động và duy trì học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Số
lượng học sinh nghỉ học giảm, tỉ lệ chuyên cần tăng và ổn định.
Giáo viên chủ nhiệm cần
thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là trong
xu thế các em bị tác động bởi tư tưởng học xong không xin được việc làm nên bỏ
học sớm.
Đối với phụ huynh học sinh
Sau một thời gian nghiên
cứu và thực hiện, ngày càng có nhiều phụ huynh
quan tâm hơn đến việc
học của con em mình, kết hợp cùng nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin để
quan lý học sinh ở trường cũng như ở nhà.
Về học sinh:
Cùng là học sinh bỏ học do khó khăn về kinh tế,
song đâu phải phụ huynh nào giáo viên cũng dùng biện pháp giải thích, động viên
khuyến khích bằng lời nói suông là phụ huynh sẵn sàng nghe theo và động viên cho con em mình trở lại trường
để tiếp tục học tập, điều này rất ít xảy ra. Để công tác tuyên truyền, vận
động có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu gia cảnh, hoàn cảnh, các điều
kiện phục vụ khác có liên quan như điều kiện kinh tế, vị thế và quan hệ xã hội,
quan hệ xóm làng…Điều đó giúp cho giáo viên có sự thấu hiểu sâu hơn về phụ huynh
học sinh để giáo viên có sự đồng cảm, tạo dựng được sự thân thiện, từ đó lời
nói của giáo viên sẽ có tính thuyết phục hơn và họ sẽ dễ dàng nghe theo và tạo
điều kiện, động viên con em mình trở lại trường.
Giải pháp đưa ra đến cuối năm, em đạt giải nhì môn văn hóa năm ấy. Học lực em
cuối năm loại giỏi. Đó là phần thưởng vô
giá cho tôi và có ý nghĩa trong một quá trình miệt mài của cô và trò ( trong ví
dụ 4 về giải pháp)
Sau những năm
áp dụng các biện pháp quản lí học sinh nêu trên, tôi đã đảm bảo được sĩ số học
sinh trong lớp mình. Trong những năm khó khăn vì có nhiều học sinh bỏ học, tôi
đã vận động các em ra lớp bằng các giải pháp đó
Trong
năm học 2019- 2020 lớp chủ nhiệm duy trì sỉ số 33/33 đạt 100%, không có học
sinh bỏ học để vận động ra lớp.
Kết quả
cuối năm học 2019-2020 ( sau thi lại
1/33 em):
Kết quả |
Giỏi(
tốt) |
Tỉ lệ |
Khá |
Tỉ lệ |
TB |
Tỉ lệ |
Yếu |
Tỉ lệ |
Học lực |
2 |
6.1% |
15 |
45,5% |
16 |
48,4% |
0 |
0 |
Hạnh kiểm |
19 |
57.6% |
14 |
42,4% |
0 |
0 |
0 |
0 |
Học sinh bám trường bám
lớp hơn, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và đi vào ổn định.
8.3. Bài học kinh
nghiệm:
Duy trì sĩ số học sinh trong suốt năm học là một công việc thường
xuyên và đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề. Bằng kỹ năng và
học hỏi từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng nhiều hình thức và giải
pháp khác nhau để vận động học sinh bỏ học ra lớp và nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện lớp chủ nhiệm. Tránh tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng khi
còn quá nhỏ. Uốn nắn, giáo dục các em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi
lành mạnh.
Người
giáo viên chủ nhiệm phải xác định đúng
vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình. Khi được phân công làm công tác chủ
nhiệm, phải làm sao để học sinh yếu, học sinh ít chịu học tập, không cần cù chịu khó, chăm chỉ học tập,
học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết phấn đấu vượt khó, duy trì việc học tập của
mình…
Cần quán
triệt nội dung công tác chủ nhiệm: Nắm
vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo
dục, dạy học của năm học. Tìm hiểu những yêu
cầu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, trên cơ sở đó vận dụng vào tình hình cụ
thể của lớp chủ nhiệm
để công tác vận động đạt hiệu quả cao.
Giáo viên chủ nhiệm phải giữ mối quan hệ thường xuyên với phụ huynh học
sinh để nắm thông tin về học sinh và qua phụ huynh trao đổi thêm về kết quả học
tập của học sinh, về đạo đức tác phong… để gia đình cùng cộng tác trong việc
giáo dục, nhắc nhở, động viên các em trong học tập và sinh hoạt. Học sinh được
hình thành lối sống tích cực, lành mạnh sẽ góp phần làm giảm những tệ nạn trong
xã hội.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/