Skkn Giúp học sinh lớp 4 viết tốt phần "Mở bài” trong văn miêu tả

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: “Giúp học sinh lớp 4 viết tốt phần: "Mở bài” trong văn miêu tả.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong giảng dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 4.

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10.9.2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

    Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 thì phân môn Tập làm văn được xem là phân môn khó nhất. Nó đòi hỏi học sinh phải biết tích hợp và vận dụng các mảng kiến thức về văn học, khoa học, xã hội và vốn sống. Kết hợp với kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn... để hình thành một văn bản hoàn chỉnh. Trong khi ở lớp 2,3, các em chỉ quen với việc dựa vào những câu hỏi gợi ý theo dạng kể và miêu tả, từ đó tạo thành một đoạn văn hoặc một bài văn theo yêu cầu của đề bài. Thông thường thì các câu hỏi gợi ý cũng đã được sắp xếp theo thứ tự: mở bài, thân bài, kết bài một cách ngắn gọn. Trong khi ở lớp 4, các em bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết một bài văn với đầy đủ bố cục quả là điều không dễ. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi thấy rằng: đa số học sinh lớp 4 viết văn chưa hay, sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ sao chép bài văn mẫu. Vì vậy, để hướng dẫn học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh, thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn học sinh biết cách viết phần mở bài. Đây là cánh cửa đầu tiên, mở ra hướng đi đúng cho người viết. Nó không chỉ giới thiệu được nội dung cần kể hay miêu tả mà còn tránh được tình trạng “lạc đề”. Đồng thời tạo cảm xúc và ấn tượng ban đầu cho người viết lẫn người đọc. Nếu mở bài hay, suôn sẻ thì chắc chắn phần thân bài và kết bài sẽ tốt. Trong chương trình giảng dạy lớp 4, giáo viên phải hướng dẫn học sinh hai cách viết mở bài (trực tiếp, gián tiếp) nhưng do khả năng quan sát, vốn từ của các em còn hạn chế, các em chưa biết cách sắp xếp và diễn đạt, rập khuôn máy móc theo văn mẫu. Thậm chí, có em còn không xác định được trọng tâm của đề bài nên không biết viết bắt đầu từ đâu và viết những gì? Vì thế, tôi đã chọn Sáng kiến: Giúp học sinh lớp 4 viết tốt phần: "Mở bài” trong văn miêu tả.

 

5.2. Nội dung sáng kiến:

Để giúp học sinh lớp tôi viết tốt phần mở bài trong văn miêu tả, tôi đã thực hiện như sau:

5.2.1. Chú trọng việc quan sát thực tế

Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở bậc tiểu học là  rất phổ biến, học sinh được quan sát sự vật một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hoạt động quan sát tranh, xem video diễn ra thường xuyên sẽ không tạo ra hứng thú mới mẻ trong học tập. Chính vì vậy, tôi rất coi trọng việc tổ chức cho học sinh quan sát thực tế mỗi khi có tiết học có chủ đề liên quan tới sự vật được miêu tả.

Ví dụ: Trước khi học sang dạng bài miêu tả đồ vật, con vật. Tôi thường giao việc như sau.

Hãy quan sát đồ vật (con vật hoặc cây) mà em thích và ghi lại những điều em thấy được vào phiếu học tập.                                          

A

Tên con vật

(hoặc đồ vật)

B

Ghi lại điều quan sát được

(quan sát thực tế ở nhà )

C

Ghi bổ sung nội dung còn thiếu khi quan sát thực tế.

Ví dụ: các cặp sách, bút, bàn học,  .......

................................................

................................................

................................................

(quan sát thực tế ở nhà; ở trường )

 Ghi thêm ..........................

Ví dụ: con mèo, con gà, con heo, ....

................................................

................................................

................................................

(quan sát thực tế ở nhà, hoặc nhà hàng xóm)

 Ghi thêm…………………

Ví dụ: cây bàng, cây phượng, ...

................................................

................................................

................................................

(quan sát thực tế ở sân trường ) Ghi thêm………………….

 

Sau khi học sinh quan sát và ghi lại nội dung quan sát được vào cột B.

Cột C sẽ ghi bổ sung sau khi các học sinh trong lớp đã trình bày và giáo viên nhận xét kết luận chung. Từ những quan sát thực tế này, giúp các em thuận lợi hơn khi viết phần mở bài và các phần còn lại của bài văn.

 

5.2.2  Hướng dẫn cách viết mở bài đối với học sinh kỹ năng viết văn còn hạn chế.

 

5.2.2.1 Xây dựng mở bài trực tiếp bằng “văn nói” và gián tiếp bằng “văn viết”

Do đối tượng học sinh trong lớp trình độ tiếp thu bài không đồng đều, một số học sinh khả năng viết văn còn hạn chế. Vì vậy cách diễn đạt khi nói và viết của nhóm đối tượng này chưa trôi chảy. Các em trả lời câu hỏi rất ngắn, thiếu ý, thậm chí nói trống không. Để tạo sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh, tôi luôn tạo cơ hội để cho học sinh được “nói, kể, liệt kê sự vật, …” với các bạn cùng lớp, tổ, nhóm và mọi người xung quanh. Trò chuyện với nhau về nhiều chủ đề như: sở thích cá nhân, cách chào hỏi xưng hô với người lớn, bạn bè ở trường theo cách nói lịch sự, có chủ ngữ, vị ngữ. Từ cách nói chuyện lịch sự hàng ngày với bạn bè, thầy cô giáo trên lớp, giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh vào các tiết học tập làm văn một cách tự nhiên, đặc biệt là viết mở bài văn trong bài văn miêu tả trên lớp cụ thể như sau:

5.2.2.2 Mở bài trong viết văn miêu tả đồ vật bằng cách khẳng định hoặc phủ định sự việc.

Để viết được mở bài đúng trọng tâm thì các em phải trả lời được 3 câu hỏi đơn giản sau:

- Đồ vật em sẽ tả là cái gì?

- Ai mua hay ai cho (tặng)?

- Em (nhà em) có đồ vật đó từ khi nào?

Ví dụ: Học sinh trả lời (văn nói):

Em tả về chiếc bàn học của em.

Cái bàn này mẹ em mua cho em. Từ năm em học lớp 1.

  Tổ chức cho học sinh hỏi và trả lời với nhau theo nhóm đôi bằng giao tiếp trực tiếp, sau đó từng nhóm sẽ hỏi và trả lời trước lớp. Cách này giúp học sinh giao tiếp với nhau bằng lời khá thuận lợi, trả lời lưu loát mà không bị ấp úng và có thể nói liền mạch thành đoạn văn một cách dễ dàng.

Ví dụ: Viết về đồ vật chọn tả (văn viết):

 Từ việc trả lời ba câu hỏi trên, giáo viên cho học sinh ghép các câu đó lại với nhau và chọn từ liên kết câu phù hợp, diễn đạt theo biểu cảm ngôn ngữ sao cho đoạn văn lô gic và có nghĩa.

Trường hợp 1:  Học sinh chọn từ liên kết câu để viết đoạn văn.

      Em có chiếc bàn học xinh xắn kê gọn gàng ở một góc phòng của em. Chiếc bàn này mẹ mua cho em nhân dịp em vào học lớp 1.

Trường hợp 2:  Học sinh có thể chọn cách đảo câu trong đoạn văn mà câu vẫn mang ý trọn vẹn, sáng tạo.

  Năm em học lớp 1, mẹ đã mua cho em một chiếc bàn học mới rất đẹp. Em nói mẹ kê cạnh cửa sổ trong phòng của em.

* Tương tự với viết mở bài văn miêu tả con vật

5.2.2.3 Mở bài trong văn miêu tả đồ vật bằng cách liệt kê các sự vật, sự việc

Ví dụ: Tả cái bút máy

Học sinh có thể liệt kê các loại đồ dùng học tập nói chung hoặc các loại bút nói riêng (sách, vở, bút, thước, ...),  trong đó nêu và nhấn mạnh một đồ dùng cần tả. Cách này hiện nay học sinh sử dụng khá phổ biến như là một khuôn mẫu nhưng lại nhầm lẫn là mở bài gián tiếp và có sáng tạo. Vì vậy giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách viết mở bài sáng tạo trong cách liệt kê sự vật.

Chẳng hạn thông thường học sinh sẽ viết: Đầu năm học mới, mẹ em mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập, nào là cặp sách, bút, thước, ... nhưng em thích nhất là cây bút máy.

Từ cách viết trên, giáo viên có thể  khích lệ học sinh viết theo nhiều cách khác nhau, tùy theo khả năng của các em. Có thể thêm: em được tặng (kỉ niệm) nhân dịp nào đó đáng nhớ...

Ví dụ: Năm học vừa qua, em đạt thành tích cao trong học tập, nhà trường đã tặng giấy khen, vở và một cây bút luyện viết chữ đẹp hiệu “Kim Long”. Em rất vui và mắt không rời khỏi cây bút máy.

5.2.3 Chú trọng bồi dưỡng năng lực viết văn sáng tạo cho học sinh có kỹ năng viết văn tốt.

5.2.3.1 Mở bài bằng nhận xét

Cách mở bài này rất dễ thu hút người đọc, người nghe mà học sinh lớp 4 có thể làm được. Để làm được điều này, giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh theo mức độ tiếp thu phù hợp. Ví dụ học sinh có năng khiếu viết văn thì giáo viên chỉ nêu ra tình huống gợi mở để học sinh nêu sau đó là viết thành đoạn văn mở bài.

Ví dụ: Tả con vật

Ngày nào tôi cũng cho gà ăn rồi quan sát chúng nhưng chưa bao giờ tôi nhận ra được sự khác biệt của những chú gà con. Thế mà hôm nay một chú trống choai nhảy cao lên mổ vào tay tôi đang cầm thóc ăn lia lịa, tôi mới thấy chiếc cườm ở cổ chú rất đẹp, tôi liền đặt tên cho chú là “trống cườm”.

5.2.3.2 Mở bài bằng cách dẫn câu thơ

Ở tiểu học, cách hướng dẫn học sinh viết mở bài bằng dẫn câu thơ vẫn chưa được giáo viên vận dụng nhiều vì cách này nếu học sinh không nắm được ý nghĩa của câu thơ có nội dung liên quan đến đối tượng cần tả thì rất dễ bị xa đề hoặc lạc đề. Do vậy giáo viên cần giảng rõ nghĩa của câu, so sánh đối tượng được nói tới trong câu thơ với đối tượng học sinh chọn tả có nét tương đồng phù hợp để dẫn dắt vào vấn đề. Nếu làm được điều này thì mở bài sẽ rất hay, rất sinh động.

Ví dụ: Dạy thể loại văn miêu tả cây cối (tả cây phượng)

      Mùa xuân trôi qua, mùa hè lại bắt đầu. Cái nắng chói chang bừng trên màu lá phượng, đám ve sầu cứ văng vẳng bên tai. Ngồi trong lớp học nhìn ra ô cửa sổ, tôi bất ngờ khi phượng vĩ nở đầy sân, có lẽ:

“ Bởi nắng quá- cánh phượng bừng thắp lửa

Tiếng ve sầu rộn rã bởi mùa thi”

                                    (Mùa hoa phượng – tác giả Thuy Vu)

5.2.3.3 Mở bài bằng cách nêu sự việc

Cách mở bài này kết hợp được giữa kể và tả giúp học sinh nảy ra tình huống xảy ra sự việc để dẫn dắt vào bài một cách sinh động.

Ví dụ: Dạy bài văn tả con vật (con mèo)

Tôi rất ngại gần các con vật vì sợ chúng cắn. Thế mà hôm nay tôi không thấy con mèo hung đâu cả. Tôi chạy sang nhà chị Nhàn tìm, thấy tôi chị Nhàn bảo  “ Con mèo hung nhà em à, nó đẹp thật đấy!”.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến này áp dụng cho giảng dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và  có thể áp dụng cho lớp 5.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không

8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:

8.1  Kết quả

   Điều thành công nhất trong quá trình dạy học của tôi là hầu hết học sinh đã hứng thú, thích học phân môn này. Các em học chậm không còn cảm giác sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như trước. Khả năng tập trung và chú ý cao hơn, tiết học diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình học tập. Có ý thức tự chuẩn bị dàn ý trước ở nhà, đặc biệt là dự kiến được cách viết mở bài và viết được mở bài theo đúng yêu cầu và khả năng của mình, kỷ năng viết văn cũng tiến bộ rõ rệt. Kết quả học sinh đạt được môn Tiếng Việt , trong đó có phân môn Tập làm văn cuối học kỳ 1 vừa qua như sau:

- Các môn học và hoạt động giáo dục:

 

Năm học

TSHS

Môn

Hoàn thành tốt

%

 

Hoàn thành

 

  %

Chưa hoàn thành

 

 %

2020- 2021

 (Cuối HK I)

 

43

Tiếng Việt

 

34

 

79.1

 

9

20,9

 

 

 

 

-  Điểm kiểm tra cuối cuối kỳ I.

 

 

TSHS

Môn

 

Điểm kiểm tra

9-10

7-8

5-6

Dưới 5

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

 

2020- 2021

(Cuối kì 1)

 

43

Tiếng Việt

 

33

 

76,8

 

9

 

20,9

 

1

 

2,3

 

 

                     

8.2  Bài học kinh nghiệm

     Để giúp học sinh lớp 4 viết tốt phần mở bài trong văn miêu tả tuy không dễ. Nhưng nếu giáo viên kiên trì và tìm tòi biện pháp dẫn dắt các em một cách phù hợp thì tôi tin là sẽ thành công. Viết được mở bài hoặc làm được một bài văn tốt một phần phụ thuộc vào sở trường và năng khiếu của từng em. Tuy nhiên, để học sinh viết được mở bài đúng theo yêu cầu của đề bài, dù bằng hình thức gián tiếp hay trực tiếp thì đã được xem là một thành công đối với tôi. Và tôi hy vọng, với sáng kiến này học sinh sẽ được hỗ trợ tốt nhất để viết mở bài trong văn miêu tả.

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC